Hóa 10 [HÓA 10] TOPIC ÔN THI HỌC KỲ I (Năm học 2018 - 2019)

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các bạn!!!

Nghe nói là còn khoảng 1 tháng nữa, các bạn sẽ bước vào kỳ thi học kỳ I đúng không nè??? Để giúp các bạn chủ động hơn trong việc ôn tập. Từ nay đến hết tháng 12, box Hóa sẽ lập các topic ôn thi HK1 ở các khối lớp từ 8 - 11 (lớp 12 Nhật đang triển khai một số topic khác có liên quan nên sẽ không lập cho khối 12).

Đối với topic này, chúng ta sẽ cùng các bạn 2k3 tổng hợp kiến thức và bài tập trong học kỳ I của chương trình Hóa học 10. Trong đó có 4 chủ đề quan trọng sau:
- CHỦ ĐỀ 1: Cấu tạo nguyên tử - Nguyên tố hóa học
- CHỦ ĐỀ 2: Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố Hóa học!!!
- CHỦ ĐỀ 3: Liên kết hóa học
- CHỦ ĐỀ 4: Phản ứng hóa học - Phản ứng oxi hóa khử!!!

Mong rằng chúng ta sẽ đi hết 4 chủ đề trên trong vòng hơn 1 tháng các bạn nhé!!!

MỘT VÀI LƯU Ý:
+ Đây là topic phục vụ cho việc học tập, mong rằng các bạn không spam, hoặc đăng tải những nội dung không liên quan vào topic này!!!
+ Những trường hợp vi phạm sẽ bị cảnh cáo và phạt nghiêm khắc.
+ Nếu có bất kỳ thắc mắc gì đến topic, hoặc nội dung ôn tập, các bạn hãy liên hệ qua hội thoại cho Nhật. Nhật sẽ tận tình giải đáp!!!
+ Topic sẽ mở vào thứ 2, 4 và 6 trong tuần, chủ đề 1 sẽ bắt đầu trong tối hôm nay, các bạn cùng theo dõi nhé!!!
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
Chủ đề 1: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ - NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
TÓM TẮT LÝ THUYẾT SẼ TRÌNH BÀY:
- Thành phân cơ bản của của nguyên tử - Mối liên hệ về lượng của các hạt cơ bản - Số khối - Nguyên tử khối trung bình
- Cấu hình electron của nguyên tử
- Các công thức có liên quan đến nguyên, phân tử.

1. Thành phân cơ bản của của nguyên tử - Mối liên hệ về lượng của các hạt cơ bản - Số khối - Nguyên tử khối trung bình
* Nguyên tử bao gồm:
+ Hạt nhân: gồm proton (p , mang điện tích +) và nơtron (n , không mang điện).
[tex]m_p=m_n\approx 1,67.10^{-27}kg=1u[/tex]
[tex]q_p=1,602.10^{-19}C=+e[/tex]

+ Electron (e , mang điện tích -): chuyển động quay xung quanh hạt nhân theo các quỹ đạo xác định)
[tex]m_e\approx 9,1.10^{-31}kg=0,00055u[/tex]
[tex]q_e=-1,602.10^{-19}C=-e[/tex]

* Mối liên hệ giữa các hạt cơ bản:
+ Z = p = e (Z là số hiệu nguyên tử của nguyên tố)
+ N = n (số nơtron)
+ A = Z + N = p + n (A là số khối của nguyên tử)
+ Tổng số hạt = p + n + e = 2Z + N
+ Số hạt mang điện = p + e = 2Z

* Điều kiện bền của nguyên tử [tex](Z\leq82)[/tex] : [tex]1\leq \frac{N}{Z}\leq 1,5[/tex] (trừ H)
Với: Z là số hiệu nguyên tử, N là số nơtron của nguyên tử đó.

* Đồng vị: là những loại nguyên tử của cùng 1 nguyên tố , có cùng số proton nhưng khác nhau về số notron nên số khối khác nhau.
Ví dụ: nguyên tố H có 3 đồng vị là hidro ([tex]_1^1H[/tex]), đơteri ([tex]_1^2H[/tex]) và triti ([tex]_1^3H[/tex])

* Nguyên tử khối trung bình:
Giả sử nguyên tố A có n đồng vị có số khối lần lượt là: [tex]A_1;A_2;A_3.........A_n[/tex]
Nguyên tử khối trung bình của A được tính bằng công thức: [tex]\bar{M_A}=\frac{\sum_{i=1}^{n}A_i.a_i\%}{\sum_{i=1}^{n}a_i\%}=\frac{A_1.a_1\%+A_2.a_2\%+.....+A_n.a_n\%}{a_1\%+a_2\%+.....+a_n\%}[/tex]
với [tex]a_i\%[/tex] là tỉ lệ phần trăm đồng vị [tex]A_i[/tex] có trong tự nhiên.

BÀI TẬP TỰ LUYỆN 1:
Bài 1:
Viết kí hiệu của các nguyên tử A,B,E,F biết:
1. Nguyên tử có tổng số hạt cơ bản (p, n, e ) là 24 số hạt không mang điện chiếm 33,33 %
2. Nguyên tử nguyên tố B có tổng số hạt cơ bản là 34,số nơtron nhiều hơn số proton một hạt
3. Nguyên tử nguyên tố có tổng số hạt cơ bản là 18,số hạt mạng điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 6 hạt
4. Nguyên tử nguyên tố F có số khối bằng 207,số hạt mang điện tích âm là 82
Bài 2 Tổng số hạt cơ bản (p,e,n) trong nguyên tử nguyên tố X là 155, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33 hạt.Xác định số hạt mỗi loại và số khối cuả X.Viết kí hiệu hóa học của X
Bài 3: Nguyên tử khối trung bình của bạc là 107,88 .bạc có hai đồng vị, trong đó Ag có số khối 109 chiếm 44% . Xác định số khối của đồng vị thứ 2
Bài 4: Tính hàm lượng % về số nguyên tử mỗi loại đồng vị của các nguyên tố Cu và Br, biết rằng:
1. Đồng tự nhiên ( Cu= 63,54%) gồm hai đồng vị [tex]^{63}Cu[/tex] và [tex]^{65}Cu[/tex]
2. Brom trong tự nhiên ( Br= 79,92) gồm hai đồng vị [tex]^{79}Br[/tex] và [tex]^{81}Br[/tex]

(Bài tập tự luận nên mình nghĩ các bạn làm chi tiết càng tốt nhé!!!)
 
Last edited:

Huỳnh Thanh Trúc

Học sinh tiến bộ
Thành viên
31 Tháng ba 2018
1,263
1,209
176
Phú Yên
THCS Đinh Tiên Hoàng
Bài 2 Tổng số hạt cơ bản (p,e,n) trong nguyên tử nguyên tố X là 155, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33 hạt.Xác định số hạt mỗi loại và số khối cuả X.Viết kí hiệu hóa học của X
Ta có: p+e+n = 155
Mà p=e ==> 2p + n =155 (1)
Và 2p-n= 33 (2)
Giải hệ pt (1) và (2) ==> p=e= 47 ; n= 61
Vậy X là Ag..
P/S; Hì hì, em chỉ làm được bài này thôi..Để em xem lại mấy bài kia..Hình như là lớp 10 thì phải anh nhỉ..:D

3. Nguyên tử nguyên tố có tổng số hạt cơ bản là 18,số hạt mạng điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 6 hạt

2p+ n=18 (1)
2p-n= 6 (2)
Từ (1) và (2) => p=e= 6 ; n=6
Vậy Nguyên tử đó là C
 
  • Like
Reactions: Hồng Nhật

lehongli

Học sinh chăm học
Thành viên
22 Tháng mười hai 2013
186
134
61
Ta có: p+e+n = 155
Mà p=e ==> 2p + n =155 (1)
Và 2p-n= 33 (2)
Giải hệ pt (1) và (2) ==> p=e= 47 ; n= 61
Vậy X là Ag..
P/S; Hì hì, em chỉ làm được bài này thôi..Để em xem lại mấy bài kia..Hình như là lớp 10 thì phải anh nhỉ..:D

3. Nguyên tử nguyên tố có tổng số hạt cơ bản là 18,số hạt mạng điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 6 hạt

2p+ n=18 (1)
2p-n= 6 (2)
Từ (1) và (2) => p=e= 6 ; n=6
Vậy Nguyên tử đó là C
Bài 3
Gọi x là số khối đồng vị thứ 2
[tex]\frac{44 \cdot 109+x\cdot (100-44)}{100} = 107.88[/tex]
[tex]\Rightarrow x=107[/tex]
Bài 4
a)
Gọi x là số phần trăm đồng vị 63 của sắt.
[tex]\frac{63 \cdot x+65\cdot (100-x)}{100} = 63.54[/tex]
[tex]\Rightarrow x=73[/tex]
Số phần trăm của sắt 65 là 100-x=100-73=27
câu b tương tự.
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Hồng Nhật

Bong Bóng Xà Phòng

Cựu Mod Hóa|Cựu CN CLB Hóa học vui
Thành viên
18 Tháng mười hai 2017
3,707
8,659
834
Hưng Yên
Nope
Bài 2 Tổng số hạt cơ bản (p,e,n) trong nguyên tử nguyên tố X là 155, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33 hạt.Xác định số hạt mỗi loại và số khối cuả X.Viết kí hiệu hóa học của X

đặt lần lượt là số hạt proton, neutron, electron.
Ta có: P + N + E = 155
mà: P = E
⇒ 2P + N = 155 (1)
Mặt khác 2P - N = 33 (2)
Từ (1), (2) ⇒ P = 47; N = 61
Vậy P = E = 47
Nguyên tố là Bạc (Ag).
 

Tên tôi là...........

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng bảy 2018
262
1,266
146
Nghệ An
...........................................................................................................................
Bài 4: Tính hàm lượng % về số nguyên tử mỗi loại đồng vị của các nguyên tố Cu và Br, biết rằng:
1. Đồng tự nhiên ( Cu= 63,54%) gồm hai đồng vị [tex]^{63}Cu[/tex] và ^{65}Cu
2. Brom trong tự nhiên ( Br= 79,92) gồm hai đồng vị 79Br79Br^{79}Br và 81Br81Br^{81}Br
1/áp dụng đường chéo
63Cu-----------------------------------------------------------------------------73%
-------------------------------------------M=63,54
65Cu------------------------------------------------------------------------------27%
2/
tương tự
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
ĐÁP ÁN BÀI TẬP TỰ LUYỆN 1:
Bài 1:
Ta đặt chung Z và N lần lượt là số proton và số nơtron của các nguyên tử.
a.
Tổng số hạt = 2Z + N = 24
Số hạt không mang điện chiếm 33,33% tổng số hạt => N = 33,33%.24 = 8 => Z = 8
=> A là [tex]^{16}_8O[/tex]
b.
Ta lập hệ phương trình sau:
2Z + N =34
N - Z = 1
Giải tìm ra được Z = 11 và N = 12
=> B là [tex]^{23}_{11}Na[/tex]
c.
Ta lập hệ phương trình sau:
2Z + N =18
2Z - N = 6
Giải tìm ra được Z = N = 6
=> C là [tex]^{12}_6C[/tex]
d.
Ta có: Z = e = 82; N = A - Z = 125
=> D là [tex]^{207}_{82}Pb[/tex]

Bài 2:
Đặt P, E, N lần lượt là số proton, nơtron, electron của X
Ta có: P+E+N = 155
Mà P = E ==> 2P + N = 155 (1)
Mặt khác: 2P - N = 33 (2)
Giải hệ pt (1) và (2) ==> P = E = 47 ; N = 61
Vậy X là Ag

Bài 3:
Gọi x là số khối đồng vị thứ 2
[tex]\frac{44 \cdot 109+x\cdot (100-44)}{100} = 107.88[/tex]
[tex]\Rightarrow x=107[/tex]

Bài 4:
a/ Gọi x là số phần trăm đồng vị 63 của sắt.
[tex]\frac{63 \cdot x+65\cdot (100-x)}{100} = 63.54[/tex]
[tex]\Rightarrow x=73[/tex](%)
Số phần trăm đồng vị 65 của sắt là 100 - x =100 - 73 = 27%
b/ Gọi x là số phần trăm đồng vị 79 của brom.
[tex]\frac{79 \cdot x+81\cdot (100-x)}{100} = 79,92[/tex]
[tex]\Rightarrow x=54[/tex](%)
Số phần trăm đồng vị 81 của brom là 100 - x =100 - 54 = 46%

PHẦN TIẾP THEO KHOẢNG TỐI TỐI NAY NHẬT SẼ ĐĂNG NHÉ!!! CÁC BẠN THÔNG CẢM!!! :)
 
Last edited:

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
2. Cấu hình electron của nguyên tử.
* Lớp electron:
gồm các electron có mức năng lượng tương đương nhau.
upload_2018-11-14_21-13-11.png
+ Số electron tối đa ở lớp thứ n là [tex]2n^2e[/tex]
+ Lớp thứ n có n phân lớp
+ Số electron tối đa ở phân lớp là: s (2), p(6), d(10) , f(14)
* Cơ sở điền electron vào nguyên tử: Các electron được sắp xếp trong nguyên tử theo nguyên lí vững bền, nguyên lí Pauli và quy tắc Hund
+ Nguyên lí vững bền: Các electron phân bố vào các AO có mức năng lượng từ thấp đến cao
+ Nguyên lí Pauli: Trên 1 AO chỉ có thể có nhiều nhất 2 electron và 2 electron này phải có chiều tự quay khác nhau
+ Quy tắc Hund: Các electron sẽ được phân bố trên các AO sao cho số electron độc thân là tối đa và các electron này phải có chiều tự quay giống nhau
+ Trong một phân lớp, nếu số e ≤ số AO thì các e đều phải là độc thân để có số e độc thân là tối đa.
--> Các phân lớp có đủ số e tối đa (s2, p6, d10, f14): Phân lớp bão hòa
--> Các phân lớp chưa đủ số e tối đa : Phân lớp chưa bão hòa
--> Các phân lớp có số e độc thân = số AO (d5, f7): Phân lớp bán bão hòa
* Cấu hình electrron nguyên tử: là sự phân bố các e theo lớp, phân lớp và AO. Các e thuộc lớp ngoài cùng quyết định tính chất của chất:
+ Các khí hiếm, trừ Heli, nguyên tử có 8 e ngoài cùng đều rất bền vững --> khó tham gia phản ứng hóa học
+ Các kim loại, nguyên tử có ít (1, 2, 3) e ngoài cùng --> dễ cho e để tạo thành ion dương có cấu hình e giống khí hiếm
+ Các phi kim, nguyên tử có nhiều (5, 6, 7) e ngoài cùng --> dễ nhận thêm e để tạo thành ion âm có cấu hình e giống khí hiếm
+ Các nguyên tử còn có thể dùng chung e ngoài cùng tạo ra các hợp chất trong đó cấu hình e của các nguyên tử cũng giống các khí hiếm.

BÀI TẬP TỰ LUYỆN 2:
Bài 1:
Viết cấu hình electron đầy đủ và rút gọn của các nguyên tử sau: N (Z = 7), F(Z = 9), Na (Z = 11), S (Z = 16), Ar (Z = 18), K (Z = 19), Fe (Z = 26), Cr (Z = 24), Cu (Z = 29), Br (Z = 35).
Bài 2: Chỉ dựa vào cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có Z= 9, 11, 16, 17,18, 20 Hãy xác định nguyên tố nào là kim loại, phi kim, khí hiếm. Giải thích.
Bài 3: Nguyên tố A có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1. Nguyên tố B có phân lớp cuối là 3p5. Viết cấu hình electron đầy đủ của A, B. Xác định tên A, B.
Bài 4: Viết cấu hình electron của các ion [tex]Cu^{2+}, N^{3-}, Fe^{3+},Fe^{2+}, Cl^-,Al^{3+}[/tex]. Biết số thứ tự nguyên tố lần lượt là: Cu (Z = 29), N (Z = 7), Fe (Z = 26), Cl (Z = 17), Al (Z = 13).
Bài 5: Nguyên tử X có phân lớp ngoài cùng là [tex]3p^x[/tex] , nguyên tử Y có phân lớp ngoài cùng là [tex]4s^y[/tex] . Biết tổng số electron của 2 phân lớp này là 7. Biết X và Y dễ dàng phản ứng với nhau.
a. Xác định vị trí của X, Y trong BTH
b. Xác định nguyên tố X, Y.

@Huỳnh Thanh Trúc ,@Bong Bóng Xà Phòng ,@Nguyễn Lê Lệ Quỳnh ,@lehongli ,@Tên tôi là........... ,@Vy Mity ,..........
 

Xiao Fang

Học sinh gương mẫu
Thành viên
17 Tháng ba 2017
1,068
2,193
354
Earth
Hà Nội
THPT Xuân Khanh
Bài 5: Nguyên tử X có phân lớp ngoài cùng là 3px3px3p^x , nguyên tử Y có phân lớp ngoài cùng là 4sy4sy4s^y . Biết tổng số electron của 2 phân lớp này là 7. Biết X và Y dễ dàng phản ứng với nhau.
a. Xác định vị trí của X, Y trong BTH
b. Xác định nguyên tố X, Y.
Vì tổng electron của 2 phân lớp là 7
Electron ngoài cùng của Y là 4s^y => Electron ngoài cùng của Y là 4s^1 hoặc 4s^2
- TH1 : Nếu electron ngoài cùng của Y là 4s^1 <=>Y là nguyên tố Kali ở ô 19
=>electron ngoài cùng của X là 3p^6 (7 - 1 = 6 )<=> X là nguyên tố Agon ở ô 18
nhưng Kali không th phản ứng với Agon (là khí hiếm) => LOẠI
- TH2 :Nếu electron ngoài cùng của Y là 4s^2 <=>Y là nguyên tố Canxi ở ô 20
=>electron ngoài cùng của X là 3p^5 (7 - 2 = 5 )<=> X là nguyên tố Clo ở ô 17
Vì Canxi + Clo => Canxi clorua và dễ phản ứng vs nhau =>THỎA MÃN
===> X là Clo ( ô 20 ), Y là Canxi ( ô 17 )
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
ĐÁP ÁN BÀI TẬP TỰ LUYỆN 2:
Bài 1:

N (Z = 7): [tex]1s^22s^22p^3[/tex] hay [TEX][He]2s^22p^3[/TEX]
F (Z = 9): [tex]1s^22s^22p^5[/tex] hay [TEX][He]2s^22p^5[/TEX]
Na (Z = 11): [tex]1s^22s^22p^63s^1[/tex] hay [TEX][Ne]3s^1[/TEX]
S (Z = 16): [tex]1s^22s^22p^63s^23p^4[/tex] hay [TEX][Ne]3s^23p^4[/TEX]
Ar (Z = 18): [tex]1s^22s^22p^63s^23p^6[/tex]
K (Z = 19): [tex]1s^22s^22p^63s^23p^64s^1[/tex] hay [TEX][Ar]4s^1[/TEX]
Fe (Z = 26): [tex]1s^22s^22p^63s^23p^63d^64s^2[/tex] hay [TEX][Ar]3d^64s^2[/TEX]
Cr (Z = 24): [tex]1s^22s^22p^63s^23p^63d^54s^1[/tex] hay [TEX][Ar]3d^54s^1[/TEX]
Cu (Z = 29): [tex]1s^22s^22p^63s^23p^63d^{10}4s^1[/tex] hay [TEX][Ar]3d^{10}4s^1[/TEX]
Br (Z = 35): [tex]1s^22s^22p^63s^23p^63d^{10}4s^24p^5[/tex] hay [TEX][Ar]3d^{10}4s^24p^5[/TEX]

Bài 2:
Z = 9 => cấu hình e là: [tex]1s^22s^22p^5[/tex]. Nguyên tử có 7e lớp ngoài cùng, dễ nhận 1 e để đạt cấu hình khí hiếm => có tính oxi hóa cao => Là phi kim.
Z = 11 => cấu hình e là: [tex]1s^22s^22p^63s^1[/tex]. Nguyên tử có 1e lớp ngoài cùng, dễ dàng cho đi 1 e để đạt cấu hình khí hiếm => có tính khử cao => Là phi kim.
Tương tự với các nguyên tử sau, ta có:
Z = 16 => phi kim
Z = 17 => phi kim
Z = 18 => khí hiếm
Z = 20 => kim loại

Bài 3:
- Nguyên tố A có cấu hình e lớp ngoài cùng là [TEX]4s^1[/TEX]. Về nguyên tắc A không có phân lớp 3d, hoặc có phân lớp 3d ở trạng thái bão hòa hoặc bán bão hòa. Vậy các cấu hình e phù hợp với A:
[tex]1s^22s^22p^63s^23p^64s^1[/tex] => Kali
[tex]1s^22s^22p^63s^23p^63d^54s^1[/tex] => Crom
[tex]1s^22s^22p^63s^23p^63d^{10}4s^1[/tex] => Đồng
- Nguyên tố B có có phân lớp cuối là [TEX]3p^5[/TEX] => B là một phi kim điển hình ở nhóm halogen. Cấu hình e:
[tex]1s^22s^22p^63s^23p^5[/tex] => Clo

Bài 4:
* Nguyên tắc:
ion âm thì lấy bớt electron, ion âm thì cộng thêm electron bằng với điện tích ion.
Cu (Z = 29): [tex]1s^22s^22p^63s^23p^63d^{10}4s^1[/tex] => [tex]Cu^{2+}[/tex]: [tex]1s^22s^22p^63s^23p^63d^{9}[/tex]
N (Z = 7): [tex]1s^22s^22p^3[/tex] => [tex]N^{3-}[/tex]: [tex]1s^22s^22p^6[/tex]
Fe (Z = 26): [tex]1s^22s^22p^63s^23p^63d^64s^2[/tex] => [tex]Fe^{2+}[/tex]: [tex]1s^22s^22p^63s^23p^63d^6[/tex] ; [tex]Fe^{3+}[/tex]: [tex]1s^22s^22p^63s^23p^63d^64s^2[/tex]
Cl (Z = 17): [tex]1s^22s^22p^63s^23p^5[/tex] => [tex]Cl^-[/tex]: [tex]1s^22s^22p^63s^23p^6[/tex]
Al (Z = 13): [tex]1s^22s^22p^63s^23p^1[/tex] => [tex]Al^{3+}[/tex]: [tex]1s^22s^22p^6[/tex]

Bài 5:
Phân lớp ns chỉ có tối đa 2 electron => y có thể là 1 hoặc 2.
* y = 1 => x = 7 - y = 6
=> X có cấu hình e lớp ngoài cùng là [tex]3s^23p^6[/tex] => Khí hiếm => Không thỏa điều kiện dễ phản ứng với Y.
* y = 2 => x = 5
+ X có cấu hình e là [tex]1s^22s^22s^63s^23p^5[/tex]
X nằm ở nhóm VIIA (halogen), chu kỳ 3, ô 17 => X là clo (Cl)
+ Y có cấu hình e là [tex]1s^22s^22s^63s^23p^64s^2[/tex]
Y nằm ở nhóm IIA (kiềm thổ), chu kỳ 4, ô 20 => Y là canxi (Ca)
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
3. Các công thức về nguyên - phân tử
a/ Trường hợp xem như nguyên tử là hình cầu chiếm 100% thể tích.
- Bán kính nguyên tử: [tex]V=\frac{4}{3}\pi.R^3\Rightarrow R=\sqrt[3]{\frac{3V}{4\pi}}[/tex]
- Số nguyên tử: [tex]N=n.N_A(N_A=6,02.10^{23})[/tex]
=> Thể tích của 1 mol nguyên tử là: [tex]V=\frac{4}{3}\pi.R^3N_A[/tex]
- Khối lượng riêng (1 mol nặng A gam): [tex]d=\frac{A}{V}=\frac{A}{\frac{4}{3}\pi.R^3N_A}(\mathrm{g/cm^3})\Rightarrow R=\sqrt[3]{\frac{3A}{4\pi.N_Ad}}[/tex]
b/ Thực tế, các nguyên tử chỉ chiếm a% thể tích, còn lại là phần rỗng => Các công thức được tính như sau:
- Thể tích 1 mol nguyên tử có khe rỗng: [tex]V_o=\frac{A}{d}[/tex]
- Thể tích 1 mol nguyên tử khi không có khe rỗng: [tex]V=V_o.a\%=\frac{A.a\%}{d}[/tex]
- Thể tích 1 nguyên tử: [tex]V_{nt}=\frac{V}{N_A}=\frac{A.a\%}{N_A.d}[/tex]
- Bán kính nguyên tử: [tex]R=\sqrt[3]{\frac{3V_{nt}}{4\pi}}=\sqrt[3]{\frac{3A.a\%}{4\pi.N_Ad}}[/tex]

BÀI TẬP TỰ LUYỆN 3:
Bài 1:

a/ Tính bán kính gần đúng nguyên tử Fe tại [TEX]20^oC[/TEX], biết ở nhiệt độ này d = 7,87 g/cm3 và khối lượng mol của Fe là 55,85.
b/ Thực tế nguyên tử Fe chỉ chiếm 75% thể tích tinh thể, còn lại là phần rỗng. Tính bán kính nguyên tử Fe.
Bài 2: Trong tinh thể, nguyên tử crom chiếm 68% về thể tích. Khối lượng riêng của kim loại crom là 7,19 g/cm3. Bán kính nguyên tử tương đối của nguyên tử Cr là (biết khối lượng mol của Cr = 52).
Bài 3: Một nguyên tử X có bán kính gần đúng là 1,44[tex]A^o[/tex], khối lượng riêng thực của tinh thể là 19,36 g/cm3. Nguyên tử X chiếm 74% thể tích tinh thể. Hãy:
a/ Tính khối lượng riêng trung bình toàn nguyên tử, khối lượng mol nguyên tử.
b/ Biết X có 118 nơtron. Tính số proton.

@Huỳnh Thanh Trúc ,@Bong Bóng Xà Phòng ,@Nguyễn Lê Lệ Quỳnh ,@lehongli ,@Tên tôi là........... ,@Vy Mity ,@nguyenhien1633 ,@s2no12k3 ,.............
 
Last edited:

nguyenhien1633

Học sinh
Thành viên
26 Tháng bảy 2018
94
58
46
21
Hà Nội
THPT LQD
Bài 1:
a/ Tính bán kính gần đúng nguyên tử Fe tại [TEX]20^oC[/TEX], biết ở nhiệt độ này d = 7,87 g/cm3 và khối lượng mol của Fe là 55,85.
b/ Thực tế nguyên tử Fe chỉ chiếm 75% thể tích tinh thể, còn lại là phần rỗng. Tính bán kính nguyên tử Fe.
a) thể tích 1 mol sắt là 55,85 : 7,87 = 7,097 cm[tex]^{3}[/tex]
thể tích 1 mol nguyên tử sắt là 7,097 : (6,023.10[tex]^{-23}[/tex]) = 8,72.10[tex]^{-24}[/tex]
bán kính nguyên tử sắt là R = [tex]\sqrt[3]{2.08\times 10^{-24}}[/tex] = 1.28 .10[tex]^{-8}[/tex]
b) thể tích 1 mol sắt la 5,85 : 7,87 = 7,097 cm[tex]^{3}[/tex]
thể tích 1 mol nguyên tử là (7,097 .0,75) / (6,023.10[tex]^{-23}[/tex])= 8,84.[tex]10^{-24}[/tex]
bán kính nguyên tử là R = [tex]\sqrt[3]{\frac{3}{4\times 3.14}\times (8,84\times 10^{-24})}[/tex] = 1,29 [tex] \times 10^{-8}[/tex]

Bài 2: Trong tinh thể, nguyên tử crom chiếm 68% về thể tích. Khối lượng riêng của kim loại crom là 7,19 g/cm3. Bán kính nguyên tử tương đối của nguyên tử Cr là (biết khối lượng mol của Cr = 52).

Thể tích thực của 1 mol Cr Vthuc=7,2322.0,68=4,918cm3
Vthuc=7,2322.0,68=4,918cm3
Thể tích của 1 nguyên tử \frac{4,918}{6,023. 10^{23}}[/tex] = 8,165 .10^{-24}
Bán kính nguyên tử V=

4.π.R3

3​
⇒R=1,25.10−8cm

Bài 3: Một nguyên tử X có bán kính gần đúng là 1,44[tex]A^o[/tex], khối lượng riêng thực của tinh thể là 19,36 g/cm3. Nguyên tử X chiếm 74% thể tích tinh thể. Hãy:
a/ Tính khối lượng riêng trung bình toàn nguyên tử, khối lượng mol nguyên tử.
b/ Biết X có 118 nơtron. Tính số proton.

a) Khối lượng riêng trung bình của nguyên tử X là d = 19,36 : 74% = 26,162 (g/cm^3)
Thể tích nguyên tử X là 4/3.3,14.(1,44.10[tex] ^{-8}[/tex] )[tex] ^{3}[/tex] = 1,25.10[tex] ^{-23}[/tex] (cm^3)
khối lượng mol nguyên tử X là 26,162.1,25.10[tex] ^{-23}[/tex] .6,023.10[tex] ^{23}[/tex] = 197 (g/mol)
X là vàng

b) 197 - 118 = 79 proton[/FONT]
 
Last edited:

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
ĐÁP ÁN BÀI TỰ LUYỆN 3:
Bài 1:

a/ [tex]\mathrm{R=\sqrt[3]{\frac{3A}{4\pi.N_A.d}}=\sqrt[3]{\frac{3.55,85}{4\pi.6,02.10^{23}.7,87}}\approx 1,412.10^{-8}cm}[/tex]
b/ [tex]\mathrm{R=\sqrt[3]{\frac{3A.a\%}{4\pi.N_A.d}}=\sqrt[3]{\frac{3.55,85.75\%}{4\pi.6,02.10^{23}.7,87}}\approx 1,283.10^{-8}cm}[/tex]

Bài 2:

[tex]\mathrm{R_{Cr}=\sqrt[3]{\frac{3A.a\%}{4\pi.N_A.d}}=\sqrt[3]{\frac{3.52.68\%}{4\pi.6,02.10^{23}.7,19}}\approx 1,249.10^{-8}cm}[/tex]

Bài 3:
a/ Khối lượng riêng trung bình toàn nguyên tử là:
[tex]\mathrm{d_{tb}=\frac{d_o}{a\%}=\frac{19,36}{74\%}\approx 26,16g/cm^3}[/tex]
Khối lượng mol của nguyên tử:
[tex]\mathrm{\Rightarrow A=m.N_A=V.d_{tb}.N_A=\frac43\pi.(1,44.10^{-8})^3.26,16.6,02.10^{23}=197g/mol}[/tex]
b/ Số proton = A - số nơtron = 197 - 118 = 79
 

Xiao Fang

Học sinh gương mẫu
Thành viên
17 Tháng ba 2017
1,068
2,193
354
Earth
Hà Nội
THPT Xuân Khanh
Tiếp theo, chúng ta cùng tham khảo một đề kiểm tra chương I. Nếu có thời gian các bạn nên làm thử nhé!!! :D
TẢI TẠI ĐÂY nếu bạn không xem được trực tuyến
I) Phần Trắc Nghiệm
  1. B
  2. B
  3. C
  4. D
  5. B
  6. B
  7. D
  8. B
  9. B
  10. C
  11. D
  12. A
  13. C
  14. A
  15. B
  16. D
  17. B
  18. D
  19. D
  20. D
II) Phần Tự Luận
Câu 1 :
a) Gọi số e và p của nguyên tử R là Z
Gọi số n của nguyên tử R là N
Theo đầu bài ,tổng số hạt mang điện và không mang điện là 34
===> 2Z + N = 34 (1)
mà số hạt mang điện gấp 1,833 lần số hạt không mang điện
===> 2Z = 1,833N (2)
Từ (1) và (2) ta có hpt :
2Z + N = 34 và 2Z = 1,833N​
==> Z = 11 ,N = 12
==>p = e = 11 e
n = 12
A = 23
===>R là nguyên tố Natri (Z = 11):1s^2 2s^2 2p^4 3s^1
b)Na(Z = 11):1s^2 2s^2 2p^4 3s^1
==>Na là kim loại vì có 1 e ở lớp ngoài cùng
( To Be Continue )
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Hồng Nhật

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
Chủ đề 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
TÓM TẮT LÝ THUYẾT SẼ TRÌNH BÀY:
- Bố cục và phương thức sắp xếp bảng tuần hoàn.
- Các định luật tuần hoàn.


1, Giới thiệu bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Bố cục và các phương thức sắp xếp.
a/ Giới thiệu chung

- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là một phương pháp liệt kê các nguyên tố hóa học thành bảng, dựa trên số hiệu nguyên tử, cấu hình electron và các tính chất hóa học tuần hoàn của chúng.
- Các nguyên tố được biểu diễn theo trật tự số hiệu nguyên tử tăng dần, thường liệt kê cùng với ký hiệu hóa học trong mỗi ô (kèm các thông số khác như khối lượng nguyên tử, độ âm điện, cấu hình electron,….)
- D.I. Mendeleev được xem là người xây dựng một cách hoàn thiện bảng tuần hoàn đầu tiên (1869), nên bảng tuần hoàn còn được gọi là bảng Mendeleev.
b/ Bố cục
Dạng tiêu chuẩn của bảng gồm các nguyên tố được sắp xếp thành 18 cột và 7 dòng, với hai dòng kép nằm riêng nằm bên dưới cùng.
upload_2018-11-23_18-12-21.png
c/ Các phương thức sắp xếp trong bảng tuần hoàn
* Ô (cell): các nguyên tố trong bảng tuần hoàn sắp xếp theo từng ô. Số thứ tự của ô biểu diễn số hiệu nguyên tử (tức là số proton trong hạt nhân).
* Chu kỳ (period):
- Chu kỳ là các hàng ngang trong bảng tuần hoàn, số thứ tự của chu kỳ biểu diễn số lớp electron của nguyên tử.
- Các chu kỳ 1, 2, 3 được gọi là các chu kỳ nhỏ, có 2 hoặc 8 nguyên tố; các chu kỳ 4, 5, 6 và 7 được gọi là các chu kỳ lớn, có hơn 18 nguyên tố trong chu kỳ.
- Các nguyên tố trong chu kỳ chỉ có cùng lớp electron, nên không có cùng tính chất hóa học.
* Nhóm (group):
- Nhóm (họ) là các cột đứng trong bảng tuần hoàn, số thứ tự của nóm biểu diễn số electron hóa trị của nguyên tố.
- Các nhóm A (nhóm chính) là những nhóm chứa các nguyên tố s và p. Đối với các nhóm A, số electron hóa trị cũng chính là số electron của lớp ngoài cùng.
- Các nhóm B (nhóm chuyển tiếp) là những nhóm của các nguyên tố d và f. Đối với các nhóm này, số electron hóa trị = số electron lớp ngoài cùng + số electron phân lớp d sát lớp ngoài cùng.
- Các nguyên tố trong nhóm có cùng số electron hóa trị, do đó chúng có cùng tính chất hóa học với nhau.
- Nhóm IA gọi là nhóm kim loại kiềm (trừ H), lớp IIA gọi là nhóm kim loại kiềm thổ, nhóm VIIA gọi là nhóm halogen, nhóm VIIIA gọi là nhóm khí hiếm.

BÀI TẬP TỰ LUYỆN 4:
Câu 1:
Cho các nguyên tố có Z = 11, 24, 27, 35. Hãy viết cấu hình e và định vị trong bảng tuần hoàn ( ô, chu kỳ, nhóm).
Câu 2: Biết rằng lưu huỳnh ở chu kì 3, nhóm VIA. Hãy lập luận để viết cấu hình e của S?
Câu 3: Cation [tex]R^{2+}[/tex] có cấu hình e ở phân lớp ngoài cùng là [tex]2p^{6}[/tex]
a. Viết cấu hình e của R
b. Nguyên tố R thuộc chu kỳ nào? Nhóm nào? Ô thứ mấy?
c. Anion [tex]X^-[/tex] có cấu hình e giống [tex]R^{2+}[/tex], X là nguyên tố gì? Viết cấu hình e của nó
Câu 4: Oxit cao nhất của một nguyên tố ứng với công thức [tex]RO_3[/tex], với hiđro nó tạo thành một hợp chất khí chứa 94,12%R. Tìm khối lượng nguyên tử và tên nguyên tố?
Câu 5: Hoà tan hoàn toàn 0,3 gam hỗn hợp 2 kim loại X và Y ở 2 chu kì liên tiếp của nhóm IA vào nước thu đươc 0,224 lit khí (đktc). Tìm X, Y.

@Huỳnh Thanh Trúc ,@Bong Bóng Xà Phòng ,@Nguyễn Lê Lệ Quỳnh ,@lehongli ,@Tên tôi là........... ,@nguyenhien1633 ,@s2no12k3,.............
 

Huỳnh Thanh Trúc

Học sinh tiến bộ
Thành viên
31 Tháng ba 2018
1,263
1,209
176
Phú Yên
THCS Đinh Tiên Hoàng
Hoà tan hoàn toàn 0,3 gam hỗn hợp 2 kim loại X và Y ở 2 chu kì liên tiếp của nhóm IA vào nước thu đươc 0,224 lit khí (đktc). Tìm X, Y.
Gọi công thức chung của hỗn hợp là M trung bình

2M + 2H2O ==> 2MOH + H2
0,02................................0,01
nH2= 0,01 (mol)
==> MM= 15
==> X <15 <Y
Nhìn vào Bảng Tuần Hoàn, ta thấy
Vậy: X là Mg và Y là Ca

Oxit cao nhất của một nguyên tố ứng với công thức RO3, với hiđro nó tạo thành một hợp chất khí chứa 94,12%R. Tìm khối lượng nguyên tử và tên nguyên tố?

Ta có oxit của R là RO3 => Hợp chất khí với hidro là: RH2
=> %mR/%RH2 = R/RH2
<=> 94,12%/ 100% = R/(2 + R)
<=> 0,9412 = R/(2 + R)
<=> R = 0,9412*(2 + R)
<=> R - 0,9412R = 1,8824
<=> 0,0588R = 1,8824
<=> R = 32 (S)
Vậy R là S
 
  • Like
Reactions: Hồng Nhật

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
Gọi công thức chung của hỗn hợp là M trung bình

2M + 2H2O ==> 2MOH + H2
0,02................................0,01
nH2= 0,01 (mol)
==> MM= 15
==> X <15 <Y
Nhìn vào Bảng Tuần Hoàn, ta thấy
Vậy: X là Mg và Y là Ca
Nhóm IA thì làm gì có Mg với Ca em nhỉ???
 
  • Like
Reactions: Huỳnh Thanh Trúc
Top Bottom