Sử 7 [๖ۣۜSử 7] ๖ۣۜHệ thống kiến thức

Status
Không mở trả lời sau này.
Q

quynh2002ht

Trong chế độ phong kiến lãnh địa, giai cấp phong kiến thống trị lấy tôn giáo nào làm hệ tư tưởng chính thống của mình?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Phật giáo
B. Ki-tô giáo
C. Nho giáo
D. Đạo giáo
 
Q

quynh2002ht

20,
Ông là người đầu tiên đã đến được Ấn Độ bằng đường biển. Ông là ai?
Chọn câu trả lời đúng:
A. B. Đi-a-xơ
B. C. Cô-lôm-bô
C. Ph.Ma-gien-lan
D. Va-xcô đơ Ga-ma..........................................................................
 
Q

quynh2002ht

1,
Sự ra đời và ngày càng lớn mạnh của các hội chợ ở châu Âu trung đại nhằm mục đích gì?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Thúc đẩy hoạt động thương mại
B. Thúc đẩy công nghiệp phát triển
C. Bảo vệ thương hội
D. Chống lại các thế lực phong kiến
 
Q

quynh2002ht

6,
Chế độ công xã nguyên thủy của người Giéc-man đang trong quá trình tan rã vào thời gian nào?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Thế kỉ VIII
B. Những thế kỉ đầu Công nguyên
C. Thế kỉ V
D. Những thế kỉ cuối Công nguyên.......................................................................................................
 
Q

quynh2002ht

7,
Ngành sản xuất nào giữ vai trò quan trọng nhất trong các lãnh địa phong kiến?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Thủ công nghiệp
B. Thương nghiệp
C. Công nghiệp
D. Nông nghiệp
 
Q

quynh2002ht

4,
Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến châu Âu là gì?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Nghề nông trồng lúa nước
B. Kinh tế nông nghiệp đóng kín trong các công xã
C. Kinh tế nông nghiệp đóng kín trong các lãnh địa phong kiến
D. Nghề nông trồng lúa và chăn nuôi gia súc
 
Q

quynh2002ht

Xóa giùm các bài phía đưới giúp mình nha trả lời rồi điên lại tra lời tiếp
 
S

sieutrom1412

[ Lịch Sử 7] Hệ thống kiến thức

Câu 1. Hãy phân tích những nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
Câu 2. Vì sao Quang Trung quyết định đánh tan quân Thanh vào dịp tết Kỉ dậu (1789)? Trình bày tóm tắt diễn biến trận Ngọc Hồi- Đống Đa?
Câu 3. Hãy nêu một số thành tựu khoa học - kỹ thuật ở nước ta cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX?
 
Last edited by a moderator:
P

pro3182001

3)
*Văn học:
-Văn học dân gian thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX phát triển rực rỡ với nhiều hình thức phong phú :tục ngữ, ca dao, truyện tiếu lâm.......................
-Văn học viết bằng chữ Nôm phát triển đến mức đỉnh cao
-Nội dung văn học dân gian và văn học bằng chữ Nôm phản ánh phong phú và sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời cùng những thay đổi trong tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con người Việt Nam
-Một số tác phẩm nổi tiếng như Truyện Kiều của Nguyễn Du,............................
 
N

nhokdangyeu01

Câu 1

- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước.
+ Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, Nam nữ, các thành phần dân tộc đều
đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân.
+ Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
 
P

pro3182001

- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước.
+ Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, Nam nữ, các thành phần dân tộc đều
đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân.
+ Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.

câu hỏi là phân tích chứ có phải nêu lên những nguyên nhân thắng lợi đâu
 
T

tomboy1442001

Câu 2 :
+) Vì vào dịp Tết thì giặc lo ăn chơi, chủ quan, ko đề phòng.biết được lợi thế đó nên Quang Trung quyết định đánh tan quân Thanh vào dịp tết Kỉ dậu (1789). quân ta thắng cũng một phần nhờ quân ta đánh bất ngờ nên quân địch ko kịp đánh trả.
+) tóm tắt diễn biến Ngọc Hồi- Đống Đa:
Từ Tam Điệp, Quang Trung chia quân làm năm đạo:
_ Đạo chủ lực do QT trực tiếp chỉ huy, đánh vào Thăng Long
_ Đạo thứ hai và đạo thứ ba đánh vào Tây Nam Thăng Long và trợ giúp cho đạo chủ lực
_ Đạo thứ tư tiến ra Hải Dương
_ Đạo thứ năm tiến lên Bắc Giang, chặn đường rút lui của địch
Đêm 30 Tết ÂL , quân ta tiêu diệt gọn toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu. Đêm mùng 3 Tết , quân ta bí mật vây đồn Hà Hồi. Quân giặc bị đánh bất ngờ hoảng sợ hạ khí giới đấu hàng.
Sáng mồng 5 Tết quân ta đánh đồn Ngọc Hồi, đây là đồn quan trọng nhất của địch.Đồn lũy đc xây đắp kiên cố , có cắm chông sắt và chôn địa lôi dày đặc.
Khi tiến sát đồn giặc, QT truyền lệnh cho tượng binh và bộ binh đồng loạt xông tới. Quân Thanh đánh ko nổi , bỏ chạy tán loạn , máu chảy thành suối. Quân Thanh đại bại.
Khi QT đang đánh đồn Ngọc Hồi thi quân của đô đốc Long đánh đồn Đống Đa. Cùng vói nhân dân địa phương giáp chiến, đốt lử thiêu cháy doanh trại giặc. Tướng giặc sợ quá nên thắt cổ tự tử.
Nghe tin đại bại, Tôn Sĩ Nghị cùng vài võ quan vội vã về Gia Lâm .
Trưa mồng 5 Tết Kỉ Dậu, vua Quang Trung trong bộ chiến bào xạm đen khói thuốc súng, cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào Thăng Long giữa muôn tiếng reo hò vui mừng
 
L

luuquangha2001

[Sử 7] trả lời

16,
Thế kỷ XV có mấy cuộc phát kiến địa lý lớn?
Chọn câu trả lời đúng:
A. 2 cuộc
B. 5 cuộc
C. 3 cuộc
D. 4 cuộc
 
T

tuananh1203

những nhân tố thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn.Vì dân và dựa vào dân để chiến đấu là quan điểm chỉ đạo của cuộc khởi nghĩa.Giương cao ngọn cờ yêu nước và chính nghĩa.Đường lối dựa vào dân để đánh giặc. Nghĩa quân Lam Sơn - đội quân nhân dân.Đóng góp sức người, sức của nhân dân. Hai lực lượng nhân dân và vũ trang cùng đánh địch hổ trợ nhau.
 
S

satthuphucthu

[SIZE="2"Câu1:
Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) là cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân Minh xâm lược về nước do Lê Lợi lãnh đạo và kết thúc bằng việc giành lại độc lập cho nước Đại Việt và sự thành lập nhà Hậu Lê.
Khởi nghĩa Lam Sơn gồm ba giai đoạn lớn: hoạt động ở vùng núi Thanh Hoá (1418-1423), tiến vào phía nam (1424-1425) và giải phóng Đông Quan (1426-1427).
Khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra trong bối cảnh rất khó khăn. Nhiều cuộc nổi dậy chống Minh, điển hình là nhà Hậu Trần, đã bị dẹp một cách tàn khốc. Liên tiếp 2 vua nhà Hồ, một vua nhà Hậu Trần bị bắt về bắc, vua Trùng Quang và các tướng đều tử tiết.
Trong bối cảnh đó, Lê Lợi đã đứng lên khởi nghĩa ở Lam Sơn, đúng như Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô đại cáo:
Vừa khi cờ nghĩa dấy lên ,
Chính lúc quân thù đang mạnh

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ mở đầu tới kết thúc thắng lợi (tháng 12-1427), qua các giai đoạn phát triển và chiến lược, chiến thuật của nó đã chứng minh Lê Lợi là người có tầm vóc của một thiên tài, một nhân cách vĩ đại, chỉ thấy ở những lãnh tụ mở đường, khai sáng. Nếu Ngô Quyền với chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời kỳ 1.000 năm mất nước, mở đầu thời kỳ độc lập mới của dân tộc thì Lê Lợi với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, kết thúc 20 năm thống trị của giặc Minh, khôi phục nền độc lập lâu dài cho Tổ quốc, bắt đầu một kỷ nguyên xây dựng mới. Không có Lê Lợi, không có phong trào khởi nghĩa Lam Sơn. Nhưng Lê Lợi không chỉ là người nhen nhóm, tạo lập ra tổ chức khởi nghĩa Lam Sơn mà ông còn là nhà chỉ đạo chiến lược kiệt xuất. Một nét đặc sắc, mới mẻ trong đường lối chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Minh mà Lê Lợi thực hiện là dựa vào nhân dân để tiến hành chiến tranh giải phóng dân tộc. Nhìn vào lực lượng nghĩa binh và bộ chỉ huy, tướng lĩnh của cuộc khởi nghĩa, có thể thấy rõ tính chất nhân dân rộng rãi của nó, một đặc điểm nổi bật không có ở các cuộc khởi nghĩa khác chống Minh trước đó. Dựa vào sức mạnh của nhân dân, đoàn kết, tập hợp mọi lực lượng xã hội trong một tổ chức chiến đấu, rồi từ cuộc khởi nghĩa ở một địa phương, lấy núi rừng làm căn cứ địa, phát triển sâu rộng thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trên quy mô toàn quốc. Đây là một cống hiến sáng tạo to lớn về đường lối chiến tranh của Lê Lợi và bộ tham mưu của ông, để lại một kinh nghiệm lịch sử quý giá.[/SIZE]
 
S

satthuphucthu

Câu 2:
Khi quân Thanh tiến qua biên giới, quân lính Tây Sơn bỏ trốn hết khiến viên trấn thủ của Tây Sơn là Phan Khải Đức phải đầu hàng[12]

Ngô Văn Sở được tin quân Thanh kéo sang liền nhóm họp các văn võ quan nhà Lê Trung Hưng đưa một bức thư ký tên Giám Quốc Sùng Nhượng Công, Lê Duy Cẩn sang xin hoãn binh với Tôn Sĩ Nghị. Rồi các tướng Tây Sơn mở cuộc thảo luận.

Nhiều người bàn dùng phục binh đánh quân Thanh như Lê Lợi diệt tướng Minh là Liễu Thăng, Lương Minh trước đây, duy Ngô Thì Nhậm chủ trương kế hoạch, nhử quân Thanh vào sâu nội địa, thủy quân rút về Biện Sơn trước, lục quân kéo vào đóng giữ núi Tam Điệp rồi báo tin vào cho Bắc Bình Vương. Chiến lược này được chấp thuận, binh sĩ các đạo đều được lệnh về hội ngay dưới cờ của Tiết Chế Ngô Văn Sở tại bờ sông Nhị vào năm hôm sau. Sở bàn kế hoạch lui quân.

Ngô Văn Sở sai tướng chặn giữ bến đò Xương Giang chặn quân Thanh, và sai Phan Văn Lân đưa hơn 10 ngàn quân tinh nhuệ từ Thăng Long đi đánh. Quân Tây Sơn vượt sông Nguyệt Đức đánh vào quân Thanh đang đóng ở núi Tam Tầng, bao vây doanh trại của Tôn Sĩ Nghị. Súng hỏa sang của quân Thanh bắn ra như mưa, đồng thời cung tên từ hai cánh phải và trái của quân Thanh cũng bắn ra, quân Tây Sơn chết rất nhiều. Tôn Sĩ Nghị lại phái một toán kỵ binh từ mạn thượng lưu vượt qua sông đánh úp lấy đồn Thị Cầu. Đồn này phát hỏa, Văn Lân cả sợ rút về.[13]

Ngày 21 tháng 11 năm Mậu Thân (1788), thành Thăng Long bỏ ngỏ, quân của Nghị vào đóng và tướng doanh của Nghị đặt tại Tây Long Cung. Theo lời vua Thanh dặn, Sĩ Nghị lấy xong thành này rồi trao ấn cho Duy Kỳ, tấn phong làm An Nam quốc vương lấy lòng dân Đại Vệt.[13]. Ngày 22, Sĩ Nghị làm lễ ở điện Kính Thiên để làm lễ sách phong cho vua Lê Chiêu Thống.

Lê Chiêu Thống được tin quân Tây Sơn rút khỏi các trấn, bèn điều các tướng dưới quyền đi chiếm lại những nơi đó. Giữa tháng 11 năm 1788, quân Thanh tới bờ bắc sông Thương. Quân Tây Sơn rút về bờ nam nhưng chặt phá hết cầu và lấy hết thuyền bè. Theo sách Thánh vũ ký, phần "Càn Long chinh phủ An Nam ký" của Ngụy Nguyên, quân Thanh đã tổn thất khá nhiều mới bắc được cầu qua sông do đạn của quân Tây Sơn bắn sang trước khi rút hẳn.

Quân Thanh tiến đến Thị Cầu, Phan Văn Lân đã chặt cầu và tận dụng bờ nam cao hơn bờ bắc mà bắn đại bác sang khiến quân Thanh mất 3 ngày (15 đến 17 - 11) không bắc nổi cầu. Nửa đêm 17 tháng 11, Phan Văn Lân mang quân theo khúc sông Cầu định tập kích trại Tôn Sĩ Nghị nhưng bị thiệt hại do hoả lực của quân Thanh bắn ra. Sau đó Văn Lân đụng độ tướng Thanh là Trương Triều Long ở Tam Tằng. Quân Tây Sơn ít và yếu thế bại trận, rút lui.

Trong khi đó, lục quân của Ngô Văn Sở cũng rút về tới Ninh Bình cố thủ. Ngày 20 tháng 11, quân Tây Sơn đóng đồn từ Tam Điệp tới Biện Sơn, Ngô Văn Sở cho đô đốc Tuyết vào nam cấp báo với Bắc Bình vương Nguyễn Huệ.

Tôn Sĩ Nghị tính chuyện truy kích Nguyễn Huệ nhưng Tôn Vĩnh Thanh tâu là Quảng Nam xa cách đô thành nhà Lê 2.000 dặm, dùng quân 1 vạn người thì phải cần 10 vạn phu vận tải, cũng bằng từ Trấn Nam Quan đến thành họ Lê.[14]
 
L

long09455

Câu1:
Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) là cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân Minh xâm lược về nước do Lê Lợi lãnh đạo và kết thúc bằng việc giành lại độc lập cho nước Đại Việt và sự thành lập nhà Hậu Lê.
Khởi nghĩa Lam Sơn gồm ba giai đoạn lớn: hoạt động ở vùng núi Thanh Hoá (1418-1423), tiến vào phía nam (1424-1425) và giải phóng Đông Quan (1426-1427).
Khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra trong bối cảnh rất khó khăn. Nhiều cuộc nổi dậy chống Minh, điển hình là nhà Hậu Trần, đã bị dẹp một cách tàn khốc. Liên tiếp 2 vua nhà Hồ, một vua nhà Hậu Trần bị bắt về bắc, vua Trùng Quang và các tướng đều tử tiết.
Trong bối cảnh đó, Lê Lợi đã đứng lên khởi nghĩa ở Lam Sơn, đúng như Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô đại cáo:
Vừa khi cờ nghĩa dấy lên ,
Chính lúc quân thù đang mạnh

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ mở đầu tới kết thúc thắng lợi (tháng 12-1427), qua các giai đoạn phát triển và chiến lược, chiến thuật của nó đã chứng minh Lê Lợi là người có tầm vóc của một thiên tài, một nhân cách vĩ đại, chỉ thấy ở những lãnh tụ mở đường, khai sáng. Nếu Ngô Quyền với chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời kỳ 1.000 năm mất nước, mở đầu thời kỳ độc lập mới của dân tộc thì Lê Lợi với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, kết thúc 20 năm thống trị của giặc Minh, khôi phục nền độc lập lâu dài cho Tổ quốc, bắt đầu một kỷ nguyên xây dựng mới. Không có Lê Lợi, không có phong trào khởi nghĩa Lam Sơn. Nhưng Lê Lợi không chỉ là người nhen nhóm, tạo lập ra tổ chức khởi nghĩa Lam Sơn mà ông còn là nhà chỉ đạo chiến lược kiệt xuất. Một nét đặc sắc, mới mẻ trong đường lối chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Minh mà Lê Lợi thực hiện là dựa vào nhân dân để tiến hành chiến tranh giải phóng dân tộc. Nhìn vào lực lượng nghĩa binh và bộ chỉ huy, tướng lĩnh của cuộc khởi nghĩa, có thể thấy rõ tính chất nhân dân rộng rãi của nó, một đặc điểm nổi bật không có ở các cuộc khởi nghĩa khác chống Minh trước đó. Dựa vào sức mạnh của nhân dân, đoàn kết, tập hợp mọi lực lượng xã hội trong một tổ chức chiến đấu, rồi từ cuộc khởi nghĩa ở một địa phương, lấy núi rừng làm căn cứ địa, phát triển sâu rộng thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trên quy mô toàn quốc. Đây là một cống hiến sáng tạo to lớn về đường lối chiến tranh của Lê Lợi và bộ tham mưu của ông, để lại một kinh nghiệm lịch sử quý giá
 
B

babyhoctoan

Câu 1:
Nguyên nhân thắng lợi:
+Biết dựa vào dân,lấy dân làm gốc
+Nhờ tinh thần đoàn kết,sự lãnh đạo của những người đứng đầu


Câu 2:
Quang Trung quyết định đánh tan quân Thanh vào dịp tết Kỉ dậu (1789) vì:
-Lợi dụng sự chủ quan,kiêu ngạo của địch,khi chúng chiếm được Thăng Long một cách dễ dàng.
-Đánh đòn bất ngờ lớn đối với quân địch khi đang vào dịp Tết Kỷ Dậu,chúng đang vui vẻ đón Tết. Quang Trung cũng phán đoán : quân Thanh sẽ nghĩ quân ta cũng phải ăn Tết nên cứ thanh thản không phòng thủ .Từ đó mà quân thừa cơ ra đòn chớp nhoáng tấn công toàn diện vào dịp Tết Kỉ Dậu.
-Tóm tắt trận Ngọc Hồi-Đống Đa:
+ Sáng mùng 5 tết:Quân ta tấn công thành Ngọc Hồi.Đồng thơi với việc tấn công thành Ngọc Hồi,quân ta tiến công vào thành Đống Đa. Tướng Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử
+ Trưa mùng 5 tết:Quân ta chiến thắng kéo vào thành Thăng Long


Câu 3:
+Đồng hồ,kính thiên lí,máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước,tàu thủy chạy bằng hơi nước
 
S

sieutrom1412

Câu 1: Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn tham gia khởi nghĩa?
Câu 2: Để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa Lê Lợi cùng bộ chỉ huy đã làm gì?
 
N

nhokdangyeu01

Câu 1: Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn tham gia khởi nghĩa?

Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn
Nhân dân không chịu khuất phục, lầm than nô lệ.
Lê Lợi là người yêu nước, giàu lòng nhân nghĩa, có chí khí, …
Vì thế, khi nghe tin Lê Lợi Khởi nghĩa khắp nơi hào kiệt đã tìm về. Trong đó có Nguyễn Trãi
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom