Hóa 10 [HÓA 10] TOPIC ÔN THI HỌC KỲ I (Năm học 2018 - 2019)

Dth.hh

Học sinh mới
Thành viên
14 Tháng mười một 2018
14
11
6
Hà Nội
THPT UHA
Câu 4: Oxit cao nhất của một nguyên tố ứng với công thức [tex]RO_3[/tex], với hiđro nó tạo thành một hợp chất khí chứa 94,12%R. Tìm khối lượng nguyên tử và tên nguyên tố?

CT cao nhất với oxi là [tex]RO_{3}[/tex] -> Ct với H là : [tex]H_{2}R[/tex]
[tex]\frac{M_{R}}{2.1} = \frac{94.12}{100-94,12} \rightarrow M_{R}= 32[/tex]
-> R là Lưu huỳnh
 

Xiao Fang

Học sinh gương mẫu
Thành viên
17 Tháng ba 2017
1,068
2,194
354
Earth
Hà Nội
THPT Xuân Khanh
Câu 2: Biết rằng lưu huỳnh ở chu kì 3, nhóm VIA. Hãy lập luận để viết cấu hình e của S?
vì S ở chu kì 3 =>số có 3 phân lớp
mà S thuộc nhóm VIA => S có 6 e lớp ngoài cùng
==>cấu hình e của S là : 1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 3p^4
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Hồng Nhật

Xiao Fang

Học sinh gương mẫu
Thành viên
17 Tháng ba 2017
1,068
2,194
354
Earth
Hà Nội
THPT Xuân Khanh
Câu 1: Cho các nguyên tố có Z = 11, 24, 27, 35. Hãy viết cấu hình e và định vị trong bảng tuần hoàn ( ô, chu kỳ, nhóm).
+) Z = 11 :1s^2 2s^2 2p^6 3s^1
==>Ô :11 , chu kỳ :3 , nhóm :IA
+) Z = 24 :1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 3p^6 3d^5 4s^1
==>Ô :24 , chu kỳ :4 , nhóm :VIB
+) Z = 27 :1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 3p^6 3d^7 4s^2
==>Ô :27 , chu kỳ :4 , nhóm :VIIIB
+) Z = 35 :1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 3p^6 3d^10 4s^2 4p^5
==>Ô :35 , chu kỳ :4 , nhóm :VIIA
 
  • Like
Reactions: Hồng Nhật

Xiao Fang

Học sinh gương mẫu
Thành viên
17 Tháng ba 2017
1,068
2,194
354
Earth
Hà Nội
THPT Xuân Khanh
Câu 4: Oxit cao nhất của một nguyên tố ứng với công thức RO3RO3RO_3, với hiđro nó tạo thành một hợp chất khí chứa 94,12%R. Tìm khối lượng nguyên tử và tên nguyên tố?
vì Oxit cao nhất của một nguyên tố ứng với công thức RO3
=>hóa trị của R là 6
=>công thức của R với H là H2R
ta có :%R =[ R/(R + 2 x 1) ] x 100% = 94,12
==> R = 32 ( S )
 

Nguyễn Lê Lệ Quỳnh

Học sinh chăm học
Thành viên
5 Tháng bảy 2018
301
218
66
21
Bình Định
THPT số 1 An Nhơn
Chủ đề 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
TÓM TẮT LÝ THUYẾT SẼ TRÌNH BÀY:
- Bố cục và phương thức sắp xếp bảng tuần hoàn.
- Các định luật tuần hoàn.


1, Giới thiệu bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Bố cục và các phương thức sắp xếp.
a/ Giới thiệu chung

- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là một phương pháp liệt kê các nguyên tố hóa học thành bảng, dựa trên số hiệu nguyên tử, cấu hình electron và các tính chất hóa học tuần hoàn của chúng.
- Các nguyên tố được biểu diễn theo trật tự số hiệu nguyên tử tăng dần, thường liệt kê cùng với ký hiệu hóa học trong mỗi ô (kèm các thông số khác như khối lượng nguyên tử, độ âm điện, cấu hình electron,….)
- D.I. Mendeleev được xem là người xây dựng một cách hoàn thiện bảng tuần hoàn đầu tiên (1869), nên bảng tuần hoàn còn được gọi là bảng Mendeleev.
b/ Bố cục
Dạng tiêu chuẩn của bảng gồm các nguyên tố được sắp xếp thành 18 cột và 7 dòng, với hai dòng kép nằm riêng nằm bên dưới cùng.
View attachment 90218
c/ Các phương thức sắp xếp trong bảng tuần hoàn
* Ô (cell): các nguyên tố trong bảng tuần hoàn sắp xếp theo từng ô. Số thứ tự của ô biểu diễn số hiệu nguyên tử (tức là số proton trong hạt nhân).
* Chu kỳ (period):
- Chu kỳ là các hàng ngang trong bảng tuần hoàn, số thứ tự của chu kỳ biểu diễn số lớp electron của nguyên tử.
- Các chu kỳ 1, 2, 3 được gọi là các chu kỳ nhỏ, có 2 hoặc 8 nguyên tố; các chu kỳ 4, 5, 6 và 7 được gọi là các chu kỳ lớn, có hơn 18 nguyên tố trong chu kỳ.
- Các nguyên tố trong chu kỳ chỉ có cùng lớp electron, nên không có cùng tính chất hóa học.
* Nhóm (group):
- Nhóm (họ) là các cột đứng trong bảng tuần hoàn, số thứ tự của nóm biểu diễn số electron hóa trị của nguyên tố.
- Các nhóm A (nhóm chính) là những nhóm chứa các nguyên tố s và p. Đối với các nhóm A, số electron hóa trị cũng chính là số electron của lớp ngoài cùng.
- Các nhóm B (nhóm chuyển tiếp) là những nhóm của các nguyên tố d và f. Đối với các nhóm này, số electron hóa trị = số electron lớp ngoài cùng + số electron phân lớp d sát lớp ngoài cùng.
- Các nguyên tố trong nhóm có cùng số electron hóa trị, do đó chúng có cùng tính chất hóa học với nhau.
- Nhóm IA gọi là nhóm kim loại kiềm (trừ H), lớp IIA gọi là nhóm kim loại kiềm thổ, nhóm VIIA gọi là nhóm halogen, nhóm VIIIA gọi là nhóm khí hiếm.

BÀI TẬP TỰ LUYỆN 4:
Câu 1:
Cho các nguyên tố có Z = 11, 24, 27, 35. Hãy viết cấu hình e và định vị trong bảng tuần hoàn ( ô, chu kỳ, nhóm).
Câu 2: Biết rằng lưu huỳnh ở chu kì 3, nhóm VIA. Hãy lập luận để viết cấu hình e của S?
Câu 3: Cation [tex]R^{2+}[/tex] có cấu hình e ở phân lớp ngoài cùng là [tex]2p^{6}[/tex]
a. Viết cấu hình e của R
b. Nguyên tố R thuộc chu kỳ nào? Nhóm nào? Ô thứ mấy?
c. Anion [tex]X^-[/tex] có cấu hình e giống [tex]R^{2+}[/tex], X là nguyên tố gì? Viết cấu hình e của nó
Câu 4: Oxit cao nhất của một nguyên tố ứng với công thức [tex]RO_3[/tex], với hiđro nó tạo thành một hợp chất khí chứa 94,12%R. Tìm khối lượng nguyên tử và tên nguyên tố?
Câu 5: Hoà tan hoàn toàn 0,3 gam hỗn hợp 2 kim loại X và Y ở 2 chu kì liên tiếp của nhóm IA vào nước thu đươc 0,224 lit khí (đktc). Tìm X, Y.

@Huỳnh Thanh Trúc ,@Bong Bóng Xà Phòng ,@Nguyễn Lê Lệ Quỳnh ,@lehongli ,@Tên tôi là........... ,@nguyenhien1633 ,@s2no12k3,.............
Có vài chỗ em ko biết cách trình bày có gì chỉ em với
 

Attachments

  • 20181123_213027.jpg
    20181123_213027.jpg
    64.1 KB · Đọc: 65
  • 20181123_213021.jpg
    20181123_213021.jpg
    67.8 KB · Đọc: 72
  • Like
Reactions: Hồng Nhật

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
ĐÁP ÁN BÀI TỰ LUYỆN 4:
Câu 1:

- Z = 11: [tex]1s^2 2s^2 2p^6 3s^1[/tex]
=> Ô :11 , chu kỳ :3 , nhóm :IA
- Z = 24: [tex]1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 3p^6 3d^5 4s^1[/tex]
=> Ô :24 , chu kỳ :4 , nhóm :VIB
- Z = 27: [tex]1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 3p^6 3d^7 4s^2[/tex]
=> Ô :27 , chu kỳ :4 , nhóm :VIIIB
- Z = 35: [tex]1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 3p^6 3d^{10} 4s^2 4p^5[/tex]
=> Ô :35 , chu kỳ :4 , nhóm :VIIA
Câu 2:
- S ở chu kì 3 => nguyên tử S có 3 lớp electron
- S thuộc nhóm VIA => nguyên tử S có 6 electron lớp ngoài cùng
=> cấu hình e của S là: [tex]1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 3p^4[/tex] (Z = 16)
Câu 3:
a/ Cấu hình e của cation [tex]R^{2+}[/tex] là [tex]1s^22s^22p^6[/tex]
=> Cấu hình e của nguyên tử R là [tex]1s^22s^22p^63s^2[/tex]
b/ Nguyên tố R nằm ở ô thứ 12 (do Z = 12), chu kỳ 3 (do có 3 lớp electron) và nhóm IIA (do có 2 e lớp ngoài cùng)
=> R là magie (Mg)
c/ Cấu hình e của anion [TEX]X^-[/TEX] là [tex]1s^22s^22p^6[/tex]
=> Cấu hình e của nguyên tử X là [tex]1s^22s^22p^5[/tex]
=> X là flo (F)
Câu 4:
Công thức oxit cao nhất là [tex]RO_{3}[/tex]
=> R có số oxi hóa +6 (cao nhất) với oxi => R có số oxi hóa là -2 với hidro
Công thức hợp chất với hidro là: [tex]H_{2}R[/tex]
Ta có R chiếm 94,12% về khối lượng trong hợp chất với hidro => [tex]\frac{M_{R}}{M_R+2.1} = 94,12\% \rightarrow M_{R}= 32[/tex]
=> R là Lưu huỳnh (S)
Câu 5:
Do 2 kim loại cần tìm đều nằm ở nhóm IA => Ta đặt kim loại M ở nhóm IA làm đại diện
[tex]2M+2H_2O\rightarrow 2MOH+H_2[/tex]
[tex]\mathrm{n_{H_2}=\frac{0,224}{22,4}=0,01mol\Rightarrow n_{M}=0,02mol} \\ \mathrm{\Rightarrow M_M=\frac{m}{n}=\frac{0,3}{0,02}=15}[/tex]
Xem như X là nguyên tố có khối lượng nhỏ hơn, ta có:
[tex]M_X<15<M_Y[/tex]
Mà X, Y nằm ở 2 chu kỳ liên tiếp của nhóm IA
=> X là liti (M = 7) và Y là natri (M = 23)

@Huỳnh Thanh Trúc ,@Dth.hh ,@s2no12k3 ,@Nguyễn Lê Lệ Quỳnh vào so đáp án nè các em ơi!!! :D
 
  • Like
Reactions: Huỳnh Thanh Trúc

Huỳnh Thanh Trúc

Học sinh tiến bộ
Thành viên
31 Tháng ba 2018
1,263
1,209
176
Phú Yên
THCS Đinh Tiên Hoàng
ĐÁP ÁN BÀI TỰ LUYỆN 4:
Câu 1:

- Z = 11: [tex]1s^2 2s^2 2p^6 3s^1[/tex]
=> Ô :11 , chu kỳ :3 , nhóm :IA
- Z = 24: [tex]1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 3p^6 3d^5 4s^1[/tex]
=> Ô :24 , chu kỳ :4 , nhóm :VIB
- Z = 27: [tex]1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 3p^6 3d^7 4s^2[/tex]
=> Ô :27 , chu kỳ :4 , nhóm :VIIIB
- Z = 35: [tex]1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 3p^6 3d^{10} 4s^2 4p^5[/tex]
=> Ô :35 , chu kỳ :4 , nhóm :VIIA
Câu 2:
- S ở chu kì 3 => nguyên tử S có 3 lớp electron
- S thuộc nhóm VIA => nguyên tử S có 6 electron lớp ngoài cùng
=> cấu hình e của S là: [tex]1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 3p^4[/tex] (Z = 16)
Câu 3:
a/ Cấu hình e của cation [tex]R^{2+}[/tex] là [tex]1s^22s^22p^6[/tex]
=> Cấu hình e của nguyên tử R là [tex]1s^22s^22p^63s^2[/tex]
b/ Nguyên tố R nằm ở ô thứ 12 (do Z = 12), chu kỳ 3 (do có 3 lớp electron) và nhóm IIA (do có 2 e lớp ngoài cùng)
=> R là magie (Mg)
c/ Cấu hình e của anion [TEX]X^-[/TEX] là [tex]1s^22s^22p^6[/tex]
=> Cấu hình e của nguyên tử X là [tex]1s^22s^22p^5[/tex]
=> X là flo (F)
Câu 4:
Công thức oxit cao nhất là [tex]RO_{3}[/tex]
=> R có số oxi hóa +6 (cao nhất) với oxi => R có số oxi hóa là -2 với hidro
Công thức hợp chất với hidro là: [tex]H_{2}R[/tex]
Ta có R chiếm 94,12% về khối lượng trong hợp chất với hidro => [tex]\frac{M_{R}}{M_R+2.1} = 94,12\% \rightarrow M_{R}= 32[/tex]
=> R là Lưu huỳnh (S)
Câu 5:
Do 2 kim loại cần tìm đều nằm ở nhóm IA => Ta đặt kim loại M ở nhóm IA làm đại diện
[tex]2M+2H_2O\rightarrow 2MOH+H_2[/tex]
[tex]\mathrm{n_{H_2}=\frac{0,224}{22,4}=0,01mol\Rightarrow n_{M}=0,02mol} \\ \mathrm{\Rightarrow M_M=\frac{m}{n}=\frac{0,3}{0,02}=15}[/tex]
Xem như X là nguyên tố có khối lượng nhỏ hơn, ta có:
[tex]M_X<15<M_Y[/tex]
Mà X, Y nằm ở 2 chu kỳ liên tiếp của nhóm IA
=> X là liti (M = 7) và Y là natri (M = 23)

@Huỳnh Thanh Trúc ,@Dth.hh ,@s2no12k3 ,@Nguyễn Lê Lệ Quỳnh vào so đáp án nè các em ơi!!! :D
Em sai câu 5 òi
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
2. Các quy luật tuần hoàn.
a, Bán kính nguyên tử:

* Quy luật: Theo chiều tăng ĐIỆN TÍCH HẠT NHÂN
- Trong 1 chu kỳ, R nguyên tử giảm dần;
- Trong 1 nhóm A, R nguyên tử tăng dần
* Giải thích:
- Trong cùng 1 chu kỳ, theo chiều tăng ĐIỆN TÍCH HẠT NHÂN => số e lớp ngoài cùng tăng => lực hút giữa hạt nhân với e ngoài cùng tăng => R giảm dần
- Trong 1 nhóm, theo chiều tăng ĐIỆN TÍCH HẠT NHÂN => số lớp e tăng => R tăng dần
b, Độ âm điện: Đại lượng đặc trưng cho khả năng hút e
* Quy luật: Theo chiều tăng ĐIỆN TÍCH HẠT NHÂN: trong 1 chu kỳ, ĐỘ ÂM ĐIỆN tăng; trong 1 nhóm A, ĐỘ ÂM ĐIỆN giảm.
* Giải thích:
- Trong 1 chu kỳ, theo chiều tăng ĐIỆN TÍCH HẠT NHÂN => R giảm => khả năng hút e tăng => ĐỘ ÂM ĐIỆN tăng
- Trong 1 nhóm, theo chiều tăng ĐIỆN TÍCH HẠT NHÂN => R giảm => khả năng hút e giảm => ĐỘ ÂM ĐIỆN giảm
c, Tính kim loại, phi kim:
+ Trong 1 chu kì: tính kim loại giảm, tính phi kim tăng
+ Trong 1 nhóm A: tính kim loai tăng, tính phi kim giảm
d, Năng lượng ion hóa thứ nhất [TEX]I_1[/TEX] (năng lượng cần thiết để tách 1e ra khỏi nguyên tử trung hòa):
* Quy luật: Theo chiều tăng ĐIỆN TÍCH HẠT NHÂN, trong chu kỳ, [TEX]I_1[/TEX] tăng; trong 1 nhóm A, [TEX]I_1[/TEX] giảm
* Giải thích:
- Trong 1 chu kỳ, theo chiều tăng ĐIỆN TÍCH HẠT NHÂN, R giảm , ĐỘ ÂM ĐIỆN tăng => khả năng giữ e tăng => I tăng
- Trong 1 nhóm, theo chiều tăng ĐIỆN TÍCH HẠT NHÂN, R tăng ,ĐỘ ÂM ĐIỆN giảm => khả năng giữ e giảm => I giảm
e, Tính axit – bazơ của oxit và hiđroxit:
+ Trong 1 chu kì: tính axit tăng, tính bazơ giảm
+ Trong một nhóm A: tính axit giảm, tính bazơ tăng
f, Hóa trị cao nhất với oxi tăng từ 1 đến 7 (a); hóa trị của phi kim với hiđro giảm từ 4 về 1 (b). Mối liên hệ là a + b = 8

BÀI TẬP TỰ LUYÊN 5:

A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1:
Những nguyên tử [tex]^{40}_{20}Ca,^{39}_{19}K,^{41}_{21}Sc[/tex] có cùng:
A. Số khối B. Số hiệu nguyên tử C. Số electron D. Số notron
Câu 2: Những cặp chất nào có cấu hình e giống nhau?
A. Na và [TEX]Al^{3+}[/TEX] B. F và [TEX]O^{2-}[/TEX] C. [TEX]Se^{2-}[/TEX] và Kr D. [TEX]Na^+[/TEX] và [TEX]Cl^-[/TEX]
Câu 3: Câu nào biểu thị đúng kích thước của nguyên tử và ion:
A. Na > [tex]Na^+[/tex] ; F < [TEX]F^-[/TEX]
B. Na < [tex]Na^+[/tex] ; F < [TEX]F^-[/TEX]
C. Na > [tex]Na^+[/tex] ; F > [TEX]F^-[/TEX]
D. Na < [tex]Na^+[/tex] ; F > [TEX]F^-[/TEX]
Câu 4: Hợp chất với nguyên tố H có dạng [TEX]RH_4[/TEX],Trong oxit cao nhất với oxi, R chiếm 27,27% về khối lượng .R là nguyên tố nào sau đây?
A. Sn B. Si C. C. D. Pb
Câu 5: Tính chất nào sau đây biến đổi tuần hoàn?
A. Số lớp e
B. Số e lớp ngoài cùng
C. Điện tích hạt nhân
D. Khối lượng nguyên tử
B. TỰ LUẬN
Câu 1:
Hãy so sánh tính chất hoá học (tính kim loại, phi kim) của:
a) Mg ( Z =12) với Na ( Z=11) và Al (Z=13)
b) Ca (Z = 20) với Mg ( Z=12) và K (Z = 19)
c) Cl ( Z = 17) với F ( Z = 9) và S ( Z = 16)
Câu 2: Hoà tan hoàn toàn 2,73 gam một kim loại kiềm vào nước thu được 1 dung dịch có khối lượng lớn hơn so với khối lượng nước đã dùng là 2,66 gam. Xác định tên kim loại.
Câu 3: A, B là 2 nguyên tố ở cùng nhóm và thuộc 2 chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số proton trong hạt nhân của chúng là 32. Cho biết vị trí của mỗi nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
Câu 4: Hoà tan 28,4 gam một hỗn hợp hai muối cacbonat của 2 kim loại hoá trị II bằng dung dịch HCl dư thu 6,72 lit khí và 1 dung dịch A.
a) Tính tổng số gam 2 muối clorua có trong dung dịch A
b) Xác định tên 2 kim loại biết chúng thuộc 2 chu kỳ liên tiếp nhóm IIA
c) Tính % khối lượng mỗi muối
d) Cho toàn bộ CO2 vào 1,25 lit Ba(OH)2 thu 39,4 gam kết tủa tính nồng độ Ba(OH)2.

@Huỳnh Thanh Trúc ,@Bong Bóng Xà Phòng ,@Nguyễn Lê Lệ Quỳnh ,@lehongli ,@Tên tôi là........... ,@s2no12k3 ,@Dth.hh ,@nguyenhien1633 .
 
  • Like
Reactions: anhlehoang123

Dth.hh

Học sinh mới
Thành viên
14 Tháng mười một 2018
14
11
6
Hà Nội
THPT UHA
Đáp án trắc nghiệm .
Câu 1: D Cùng n = 20
Câu 2: D Cùng cấu hình [tex]1s^{2}2s^{2}2p^{6}[/tex]
Câu 3: A . bán kính cation < R nguyên tử < R anion
Câu 4: C [tex]\frac{R}{2.M_{O}}=\frac{27.27}{100-27.27} n \to R=12 (Cacbon)[/tex]
Câu 5: B
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Hồng Nhật

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
[QUOTE="Hồng Nhật, post: 3635396, member: 2568523"
A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1:
Những nguyên tử [tex]^{40}_{20}Ca,^{39}_{19}K,^{41}_{21}Sc[/tex] có cùng:
A. Số khối B. Số hiệu nguyên tử C. Số electron D. Số notron
Câu 2: Những cặp chất nào có cấu hình e giống nhau?
A. Na và [TEX]Al^{3+}[/TEX] B. F và [TEX]O^{2-}[/TEX] C. [TEX]Se^{2-}[/TEX] và Kr D. [TEX]Na^+[/TEX] và [TEX]Cl^-[/TEX]
Câu 3: Câu nào biểu thị đúng kích thước của nguyên tử và ion:
A. Na > [tex]Na^+[/tex] ; F < [TEX]F^-[/TEX]
B. Na < [tex]Na^+[/tex] ; F < [TEX]F^-[/TEX]
C. Na > [tex]Na^+[/tex] ; F > [TEX]F^-[/TEX]
D. Na < [tex]Na^+[/tex] ; F > [TEX]F^-[/TEX]
Câu 4: Hợp chất với nguyên tố H có dạng [TEX]RH_4[/TEX],Trong oxit cao nhất với oxi, R chiếm 27,27% về khối lượng .R là nguyên tố nào sau đây?
A. Sn B. Si C. C. D. Pb
Câu 5: Tính chất nào sau đây biến đổi tuần hoàn?
A. Số lớp e
B. Số e lớp ngoài cùng
C. Điện tích hạt nhân
D. Khối lượng nguyên tử

@Huỳnh Thanh Trúc ,@Bong Bóng Xà Phòng ,@Nguyễn Lê Lệ Quỳnh ,@lehongli ,@Tên tôi là........... ,@s2no12k3 ,@Dth.hh ,@nguyenhien1633
Đáp án trắc nghiệm .
Câu 1: D
Câu 2: D
Câu 3: A
Câu 4: C
Câu 5: B
có thể giải thích một chút được không bạn???
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Dth.hh

Bong Bóng Xà Phòng

Cựu Mod Hóa|Cựu CN CLB Hóa học vui
Thành viên
18 Tháng mười hai 2017
3,707
8,659
834
Hưng Yên
Nope
Hoà tan hoàn toàn 2,73 gam một kim loại kiềm vào nước thu được 1 dung dịch có khối lượng lớn hơn so với khối lượng nước đã dùng là 2,66 gam. Xác định tên kim loại.
2M + 2H2O -> 2MOH + H2
=> m(dung dịch tăng) = m(kim loại) - m(H2)
=> mH2 = 2,73-2,66 =0,07 mol
=> nM = 0,07 mol
=> M(M) = 39
=> M là Kali
 
  • Like
Reactions: Maianh2510

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
Chào mọi người!!! Gần này Nhật thi cử nhiều nên không sắp xếp thời gian để tổng hợp kiến thức ôn tập lien tục được, mong mọi người thông cảm nhé:
ĐÁP ÁN BÀI TỰ LUYỆN 5
A.TRẮC NGHIỆM
Câu 1:
D (n = 20)
Câu 2: C (có cùng cấu hình e [tex]1s^22^22p^63s^23p^63d^104s^24p^6[/tex])
Câu 3: A
Câu 4: C
Câu 5: B
B. TỰ LUẬN
Câu 1:

a)
+ Tính kim loại: Na > Mg > Al (do cùng chu kỳ => Z tăng thì tính kim loại giảm)
+ Tính phi kim: ngược lại
b)
+ Tính kim loại: Ca > Mg (do cùng nhóm, Ca đứng dưới Mg), Ca < K (do cùng chu kỳ, Ca nằm sau K)
+ Tính phi kim: ngược lại
c)
+ Tính phi kim: Cl < F (do cùng nhóm, Cl đứng dưới F), Cl > S (do cùng chu kỳ, Cl đứng sau S)
+ Tính kim loại: ngược lại
Câu 2:
[tex] m_{H_2}= 2,73-2,66=0,07[/tex] gam => [tex] n_{H_2}=0,035[/tex]
Ta có phản ứng:
[tex] 2M+2H_2O\rightarrow 2MOH + H_2[/tex]
=> [tex]n_M=0,035.2=0,07\Rightarrow M_M=\frac{2,73}{0,07}=39[/tex]
=> M là kali
Câu 3:
Do A và B có tổng số proton bằng 32 => A thuộc chu kỳ nhỏ => [tex]Z_B-Z_A=8[/tex]
Lại có [tex]Z_B+Z_A=32[/tex]
=> [tex]Z_A=12;Z_B=20[/tex] => A là Mg, B là Ca
Câu 4:
a)[tex] n_{CO_2}=0,3[/tex] mol
Ta có: [tex]MCO_3+2HCl\rightarrow MCl_2+H_2O+CO_2[/tex]
Do đó, ta có công thức: [tex]m_{clorua}=m_{cacbonat}+(71-60).n_{CO_2}=28,4+11.0,3=31,7[/tex] gam
b)[tex]M_{MCO_3}=\frac{28,4}{0,3}=94,667\Rightarrow M_M=34,667[/tex]
Do đây là 2 kim loại thuộc 2 chu kỳ liên tiếp của nhóm IIA => Mg (M = 24) và Ca (M = 40)
c) Đặt a và b lần lượt là số mol của MgCO3 và CaCO3
Ta lập được hệ phương trình sau:
[tex]\left\{\begin{matrix} a+b=0,3\\ 84a+100b=28,4 \end{matrix}\right.\Rightarrow a=0,1;b=0,2[/tex]
[tex]\Rightarrow \%m_{MgCO_3}=\frac{84.0,1}{28,4}\approx 29,58\%\Rightarrow \%m_{CaCO_3}=70,42\%[/tex]
d)[tex]n_{BaCO_3}=\frac{39,4}{197}=0,2[/tex]
Bảo toàn nguyên tố C: [tex]n_{Ba(HCO_3)_2}=\frac{n_{CO_2}-n_{BaCO_3}}{2}=0,05[/tex]
Bảo toàn nguyên tố Ba: [tex]n_{Ba(OH)_2}=n_{BaCO_3}+n_{Ba(HCO_3)_2}=0,25[/tex]
[tex]C_M=\frac{n}{V}=\frac{0,25}{1,25}=0,2M[/tex]
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
ĐỀ KIỂM TRA THỬ CHƯƠNG 2:

Các bạn luyện tập thêm bằng cách giải đề dưới đây. Nếu bạn có nhu cầu giải bài toán nào có thể bình luận phía dưới nhé.

TẢI TẠI ĐÂY nếu bạn không xem được trực tuyến
 
  • Like
Reactions: Xiao Fang

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
Hiện tại, Nhật có một số đề thi học kỳ I hóa 10 được chia sẻ bởi @baochau1112 (cám ơn em!!! :D). Nhật sẽ chia sẻ, sau đó đăng đáp án liên cho các bạn tham khảo luôn nhé!!!

1. Mã đề 301 (tương tự với các mã đề 304, 307, 310, 313, 316, 319, 322)

>>NHẤN ĐÂY<< nếu bạn không xem được trực tuyến
 
  • Like
Reactions: baochau1112

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
2. Mã đề 302 (tương ứng với các mã đề 305, 308, 311, 314, 317, 320, 323)

>>NHẤN ĐÂY<< nếu bạn không xem được trực tuyến
 
  • Like
Reactions: Xiao Fang

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
3. Mã đề 303 (tương ứng với các mã đề 306, 309, 312, 315, 318, 321, 324)

>>NHẤN ĐÂY<< nếu bạn không xem được trực tuyến
 
  • Like
Reactions: thomnguyen1961

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
Chủ đề 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC
Ôn tập lý thuyết
1. Liên kết kim loại

- Là liên kết được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa cation kim loại tại các nút của mạng lưới tinh thể với các electron hoá trị.
- Liên kết kim loại phụ thuộc vào số e hóa trị của kim loại.
- Liên kết kim loại có đặc điểm: bền, dễ kéo sợi, dẫn nhiệt và dẫn điện tốt.
2. Liên kết ion.
- Khái niệm: là liên kết được hình thành từ 2 nguyên tử của 2 nguyên tố có độ âm điện rất khác nhau.
Thường là liên kết giữa kim loại (độ âm điện rất bé) và phi kim (độ âm điện rất lớn)
- Ví dụ: kim loại kiềm, kiềm thổ với các halogen hoặc oxy.
- Khi tạo liên kết ion thì kim loại nhường hẳn e cho nguyên tử phi kim tạo thành các cation và anion; các ion ngược dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện.
- Ví dụ:
[tex] Na \rightarrow Na^+ +1e \\ Cl + 1e \rightarrow Cl^-[/tex]
Sau đó: [tex] Na^+ + Cl^- \rightarrow NaCl[/tex]
- Bản chất của liên kết ion là lực hút tĩnh điện giữa 2 ion mang điện trái dấu.
- Đặc điểm:
+ Mỗi ion tạo ra nột điện trường xung quanh nó, liên kết với ion xảy ra theo mọi hướng suy ra liên kết ion là liên kết vô hướng ( không có hướng)
+ Không bão hòa; mọi ion có thể liên kết với nhiều ion xung quanh
+ Là liên kết bền vững.
+ Bình thường không dẫn điện, nhưng sẽ trở nên dẫn điện tốt nếu hòa tan vào dung môi.
3. Liên kết cộng hóa trị.
- Khái niệm: là liên kết được hình thành do nguyên tử 2 nguyên tố bỏ ra những cặp e dùng chung khi tham gia liên kết.
- Khi tạo liên kết các e bỏ ra số e còn thiếu để góp chung tạo thành liên kết.
- Ví dụ:
C có 4 e ngoài cùng (thiếu 4 e) [tex] \rightarrow [/tex] bỏ ra 4 e
O có 6 e ngoài cùng (thiếu 2e) [tex] \rightarrow [/tex] bỏ ra 2 e
Vậy phải có 2 O mới góp đủ với 1C, tạo thành hợp chất O::C::O có 4 cặp e dùng chung
- Bản chất: là sự góp chung các cặp e
- Gồm 2 loại:
+ Liên kết cộng hóa trị không cực: cặp e dùng chung không bị lệch về phía nguyên tử của nguyên tố nào. Được hình thành từ những nguyên tử phi kim có độ âm điện bằng nhau.
Ví dụ:
H2: H – H , H : H (1 cặp e dùng chung, không lệch về phía nào)
Cl2: Cl – Cl , Cl : Cl hoặc O2: O = O , O :: O (2 cặp e dùng chung)
+ Liên kết cộng hóa trị có cực: cặp e dùng chung lệch về phía nguyên tử của nguyên tố có độ âm điện lớn hơn. Được hình thành từ những nguyên tử khác nhau phi kim – phi kim, kim loại – phi kim.
VD: HCl: H : Cl, H – Cl (1 cặp e dùng chung, lệch về phía Cl có độ âm điện lớn hơn)
- Liên kết sigma (σ): là những liên kết cộng hóa trị được hình thành do sự xen phủ mây e hóa trị giữa 2 nguyên tử mà cực đại xen phủ nằm trên trục liên kết. (xen phủ trục)
VD: H: [tex]1s^1[/tex] upload_2018-12-10_19-13-20.png Cl: [tex]3s^23p^5 \Rightarrow[/tex] HCl
- Liên kết pi (π): là liên kết được hình thành bởi sự xen phủ mây e hóa trị của các nguyên tử tham gia mà cực đại xen phủ nằm ở 2 bên của trục liên kết. (xen phủ bên)
VD: [tex]O_2: Z = 8, 1s^22s^22p^4[/tex](có định hướng và bão hòa)
4. Liên kết hiđro
- Khái niệm: Là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa nguyên tử hiđro trong liên kết phân cực giữa nguyên tử có độ âm điện lớn của phân tử này với nguyên tử có độ âm điện lớn của phân tử khác. (là liên kết giữa nguyên tử O của OH này với nguyên tử H của OH kia). Kí hiệu: ...
VD:
- Giữa nước với nước.
upload_2018-12-10_19-13-54.png
- Giữa rượu với rượu (ROH):
upload_2018-12-10_19-14-9.png
- Giữa rượu với nước:
upload_2018-12-10_19-14-15.png
- Giải thích tính tan vô hạn trong nước của rượu
- Đặc điểm:
+ Là liên kết kém bền
+ Độ bền giảm khi nhiệt độ tăng và khi phân tử khối tăng
- Một số hợp chất có liên kết hiđro: H2O, rượu, axit cacboxylic, axit vô cơ chứa oxi, hợp chất chứa nhóm chức amino (NH2)
5. Liên kết cho – nhận
- Khái niệm: Là liên kết được hình thành bởi cặp e hóa trị chưa tham gia liên kết của nguyên tử này với AO trống của nguyên tử khác.
VD: HNO3
[tex]_7N:1s^22s^22p^3[/tex]
[tex]_8O:1s^22s^22p^4[/tex]
6. Cơ sở phân loại liên kết
a/ Dựa vào nguồn gốc hình thành liên kết
+ Giữa các nguyên tử kim loại [tex] \rightarrow [/tex] liên kết kim loại
+ Giữa nguyên tử kim loại – nguyên tử phi kim [tex] \rightarrow [/tex] liên kết ion
+ Giữa các nguyên tử phi kim
- 2 nguyên tử phi kim cùng 1 nguyên tố, cùng độ âm điện [tex] \rightarrow [/tex] LKCHT không cực
- 2 nguyên tử phi kim khác nhau [tex] \rightarrow [/tex] LKCHT có cực (phân cực)
b/ Dựa vào hiệu độ âm điện
Xét liên kết giữa 2 nguyên tử A, B: [tex]\Delta \chi = |\chi_A - \chi_B|[/tex]
* [tex]0<\Delta \chi <0,4[/tex] : liên kết A – B là liên kết CHT không cực
* [tex]0,4\leq\Delta \chi <1,7[/tex] : liên kết A – B là liên kết CHT có cực
* [tex]\Delta \chi \geq 1,7[/tex] : liên kết A – B là liên kết ion
- Chú ý: Dùng hiệu độ âm điện chỉ có tính chất tương đối, 1 số trường hợp ngoại lệ
Cách viết CTCT của 1 chất:
- Xác định bản chất liên kết: ion hay CHT
- Dựa vào cấu hình electron ngoài cùng của các nguyên tố để xác định số e độc thân, e ghép đôi, số AO trống ==> Số liên kết
- Là liên kết ion: dùng điện tích liên kết. là liên kết CHT: dùng gạch nối
- Đối với axit có oxi bao giờ cũng có nhóm H – O – liên kết phi kim trung tâm
- Đối với bazơ: Kim loại – O – H
- Muối: Thay H bởi kim loại trong phân tử axit tương ứng (kim loại hóa trị I: 1 kim loại thay cho 1H ; kim loại hóa trị II: 1 kim loại thay cho 2H ; kim loại hóa trị III: 1kim loại thay cho 3H)

BÀI TẬP NHẬT SẼ ĐĂNG TRONG BUỔI SAU NHÉ!!!
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
BÀI TẬP TỰ LUYỆN 6 (CHỦ ĐỀ 3)
A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1:
Mức độ phân cực của liên kết hoá học trong các phân tử được sắp xếp theo thứ tự giảm dần từ trái sang phải là:
A. HI, HBr, HCl
B. HI, HCl, HBr
C. HCl, HBr, HI
D. HBr, HI, HCl
Câu 2: Dãy các chất nào sau đây là các hợp chất ion?
A. NaCl, CaO, NH4Cl.
B. AlCl3, HCl, NaOH.
C. KNO3, NaF, H2O.
D. HNO3, CaCl2, NH4Cl.
Câu 3: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron [tex]1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 3p^6 4s^1[/tex], nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron[tex] 1s^2 2s^2 2p^5[/tex]. Liên kết hoá học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc loại liên kết?
A. Kim loại.
B. Cộng hóa trị.
C. Ion.
D. Cho nhận.
Câu 4: Kết luận sai về phân tử CO2 là:
A. Liên kết giữa oxi và cacbon bị phân cực.
B. Phân tử có hình dạng góc.
C. Phân tử CO2 có hai liên kết đôi.
D. Phân tử CO2 không phân cực.
Câu 5: Nguyên tử nguyên tố X có electron cuối cùng thuộc phân lớp s, nguyên tử nguyên tố Y có electron cuối cùng thuộc phân lớp p. Biết rằng tổng số electron trong nguyên tử của X và Y là 20. Bản chất của liên kết hóa học trong hợp chất X – Y là:
A. Sự góp chung đôi electron.
B. Sự góp đôi electron từ một nguyên tử.
C. Sự tương tác yếu giữa hai nguyên tử có chênh lệch độ âm điện lớn.
D. Lực hút tĩnh điện giữa hai ion trái dấu.
Câu 6: Phân tử nào dưới đây chứa liên kết cộng hóa trị không phân cực:
A. CO2. B. NH3. C. Cl2. D. NaCl.
Câu 7: Có các phân tử sau: MgCl2; HBr; Na2O; KNO3; NH4Cl; H2SO4; CH3NH3NO3; CH4. Số lượng chất có chứa liên kết ion trong phân tử là?
A. 6. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 8: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử H2O là liên kết?
A. Hidro. B. Cộng hóa trị phân cực. C. Ion. D. Cộng hóa trị không phân cực.
Câu 9: Hợp chất nào sau đây mà trong phân tử có liên kết ion?
A. H2S. B. HBr. C. NaNO3. D. H2SO4.
Câu 10: Chọn nhận xét đúng:
A. Tính chất của hợp chất hữu cơ chỉ phụ thuộc vào thành phần nguyên tử.
B. Trong các hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có các nguyên tố cacbon, hiđro.
C. Các hợp chất hữu cơ có cùng phân tử khối thì luôn luôn đồng phân của nhau.
D. Sự thay đổi thứ tự liên kết trong trường hợp chất hữu cơ thì luôn luôn tạo được chất hữu cơ khác.

B. TỰ LUẬN
Câu 1: Các liên kết trong phân tử sau: KBr, Br2, BaF2, CaO, H2O, K2O, Na2O, NaOH, Ba(OH)2, CS2, KHS, H2O2, FeCl2, C2H6, CH2O2 thuộc loại nào?
Câu 2: Hãy sắp xếp theo chiều tăng dần độ phân cực của các phân tử sau: CaO, MgO, CH4, N2, NaBr, BCl3. Cho biết độ âm điện của O(3,5); Cl(3); Br(2,8); Na(0,9); Mg(1,2); Ca(1); C(2,5); H(2,1), Al(1,5), N(3), B(2).
Câu 3: Viết công thức e và CTCT của các chất sau: F2, N2, H2S, NH3, CH4, C2H4, CO2, CH4O

@Huỳnh Thanh Trúc ,@Bong Bóng Xà Phòng ,@Nguyễn Lê Lệ Quỳnh ,@lehongli ,@Tên tôi là........... ,@s2no12k3 ,@Dth.hh ,@nguyenhien1633 .
 

phuongdaitt1

Cựu Phó nhóm Tiếng Anh
Thành viên
6 Tháng mười hai 2015
1,886
4,315
496
Tiền Giang
HMF Forum
BÀI TẬP TỰ LUYỆN 6 (CHỦ ĐỀ 3)
A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1:
Mức độ phân cực của liên kết hoá học trong các phân tử được sắp xếp theo thứ tự giảm dần từ trái sang phải là:
A. HI, HBr, HCl
B. HI, HCl, HBr
C. HCl, HBr, HI
D. HBr, HI, HCl
Câu 2: Dãy các chất nào sau đây là các hợp chất ion?
A. NaCl, CaO, NH4Cl.
B. AlCl3, HCl, NaOH.
C. KNO3, NaF, H2O.
D. HNO3, CaCl2, NH4Cl.
Câu 3: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron [tex]1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 3p^6 4s^1[/tex], nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron[tex] 1s^2 2s^2 2p^5[/tex]. Liên kết hoá học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc loại liên kết?
A. Kim loại.
B. Cộng hóa trị.
C. Ion.
D. Cho nhận.
Câu 4: Kết luận sai về phân tử CO2 là:
A. Liên kết giữa oxi và cacbon bị phân cực.
B. Phân tử có hình dạng góc.
C. Phân tử CO2 có hai liên kết đôi.
D. Phân tử CO2 không phân cực.
Câu 5: Nguyên tử nguyên tố X có electron cuối cùng thuộc phân lớp s, nguyên tử nguyên tố Y có electron cuối cùng thuộc phân lớp p. Biết rằng tổng số electron trong nguyên tử của X và Y là 20. Bản chất của liên kết hóa học trong hợp chất X – Y là:
A. Sự góp chung đôi electron.
B. Sự góp đôi electron từ một nguyên tử.
C. Sự tương tác yếu giữa hai nguyên tử có chênh lệch độ âm điện lớn.
D. Lực hút tĩnh điện giữa hai ion trái dấu.
Câu 6:
Phân tử nào dưới đây chứa liên kết cộng hóa trị không phân cực:
A. CO2. B. NH3. C. Cl2. D. NaCl.
Câu 7: Có các phân tử sau: MgCl2; HBr; Na2O; KNO3; NH4Cl; H2SO4; CH3NH3NO3; CH4. Số lượng chất có chứa liên kết ion trong phân tử là?
A. 6. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 8: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử H2O là liên kết?
A. Hidro. B. Cộng hóa trị phân cực. C. Ion. D. Cộng hóa trị không phân cực.
Câu 9:
Hợp chất nào sau đây mà trong phân tử có liên kết ion?
A. H2S. B. HBr. C. NaNO3. D. H2SO4.
Câu 10: Chọn nhận xét đúng:
A. Tính chất của hợp chất hữu cơ chỉ phụ thuộc vào thành phần nguyên tử.
B. Trong các hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có các nguyên tố cacbon, hiđro.
C. Các hợp chất hữu cơ có cùng phân tử khối thì luôn luôn đồng phân của nhau.
D. Sự thay đổi thứ tự liên kết trong trường hợp chất hữu cơ thì luôn luôn tạo được chất hữu cơ khác.
B. TỰ LUẬN
Câu 1:
Các liên kết trong phân tử sau: KBr, Br2, BaF2, CaO, H2O, K2O, Na2O, NaOH, Ba(OH)2, CS2, KHS, H2O2, FeCl2, C2H6, CH2O2 thuộc loại nào?
KBr, : Ion
Br2, : CHT 0 phân cực
BaF2, : Ion
CaO, : Ion
H2O,: CHT 0 phân cực
K2O, : Ion
Na2O, : Ion
NaOH, : Ion
Ba(OH)2, : Ion
CS2, : CHT phân cực
KHS, : CHT phân cực
H2O2,: CHT phân cực
FeCl2, : Ion
C2H6, : CHT phân cực
CH2O2: CHT phân cực
Câu 2: Hãy sắp xếp theo chiều tăng dần độ phân cực của các phân tử sau: CaO, MgO, CH4, N2, NaBr, BCl3. Cho biết độ âm điện của O(3,5); Cl(3); Br(2,8); Na(0,9); Mg(1,2); Ca(1); C(2,5); H(2,1), Al(1,5), N(3), B(2).
N2 CH4 BCl3 NaBr MgO CaO
Câu 3: Viết công thức e và CTCT của các chất sau: F2, N2, H2S, NH3, CH4, C2H4, CO2, CH4O
Câu này em hơi bị lười ~_~
 
Top Bottom