Y
yenngocthu
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Nhân mấy tuần sắp tết rảnh rỗi tớ muốn mở 1 topic chuyên về phương trình và hệ phương trình dành cho thi đại học .Thế nên mem nào thick thì vô đây luyện nha^^_^^
P/s: lưu ý với bạn nào post bài trong topic này thì nên ra các dạng bám sát đề thi đại học hok lên quá khó hoặc rắc rối hay dài dòng quá, các mem 11 cũng có thể tham gia do phần này lớp 8,9 đã học rồi^^
mở màn bằng 1 số bài :
[TEX]1,x^3+\frac{\sqrt{68}}{x^3}=\frac{15}{x}[/TEX]
[TEX]2,x+\sqrt{11+\sqrt{x}}=11[/TEX]
[/QUOTE]
P/s: lưu ý với bạn nào post bài trong topic này thì nên ra các dạng bám sát đề thi đại học hok lên quá khó hoặc rắc rối hay dài dòng quá, các mem 11 cũng có thể tham gia do phần này lớp 8,9 đã học rồi^^
mở màn bằng 1 số bài :
[TEX]1,x^3+\frac{\sqrt{68}}{x^3}=\frac{15}{x}[/TEX]
[TEX]2,x+\sqrt{11+\sqrt{x}}=11[/TEX]
A/ Hệ phương trình bậc nhất:
1) Giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn: (Dùng định thức)
[TEX]\[{\left\{ \begin{array}{l}a_1 x + b_1 y = c_1 \,\,\,\,\,\,\,(a_2^2 + b_2^2 \ne 0) \\ \\ a_2 x + b_2 y = c_2 \,\,\,\,\,\,(a_2^2 + b_2^2 \ne 0) \\ \end{array} \right.}\][/TEX]
[TEX]D = \left| {\begin{array}...{a_1 } & {b_1 } \\{a_2 } & {b_2 } \\\end{array}} \right| = a_1 b_2 - a_2 b_1 \\ [/TEX]
[TEX]D_x = \left| {\begin{array}..{c_1 } & {b_1 } \\{c_2 } & {b_2 } \\\end{array}} \right| = c_1 b_2 - c_2 b_1 \\ [/TEX]
[TEX]D_y = \left| {\begin{array}..{a_1 } & {c_1 } \\{a_2 } & {c_2 } \\\end{array}} \right| = a_1 c_2 - a_2 c_1 \\ [/TEX]
Nếu:[TEX]\[D \ne 0\][/TEX] hệ có nghiệm duy nhất:[TEX]\[\left\{ {\begin{array}{...}\begin{array}{l}x = \frac{{D_x }}{D} \\ \\ \end{array} \\{y = \frac{{D_y }}{D}} \\\end{array}} \right.\][/TEX]
Nếu:[TEX]\[\left[ \begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}D = 0 \\ D_x \ne 0 \\ \end{array} \right. \\ \left\{ \begin{array}{l}D = 0 \\ D_y \ne 0 \\ \end{array} \right. \\ \end{array} \right.\][/TEX]: hệ vô nghiệm
Nếu:[TEX]\[D = D_x = D_y = 0\][/TEX]: hệ có vô số nghiệm
Ví dụ 1: Giải hệ phương trình sau:[TEX]\[{\left\{ \begin{array}{l}2 x - 3 y = 13 \,\,\,\,\,\,\, \\ \\ 7 x + 4 y = 2 \,\,\,\,\,\, \\ \end{array} \right.}\][/TEX]
B / Hệ phương trình bậc hai
Hệ hai phương trình hai ẩn được gọi là đối xứng loại I nếu khi hoán vị hai ẩn, mỗi phương trình đều không đổi.
- Hệ phương trình đối xứng loại I
Nói cách khác, hệ phương trình
[TEX]\[{\left\{ \begin{array}{l}{F}_{1}(x,y)=0\,\,\,\,\,\,\, \\ \\ {F}_{2}(x,y)=0 \,\,\,\,\,\, \\ \end{array} \right.}\][/TEX]
được gọi là đối xứng loại I nếu [TEX]{F}_{1}(y,x)={F}_{1}(x,y),{F}_{2}(y,x)={F}_{2}(x,y)[/TEX]
Ví dụ:
(I) [TEX]\[{\left\{ \begin{array}{l}x+y+xy=-7\,\,\,\,\,\,\, \\ \\{x}^{2}+{y}^{2}-3x-3y=16 \,\,\,\,\,\, \\ \end{array} \right.}\][/TEX]
Chú ý: Từ định nghĩa ta thấy ngay rằng nếu [TEX](\alpha ,\beta )[/TEX] là một nghiệm của hệ đối xứng loại I thì [TEX](\beta ,\alpha )[/TEX] cũng là một nghiệm của nó.
Cách giải
Ta đã biết:
1) Nếu [TEX]{x}_{1},{x}_{2}[/TEX] là hai nghệm của phương trình [TEX]a{x}^{2} + bx +c = 0[/TEX] thì :
[TEX]\[{\left\{ \begin{array}{l}{x}_{1} +{x}_{2} =-\frac{b}{a}\,\,\,\,\,\,\, \\ \\{x}_{1}{x}_{2}= \frac {c}{a} \,\,\,\,\,\, \\ \end{array} \right.}\][/TEX]
2) Nếu [TEX]\[{\left\{ \begin{array}{l}{x}_{1}+{x}_{2}=S\,\,\,\,\,\,\, \\ \\{x}_{1}{x}_{2}= P \,\,\,\,\,\, \\ \end{array} \right.}\][/TEX] , với điều kiện [TEX]{S}^{2}-4P\geq 0 [/TEX] thì [TEX]{x}_{1}, {x}_{2}[/TEX] là 2 nghiệm của phương trình
[TEX]{X}^{2}-Sx+P=0[/TEX] (II)
3)Có thể biểu diễn tổng các lũy thừa cùng bậc của 2 nghiệm qua [TEX]{x}_{1}+{x}_{2}[/TEX] và [TEX]{x}_{1}{x}_{2}[/TEX] chẳng hạn:
[TEX]{{x}_{1}}^{2}+{{x}_{2}}^{2}={({x}_{1}+{x}_{2})}^{2} -2{x}_{1}{x}_{2}[/TEX]
[TEX]{{x}_{1}}^{3}+{{x}_{2}}^{3}={({x}_{1}+{x}_{2})}^{3} -3{x}_{1}{x}_{2}({x}_{1}+{x}_{2})[/TEX]
[TEX]{{x}_{1}}^{4}+{{x}_{2}}^{4}={\left[{({x}_{1}+{x}_{2})}^{2} -2{x}_{1}{x}_{2} \right]}^{2}-2{{x}_{1}}^{2}{{x}_{2}}^{2}[/TEX]
Nhờ những cách biến đổi này, nếu đặt [TEX]\[{\left\{ \begin{array}{l}x+y=S\,\,\,\,\,\,\, \\ \\XY=P \,\,\,\,\,\, \\ \end{array} \right.}\][/TEX] (III)
thì có thể biến đổi hệ phương trình đối xứng loại I thành một hệ phương trình đối với 2 ẩn S và P. Nếu tìm được S và P thì từ các đẳng thức (III) và phương trình (II) ta tìm được x và y
Phương pháp chung để giải hệ phương trình đối xứng loại I như sau:
- Đặt [TEX]\[{\left\{ \begin{array}{l}x+y=S\,\,\,\,\,\,\, \\ \\xy=P \,\,\,\,\,\, \\ \end{array} \right.}\][/TEX]
- Biến đổi hệ đã cho thành hệ phương trình đối với 2 ẩn S và P
- Giải hệ phương trình vừa nhận được đối với 2 ẩn S và P
- Với mỗi cặp S và P tương ứng, tiếp tục giải hệ phương trình [TEX]\[{\left\{ \begin{array}{l}x+y=S\,\,\,\,\,\,\, \\ \\xy=P \,\,\,\,\,\, \\ \end{array} \right.}\][/TEX]
hpt đối xứng loại 2.
Xét hpt:
[tex]\left\{\begin{matrix}\ F_1(x,y)=0 \\ F_2(x,y)=0 \end{matrix}\right.[/tex]
Được gọi là hệ đối xứng loại 2 nếu [TEX]F_1(y,x)=F_2(x,y), F_2(y,x)=F_1(x,y)[/TEX] hay nói cách khác, khi hoán vị 2 ẩn thì phương trình này trở thành phương trình kia.
Phương pháp giải :
-Trừ từng vế tương ứng của 2 phương trình ta được một phương trình tích
-Phương trình tích này tương đương với 2 phương trình;
-Mỗi phương trình trong 2 pt vừa nói kết hợp với một trong 2 phương trình đã cho ta có một hệ;
-Giải những hệ này ta được nghiệm của hệ đã cho.
VD: Giải hpt:
[TEX](I) \left\{\begin{matrix}\ 2x^2+y=3y^2-2 (1) \\ 2y^2+x=3x^2-2 (2) \end{matrix}\right.[/TEX]
Trừ từng vế của (1) và (2) ta được:
[TEX]5(x^2-y^2)-(x-y)=0 \Leftrightarrow (x-y)(5x+5y-1)=0[/TEX]
Hệ (I) trở thành 2 hệ:
[TEX](II) \left\{\begin{matrix}\ 2x^2+y=3y^2-2 \\ x-y=0 \end{matrix}\right.[/TEX]
hay
[TEX](I) \left\{\begin{matrix}\ 2x^2+y=3y^2-2 \\ 5x+5y-1=0 \end{matrix}\right.[/TEX]
[TEX]\Rightarrow[/TEX] (I) có 4 nghiệm: [TEX](-1;-1),(2;2),(\frac{1- \sqrt{209}}{10};\frac{1+ \sqrt{209}}{10}),(\frac{1+ \sqrt{209}}{10};\frac{1-\sqrt{209}}{10})[/TEX]
[/QUOTE]
nguồn lấy từ box math [2008]
Last edited by a moderator: