Vật lí [ Lí 12 ] Thế giới bài tập - các dạng bài thi đại học đều có tại đây

H

Help_physics

Bài tấp áp dụng

Sau đây là các dạng bài áp dụng chuyên đề này nhá
Bai 14.
Con lắc đơn dài l = 1m, vật nặng khối lượng m = 50g mang điện tích q = -2.10^(-5) C, cho g = 9,86m/s^2. Đặt con lắc vào vùng điện trường đều E có độ lớn E = 25V/m. Tính chu kì con lắc khi
a) E có hướng thẳng đứng xuống.
b) E có hướng thẳng đứng lên.
c) E có hướng nằm ngang.
Bai 15.
Một con lắc đơn được treo vào một trần thang máy có g = 9,86m/s^2. Khi thang máy đứng yên thì chu kì con lắc là 2s. Tìm chu kì con lăc khi
a) Thang máy đi lên nhanh dần đêu với gia tốc 1,14m/s^2.
b) Thang máy đi lên đều
c) Thang máy đi lên chậm dần đều với gia tốc 0,86m/s^2.
Bai 16.
Một con lắc đơn có l = 1m quả nặng khối lượng m = 400g mang điện tích q = -4.10^(-6) C.
a) Khi vật ở vị trí cân bằng bền, người ta truyền cho nó vận tốc ban đầu vo. Vật dđđh quanh VTCB này. Tính chu kì dao động con lắc cho g = 10m/s^2.
b) Đặt con lắc vào vùng không gian có điện trường đều (phương trùng với phương của trọng lực) thì chu kì dao động của con lắc là 2,04s. Xác định hướng và độ lớn của điện trường.
Bai 17.
Con lắc đơn có l = 1m dđđh trong một xe chạy trên mặt nghiêng góc α = 30 (độ) so với mặt ngang. Khối lượng quả cầu là m = 100.Sqrt(3) (gam). Tìm vị trí cân bằng, lực căng dây và chu kì dao động nhỏ của con lắc khi xe trượt không ma sát xuống mặt nghiêng. Lấy g = 10m/s^2.
 
H

Help_physics

Đã có sự sai sót trong đề thi tốt nghiệp môn V

*) Một sóng âm truyền trong không khí, trong số các đại lượng: biên độ sóng, tần số sóng, vận tốc truyền sóng và bước sóng; đại lượng không phụ thuộc vào các đại lượng còn lại là:
A.Vận tốc truyền sóng;
B. Biên độ sóng;
C. Tần số sóng;
D. Bước sóng.
Đáp án của Bộ là phương án B. Tuy nhiên theo ý kiến của nhiều giáo viên thì đáp án của Bộ DG-ĐT đưa ra là không chính xác thậm chí có giáo viên còn nhận định đáp án đúng là C.
Giải thích
sự truyền sóng là sự truyền dao động cưỡng bức nên tần số sóng là tần số lực cưỡng bức (bằng tần số của nguồn). Nên tần số bất biến khi truyền sóng. Có công thức liên hệ giữa vận tốc, tần số và bước sóng là v =f, công thức này cho ta liên hệ giữa bước sóng và vận tốc còn tần số với tư cách là một hằng số.

Biên độ sóng là biên độ dao động cưỡng bức, nó phụ thuộc vào tương quan tần số sóng (tần số cưỡng bức) và tần số riêng của các chất điểm của môi trường. Vậy biên độ A có phụ thuộc vào tần số.
 
M

my_name_is_sirius

có ai có thể nói lại jum` mình về phần ja tốc trọng trg` hiệu dụng ko
bọn mình ko học về cái này
trong khj bìa thj lại có mấy câu liên quan,kiểu như thích điện (-)cho con lắc đơn rồi treo trong từ trường đều vậy
thành ra mình ko bjet' làm :(
 
H

Help_physics

Góc thư giãn - Thơ Trong Vật lí

Mọi cái đều có thể


Nếu anh là Trái Đất
Em hãy là Mặt Trăng
Nếu em là hạt nhân
Anh sẽ làm điện tử
Nếu em là điện tử
Anh - Điện thế rất cao
Để dòng điện qua mau
Đưa tình đi muôn hướng
Nếu em là ánh sáng
Anh là pin mặt trời
Anh đón em khắp nơi
Dâng cho đời năng lượng
Em - đại lượng vô hướng
Anh - đại lượng véc tơ
Bình phương anh ngẩn ngơ
Hai chúng mình là một
Sét tình anh đột ngột
Tình em cột thu lôi
Và những trận mưa rơi
Bình yên trong dịu mát
Còn nếu em là sắt
Anh sẽ là nam châm
Để chúng mình gần hơn
Trong lực từ thương nhớ
Em - ngôi sao nào đó
Giữa thiên hà xa xôi
Kính thiên văn muôn nơi
Anh dõi nhìn em đó
Vũ trụ bao la thế
Nhưng có nghĩa gì đâu
Khi người ta yêu nhau
Mọi cái đều có thể ...


******* Adapted from thuvienvatli.com ********
 
G

gacon_st

Re: Đã có sự sai sót trong đề thi tốt nghiệp m?

hocmai.vatli2 said:
*) Một sóng âm truyền trong không khí, trong số các đại lượng: biên độ sóng, tần số sóng, vận tốc truyền sóng và bước sóng; đại lượng không phụ thuộc vào các đại lượng còn lại là:
A.Vận tốc truyền sóng;
B. Biên độ sóng;
C. Tần số sóng;
D. Bước sóng.
Đáp án của Bộ là phương án B. Tuy nhiên theo ý kiến của nhiều giáo viên thì đáp án của Bộ DG-ĐT đưa ra là không chính xác thậm chí có giáo viên còn nhận định đáp án đúng là C.
Giải thích
sự truyền sóng là sự truyền dao động cưỡng bức nên tần số sóng là tần số lực cưỡng bức (bằng tần số của nguồn). Nên tần số bất biến khi truyền sóng. Có công thức liên hệ giữa vận tốc, tần số và bước sóng là v =f, công thức này cho ta liên hệ giữa bước sóng và vận tốc còn tần số với tư cách là một hằng số.

Biên độ sóng là biên độ dao động cưỡng bức, nó phụ thuộc vào tương quan tần số sóng (tần số cưỡng bức) và tần số riêng của các chất điểm của môi trường. Vậy biên độ A có phụ thuộc vào tần số.
thực ra câu này cũng có sai sót nếu đáp án của bộ là B thì câu hỏi phải là "đại lượng nào ko liên quan đến các đại lượng còn lại"
 
K

khaboss

Biên độ mới là đáp án chính xác , cái này không thể giải thích bằng ct phổ thông vì tần số không chính xác
 
N

nguyenthuydung102

lấy g= [tex]sqrt 10[/tex] m/s^2
14. a .2,015
b.2,013
c. 2,014
15. a ,2,1267
b, 2
c, 2,0933
16, a, 2s
b, E = 97078 N/m hướng thẳng đứng xuống dưới
 
V

vohungvi

chán mấy ông này quá. Sách giảo khoa mới đều dùng hàm cos cho PTDD cả mà các ông cứ dạy theo chương trình hàm sin. Tất nhiên ko sai nhưng nó ko theo kịp thời đậi
 
H

huchao765

Éo... mấy bài này ng` ta lập từ tháng 5 để ôn thi Dh pac' ơi =,= Tham khảo khao thôi
 
H

Help_physics

Chương trình SGK hiện đã thay đổi đáng kể do đó bài viết của tôi chỉ có tính chất tham khảo thôi! Nhưng các công thức đó bạn vẫn có thể chuyển thành hàm cos (trước là bằng hàm sin) và kết quả không có gì thay đổi cả các bạn à
 
H

Help_physics

Chúng ta tiếp tục phần sóng cơ nhá! Làn này mình sẽ soạn đưa những kiến thức ngoài SGK, kiến thức ôn thi Đại Học
 
H

Help_physics

Sau đây là Sóng Cơ nhá!

song_co1.gif

song_co2.gif


Và một vài BT liên quan nhá:

Bài 1. Thực hiện giao thoa sóng trên mặt nước với hai nguồn kết hợp A và B cùng pha, tần số. Vận tốc truyền sóng v = 30 cm/s, tại điểm M trên mặt nước có AM = 20 cm ; BM =15,5 cm, biên độ sóng tổng hợp đạt cực đại. Giữa M và đường trung trực của AB tồn tại hai đường cong cực đại khác. Tìm tần số f.
A. 20 Hz.
B. 13,33 Hz.
C. 26,66 Hz.
D. 40 Hz.
Bài 2. Hai viên bi nhỏ cách nhau 16 cm dao động điều hòa với tần số f = 15 Hz theo phương thẳng đứng và liên tiếp đập vào mặt nước và cùng xuống tới độ sâu 2 cm tại hai điểm A và B. Vận tốc truyền sóng ở mặt nước là v = 0,3 m/s. Xác định biên độ dao động tại các điểm M, N và P trên đoạn AB với AM = 4 cm ; AN = 8 cm ; AP = 12,5 cm.
A. A(M) = 0 cm ; A(N) = 0 cm ; A(P) = 4 cm.
B. A(M) = 2 cm ; A(N) = 2 cm ; A(P) = 0 cm.
C. A(M) = 4 cm ; A(N) = 4 cm ; A(P) = 0 cm.
D. A(M) = 4 cm ; A(N) = 0 cm ; A(P) = 0 cm.
 
H

Help_physics

vv

Sau đây là phần sóng dừng nhá!

Song_Dung1.gif


Song_Dung2.gif


Các bài tập nhá:
Bài 1. Đầu A của một dây đàn hồi dao độngt heo phương thẳng đứng với chu kì T = 10 s. Biết vận tốc truyền sóng trên dây là v = 0,2 m/s, khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất dao động ngược pha là bào nhiêu?
A. d = 1m.
B. d = 1,5 m.
C. d = 2 m.
D. d = 2,5 m.
Bài 2. Đầu A của một lò xo dài treo phương thẳng đứng với tần số f = 400 Hz, đầu dưới của lò xo thả tự do. Sau một thời gian người ta thấy có một số vòng lò xo đứng yên ở các điểm cách đều nhau 40,0 cm còn đầu dưới của lò xo dao động rất mạnh.
A. Có 4 nút và 4 bụng.
A. Có 2 nút và 2 bụng.
A. Có 3 nút và 2 bụng.
A. Có 3 nút và 3 bụng.
Nếu lò xo có chiều dài tự nhiên l = 100 cm thì sẽ thấy được bào nhiêu vùng lò xo đứng yên và bao nhiêu vùng lò xo dao động mạnh nhất.

Nếu đầu dưới của lò xo được giữ cố định và vẫn có độ dài l thì thấy xuất hiện sóng dừng khi đầu trên dao động với các tần số nào?
A. f' = k.320 Hz.
B. f' = k.80 Hz.
C. f' = k.160 Hz.
D. f' = k.320 Hz.
 
N

nguyenthuydung102

Và một vài BT liên quan nhá:

Bài 1. Thực hiện giao thoa sóng trên mặt nước với hai nguồn kết hợp A và B cùng pha, tần số. Vận tốc truyền sóng v = 30 cm/s, tại điểm M trên mặt nước có AM = 20 cm ; BM =15,5 cm, biên độ sóng tổng hợp đạt cực đại. Giữa M và đường trung trực của AB tồn tại hai đường cong cực đại khác. Tìm tần số f.
A. 20 Hz.
B. 13,33 Hz.
C. 26,66 Hz.
D. 40 Hz.
Bài 2. Hai viên bi nhỏ cách nhau 16 cm dao động điều hòa với tần số f = 15 Hz theo phương thẳng đứng và liên tiếp đập vào mặt nước và cùng xuống tới độ sâu 2 cm tại hai điểm A và B. Vận tốc truyền sóng ở mặt nước là v = 0,3 m/s. Xác định biên độ dao động tại các điểm M, N và P trên đoạn AB với AM = 4 cm ; AN = 8 cm ; AP = 12,5 cm.
A. A(M) = 0 cm ; A(N) = 0 cm ; A(P) = 4 cm.
B. A(M) = 2 cm ; A(N) = 2 cm ; A(P) = 0 cm.
C. A(M) = 4 cm ; A(N) = 4 cm ; A(P) = 0 cm.
D. A(M) = 4 cm ; A(N) = 0 cm ; A(P) = 0 cm.[/QUOTE]
 
N

nguyenthuydung102

Các bài tập nhá:
Bài 1. Đầu A của một dây đàn hồi dao độngt heo phương thẳng đứng với chu kì T = 10 s. Biết vận tốc truyền sóng trên dây là v = 0,2 m/s, khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất dao động ngược pha là bào nhiêu?
A. d = 1m.
B. d = 1,5 m.
C. d = 2 m.
D. d = 2,5 m.
Bài 2. Đầu A của một lò xo dài treo phương thẳng đứng với tần số f = 400 Hz, đầu dưới của lò xo thả tự do. Sau một thời gian người ta thấy có một số vòng lò xo đứng yên ở các điểm cách đều nhau 40,0 cm còn đầu dưới của lò xo dao động rất mạnh.

Nếu lò xo có chiều dài tự nhiên l = 100 cm thì sẽ thấy được bào nhiêu vùng lò xo đứng yên và bao nhiêu vùng lò xo dao động mạnh nhất.
A. Có 4 nút và 4 bụng.
A. Có 2 nút và 2 bụng
A. Có 3 nút và 2 bụng.
A. Có 3 nút và 3 bụng.
Nếu đầu dưới của lò xo được giữ cố định và vẫn có độ dài l thì thấy xuất hiện sóng dừng khi đầu trên dao động với các tần số nào?
A. f' = k.320 Hz.
B. f' = k.80 Hz.
C. f' = k.160 Hz.
D. f' = k.320 Hz.[/QUOTE]
 
S

sachcuatoi

Sau đây là phần sóng dừng nhá!

Song_Dung1.gif


Song_Dung2.gif


Các bài tập nhá:
Bài 1. Đầu A của một dây đàn hồi dao độngt heo phương thẳng đứng với chu kì T = 10 s. Biết vận tốc truyền sóng trên dây là v = 0,2 m/s, khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất dao động ngược pha là bào nhiêu?
PHP:
A. d = 1m.
B. d = 1,5 m.
C. d = 2 m.
D. d = 2,5 m.
Bài 2. Đầu A của một lò xo dài treo phương thẳng đứng với tần số f = 400 Hz, đầu dưới của lò xo thả tự do. Sau một thời gian người ta thấy có một số vòng lò xo đứng yên ở các điểm cách đều nhau 40,0 cm còn đầu dưới của lò xo dao động rất mạnh.
A. Có 4 nút và 4 bụng.
A. Có 2 nút và 2 bụng.
A. Có 3 nút và 2 bụng.
PHP:
A. Có 3 nút và 3 bụng.
Nếu lò xo có chiều dài tự nhiên l = 100 cm thì sẽ thấy được bào nhiêu vùng lò xo đứng yên và bao nhiêu vùng lò xo dao động mạnh nhất.

Nếu đầu dưới của lò xo được giữ cố định và vẫn có độ dài l thì thấy xuất hiện sóng dừng khi đầu trên dao động với các tần số nào?
A. f' = k.320 Hz.
B. f' = k.80 Hz.
PHP:
C. f' = k.160 Hz.
D. f' = k.320 Hz.
sai các bạn sửa rùm mình topic này hay thế oi người tích cục vaof nhé
 
Top Bottom