[12]toán ôn thi đại học về pt, hpt

Y

yenngocthu

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nhân mấy tuần sắp tết rảnh rỗi tớ muốn mở 1 topic chuyên về phương trình và hệ phương trình dành cho thi đại học .Thế nên mem nào thick thì vô đây luyện nha^^_^^
P/s: lưu ý với bạn nào post bài trong topic này thì nên ra các dạng bám sát đề thi đại học hok lên quá khó hoặc rắc rối hay dài dòng quá, các mem 11 cũng có thể tham gia do phần này lớp 8,9 đã học rồi^^
mở màn bằng 1 số bài ::D:D
[TEX]1,x^3+\frac{\sqrt{68}}{x^3}=\frac{15}{x}[/TEX]

[TEX]2,x+\sqrt{11+\sqrt{x}}=11[/TEX]


A/ Hệ phương trình bậc nhất:

1) Giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn: (Dùng định thức)

[TEX]\[{\left\{ \begin{array}{l}a_1 x + b_1 y = c_1 \,\,\,\,\,\,\,(a_2^2 + b_2^2 \ne 0) \\ \\ a_2 x + b_2 y = c_2 \,\,\,\,\,\,(a_2^2 + b_2^2 \ne 0) \\ \end{array} \right.}\][/TEX]​

[TEX]D = \left| {\begin{array}...{a_1 } & {b_1 } \\{a_2 } & {b_2 } \\\end{array}} \right| = a_1 b_2 - a_2 b_1 \\ [/TEX]

[TEX]D_x = \left| {\begin{array}..{c_1 } & {b_1 } \\{c_2 } & {b_2 } \\\end{array}} \right| = c_1 b_2 - c_2 b_1 \\ [/TEX]

[TEX]D_y = \left| {\begin{array}..{a_1 } & {c_1 } \\{a_2 } & {c_2 } \\\end{array}} \right| = a_1 c_2 - a_2 c_1 \\ [/TEX]

Nếu:[TEX]\[D \ne 0\][/TEX] hệ có nghiệm duy nhất:[TEX]\[\left\{ {\begin{array}{...}\begin{array}{l}x = \frac{{D_x }}{D} \\ \\ \end{array} \\{y = \frac{{D_y }}{D}} \\\end{array}} \right.\][/TEX]

Nếu:[TEX]\[\left[ \begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}D = 0 \\ D_x \ne 0 \\ \end{array} \right. \\ \left\{ \begin{array}{l}D = 0 \\ D_y \ne 0 \\ \end{array} \right. \\ \end{array} \right.\][/TEX]: hệ vô nghiệm

Nếu:[TEX]\[D = D_x = D_y = 0\][/TEX]: hệ có vô số nghiệm

Ví dụ 1: Giải hệ phương trình sau:[TEX]\[{\left\{ \begin{array}{l}2 x - 3 y = 13 \,\,\,\,\,\,\, \\ \\ 7 x + 4 y = 2 \,\,\,\,\,\, \\ \end{array} \right.}\][/TEX]
B / Hệ phương trình bậc hai
  • Hệ phương trình đối xứng loại I
Hệ hai phương trình hai ẩn được gọi là đối xứng loại I nếu khi hoán vị hai ẩn, mỗi phương trình đều không đổi.
Nói cách khác, hệ phương trình
[TEX]\[{\left\{ \begin{array}{l}{F}_{1}(x,y)=0\,\,\,\,\,\,\, \\ \\ {F}_{2}(x,y)=0 \,\,\,\,\,\, \\ \end{array} \right.}\][/TEX]
được gọi là đối xứng loại I nếu [TEX]{F}_{1}(y,x)={F}_{1}(x,y),{F}_{2}(y,x)={F}_{2}(x,y)[/TEX]
Ví dụ:
(I) [TEX]\[{\left\{ \begin{array}{l}x+y+xy=-7\,\,\,\,\,\,\, \\ \\{x}^{2}+{y}^{2}-3x-3y=16 \,\,\,\,\,\, \\ \end{array} \right.}\][/TEX]
Chú ý: Từ định nghĩa ta thấy ngay rằng nếu [TEX](\alpha ,\beta )[/TEX] là một nghiệm của hệ đối xứng loại I thì [TEX](\beta ,\alpha )[/TEX] cũng là một nghiệm của nó.
Cách giải
Ta đã biết:

1) Nếu [TEX]{x}_{1},{x}_{2}[/TEX] là hai nghệm của phương trình [TEX]a{x}^{2} + bx +c = 0[/TEX] thì :

[TEX]\[{\left\{ \begin{array}{l}{x}_{1} +{x}_{2} =-\frac{b}{a}\,\,\,\,\,\,\, \\ \\{x}_{1}{x}_{2}= \frac {c}{a} \,\,\,\,\,\, \\ \end{array} \right.}\][/TEX]

2) Nếu [TEX]\[{\left\{ \begin{array}{l}{x}_{1}+{x}_{2}=S\,\,\,\,\,\,\, \\ \\{x}_{1}{x}_{2}= P \,\,\,\,\,\, \\ \end{array} \right.}\][/TEX] , với điều kiện [TEX]{S}^{2}-4P\geq 0 [/TEX] thì [TEX]{x}_{1}, {x}_{2}[/TEX] là 2 nghiệm của phương trình

[TEX]{X}^{2}-Sx+P=0[/TEX] (II)

3)Có thể biểu diễn tổng các lũy thừa cùng bậc của 2 nghiệm qua [TEX]{x}_{1}+{x}_{2}[/TEX] và [TEX]{x}_{1}{x}_{2}[/TEX] chẳng hạn:

[TEX]{{x}_{1}}^{2}+{{x}_{2}}^{2}={({x}_{1}+{x}_{2})}^{2} -2{x}_{1}{x}_{2}[/TEX]

[TEX]{{x}_{1}}^{3}+{{x}_{2}}^{3}={({x}_{1}+{x}_{2})}^{3} -3{x}_{1}{x}_{2}({x}_{1}+{x}_{2})[/TEX]

[TEX]{{x}_{1}}^{4}+{{x}_{2}}^{4}={\left[{({x}_{1}+{x}_{2})}^{2} -2{x}_{1}{x}_{2} \right]}^{2}-2{{x}_{1}}^{2}{{x}_{2}}^{2}[/TEX]

Nhờ những cách biến đổi này, nếu đặt [TEX]\[{\left\{ \begin{array}{l}x+y=S\,\,\,\,\,\,\, \\ \\XY=P \,\,\,\,\,\, \\ \end{array} \right.}\][/TEX] (III)
thì có thể biến đổi hệ phương trình đối xứng loại I thành một hệ phương trình đối với 2 ẩn S và P. Nếu tìm được S và P thì từ các đẳng thức (III) và phương trình (II) ta tìm được x và y

Phương pháp chung để giải hệ phương trình đối xứng loại I như sau:
- Đặt [TEX]\[{\left\{ \begin{array}{l}x+y=S\,\,\,\,\,\,\, \\ \\xy=P \,\,\,\,\,\, \\ \end{array} \right.}\][/TEX]
- Biến đổi hệ đã cho thành hệ phương trình đối với 2 ẩn S và P
- Giải hệ phương trình vừa nhận được đối với 2 ẩn S và P
- Với mỗi cặp S và P tương ứng, tiếp tục giải hệ phương trình [TEX]\[{\left\{ \begin{array}{l}x+y=S\,\,\,\,\,\,\, \\ \\xy=P \,\,\,\,\,\, \\ \end{array} \right.}\][/TEX]
hpt đối xứng loại 2.
Xét hpt:
[tex]\left\{\begin{matrix}\ F_1(x,y)=0 \\ F_2(x,y)=0 \end{matrix}\right.[/tex]
Được gọi là hệ đối xứng loại 2 nếu [TEX]F_1(y,x)=F_2(x,y), F_2(y,x)=F_1(x,y)[/TEX] hay nói cách khác, khi hoán vị 2 ẩn thì phương trình này trở thành phương trình kia.
Phương pháp giải :
-Trừ từng vế tương ứng của 2 phương trình ta được một phương trình tích
-Phương trình tích này tương đương với 2 phương trình;
-Mỗi phương trình trong 2 pt vừa nói kết hợp với một trong 2 phương trình đã cho ta có một hệ;
-Giải những hệ này ta được nghiệm của hệ đã cho.

VD: Giải hpt:
[TEX](I) \left\{\begin{matrix}\ 2x^2+y=3y^2-2 (1) \\ 2y^2+x=3x^2-2 (2) \end{matrix}\right.[/TEX]
Trừ từng vế của (1) và (2) ta được:
[TEX]5(x^2-y^2)-(x-y)=0 \Leftrightarrow (x-y)(5x+5y-1)=0[/TEX]
Hệ (I) trở thành 2 hệ:
[TEX](II) \left\{\begin{matrix}\ 2x^2+y=3y^2-2 \\ x-y=0 \end{matrix}\right.[/TEX]
hay
[TEX](I) \left\{\begin{matrix}\ 2x^2+y=3y^2-2 \\ 5x+5y-1=0 \end{matrix}\right.[/TEX]
[TEX]\Rightarrow[/TEX] (I) có 4 nghiệm: [TEX](-1;-1),(2;2),(\frac{1- \sqrt{209}}{10};\frac{1+ \sqrt{209}}{10}),(\frac{1+ \sqrt{209}}{10};\frac{1-\sqrt{209}}{10})[/TEX]

[/QUOTE]

nguồn lấy từ box math [2008]
 
Last edited by a moderator:
Y

yenngocthu

hix , hok ai giải bài này ah
thôi vậy tớ xin giải con đầu tiên nha
bài đó dùng 1 pp khá hay mà mình muốn giới thịu cho mọi ngừoi
ĐK: x#0
Gọ [TEX]x_0[/TEX]là 1 nghiệm của pt(1)[TEX]\Leftrightarrow x^3_o+\frac{2.\sqrt17}{x^3_o}=\frac{17-2}{x_o}[/TEX]
coi [TEX]\sqrt {17}[/TEX] là ngiệm của pt ẩn a:
[TEX]\Leftrightarrow x^3_o+\frac{2.a}{x^3_o}=\frac{a-2}{x_o}[/TEX]
giải pt ẩn a ta dược 2 nghiệm [TEX] \left[ a=-x^2_o \\a=\frac{2+x^4_o}{x^2_o}[/TEX]
tiếp theo theo thay [TEX]a=\sqrt{17}[/TEX] vào để ta giải 2p t trên :D
 
Last edited by a moderator:
P

potter.2008

2.
[TEX] x+\sqrt{11+\sqrt{x}}=11[/TEX]

cách 1 : đặt [TEX]\sqrt{11+\sqrt{x}}=a \Rightarrow a^2= \sqrt{x} +11 [/TEX]

[TEX]\Rightarrow \left{\begin {a^2- \sqrt{x} =11}\\{x + a=11}[/TEX]

trừ vế với vế của hai PT cho nhau ta được :

[TEX](a^2- x) - (\sqrt{x}-a) = 0[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow (a-\sqrt{x})(a+\sqrt{x}+1) =0 [/TEX]

cách 2:

[TEX]x -11 = \sqrt{11+\sqrt{x}}[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow x^2- 22x +11^2 = 11 + \sqrt{x} [/TEX]

đặt [TEX]a=11 \Rightarrow a^2- a(2x+1)+x^2- \sqrt{x} = 0[/TEX]

tính [TEX]\Delta [/TEX] sau đó tính nghiệm a bằng một biểu thức của x >> thế rùi giải :)

( tương tự bài trên )
 
Y

yenngocthu

hệphương trình đẳng cấp
-Phương trình F(x,y)=c được gọi là phương trình vế trái đẳng cấp bậc n nếu F(x,y) là một đa thức mà mọi hạng tử đều có bậc n, còn c là một hằng số. Trong trường hợp c=0 thì ta nói đó là phương trình đẳng cấp bậc n.
-Hệ phương trình vế trái đẳng cấp là hệ mà mọi phương trình đều có vế trái đẳng cấp.
Cách giải:
-Đặt y=tx hay x=ty
-Tính t
-Tính x và y theo t

VD: Giải hpt:
[TEX](I) \left\{\begin{matrix}\ 3x^2+2xy+y^2=11 \\ x^2+2xy+5y^2=25 \end{matrix}\right.[/TEX]
Giải:
Có thể kiểm tra thấy rằng hệ không có nghiệm dạng (x;0) và (0;y);

Đặt x=ty, hệ (I) trở thành:
[TEX](II) \left\{\begin{matrix}\ y^2(3t^2+2t+1)=11 \\ y^2(t^2+2t+5)=25 \end{matrix}\right.[/TEX]
Với [TEX]y \neq 0[/TEX] (II) trở thành:
[TEX]\left\{\begin{matrix}\ y^2(t^2+2t+5)=25 \\ 25(3t^2+2t+1)-11(t^2+2t+5)=0 \end{matrix}\right.[/TEX]
[TEX]\leftrightarrow \left\{\begin{matrix}\ y^2(t^2+2t+5)=25 \\ 32t^2+14t-15=0 \end{matrix}\right.[/TEX]

từ đó được:[TEX]t_1=- \frac{15}{16}, t_2= \frac{1}{2}[/TEX]
*Với [TEX]t_1=- \frac{15}{16}[/TEX] thì [TEX]y= \pm \frac{16}{ \sqrt{41}}[/TEX] suy ra [TEX]x= \mp \frac{15}{ \sqrt{41}}[/TEX]
*Với [TEX]t_2= \frac{1}{2}[/TEX] thì [TEX]y= \pm 2[/TEX] suy ra [TEX]x= \pm 1[/TEX]

Vậy hệ có 4 nghiệm: [TEX](- \frac{15}{ \sqrt{41}}; \frac{16}{ \sqrt{41}}),( \frac{15}{ \sqrt{41}};- \frac{16}{ \sqrt{41}}), (-1;-2), (1;2)[/TEX]
Vài bài tập ứng dụng:
1.[TEX] \left\{ \begin{matrix}\ 3x^2+5xy-4y^2=-24 \\ 5x^2-3y^2=8 \end{matrix}\right.[/TEX]

2.[TEX] \left\{ \begin{matrix}\ 2x^2+5xy+2y^2=0 \\ 3x^2+4xy-5y^2=-7 \end{matrix}\right.[/TEX]

3.[TEX] \left\{ \begin{matrix}\ -3x^2+2y^2=23 \\ 2x^2-3xy-2y^2=13 \end{matrix}\right.[/TEX]

4.[TEX] \left\{ \begin{matrix}\ x^2+2xy+3y^2=9 \\ 2x^2+2xy+y^2=2 \end{matrix}\right.[/TEX]

5*. Với giá trị nào của m thì hpt sau có nghiệm
[TEX] \left\{ \begin{matrix}\ 2x^2+3xy+y^2=-1 \\ x^2+3xy+2y^2=m \end{matrix}\right.[/TEX]


nguồn lấy từ box math [2008]

:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-
 
Last edited by a moderator:
H

hoahuongduong237

cách 2:

[TEX]x -11 = \sqrt{11+\sqrt{x}}[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow x^2- 22x +11^2 = 11 + \sqrt{x} [/TEX]

đặt [TEX]a=11 \Rightarrow a^2- a(2x+1)+x^2- \sqrt{x} = 0[/TEX]

tính [TEX]\Delta [/TEX] sau đó tính nghiệm a bằng một biểu thức của x >> thế rùi giải :)

( tương tự bài trên )

Cần đặt điều kiện vế trái rồi mới bình phương được.
 
G

giangln.thanglong11a6

Hiện tại chưa làm được bài của Hùng:D. Nhưng gặp mấy bài cũng hay, đưa lên thử:

1) GPT [TEX](x-1)^{2009}+(2-x)^{2009}=1[/TEX]

2) GPT [TEX]x^2+4x=\sqrt{x+6}[/TEX]
 
T

tuongvikho

[tex]\left\{\begin x^2-1=2yz\sqrt{1-4xy}\\ z^2+1+2\sqrt{xy}\right.[/tex]
 
Last edited by a moderator:
V

vodichhocmai

Gốp 1 bài cho vui nhà vui cửa :D
Cho hệ phươnh trình : [TEX]\left{|x|+|y-2|=1\\\(x+y)^2+\(1-m\)\(1+m\)=2x\(1+y\)[/TEX]
Tìm [TEX]m[/TEX] để hệ phương trình có 3 nghiệm :D
 
Last edited by a moderator:
V

vodichhocmai

Hiện tại chưa làm được bài của Hùng:D. Nhưng gặp mấy bài cũng hay, đưa lên thử:

1) GPT [TEX](x-1)^{2009}+(2-x)^{2009}=1[/TEX]
Xét hàm số : [TEX]y=\(x-1)^{2009}+(2-x)^{2009}[/TEX]
[TEX]MXD:D=R[/TEX]
Đạo hàm .
[TEX]y'=2009\[\(x-1\)^{2008}-\(2-x\)^{2008}\][/TEX]
[TEX]y'=0\Leftrightarrow x=\frac{3}{2}[/TEX] [TEX]Duy nhat[/TEX]
Vậy theo [TEX]Roll[/TEX] phương trình [TEX](x-1)^{2009}+(2-x)^{2009}=1[/TEX] có tối đa hai nghiệm.
Nhẫm nghiệm ta thấy [TEX]\left[x=1\\x=2[/TEX]
______
khanhsy
 
T

thong1990nd

[TEX]\left{y^2 +x+xy-6y+1=0\\y^3x-8y^2+x^2y+x=0[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow \left{(y^2+x)+(xy+1)-6y=0 \\(y^2+x)(xy+1)-9y^2=0[/tex]
đặt [TEX]u = y^2+x , v=xy+1[/tex]
hệ [TEX]\Leftrightarrow \left{u+v-6y=0 \\ uv-9y^2=0[/TEX]
từ u=6y-v thay vào (2) có [TEX](6y-v)v=9y^2\Leftrightarrow (v-3y)^2=0[/TEX]
[TEX] \Leftrightarrow v = 3y =u \Leftrightarrow xy+1=y^2+x[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow x(y-1)=(y-1)(y+1)\Leftrightarrow (y-1)(x-y-1)=0[/TEX]
\Leftrightarrow[TEX]\left{y=1\\x=y+1 [/tex]
thay y=1 vào của hệ ban đầu \Rightarrow x=2 là TM
thay x=y+1 vào của hệ ban đầu \Rightarrow y=1 và x=2
Vậy nghiệm của hệ là (2;1)
xong:D
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenminh44

bài của bạn Potter2008 tớ giải ra nghiệm của hệ là (2;1)
thế bài này có wen không [TEX]2(x^2+2)=5\sqrt{x^3+1}[/TEX]

Bài này cũng có quen :D

[TEX]\Leftrightarrow 2(x^2+2)=5\sqrt{(x+1)(x^2-x+1)}[/TEX]

Đặt [TEX]\sqrt{x+1}=a \geq 0 ; \sqrt{x^2-x+1}=b >0[/TEX] ta có

[TEX]2(a^2+b^2)=5ab[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow(2a-b)(a-2b)=0 [/TEX] đến đây tự giải tiếp nhé :)

@: bạn nào có thời gian thử làm theo kiểu bình phương, nhóm rồi lại khai căn, đưa về dạng

[TEX]\sqrt{ax+b}=cx^2+dx+e[/TEX] rồi giải bằng cách đặt ẩn phụ như bài trên xem có ra không nhé. Chắc hơi dài :p
 
G

giangln.thanglong11a6

Ứng dụng của 1 BĐT khi giải PT mũ.

Ở đây tớ xin nhắc lại 1 BĐT quen thuộc:

[TEX]e^x \geq x+1 \forall x[/TEX]

Hệ quả: [TEX]x \geq ln(x+1) \forall x>-1[/TEX]

Mở rộng: [TEX]a^x\geq x+1 \forall x[/TEX] nếu [TEX]a\geq e[/TEX].

Áp dụng kết quả trên để giải các PT:

Bài 1: GPT [TEX]\blue e^{sin^2x}=tan^2x+1[/TEX]

Bài 2: GPT [TEX]\blue (x^2+3)^{x^2+3}=54x[/TEX]
 
O

oack

Cho mọi người một bài hệ :)

[tex]\left{\begin{y^2+x+xy-6y+1=0}\\{y^3x-8y^2+x^2y+x=0}[/TEX]
e làm thử bài nì xem :)
lấy pt(2)-pt(1) đc 1 pt như sau:[TEX] y^3x -9y^2 + x^2y -xy +6y -1 =0[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow y^3x +x^2y-xy - (3y-1)^2 = 0[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow xy(y^2+x-1) - (3y-1)^2=0[/TEX]Đặt [TEX]y=x-1[/TEX] pt [TEX]\Leftrightarrow (y+1)y(y^2+y)- (3y-1)^2=0[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow (y+y^2)^2-(3y-1)^2=0[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow (y^2-2y+1)(y^2+4y-1)=0[/TEX]
từ đây giải tiếp! đúng ko các a chị :)
 
O

oack

Kon này quen quá rồi, đặt [TEX]\sqrt{x+6}=y+2[/TEX] đưa về hệ

[TEX](y+2)^2=x+2+4 [/TEX]

[TEX](x+2)^2=y+2+4[/TEX]

Giải hệ đối xứng :D
bài nì cũng đặt như thế mà a!
trong pp giải hệ của chị N cũng nói đến phần đặt x=ty nếu đặt như thế thì coi như là giải hệ pt e giải như trên và pt [TEX]y=x-1[/TEX] ! a thấy có đc ko???
 
G

giangln.thanglong11a6

Nguyên tắc khi đặt ẩn phụ là thêm ẩn mới (chứ không thể giữ nguyên số ẩn).

Ví dụ như cách đặt x=ty khi giải hệ là đã thêm ẩn t hoàn toàn mới. Hay như bài PT của anh Minh thì ban đầu không có ẩn y.
Vì thế cách đặt của em là sai.
 
T

thong1990nd

e làm thử bài nì xem :)
lấy pt(2)-pt(1) đc 1 pt như sau:[TEX] y^3x -9y^2 + x^2y -xy +6y -1 =0[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow y^3x +x^2y-xy - (3y-1)^2 = 0[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow xy(y^2+x-1) - (3y-1)^2=0[/TEX]Đặt [TEX]y=x-1[/TEX] pt [TEX]\Leftrightarrow (y+1)y(y^2+y)- (3y-1)^2=0[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow (y+y^2)^2-(3y-1)^2=0[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow (y^2-2y+1)(y^2+4y-1)=0[/TEX]
từ đây giải tiếp! đúng ko các a chị :)
cách giải của em làm sao ấy , nếu đặt y=x-1 thì y này lại trùng với ẩn y ở đầu bài à,đặt như em thì PT sẽ có 3 ẩn rất khó giải, em thử xem bài giải của anh ở trên xem sao;)
 
Top Bottom