[Box Sinh 6] Sinh thật dễ - v.3 - ÔN TẬP HKI

Status
Không mở trả lời sau này.
N

nicolat12

Câu 1: Phân biệt hiện tượng thụ phấn và thụ tinh? Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh?

- Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực (tinh trùng) của hạt phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái (trứng) có trong noãn tạo thành 1 tế bào mới gọi là hợp tử.
- Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
- Sự thụ tinh xảy ra khi có sự thụ phấn và nảy mầm của hạt phấn. Như vậy thụ phấn là điều kiện của thụ tinh.

câu 2. Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt quả khô và quả thịt? Quả mọng khác với quả hạch ở điểm nào?

quả khô : khi chín vì vỏ khô cứng mỏng .
quả thịt : khi chín thì mềm ,vỏ dày chứa đầy thịt quả

quả mọng : phần thịt dày và mọng nước
quả hạch : có hạch cứng chứa hạt ở bên trong

câu 3 :Vì sao người ta phải thu hoạch đỗ xanh và đỗ đen trước khi quả chín khô?

người ta phải thu hoạch các loại đỗ xanh hoặc đỗ đen trước khi quả chín khô vì nếu để đợi đến lúc chín khô quả tự nẻ hạt sẽ rơi hết xuống đất. không thu hoạch được nữa.

câu 4. Người ta đã có những cách gì để bảo quản và chế biến các loại quả thịt?

có nhiều cách để bảo quản và chế biến các loại quả thịt : phơi khô , đóng hộp, ép làm nước , chế tinh dầu, ........
 
S

saklovesyao

Bạn sj_oppa được 12tks nhé! Rất chính xác rồi ! :D

Còn bạn nicolat12 thì trả lời cho mình vài câu này đã mới được tks ;))

1. Tìm và kể tên 1 số loại quả vẫn còn giữ lại một bộ phận của hoa? Bộ phận đó là gì?
2.
- Hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành?
- Noãn sau khi thụ tinh sẽ hình thành những bộ phận nào của hạt?
- Quả do bộ phận nào của hoa tạo thành? Quả có chức năng gì?
 
S

saklovesyao

;)) Vậy là bạn nicolat12 chưa trả lời được câu hỏi của mình. Bạn chưa nhận được tks nhé! ;))

Và bây giờ là phần thụ tinh kép mà mình đã hứa nêu cho các bạn trong bài thụ tinh


Thụ Tinh Kép Ở Thực Vật Có Hoa​
< bài đọc thêm >​

Trong bài này, mình sẽ giới thiệu qua cả về quá trình thụ phấn dẫn đến thụ tinh và quá trình tạo quả và hạt

1. Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi

(*) Giảm phân : hình thức phân bào diễn ra ở tế bào sinh dục chín, gồm 2 lần phân bào liên tiếp nhưng nhiễm sắc thể chỉ nhân đôi có một lần ở kì trung gian trước lần phân bào I (giảm phân I). Lần phân bào II (giảm phân II) diễn ra sau một kì trung gian rất ngắn

(*) Nguyên phân : quá trình phân chia của tế bào nhân thực trong đó nhiễm sắc thể nằm trong nhân tế bào được chia ra làm hai phần giống nhau và giống về số lượng và thành phần của nhiễm sắc thể trong tế bào mẹ. Xảy ra cùng với nguyên phân là sự phân chia tế bào chất, các bào quan và màng nhân thành ra hai tế bào với thành phần bằng nhau. Nguyên phân và phân bào chia bào chất cùng được gọi là kì nguyên phân của chu kỳ tế bào - sự phân chia của tế bào mẹ thành hai tế bào giống hệt nhau và giống cả tế bào mẹ. Kì này chỉ chiếm 10% trong chu trình tế bào

- Quá tình hình thành hạt phấn: Từ một TB mẹ trong bao phấn qua giảm phân tạo thành 4 TB con. Mỗi TB con qua nguyên phân tạo thành hạt phấn gồm TB ống phấn và TB sinh sản. TB sinh sản nguyên phân 2 lần tạo 2 giao tử đực
- Quá trình hình thành túi phôi: Từ một TB mẹ của noãn giảm phân cho 4 TB con, 3 TB dưới tiêu biến, TB lớn nguyên phân 3 lần liên tiếp tạo túi phôi gồm TB trứng, TB nhân cực, 2 TB kèm, 3 TB đối cực

hatphantuiphoi_zpsc3901e9b.png

2. Quá trình thụ phấn và thụ tinh

a. Thụ phấn

- ĐN: Các bạn đọc lại bài 30
- Phân loại: có 2 hình thức thụ phấn
+ Tự thụ phấn (với hoa tự thụ phấn)
+ Thụ phấn chéo (với hoa giao phấn)

b. Thụ tinh

- ĐN: là sự hợp nhất của giao tử đực với nhân của TB trứng trong túi phôi để hình thành hợp tử khởi đầu TB mới
- Quá trình thụ tinh
+ Ống phấn sinh trưởng xuyên qua vòi nhụy, lỗ phôi, vào túi phôi, giải phóng 2 nhân
+ Giao tử đực thứ nhất, thụ tinh với TB trứng tạo thành hợp tử
+ Giao tử đực thứ hai đến kết hợp với nhân lưỡng bội tạo thành nhân tam bội
- Thụ tinh kép là cả 2 nhân cùng tham gia thụ tinh, chỉ có ở TV hạt kín

viewer.aspx

(*) Nội nhũ có trong hạt là sự kết hợp của giao tử đực với nhân của lưỡng bội
(*) Thụ tinh kép đã hình thành cấu tạo chất dinh dưỡng nuôi phôi đến khi thành cây con, giúp thế hệ sau thích nghi với môi trường

3. Quá trình hình thành hạt và quả

a. Hình thành hạt

- Noãn được thụ tinh phát triển thành hạt
+ Hợp tử phát triển thành phôi
+ TB phân bội phân chia thành khối đa bào giàu chất dinh dưỡng (nội nhũ) để nuôi dưỡng phôi
- Có hai loại hạt
+ Hạt có nội nhũ: hạt của cây một lá mầm
+ Hạt không có nội nhũ: hạt của cây hai lá mầm

b. Hình thành quả
- Quả là do bầu nhụy phát triển thành
+ Bầu nhụy dày lên chuyên hóa như túi chứa hạt
+ Quả bảo vệ hạt, giúp phán tán hạt
- Quả đơn tính là quả không có hạt do noãn không được thụ tinh
- Biến đổi màu sắc, độ cứng và xuất hiện mùi vị, hương thơm đặc trưng, thuận lợi cho việc phát tán

Tài liệu sưu tầm nhiều nguồn
 
Last edited by a moderator:
S

saklovesyao

@vuasanban: Phải có bài mới thì bạn mới kiếm tks được chứ? ;))

Chúng ta tiếp tục bài mới nhé! :D
 
S

saklovesyao

Bài 33: HẠT VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA HẠT​

Trong bài 31, ta đã biết rằng mỗi noãn được thụ tinh sẽ trở thành một hạt. Vậy thì cấu tạo của hạt như thế nào? Có những loại hạt nào? Những câu hỏi đó sẽ được giải đáp trong bài học ngày hôm nay

1. Các bộ phận của hạt

13266108131851634182_574_574.jpg

Hình trên cho ta thấy các bộ phận của 2 loại hạt: hạt ngô và hạt đỗ đen (đã bóc vỏ)

(*) Phân tích:

- Bộ phận bao bọc và bảo vệ hạt: vỏ
- Phôi gồm những bộ phận:
+ Hạt đỗ: Lá mầm chứa chất dinh dưỡng dự trữ; chồi mầm, thân mầm, rễ mầm
+ Hạt ngô: Lá mầm, chồi mầm, thân mầm, rễ mầm
- Nơi dự trữ chất dinh dưỡng và dự trữ:
+ Hạt đỗ: lá mầm
+ Hạt ngô: phôi nhũ
- Số lá mầm của phôi
+ Hạt đỗ: 2
+ Hạt ngô: 1

2. Phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm

Các loại hạt khác nhau có cấu tạo khác nhau, nhưng chủ yếu đều có các điểm chung sau:
- Đều gồm có vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ
- Phôi của hạt gồm: rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm
- Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa trong phôi nhũ hoặc trong lá mầm (với những hạt không có phôi nhũ)


Vậy thì các loại hạt khác nhau khác nhau chủ yếu ở điểm nào? Câu trả lời nằm ở chính lá mầm. Nhờ đặc điểm khác nhau này, người ta chia được ra hai loại hạt tương ứng với hai loại cây:
+ Hạt một lá mầm: phôi của hạt có một lá mầm ~~> phát triển thành cây một lá mầm
+ Hạt hai lá mầm: phôi của hạt có hai lá mầm ~~> phát triển thành cây hai lá mầm

3. Ghi nhớ:

- Hạt gồm có: vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ
- Phôi của hạt gồm: rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm
- Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa trong phôi nhũ hoặc trong lá mầm (với những hạt không có phôi nhũ)
- Cây hai lá mồm có phôi của hạt có hai lá mầm, cây một lá mầm có phôi của hạt có một lá mầm
 
Last edited by a moderator:
S

saklovesyao

Bài 34: PHÁT TÁN CỦA QUẢ VÀ HẠT​

Bài này nếu nhìn vào sách có lẽ sẽ tương đối dài. Mình sẽ tóm lại thành 1 comment tóm tắt lý thuyết cực ngắn và dễ hiểu cho các bạn nhé! :x

1. Các cách phán của quả và hạt
- Quả và hạt có những đặc điểm thích nghi với nhiều cách phát tán khác nhau như phát tán nhờ gió, nhờ động vật và tự phát tán
- Con người cũng đã giúp cho quả và hạt phát tán đi rất xa và phát triển ở khắp mọi nơi

2. Đặc điểm thích nghi với các cách phát tán của quả và hạt
- Những quả, hạt phát tán nhờ gió thường nhỏ, nhẹ, có cánh hoặc lông vũ dễ để cho gió cuốn đi xa
- Những quả, hạt phát tán nhờ động vật thường nhỏ, thơm, thu hút động vật đến
- Những quả, hạt tự phát tán thường khá to, nặng, khi rơi xuống thì tự mọc lên cây mới
 
S

saklovesyao

Bây giờ là bài tập nhé! :x

1. Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chác, mẩy, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh
2. Nếu nói "hạt lạc gồm có ba phần là vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ" thì có chính xác không? Vì sao?
3. Người ta nói rằng những hạt rơi chậm thường được gió mang đi xa hơn. Theo bạn điều đó đúng hay sai? Vì sao?

Ps: Lần này ít câu hỏi, nhưng 10tks 3 câu nhé ;))
 
S

sj_oppa

1/
- hạt to, chác, mẩy : những hạt này sẽ có nhiều chất dinh dưỡng và có bộ phận phôi khỏe.

- hạt không bị sứt, sẹo : Các bộ phận như vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ còn nguyên vẹn mới đảm bảo cho hạt nảy mầm thành cây con phát triển bình thường.

- hạt không sâu bệnh: Sẽ tránh được những yếu tố gây hại cho cây con khi mới hình thành.

3/ . đúng. có lẽ thế vì rơi chậm đồng nghĩa với thời gian tíêp đất lâu hơn nên có nhiều thời gian cho gió tác dụng lực nên bay xa hơn

câu 2 em chưa nghĩ ra :(
 
V

vuasanban

1
Người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to,chắc,mẩy, không bị sứt sẹo là hạt khoẻ, có nhiều chất dinh dưỡng.đó là những điều kiện để nảy mầm tốt ,cây non khoẻ
Hạt ko bị sâu bệnh thì cây non sẽ ko sâu bệnh do đời trước mang theo và đó cũng là những hạt khoẻ là điều kiện cho hạt nảy mầm và phát triển tốt
2
Cũng đúng,nhưng chưa chính xác là vì chất dinh dưỡng dự trữ ở hạt lạc(cũng như ở hạt đỗ đen) nằm trong 2 lá mầm(tức là nằm ở trong phôi
3
Người ta nói rằng những hạt rơi chậm thường được gió mang đi xa hơn là vì những hạt rơi chậm thì có thời gian bay ở trong ko trung dài hơn,nên dc gió dưa đi xa hơn
 
S

saklovesyao

;))

Bạn sj_oppa được 2tks và bạn vuasanban được 6tks nhé ;))

Trong 3 câu này, câu 2 và câu 3 là 2 câu khó, 4tks, câu 1 2tks ;))

Vì là câu khó nên là mình giải luôn câu 3 nhé ;)) <cả 2 bạn đều không đúng câu 3 ;))>

Tất nhiên là khi thời gian rơi chậm đồng nghĩa với việc thời gian ở trên không sẽ dài hơn và thời gian tiếp đất lâu hơn. Chủ chốt cho việc này đó chính là do những hạt phán tán nhờ gió có khối lượng nhẹ, nên dễ được gió đẩy đi hơn (giống như một quả bóng oxy và 1 cái chuông đồng đều được treo lên lơ lửng, nhưng thổi quả bóng tất nhiên sẽ vẫn dễ hơn và quả bóng sẽ bay xa hơn... :)) )

Nhưng các bạn đã nắm được ý chính của bài là rất tốt rồi! :x

Chiều nay mình sẽ post bài mới lên nhé! :x [Đẩy giờ, 2 tuần ôn tập nên tớ nghĩ hình như topic đã bị chậm chương trình :p]
 
S

saklovesyao

Bài 35: NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN CHO HẠT NẢY MẦM​


Hạt giống sau khi thu hoạch được phơi khô và bảo quản cẩn thận tại nơi cao ráo, khô thoáng, tránh chuột bọ... có thể giữ trong một thời gian dài mà không có gì thay đổi

Vậy thì làm thế nào để làm cho những hạt ấy nảy mầm rồi lên cây?


1. Thí nghiệm về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm

Chúng ta sẽ cùng xét qua hai thí nghiệm sau

(*) Thí nghiệm 1

Chọn một số hạt đỗ tốt, khô, bỏ vào 3 cốc thủy tinh, mỗi cốc 10 hạt, cốc 1 không bỏ gì thêm, cốc 2 đổ nước cho ngập hạt khoảng 6-7cm, cốc 3 lót xuống dưới những hạt đỗ một lớp bông ẩm rồi để cả 3 ở nơi thoáng mát

\Rightarrow Thí nghiệm được làm để tìm hiểu về những điều kiện cần để cho hạt nảy mầm
\Rightarrow Sau 3-4 ngày, đếm số hạt nảy mầm ở mỗi cốc, ta có bảng sau

STT​
|
Điều kiện thí nghiệm​
|
Kết quả thí nghiệm​
Cốc 1 |10 hạt đỗ đen để khô|
0​
Cốc 2 |10 hạt đỗ đen ngâm ngập trong nước|
0​
Cốc 3 |10 hạt đỗ đen để trên bông ẩm|
6​


* Đặt vấn đề: Tại sao cốc 3 lại nảy mầm mà 2 cốc còn lại thì không?

- Tại cốc thứ nhất, chỉ có không khí nhưng không có nước, điều kiện sống của hạt lúc này gần như hệt điều kiện bảo quản nên không thể nảy mầm được
- Tại cốc thứ 2 có không khí và có nước, nhưng lượng nước thì lại quá nhiều (độ ẩm quá quá quá cao :)) ) và lượng không khí nhận vào thì lại quá ít (lượng $O_2$ hòa tan trong nước chắc chắn ít hơn lượng $O_2$ ngoài môi trường thường), các điều kiện không khí và nước đều không đáp ứng được nhu cầu của hạt ~> hạt không thể nảy mầm
- Tại cốc thứ 3 có không khí và nước, lượng khí và nước đáp ứng đủ nhu cầu của hạt (vừa đủ, nước vừa đủ thấm ẩm bông) ~> hạt nảy mầm

\Rightarrow\Rightarrow Qua phần phân tích trên, ta có thể rút ra được 2 điều kiện điều tiên cho hạt nảy mầm: đó là độ ẩm và không khí

Nhưng liệu chỉ thế có đủ?

(*) Thí nghiệm 2: Làm 2 cốc thí nghiệm giống cốc 3 ở thí nghiệm 1, một cốc để ở nơi thoáng khí và một cốc để ở trong hộp xốp đựng nước đá

\Rightarrow Thí nghiệm được làm để tìm hiểu về những điều kiện cần thiết cho hạt nảy mầm
\Rightarrow Sau 3-4 ngày, ta thấy ở cốc 1 có hạt nảy mầm, ở cốc 2 thì hoàn toàn không

* Đặt vấn đề: Tại sao đều có đủ độ ẩm và không khí (2 cốc giống nhau) mà cốc thứ 2 lại không có hạt nảy mầm?

- Giả thử đặt lên con người: 2 người bình thường được cấp một lượng lương thực như nhau đủ dùng trong vòng 1 tháng, một người sống ở vùng giá rét, một người sống ở điều kiện mát mẻ, thời tiết ổn định, chắc chắn sau 1 tháng người thứ nhất sẽ ốm yếu hơn người thứ hai. Đối với hạt giống cũng vậy, do điều kiện nhiệt độ không đáp ứng được nhu cầu của hạt nên hạt trong cốc thứ 2 không thể nảy mầm

\Rightarrow\Rightarrow Qua thí nghiệm 2 và phần phân tích, ta biết thêm được 1 điều kiện nảy mầm nữa của hạt, đó là nhiệt độ

- Những điều kiện nêu trên chỉ là những điều kiện ngoài cần cho hạt nảy mầm, vậy thì còn cần những điều kiện nào nữa?

(*) Vậy thì tại sao ta lại cần phải chọn những hạt mẩy, chắc, không sứt sẹo để mang trồng? Đáp án đã được các bạn trả lời trong phần bài tập cuối bài của bài 33 & 34. Từ đây ta rút được thêm điều kiện nữa đó chính là chất lượng hạt giống mang trồng

2. Những hiểu biết về điều kiện nảy mầm của hạt được vận dụng như thế nào trong sản xuất?

Chắc chắn những thí nghiệm trên không thừa :)) Vậy thì nhà nông đã ứng dụng những kết quả thí nghiệm trên như thế nào trong trồng trọt?

- Sau khi gieo hạt gặp mưa to, nếu đất úng thì phải tháo hết nước ra ngay
\Rightarrow Đáp ứng đủ điều kiện về độ ẩm của hạt (hiện lúc đó là độ ẩm quá cao)

- Phải làm đất thật tơi, xốp trước khi gieo hạt
\Rightarrow Đáp ứng điều kiện về không khí cho hạt (hiện lúc đó là bí không khí)

- Khi trời rét phải phủ rơm, rạ cho hạt đã gieo
\Rightarrow Đáp ứng điều kiện về nhiệt độ cho hạt (hiện lúc đó là trời quá rét)

- Phải gieo hạt đúng thời vụ
\Rightarrow Đáp ứng điều kiện nhiệt độ tự nhiên cho hạt (điều kiện nhiệt độ tự nhiên là điều kiện nhiệt độ không do con người tác động vào mà tạo nên)

- Phải bảo quản tốt hạt giống
\Rightarrow Đảm bảo chất lượng hạt giống

3. Ghi nhớ

- Muốn cho hạt nảy mầm, ngoài chất lượng của hạt còn cần có đủ độ ẩm, không khí và nhiệt độ thích hợp
- Khi gieo hạt phải làm đất tơi xốp, phải chăm sóc hạt gieo, chống úng, chống hạn, chống rét, phải gieo hạt đúng thời vụ
 
V

vuasanban

bài tập đâu rùi bạn,để giải kím tí tks nào:D:D:D:D
mà chán thế ,câu 3 mình sai thật ak(mất toi 4 tks mới đau)
 
S

saklovesyao

Ừ sai thật ;))

Còn bài nữa bạn à :D


_________________________

Bài 36: TỔNG KẾT VỀ CÂY CÓ HOA​

I. CÂY LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT

Cây có nhiều bộ phận với nhiều đặc điểm khác nhau. Nhưng tại sao chúng vẫn hoạt động rất trôi chảy cùng nhau? Giữa chúng không có xung đột gì sao?

1. Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan ở cây có hoa

Cây có hoa có nhiều cơ quan khác nhau, mỗi cơ quan có chức năng riêng. Giữa cấu tạo và chức năng của chúng cũng có mối liên hệ

132661067174859791_574_574.jpg

Từ bảng trên, ta rút ra được: cấu tạo của các bộ phận trên cây có các đặc điểm riêng giúp chúng thực hiện các chức năng của mình

2. Sự thống nhất về chức năng giữa các cơ quan ở cây có hoa

"+ Hoạt động chính của lá cây là chế tạo chất hữu cơ để nuôi cây. Nhưng lá muốn thực hiện chức năng đó phải nhờ hoạt động của rễ hập thụ nước và muối khoản, đồng thời các chất đó phải được vận chuyển qua thân mới lên được lá
+ Khi lá hoạt động yếu, thoát hơi nước ít thì sự hút nước của rễ cũng giải, sự quang hợp của lá yêu không cung cấp để chất dinh dưỡng cho thân, rễ, nên cây sinh trưởng chậm và ảnh hưởng tơi sự ra hoa, kết hạt và tạo quả
+ Nếu ta bón đúng, bón đủ các loại phân thì rễ cây sẽ hoạt động tốt, chuyển được nhiều nguyên liệu cho lá, với anh sáng đầy đủ lá sẽ quang hợp tốt, chế tạo được nhiều chất hữu cơ giúp cho các cơ quan khác cũng phát triển (thân sẽ mập mạp, nhiều quả, nhiều hạt...)"

\Rightarrow Qua các thông tin trên, ta thấy được giữa các cơ quan ở cây có hoa có mối quan hệ rất chặt chẽ, cơ quan này phụ thuộc vào cơ quan kia để hoạt động, giúp cây trở thành một thể thống nhất

3. Rút ra kết luận:
- Cây có hoa là một thể thống nhất vì :
+ Có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng trong mỗi cơ quan
+ Có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan
- Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến cơ quan khác và toàn bộ cây

II. CÂY VỚI MÔI TRƯỜNG


Ở cây xanh, không những có sự thống nhất giữa các bộ phận, cơ quan với nhau mà còn có sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường, thể hiện ở những đặc điểm hình thái, cấu tạo phù hợp với điều kiện môi trường...

1. Các cây sống dưới nước

(*) Môi trường nước có sức nâng đỡ, nhưng lại thiếu $O_2$

hoa-sung%20trang.jpg

Trên đây là hình ảnh của cây hoa súng trắng. Hãy để ý tới lá của nó (hoa đẹp đấy, nhưng đừng bị nó thu hút =)) ) Ta thấy phiến lá của chúng to bản. Điều này giúp cho chúng tiếp nhận đủ lượng oxy cần thiết cho cây trong cuộc sống trôi nổi mặt nước của mình

800px-CeratophyllumSubmersum.jpg

Và đây là cây rong đuôi chó. Với đời sống dưới nước của mình, lá của chúng teo nhỏ lại để có thể dễ dàng lấy được lượng $O_2$ nhỏ bé hòa tan trong nước, duy trì sự sống cho cây

beo-tay-eichhornia-crassipes.jpg

Tiếp theo là cây bèo tây. Cây bèo tây có cuống lá phình to, khi bóp nhẹ vào ta thấy mềm và xốp. Lý do là vì trong cuống lá này có nhiều khoảng trống, các khoảng trống này có nhiệm vụ tích trữ $O_2$ đủ cho cây sử dụng, đồng thời giúp cây nổi lên trong cuộc sống trôi nổi của nó

2. Các cây sống ở trên cạn

Các cây sống ở trên cạn luôn phụ thuộc vào các yếu tốt: nguồn nuớcm sự thay đổi khí hậu (nhiệt độ, ánh sáng, gió, mua...), loại đất khác nhau

Khi quan sát các cây ngoài thiên nhiên, người ta có nhận xét sau

- Cây mọc ở nơi đất khô hạn, nắng, gió nhiều thường có rễ ăn sâu hoặc lan rộng và nông, thân thấp, phân cành nhiều, lá thường có lông hoặc sáp phủ ngoài
+ Rễ: kiếm tìm nguồn nước cần thiết cho cây sinh sống
+ Thân, cành: tránh gió cuốn
+ Lá: giảm sự bốc hơi nước của cây, giúp cây không bị chết khô

- Cây mọc ở nơi râm mát và ẩm nhiều, thân thường vươn cao, các cành tập trung ở ngọn để lấy không khí trong đời sống chen chúc (vì ở đây thường có nhiều cây)

3. Cây sống trong những môi trường đặc biệt

Một vài nơi trên TĐ có những điều kiện đặc biết không thích hợp cho một số các loại cây, nhưng một số ít vẫn sống được, ví dụ:

- Cây đước có rễ chống giúp cây có thể đứng vứng trên các bãi lầy ngập thủy triều ở vùng ven biển
- Một số loài cây mọc được trên các sa mạc rất khô và nóng, thường là các loại xương rồng mọng nước, cỏ thấp có rễ dài, ăn sâu... và các cây bụi gai có lá rất nhỏ hoặc biến thành gai

ImageHandler.ashx


13193730801859707236_574_0.jpg

Tất cả những biến đổi trên đều nhằm giúp cho cây thích nghi được với điều kiện sinh sống của mình

4. Rút ra kết luận:

- Sống trong các môi trường khác nhau, trải qua quá trình lâu dài, cây xanh đã hình thành một số đặc điểm thích nghi
- Nhờ khả năng thích nghi đó mà cây có thể phân bố rộng rãi khắp nơi trên Trái Đất: trong nước, trên cạnh, vùng nóng, vùng lạnh...
 
S

saklovesyao

Bây giờ là câu hỏi nhá! :x

1. Cần phải thiết kế thí nghiệm như thế nào để chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống?
2. Trong một cơ quan và giữa các cơ quan của cây có hoa có những mối quan hệ nào để cây thành một thể thống nhất?
3. Hãy giải thích vì sao rau trồng trên đất khô cằn, ít được tưới bón thì lá thường không xanh tốt, cây chậm lớn, còi cọc, năng suất thu hoạch sẽ thấp?
4. Nêu những đặc điểm hình thái của cây sống trong môi trường nước?
5. Nêu một số biến dạng của cây thích nghi với môi trường sống?

Ps: Mỗi câu 2tks. 5 câu 10tks! :x
 
Last edited by a moderator:
S

sj_oppa

2. Trong một cơ quan và giữa các cơ quan của cây có hoa có những mối quan hệ nào để cây thành một thể thống nhất?

Trong một cơ quan và giữa các cơ quan của cây có hoa có mối quan hệ chặt chẽ đã tạo cho cây thành một thể thống nhất.

3. Hãy giải thích vì sao rau trồng trên đất khô cằn, ít được tưới bón thì lá thường không xanh tốt, cây chậm lớn, còi cọc, năng suất thu hoạch sẽ thấp?

rau là loại cây cần nhiều nước , nếu trồng rau trên đất khô cằn, ít được tưới bón thì rễ sẽ hoạt động yếu, hút được ít nước và muối khoáng.
nếu thiếu nước và muối khoáng, quang hợp của lá cũng sẽ giảm, chế tạo được rất ít chất hữu cơ, lá cây không thể xanh tốt. Thân, rễ, lá được cung cấp ít chất hữu cơ sẽ chậm lớn, cây sẽ còi cọc dẫn đến năng suất thu nhập sẽ thấp.
 
A

abcdey

Bây giờ là câu hỏi nhá! :x

1. Cần phải thiết kế thí nghiệm như thế nào để chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống?
2. Trong một cơ quan và giữa các cơ quan của cây có hoa có những mối quan hệ nào để cây thành một thể thống nhất?
3. Hãy giải thích vì sao rau trồng trên đất khô cằn, ít được tưới bón thì lá thường không xanh tốt, cây chậm lớn, còi cọc, năng suất thu hoạch sẽ thấp?
4. Nêu những đặc điểm hình thái của cây sống trong môi trường nước?
5. Nêu một số biến dạng của cây thích nghi với môi trường sống?

Ps: Mỗi câu 2tks. 5 câu 10tks! :x

1)
Dụng cụ:
-5 hạt giống lép, mốc,hư.........
-5 hạt giống tròn, mẩy...
-2 cốc thuỷ tinh
-2 miếng bông thấm nước
Tiến hành:
-Bỏ 5 hạt lép vào 1 cốc A
-Bỏ 5 hạt giống tròn vào cốc B
-Đặt hai cây vào cùng một chỗ, cùng chăm sóc như nhau
- sau một thời gian ta thấy:
+Cốc A ko có hạt nảy mầm
+Cốc B các hạt đều nảy mầm
Kết luận:
- hạt nảy mầm còn phải phụ thuộc vào chất lượng hạt giống
2)
- mình ko nhớ
3)có người trả lời rùi nhé
4)
- Cuống là phình to hoặc chứa khí, xốp
-Lá có mặt dưới có lông ko thấm nước
..............................................
5)
- Ở nơi thiếu ánh sáng: cây vươn cao, thân dài, tán rộng để hứng ánh nắng
-ở nới có nước: ở câu 4
-Ở nơi khô cằn: rễ đâm sâu vào mặt đất hoặc lan rộng
lá biến thành gai hoặc bị tiêu giảm
thân mộng nước
phần trên mặt đất phải còi cọc, ngắn để khỏi thoát hơi nước
^_^
 
R

rancanheo

1. Chọn một số hạt giống tốt : Chắc mẩy, không bị sâu mọt, sứt sẹo cho vào một cốc có lót bông ẩm còn cốc lót bông ẩm khác cho vào các hạt giống xấu như sâu mọt, bị mốc, bị lép, sứt sẹo…để tất cả vào chỗ mát (đủ nước,không khí và nhiệt độ thích hợp). Sau vài ngày thấy cốc có các hạt giống tốt nảy mầm nhiều hơn. Vì vậy: sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống
2. Trong 1 cơ quan và giữa các cơ quan của cây có hoa có mối quan hệ chặt chẽ đã tạo cho cây thành 1 thể thống nhất.
Ví dụ: khi lá hoạt động yếu, thoát hơi nước ít thì sự hút nước của rễ cũng giảm, sự quang hợp của lá yếu không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thân ,rễ; nên cây sinh trưởng chậm và ảnh hưởng tới sự ra hoa, kết hạt và tạo quả.
3. Rau là loại cây cần nhiều nước , nếu trồng rau trên đất khô cằn, ít được tưới bón thì rễ sẽ hoạt động yếu, hút được ít nước và muối khoáng.
Thiếu nước và muối khoáng sự quang hợp của lá sẽ giảm, chế tạo được ít chất hữu cơ, lá không thể xanh tốt. Thân, rễ, lá được cung cấp ít chất hữu cơ nên chậm lớn, cây sẽ còi cọc dẫn đến năng suất thu hoạch sẽ thấp
4. Cây sống trong môi trường nước có các đặc điểm sau :
Cây có lá nổi trên mặt nước : Phiến lá thường to, giúp lá dễ nổi, tăng diện tích tiếp xúc với ánh sáng.
Cây có lá chìm trong nước : Phiến lá nhỏ, dài và mảnh giúp lá tránh được các tác động của sóng.
- Cây sống trôi nổi trên mặt nước : Cuống lá phình to, xốp chứa nhiều không khí giúp cây dễ nổi.
5. Cây mọc nơi khô hạn có nhiều nắng, gió : Thường có rễ ăn sâu và lan rộng, thân thấp, phân cành nhiều, lá thường có lớp lông hoặc sáp bao phủ.
- Rễ ăn sâu : Giúp cây không bị đổ và tìm nguồn nước.
- Lan rộng : Hút sương đêm.
- Lá có sáp hoặc có lông : Để hạn chế sự thoát hơi nước
Cây mọc nơi râm mát và ẩm nhiều : Thân thường vươn cao, các cành tập trung ở ngọn.
Do ít ánh sáng nên cây thường vươn cao để nhân được nhiều ánh sáng hơn
 
S

saklovesyao

Xin lỗi các bạn :D Mình muộn :D

Bạn sj_oppa, abcdey mỗi nguời được 4tks và bạn rancaheo được 10tks nhá! :x

Bây giờ chúng ta qua bài mới nhé! :p
 
S

saklovesyao

CHƯƠNG VIII. CÁC NHÓM THỰC VẬT​

Bài 37: Tảo*​

*Gần đây, một số nhà khoa học có xu hướng tách Tảo ra khỏi nhóm TV

1. Cấu tạo của tảo

a. Tảo xoắn:

- Tảo xoắn thường sống trong các mương, rãnh, ruộng lúa nước, chỗ nước đọng và nông. Tảo là những búi sợi màu lục tươi, mảnh như tơ, sờ tay vào thấy trơn, nhớt
- Dưới đây là hình mô phỏng cấu tạo trong của tảo xoắn:

13338016842118287371_574_574.jpg

+ Sợi tảo xoắn có màu lục là nhờ có thể màu chứa chất diệp lục
+ Tảo xoắn sinh sản sinh dưỡng bằng cách đứt ra từng đoạn sợi thành những sợi tảo mới.
+ Nó cũng có thể sinh sản bằng cách kết hợp giữa hai tết bào gần nhau thành hợp tử, từ đó cho ra sợi tảo mới

b. Rong mơ:

- Rong mơ gặp ở vùng ven biển nhiệt đới. Chúng thường sống thành từng đám lớn, bám vào đá hoặc san hô nhờ giá bám ở gốc
- Trong mơ có màu nâu vì trong TB ngoài chất diệp lục còn có chất phụ màu nâu
- Ngoài sinh sản sinh dưỡng, rong mơ còn sinh sản hữu tính (kết hợp giữa tinh trùng và noãn cầu)

13338016861193787784_574_574.jpg

2. Một vài tảo khác thường gặp:

- Có nhiều loại tảo, chúng sống đa phần ở dưới nước. Tuy nhiên có 2 loại tảo chính ta cần nhớ là tảo đơn bào và tảo đa bào
+ Tảo đơn bào được cấu tạo từ 1 tế bào
+ Tảo đa bào được cấu tạo từ nhiều TB

13338016881647359480_574_574.jpg

13271601221153045147_574_574.jpg

(*) "Đơn" là 1, "Đa" là nhiều, "Bào" là Tế bào

- Dù là tảo đơn bào hay đa bào thì:
+ Tảo chưa có rễ, thân, lá thực sự
+ Bên trong chưa phân hóa thành các loại mô điển hình

3. Vai trò của tảo

Từ nay trở đi, mỗi khi nhắc tới vai trò của 1 thứ gì đó, ta xét về 2 mặt của nó: Lợi ích và tác hại:

a. Lợi ích
- Giúp cho sự hô hấp của các ĐV khác dưới nước (giống như TV bình thường)
- Tảo sống trôi nổi làm thức ăn của cá và nhiều loại ĐV dưới nước
- Tảo cũng có thể làm thức ăn cho người
- Một số tảo được dùng là phân bón, làm thuôc, nguyên liệu công nghiệp, v.v..

b. Tác hại
- Tảo đơn bào sinh sản quá nhanh có thể gây ra hiện tượng "nước nở hoa", khi những tảo đó chết sẽ gây bẩn nước làm chết cá
- Tảo xoắn, tảo vòng khi sống ở ruộng lúa nước có thể quấn lấy gốc cây làm lúa khó đẻ nhánh, v.v...

4. Ghi nhớ

a. Tảo xoắn
- Ở mương rãnh, ruộng lúa, chỗ nước đọng, nông
- CT ngoài: màu lục tươi, mảnh như tơ, trơn, nhớt
- CT trong: có thể màu, vách TB, nhân TB
- 2 cách sinh sản
+ Sinh sản sinh dưỡng: đứt đoạn
+ Sinh sản hữu tính: kết hợp 2 TB gần nhau ~> hợp tử ~> sợi tảo mới

b. Rong mơ
- Ven biển nhiệt đới
- Sống thành từng đám lớn, bám vào đá hoặc san hô nhờ giá bám ở gốc
- Màu nâu (do có chất phụ màu nâu)
- 2 cách sinh sản: sinh sản sinh dưỡng & sinh sản hữu tính

c. Đặc điểm chung của Tảo
- Chưa có thân, rễ, lá thật sự
- Bên trong chưa phân hóa mô điển hình

d. Vai trò
- Hỗ trợ hô hấp của ĐV dưới nước, làm thức ăn, làm phân bón, thuốc....
- Gây chết cá, cản trở phát triển của cây, v.v..

 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom