[Box Sinh 6] Sinh thật dễ - v.3 - ÔN TẬP HKI

Status
Không mở trả lời sau này.
S

saklovesyao

Bài 38: Rêu - Cây rêu


Có bao giờ bạn thắc mắc không biết thứ "cỏ" xanh mượt dưới gốc những chậu cây cảnh là gì?

1. Môi trường sống của rêu

Rêu sống thành đám ở những nơi ẩm ướt quanh nhà, quanh lớp học, nơi chân tường và bờ tuờng, trên đất hay trên thân các cây to

2. Quan sát cây rêu

Nhìn bề ngoài, rêu nhỏ, mềm và mịn như nhung. Nếu nhìn kỹ thì ta sẽ thấy thân rêu không phân nhánh. Ở dưới gốc có những sợi nhỏ là rễ giả có khả năng hút nước. 4 mùa, ta không hề thấy rêu nở hoa \Rightarrow Rêu không có hoa. Ngoài ra, về cấu tạo trong thì rêu chưa có mạch dẫn như các thực vật khác đã học

1333801690361700348_574_574.jpg


3. Túi bào tử và sự phát triển của rêu

13338016921285395110_574_574.jpg

Trên đây là hình ảnh minh họa quá trình sinh sản của rêu. Rêu sinh sản bằng bảo tử do không có cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt như các thực vật khác đã học

Trước khi hình thành túi bào tử, ở ngọn các cây rêu có cơ quan sinh sản hữu tính riêng biệt chứa các tế bào sinh dục được và cái, sau quá trình thụ tinh mới phát triển thành túi bào tử chứa các bào tử

4. Vai trò của rêu

Rêu có thể sống được ở trên đá hoặc chỗ đất nghèo chất dinh dưỡng, chỉ cần đủ độ ẩm. Vì vậy, chúng góp phần vào việc tạo thành chất mùn, có loài rêu mọc ở chỗ đầm lầy, khi chết tạo thành lớp than bùn dùng làm phân bón, chất đốt

 
S

saklovesyao

Bây giờ chúng ta cùng luyện tập nhé! :x

1. Nêu đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và tảo mơ? Giữa chung có những điểm gì khác nhau và điểm gì giống nhau?
2. Tại sao không thể coi rong mơ như 1 cây xanh thật sự?
3. Quan sát bằng mắt thường 1 cốc nước máy hoặc nước mưa và 1 cốc nước ao hoặc nước hồ lấy ở trên mặt, chỗ có nhiều váng càng tốt, bạn thấy có gì khác nhau về màu nước. Giải thích?
4. So sánh đặc điểm cấu tạo của rêu với tảo?
5. So với cây có hoa, rêu có gì khác?

Ps: 5 câu 10tks! :x
 
R

rancanheo

1. Cấu tạo của tảo xoắn: gồm thể màu (có chứa diệp lục), nhân, vách tế bào
Cấu tạo của rong mơ: có cấu tạo đơn giản, có diệp lục, chưa có rễ, thân, lá thực sự
Giống nhau: Chưa có rễ, thân, lá thật. Đều là thực vật bậc thấp, tế bào có nhân, có diệp lục
Khác nhau: Tảo xoắn có dạng sợi, màu lục. Rong mơ có dạng cành cây, ngoài màu lục còn có sắc tố phụ màu nâu.
2. Mặc dù rong mơ cũng có dạng giống như một cây xanh với thân, lá, quả nhưng đó không phải là thân, lá... Thật sự, bộ phận giống quả chỉ là những phao nổi, bên trong chứa khí, giúp rong mơ có thể đứng thẳng trong nước.
Không thể coi rong mơ là một cây xanh.
3. Nước ao hồ có váng do 1 số loại tảo phát triển, màu nước phụ thuộc từng loai tảo, tảo lục làm nước màu xanh, tảo đỏ làm nước màu đỏ........
Nước máy và nước mưa không thấy khác nhau do vi sinh vật mặc dù có nhưng chưa phát triển.
4. -Giống nhau:
+ Đều là thực vật bậc thấp.
- Khác nhau:
* Tảo:
+ Có thể có dạng đơn bào hoặc đa bào.
+ Cơ thể chưa phân hoá rễ, thân, lá.
* Rêu:
+ Chỉ có dạng đa bào.
+ Cơ thể đã phân hoá thành thân, lá. Cấu tạo vẫn đơn giản và có rễ giả.

5. *Cây có hoa:
+Có rễ, thân, lá thật sự.
+ Có hoa.
+ Cơ quan sinh sản hoa, quả, hạt.
+ Sống ở nhiều môi trường khác nhau.
* Rêu:
+ Có thân, lá thật sự, nhưng chưa có rễ chính thức.
+ Chưa có hoa.
+ Sống ở môi trường ẩm ướt.
+ Cơ quan sinh sản: túi bào tử, có rêu sinh sản là bào tử.
 
S

saklovesyao

Câu 3 có thể chấp nhận được ;)) Bạn rancaheo được 10tks nhé! ;))

Ta qua bài mới chớ nhể? Rồi sau 2 bài này chúng ta sẽ chơi 1 trò chơi nhỏ nhé? ;))
 
S

saklovesyao

Bài 39: QUYẾT - CÂY DƯƠNG XỈ​


Đi trong những khu rừng, ta thường thấy những cây nhỏ, có đốm ở mặt dưới lá... Vậy chúng là gì?

1. Quan sát dương xỉ

Có rất nhiều loại dương xỉ khác nhau. Nhưng thường chúng thường sống ở những nơi đất ẩm, râm, ven đường đi, bờ ruộng, khe tường, dưới tán cây trong rừng... Mặt dưới lá có những đốm nhỏ màu xanh hoặc nâu đậm. Đó là những dương xỉ dại. Ngoài ra, người ta còn trồng dương xỉ làm cảnh, nhưng cách phát hiện dễ nhất vẫn là nhìn ở mặt dưới lá, tìm những đốm nhỏ màu xanh hoặc nâu đậm, nếu có thì đó chính là dương xỉ.

1280625078.nv.jpg


url


Giống như các loại cây cấp cao khác, dương xỉ đã có cơ quan sinh dưỡng là rễ, thân, lá. Tuy nhiên lại chưa phát triển như các loại cây cấp cao khác ở chỗ là vẫn sinh sản bằng bào tử - chính là các đốm nhỏ ở mặt dưới lá - chưa có cơ quan sinh sản là hoa quả hạt

Khi lấy những hạt bụi nhỏ, mang lên kính hiển vi và xem, ta thấy những hạt bụi đó có hình dạng như sau

1333801695411220795_574_574.jpg

Khi tới mùa sinh sản, những túi bào tử này chín, vòng cơ của chúng sẽ mở ra, giải phóng bào tử ở trong túi bào tử sẽ rơi ra, gặp điều kiện thích hợp sẽ phát triển thành nguyên tản. Trong nguyên tản có các TB sinh dục cái và TB sinh dục đực. Sau khi thụ tinh trong nguyên tản, 2 TB sinh ra hợp tử, phát triển thành dương xỉ con mọc trên nguyên tản. Khi nguyên tản héo và chết đi thì dương xỉ sẽ sống độc lập

2. Một vài loại dương xỉ thường gặp

Như đã nói ở phần 1, có rất nhiều loại dương xỉ...

13338016991133180701_574_574.jpg
13338017011932286967_574_574.jpg

Nhưng chúng đều có đặc điểm chung là:
- Đều có túi bào tử là những đốm bụi nhỏ ở mặt dưới lá
- Lá non cuộn lại

3. Quyết cổ đại và sự hình thành than đá

Cách đây 300 triệu năm, với điều kiện khí hậu nóng ẩm quanh năm, sương mù và mưa lớn thích hợp đã làm xuất hiện những cây dương xỉ cổ (quyết cổ đại). Chúng phát triển mạnh làm thành những khu rừng lớn. Tuy nhiên, do biến đổi của vỏ TĐ, những khu rừng này bị chết và vùi sâu dưới đất. Do tác dụng của vi khuẩn, của sức nóng, sức ép của tầng trên TĐ nên chúng dần thành than đá

4. Ghi nhớ:

a. Nơi sống: ở nơi râm mát, ẩm ướt
b. Cơ quan: có cơ quan sinh dưỡng là rễ, thân, lá. Sinh sản bằng bào tử
c. Đặc điểm nhận dạng: có túi bào tử ở mặt dưới lá, lá non cuộn lại
d. Sự hình thành than đá: Quyết cổ đại cách đây 300 triệu năm, do vỏ TĐ biến đổi nên chúng chết đi và bị vùi sâu xuống đất, trở thành than đá do tác động của vi khuẩn, sức nóng và sức ép của tầng trên TĐ

 
S

saklovesyao

Bài 40: HẠT TRẦN - CÂY THÔNG

Từ đầu chương 8 tới giờ, ta đã biết 3 loại thực vật không có hoa, đó là tảo, rêu và quyết. Có thể nói: do chúng chưa phát triển hoàn chỉnh bằng các loại cây khác, nên chúng vẫn sinh sản bằng bào tử hoặc vô tính. Nhưng những cây cao, to lớn như cây thông và quanh năm suốt tháng ta vẫn không thấy có hoa. Tại sao lại thế?

Lý do là bởi cây thông thuộc Hạt Trần

1. Cơ quan

Không thể bứng cả 1 cây thông về để quan sát. Nên ta chỉ có thể lấy 1 cành lá có cả cơ quan sinh sản (cái mà ta gọi là quả thông) về để quan sát

Cơ quan sinh sản của cây thông gồm có rễ, thân, lá. Cơ quan sinh sản chưa có hoa, quả, hạt mà có nón. Có 2 loại nón là nón đực và nón cái. Nón đực nhỏ, màu vàng, mọc thành cụm. Nón cái lớn hơn nón đực, mọc riêng lẻ từng chiếc

13338017062015554862_574_574.jpg


Lưu ý này!

thong_zps3bb15181.png

Đừng nhầm giữa "nón đực" và "cụm nón đực" nhé! ;))

Dưới đây là cấu tạo trong của nón đực và nón cái

13338017131918250685_574_574.jpg

Dưới đây là bảng so sánh giữa hoa của cây có hoa và nón của cây thông

132772835426795892_574_574.jpg

Từ bảng trên, ta có thể thấy rằng: không thể coi nón như là 1 hoa, bởi vì nón quá khác biệt so với hoa

Tại nón cái đã phát triển, hạt không nằm trong quả (vì không có quả) như các loại cây phổ biến khác mà nằm trong lá noãn. Chính vì điều này nên thông thuộc Hạt Trần

Thông chưa có hoa, quả, hạt thật sự

2. Giá trị của cây hạt trần

Có nhiều cây hạt trần có giá trị: Cho gỗ tốt, thơm, trồng làm cảnh...

3. Ghi nhớ

a. Cơ quan: cơ quan sinh dưỡng là rễ, thân, lá, cơ quan sinh sản là nón
b. Thông chưa có hoa, quả, hạt thật sự
c. Cây hạt trần có nhiều giá trị: cho gỗ, trồng làm cảnh...
 
S

saklovesyao

Bây giờ là game nhỏ nhá :x Đây cũng chính là bài luyện tập cho bài học số 39 và 40 của chúng ta :x

Mình có 4 bao lì xì tương đương với 4 câu hỏi và... 4 quà tặng khác nhau ;))

Các bạn hãy nhanh tay chọn cho mình lấy 1 bao lì xì và trả lời câu hỏi để nhận được món quà bí mật trong mỗi bao lì xì nhá! :x

nguoiduatin-06060112DOOLThangMB01.jpg


Ps: Mình biết là Tết hết rồi =))

Nếu các bạn muốn, mình còn nhiều bao lắm, sẽ chia thành đợt nhỏ để mừng tuổi mọi người tới hết tháng 2 dương lịch này nhé! ;)) (vì mình làm muộn nên đền bù... :p)
 
S

saklovesyao

Chủ yếu là luyện tập ấy mờ ;))

Bao có ông thần Tài ấy hở ;;)

Xem nào... câu hỏi của bao này mang trị giá 10tks...

Than đá được hình thành thế nào?

:x 3 bạn nhanh nhất sẽ đc 10 tks nhá :x
 
N

nhidragonhappy

Khoảng 100 tỉ năm trước, Trái đất đâu đâu cũng là những rừng cây xanh tốt rậm rạp, nhiệt độ ôn hoà, vào lúc đó loài người chưa xuất hiện. Khi những cây cỏ chết khô thành đống, dần dần bị đất cát lấp lên, ngày càng dày, dưới tác động của vỏ Trái đất một số thực vật bị chôn lấp dưới sâu dưới lòng đất và cách biệt hoàn toàn với thế giới mặt đất. Dưới tác dụng của nhiệt độ và áp lực trong lòng Trái đất, những xác thực vật này biến thành than đá.
 
S

sim_conan

Sự hình thành than đá: Quyết cổ đại cách đây 300 triệu năm, do vỏ Trái Đất biến đổi nên chúng chết đi và bị vùi sâu xuống đất, trở thành than đá do tác động của vi khuẩn, sức nóng và sức ép của tầng trên Trái Đất.
 
S

sj_oppa

Than đá là một loại nhiên liệu hóa thạch được hình thành ở các hệ sinh thái đầm lầy nơi xác thực vật được nước và bùn lưu giữ không bị ôxi hóa và phân hủy bởi sinh vật (biodegradation). Thành phần chính của than đá là cacbon, ngoài ra còn có các nguyên tố khác như lưu huỳnh. Than đá, là sản phẩm của quá trình biến chất, là các lớp đá có màu đen hoặc đen nâu có thể đốt cháy được. Than đá là nguồn nhiên liệu sản xuất điện năng lớn nhất thế giới, cũng như là nguồn thải khí carbon dioxide lớn nhất, được xem là nguyên nhân hàng đầu gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu. Than đá được khai thác từ các mỏ than lộ thiên hoặc dưới lòng đất (hầm lò)
 
S

saklovesyao

Đã có 3 bạn trả lời. Tuy nhiên, bạn nhidragonhappy trả lời còn sót vài ý quan trọng, còn bạn sj_oppa lại thiên về thành phần và tác dụng của than, cho nên chỉ có bạn sim_conan được 10tks lì xì của bao đỏ thứ nhất thôi nhé! :p

*Thần tài gõ cửa* :x Saklove lì xì bạn 10tks nhá! :x Chúc bạn sang năm mới sẽ có thật nhiều niềm vui và may mắn! :x

images


Chúng ta tiếp tục nào :x
 
S

saklovesyao

Bao lì xì có chú chim sẻ phải không em? ;))

Câu hỏi mang món quà của chú chim sẻ may mắn là 5tks (tất nhiên, vì nó không thể bằng thần tài được =)) )

Cũng dễ thôi: Cơ quan sinh sản của thông là gì? Cấu tạo của chúng ra sao?
 
R

rancanheo

Cơ quan sinh sản của thông là nón:
* Có hai loại nón là nón đực và nón cái:
- Nón đực:
+ Trục nón
+ Vảy (nhị) mang túi phấn
+ Túi phấn chứa các hạt phấn
- Nón cái:
+ Trục nón
+ Vảy (lá noãn)
+ Lá noãn chứa noãn
 
S

saklovesyao

Chính xác! :x Bạn rancaheo được lì xì 5tks nhá! :x Chúc bạn sang năm mới học tập thật tốt, hạnh phúc và may mắn! :x

1753963791_1109167600_thumb_320x240.jpg


Tiếp tục nào ! :x
 
R

rancanheo

Cho mình bao lì xì con công ấy (không biết có phải con công không nữa)
p/s: cảm ơn bạn sak nhé! còn cái này nữa, sao bạn hay ghi tên mình là rancaheo nhỉ? mình là rancanheo cơ mà!
 
Last edited by a moderator:
S

saklovesyao

Bao lì xì con công có phần thưởng là 9tks (số đỉnh =)) )

Câu hỏi là: So sánh đặc điểm cấu tạo và sinh sản của cây thông và cây dương xỉ?

Ps: @rancanheo: Xin lỗi bạn, đây là lỗi của mình, do mình hay quên :p Mình sẽ rút kinh nghiệm :p
 
R

rancanheo

a, Về cấu tạo:

Nói chung, cấu tạo thông phức tạp hơn sao với dương xỉ như:

- Thân gỗ, cao, to, phân nhìu cành.

- Mạch dẫn ở thông phát triển hơn.

- Rễ dài, ăn rộng và sâu hơn so với rễ dương xỉ, giúp thông chống chụi gió, báo tốt hơn và tìm được nguồn nước sâu hơn

b, Về sinh sản:

- Sự hình thành hạt ở thông là bước tiến hoá quan trọng so với dương xỉ và các thực vật trước đó như rêu, quyết giúp hợp tử hoặc bảo vệ tốt hơn.

- Cơ quan sinh sản là các nón đực và nón cái có cấu tạo phức tạp hơn so với túi bào tử ở dương xỉ.

- Sự thụ tinh ở thông không cần nước cho thấy không có khả năng thích nghi với đời sống trên cạn cao hơn.

- Hạt phấn nhỏ, nhẹ thích nghi cao với lối thụ phấn nhờ gió; hạt thông có cách mỏng để phát tán đi xa. Đó là những yếu tố giúp không có điều kiện phát triển và phân bố rộng so với dương xỉ.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom