H
hocmai.hoahoc


PHƯƠNG PHÁP 1: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN NGUYÊN TỐ
1. Bài tập thường áp dụng Bài tập đốt cháy
Bài tập cho một số liệu
Bài tập chỉ liên quan đến một nguyên tố ....
2. Nội dung định luật
Tổng số mol nguyên tố tham gia = Tổng số mol nguyên tố tạo thành
Tổng khối lượng các nguyên tố tham gia = tổng khối lượng nguyên tố tạo thành
3. Một số bài toàn áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố
Bài 1: Cho một hỗn hợp A gồm Fe, Fe2O3, FeO, Fe3O4 tác dụng hoàn toàn với HNO3 dư sau phản ứng thu được dung dịch B và khí C. Cho dung dịch B tác dụng hoàn toàn với NaOH dư thu được kết tủa E. Nung kết tủa E trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16 gam chất rắn F .
Mặt khác cho một luồng khí CO dư đi qua hỗn hợp A thì thu đựợc m gam chất rắn. Tính m . Biết các phản ứng đều sẩy ra hoàn toàn .
Giải
Phát hiện vấn đề: Bài cho một dự kiện \RightarrowBảo toàn Nguyên tố.Nguyên tố nào đây ???? \Rightarrow Fe vì nó tham gia mọi quá trình. Qua mọi gia đoạn Fe chuyển hóa thành các chất nhưng Fe vẫn là Fe.
Cách tư duy: Quan tâm và làm rõ 3 yếu tố
Đề cho cái gì?
Đề hỏi cái gì?
Cái đầu bài hỏi và cái đầu bài cho quan hệ với nhau như thế nào?
Giải quyết vấn đề:
Đề bài cho: Chất rắn F là : Fe2O3 có số mol là 0,1
Đề hỏi : Khối lượng Fe
Fe và Fe2O3 quan hệ với nhau bởi nguyên tố Fe
Vậy số mol Fe = 0,1*2= 0,2 ---- mFe = 11,2 gam
Bài 2: Đề thi đại học khối B-2007 : Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một axit cacboxylic đơn chức, cần vừa đủ V lít O2 (ở đktc), thu được 0,3 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là
A.11,2. B. 8,96. C. 6,72. D. 4,48
Giải
Phát hiện vấn đề:
Đề bài cho: 0,3 mol CO2, 0,2 mol H2O, 0,1 mol một axit cacboxylic đơn chức ( CxHyO2)
Đề bài hỏi : Thể thích O2
Quan hệ giữa cho và hỏi : CxHyO2 + O2 = CO2 +H2O
Quan hệ với nhau bởi nguyên tố O
Giải quyết vấn đề : Bảo toàn nguyên tố O
Gọi số mol O2 là x ta có : 0,1*2 + 2x = 0,3*2+ 0,2*1 \Rightarrowx= 0,3\Rightarrow
[TEX]V_{O_2 [/TEX] = 6,72\RightarrowC
Bài 3: Đề thi đại học khối A- 2007: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 8,4 lít khí CO2, 1,4 lít khí N2 (các thể tích khí đo ở đktc) và 10,125 gam H2O. Công thức phân tử của X là
A.CH3NH2 B. C3H7NH2 C. C2H5NH2 D. C4H9NH2
Phát hiện vấn đề :
Đề bài cho : 0,375 mol CO2, 0,5625 mol H2O và 0,0625 mol N2
Đề bài hỏi CTPT của X ( CxHyN)
Mối quan hệ giữa cho và hỏi : CxHyN [TEX]\to [/TEX]CO2 + H2O + N2
Quan hệ với nhau bởi nguyên tố N, C, H
Giải quyết vấn đề :
Bảo toàn nguyên tố N ta có số mol amin X = 0,0625*2 =0,125 mol
Bảo toàn C: 0,125x= 0,375\Rightarrowx= 3
Bảo toàn H: 0,125y = 0,5625*2y \Rightarrow= 9
Vậy X là C3H9N \Rightarrow B
Bài 4:Khối A- 2008 : Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và axit
H2SO4 0,5M, thu được 5,32 lít H2 (ở đktc) và dung dịch Y (coi thể tích dung dịch không đổi). Dung dịch Y có pH là
A. 7. B. 1. C. 2. D. 6.
Phát hiện vấn đề:
Đề bài cho : 0,25 mol HCl ,0,125 H2SO4 thu được 0,2375 mol H2
Đề hỏi PH của dung dịch Y PH= - lg[ H+] tức là hỏi H+ của dung dịch sau phản ứng
Mối quan hệ giữa cho và hỏi
HCl , H2SO4 + Kim loại [TEX]\to [/TEX] dung dịch Y ( có H+) + H2
Dễ dàng nhận thấy quan hệ giữa hỏi và cho là nguyên tố H
Giải quyết vấn đề :
Gọi số mol H+ trong Y là x
Bảo toàn nguyên tố H ta có : 0,25+ 0,125*2 = 0,275*2 + x\Rightarrowx = 0,025\Rightarrow[ H+]= 0,1
\RightarrowPH=1\RightarrowB
Bài 13:Đề thi đại học Khối A- 2009
Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 là 21,2 gồm propan, propen và propin. Khi đốt cháy hoàn
toàn 0,1 mol X, tổng khối lượng của CO2 và H2O thu được là:
A. 20,40 gam. B. 18,96 gam. C. 16,80 gam. D. 18,60 gam.
Phát hiện vấn đề:
Đề cho : X gồm C3H8, C3H6 và C3H4 ( Gọi công thức chung là:
[TEX]C_3 H_{\overline y }[/TEX])
số mol = 0,1, M = 42,4
Đề hỏi: Khối lượng H2O và CO2
Mối liên quan giữa cho và hỏi
Dễ dàng nhận thấy đó là nguyên tố H và C
Giải quyết vấn đề:
M= 42,4 [TEX]\overline y [/TEX] = 6,4\RightarrowCTPT [TEX]C_3 H_{6,4}[/TEX]
Bảo toàn nguyên tố C: Số mol CO2= 0,3 mol
Gọi số mol H2O= x
Bảo toàn H: 6,4 *0,1=2x\Rightarrowx =0,32
m= mH2O + mCO2 = 0,3*44+ 0,32*18 =18,96 \RightarrowB
Mọi người góp ý nhé để tuần sau post bài được hay hơn
Last edited by a moderator: