Chỗ này là phòng khách nhà người ta chứ có phải là đường quốc lộ đâu mà có lề
.
Hmmm, nói về Văn thì anh nghĩ vầy:
Trường hợp em gặp một bài rất quen, nếu không muốn thiệt điểm, trước tiên vẫn phải viết những gì cần viết về tác phẩm (những gì ai cũng được học, ai cũng biết, nhưng ai cũng phải nói cho người ta biết là mình biết). Sau đó mới có thể thêm vào cảm nhận riêng của mình.
Nếu gặp bài lạ thì quá sướng, cứ cảm nhận tuốt hết mà phang.
Bay giờ nói về chuyện cảm nhận, để cảm văn thì phải có tâm hồn, nhưng để giải thích cho người khác cảm được văn, thì mình trước hết phải là một nhà văn. Muốn làm văn có điểm cao phải luôn nghĩ theo hướng đó, phải đặt trường hợp mình là tác giả rồi xét từng phần từng câu, thậm chí có khi là từng chữ, mới thấy hết được cái dụng tâm và dụng ý của tác giả thật sự như thế nào. Khi cảm nhận cũng đừng ngại liên tưởng, cứ liên tưởng càng nhiều càng tốt, rồi chọn những ý nào "đắt" nhất mà viết vào.
Đấy là nói về bình văn, còn nếu gặp đề nghị luận xã hội thì phải lưu ý, nhìn nhận mọi vấn đề đều phải có 2 mặt để so sánh và đối chiếu; muốn phê phán ai trước hết phải đặt mình vào vị trí người đó, ngược lại muốn tán dương cái gì trước tiên phải đặt mình vào vị trí đối lập với cái đó, tránh tình trạng viết cực đoan, chỉ chăm chăm một phía, lời văn sẽ rất trẻ con, rỗng tuếch và nhạt thếch.
Đối với dạng bài biểu cảm thì hên xui, tùy cảm xúc mà phăng, có thể chen vào một tí kêu gọi sống tốt, nhưng càng kín đáo càng hay, đừng bao giờ để một bài biểu cảm mà có câu nào bị cho là "sáo"; văn biểu cảm là phải thành thực. Ngôn ngữ thì càng dễ thương càng tốt, nhất là em con gái nữa, viết sao cho người ta đọc vào tưởng tượng ra người viết rất là đáng yêu, thông minh mà nhỏ nhẹ... Bao nhiêu đó thứ là ăn tiền
.
Với tự sự thì tránh viết câu quá dài nhá! Anh thấy một số nhà văn "trẻ" bây giờ chuộng loại câu rất nhiều định ngữ, bổ ngữ gắn vào một cụm chủ vị duy nhất; câu lê thê, đọc mỏi mắt, ví dụ như kiểu:
Loan lẩn thẩn bên triền đê dài dằng dặc đã bao nhiêu lần đếm gót những cô gái bị người ta phụ bạc nặng nề gieo xuống nền xi-măng xám xịt như màu sắc cuộc sống tàn tro ở cái xứ sở mà 10 đứa con gái thì đã hết 8, 9 ... (còn có thể viết nữa, nhưng anh lười quá không bịa tiếp) Đấy, văn tự sự rất cần phải miêu tả, càng chi tiết càng sinh động, có danh từ thì nên có tính từ, có động từ thì nên có trạng từ, ví dụ "mẹ sắp trái cây ra đĩa" => "
mẹ tỉ mỉ sắp từng quả táo tươi ngon, chín mọng ra cái đĩa thủy tinh trong suốt, tủm tỉm cười bảo: cái đĩa này đã sắp trái cây cúng gia tiên ngày bố chúng mày cưới mẹ đấy". Đại khái thế, thi thoảng cũng nên chen vào những hình ảnh so sánh ngộ nghĩnh, ví dụ như
"... của hắn to như cái vòi chú voi con", à mà quên, em thi HSG chắc không phải viết mấy văn loại đó, thôi cho ví dụ khác: "
mây che nghịt cả trời, gió hớp từng ngụm mưa phun tứ tán, kiểu mưa của núi rừng quả nhiên có khác." Đôi khi những tính từ / trạng từ bình thường vẫn hay đi với danh từ / động từ này nhưng mình lại cho nó đi với danh từ / động từ khác tạo nên sự hấp dẫn rất thú vị, ví dụ như "nắng ong một màu vàng
dịu ngọt" (chỉ có mùi ngọt hoặc vị ngọt, màu thì ít khi đi với ngọt, mà nắng ngọt thì càng lạ, nhưng lạ mà vẫn hợp lý), nhưng cũng đừng làm dụng quá có thể hóa thành vô duyên
.