Hóa [Hóa 10] Nhóm hóa 1998

Status
Không mở trả lời sau này.
T

thupham22011998

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ÔN TẬP HÓA 10

Đây là topic đầu tiên do mình lập ra.Hi vọng sẽ nhận được nhiều sự ủng hộ của các bạn cùng các anh chị...

Như tiêu đề ,đây sẽ là topic cho các bạn 98 củng cố và nâng cao kiến thức hóa 10.
Mở đầu sẽ là phần Ôn tập học kì 1.

HÃY CÙNG TÔI HỌC HÓA 10 NHÉ!!
 
Last edited by a moderator:
T

thupham22011998

Chương i:cùng khởi động thôi nào!!

Bài 1:Nguyên tử $Au$ có bán kính và khối lượng mol lần lượt là 1,44 $A^*$là 197g/mol.Biết khối lượng riêng của $Au$ là 19,36$g/cm^3$.Hỏi các nguyên tử Au chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích trong tinh thể.

Bài 2:Một hợp chất ion tạo ra từ ion $M^+$ và $X^{2-}$.Trong phân tử $M_2X$ có tổng các hạt là 140 hạt trong đó hạt mang điện nhiều hơn hạt ko mang điện là 44.Số khối của $M^+$ lớn hơn số khối của $X^{2-}$ là 23.Tổng các hạt trong $M^+$ nhiều hơn trong $X^{2-}$ là 31.Tìm công thức của $M_2X$

Các bạn ơi,tạm 2 bài đã nha.hi vọng các bạn sẽ ủng hộ...
 
T

thupham22011998

mình post đáp án để các bạn cùng xem .cùng góp ý nhé!!

Câu 1:

Thể tích của 1 mol Au là : $\frac{197}{19,36} (g/cm^3)$

Đặt x 5 là thể tích các nguyên tử $Au$ trong tinh thể thì thể tích thực của 1 nguyên tử $Au$

[TEX]V=\frac{197}{19,36} .\frac{x}{100.6,02.10^23} (cm^3) (1)[/TEX]

Mặt khác với bán kính nguyên tử $Au$ là $ 1,44.10^{-8} cm$ ta có:

[TEX]V=\frac{4}{3} . 3,14. (1,44.10^{-8})^3 (2)[/TEX]

Từ 1 và 2 -->x~73,95

Vậy trong tinh thể kim loại ,các nguyên tử vàng chiếm 73,955 thể tích...

Câu 2:

-Đặt nguyên tử M có Z proton,Z electron,N nơtron
-.......................X có Z'............,Z'............,N'...........

Tổng các hạt trong $M_2X$ là 140

\Leftrightarrow 4Z+2N+2Z'+N'=140 (1)

Hạt mang điện nhiều hơn hạt ko mang điện trong $M_2X$ là 44

\Leftrightarrow 4Z-2N+2Z'-N'=44 (2)

Hiệu số khối giữa $M^+$ và $X^{2-}$ là 23

\Rightarrow Z+N-(Z'+N')=23 (3)

Hiệu số hạt giữa $M^+$ và $X^{2-}$ là 31

\Rightarrow 2Z+N-2Z'-N'=34 (4)

Từ 1,2,3,4 \Rightarrow Z=19,Z'=8

Vậy công thức là $K_2O$
 
E

elfsj

Câu 1: Xác định cộng hoá trị và điện hoá trị của các chất sau: [TEX]H_2S[/TEX], [TEX]CO_2[/TEX], [TEX]MgCl_2[/TEX], [TEX]HNO_3[/TEX]

Làm sao để xác định điện hoá trị hay cộng hoá trị vậy các bạn? Giải kĩ giúp mình với.

Câu 2: Hoà tan hoàn toàn 10,4g hh gồm 2 kim loại Mg và Fe trong V ml đ HCl 0,5M (vừa đủ) thấy có 6,72l khí [TEX]H_2[/TEX] bay ra (đktc)
Tính V và thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại có trong hh

Cảm ơn các bạn!
 
T

thupham22011998

Câu 2:

[TEX]Fe+2HCl-->FeCl_2+H_2[/TEX]
x................2x.....................x mol

[TEX]Mg+2HCl-->MgCl_2+H_2[/TEX]

y.................2y......................y mol

Ta có: n $H_2$=0,3 mol

theo pthh,ta có: n $HCl$=2.n $H_2$=0,6 mol

-->V $H_2$=$\frac{0,6}{0,5}$=1,2l

ta có hpt:
56x+24y=10,4
x+y=0,3

-->x=0,1 ; y=0,2

-->%m Fe=$\frac{0,1 . 56}{10,4} .100%$=53,8%

-->%m $Mg$=46,2%
 
T

thupham22011998

Câu 1:

Bạn muốn xác định điện hóa trị hay cộng hóa trị là bao nhiêu thì bạn phải xác định đây là kiểu liên kết hóa học nào?Liên kết ion hay liên kết cộng hóa trị:
+Với liên kết ion thì là điện hóa trị
+................. cộng hóa trị thì là cộng hóa trị

$H_2S$ là LKCHT :H có cộng hóa trị là 1, S:2

$CO_2$...............:C.............................4,O:2

$HNO_3$ ............: H............................1,N:5,O:2

$MgCl_2$ là LK ion: $Mg$ có điện hóa trị là 2+,$Cl$:1-
 
  • Like
Reactions: Ye Ye
T

thupham22011998

tiếp chương 1 nha,!!

Bài 1: Cho biết ion $P_xO_y^{3-}$ có tổng số e là 50.Tìm x,y

Bài 2:Viết cấu hình e nguyên tử của R,X,Y và xác định chúng biết rằng:
-R có lớp ngoài cùng là lớp thứ 3,có 5e
-X có mức năng lượng cao nhất là 5p,chứa 5e
-Y có lớp ngoài cùng là lớp thứ 4,chứa 3e
 
T

thuong0504

Bạn nói về phần phản ứng oxi hóa khử được không?

Phần này khó quá à, nếu ra phần này có lẽ mình chỉ được 1 hoặc 2 điểm phần viết số oxi hóa

Còn về việc viết pt + cân bằng cô giáo mình giạy mình chả hiểu gì cả

Bạn có thể vừa giảng giải cho mình, vừa ra bài tập áp dụng được chứ! Cám ơn bạn! :))
 
T

thupham22011998

Để đáp ứng nhu cầu của bạn thuong0504 mình sẽ chuyển sang chương phản ứng oxi hóa-khử............

Về lí thuyết : bạn chỉ cần hiểu đơn giản phản ứng oxi hóa-khử là phản ứng hóa học trong đó có sự nhường-thu e
-Về Số oxi hóa bạn nên nhớ thông thường kim loại luôn có số oxi hóa dương, O(-2) , H(+1)
trừ 1 số trường hợp đặc biệt.Trong 1 hợp chất,đơn chất... ta luôn có tổng số oxi hóa =0

VD: $KMnO_4$ thì K có số oxi hóa là +1 ; O(-2); Mn(+7)

-Về cân bằng PTHH,bạn cần nắm vững được số oxi hóa của các chất(bạn nên xem lại trong SGK) nhưng mình có câu dễ học để xác định chất khử và chất oxi hóa là :khử cho,o nhận,còn quá trình thì ngược lại
Mình làm theo cách thăng bằng e
VD: Fe+$HNO_3$ loãng --> $Fe(NO_3)_3$+$NO_2$+$H_2O$
.....0......+1,+5,-2...................+3,+5,-2.......+4,-2,......+1,-2

-->Chất khử Fe . Chất oxi hóa $HNO_3$

Sự oxi hóa: Fe-->$Fe^{+3}$+3e |.1
Sự khử : $N^{+5}$+1e-->$N^{+4}$ |.3

-->điền hệ số xong điều chỉnh:

Fe+6$HNO_3$-->$Fe(NO_3)_3$+ 3$NO_2$+3 $H_2O$
 
Last edited by a moderator:
E

elfsj

Bạn muốn xác định điện hóa trị hay cộng hóa trị là bao nhiêu thì bạn phải xác định đây là kiểu liên kết hóa học nào?Liên kết ion hay liên kết cộng hóa trị:
+Với liên kết ion thì là điện hóa trị
+................. cộng hóa trị thì là cộng hóa trị

$H_2S$ là LKCHT :H có cộng hóa trị là 1, S:2

$CO_2$...............:C.............................4,O:2

$HNO_3$ ............: H............................1,N:5,O:2

$MgCl_2$ là LK ion: $Mg$ có điện hóa trị là 2+,$Cl$:1-

Làm sao để biết LK ion hay LKCHT hả bạn? Phải tính hiệu độ âm điện à?
 
T

thupham22011998

Theo mình biết :
_LK ion: thường là liên kết giữa kim loại mạnh (nhóm IA;IIA) với phi kim mạnh (VIIA) hoặc giữa các ion mang điện tích trái dấu .
_LKCHT: thường là liên kết giữa phi kim với phi kim,kim loại yếu với phi kim yếu
 
T

thuong0504

Sự oxi hóa: Fe-->[FONT=MathJax_Math]F[/FONT][FONT=MathJax_Math]e[/FONT][FONT=MathJax_Main]+[/FONT][FONT=MathJax_Main]3[/FONT]+3e |.1
Sự khử : [FONT=MathJax_Math]N[/FONT][FONT=MathJax_Main]+[/FONT][FONT=MathJax_Main]5[/FONT]+1e-->[FONT=MathJax_Math]N[/FONT][FONT=MathJax_Main]+[/FONT][FONT=MathJax_Main]4[/FONT] |.3

-->điền hệ số xong điều chỉnh:

Fe+12[FONT=MathJax_Math]H[/FONT][FONT=MathJax_Math]N[/FONT][FONT=MathJax_Math]O[/FONT][FONT=MathJax_Main]3[/FONT]-->[FONT=MathJax_Math]F[/FONT][FONT=MathJax_Math]e[/FONT][FONT=MathJax_Main]([/FONT][FONT=MathJax_Math]N[/FONT][FONT=MathJax_Math]O[/FONT][FONT=MathJax_Main]3[/FONT][FONT=MathJax_Main])[/FONT][FONT=MathJax_Main]3[/FONT]+ 3[FONT=MathJax_Math]N[/FONT][FONT=MathJax_Math]O[/FONT][FONT=MathJax_Main]2[/FONT]+6

Ở chổ này mình nhân 1 và nhân 3 vào bên trái hay bên phải mũi tên hả cậu?

Với lại cậu ví dụ về nhưng pt khó hơn tí tí nữa được không?

Xin lỗi nếu "được voi đòi tiên" :))[FONT=MathJax_Math]H[/FONT][FONT=MathJax_Main]2[/FONT][FONT=MathJax_Math]O[/FONT]
 
P

phamthimai146

Sự oxi hóa: Fe-->[FONT=MathJax_Math]F[/FONT][FONT=MathJax_Math]e[/FONT][FONT=MathJax_Main]+[/FONT][FONT=MathJax_Main]3[/FONT]+3e |.1
Sự khử : [FONT=MathJax_Math]N[/FONT][FONT=MathJax_Main]+[/FONT][FONT=MathJax_Main]5[/FONT]+1e-->[FONT=MathJax_Math]N[/FONT][FONT=MathJax_Main]+[/FONT][FONT=MathJax_Main]4[/FONT] |.3

-->điền hệ số xong điều chỉnh:

Fe+12[FONT=MathJax_Math]H[/FONT][FONT=MathJax_Math]N[/FONT][FONT=MathJax_Math]O[/FONT][FONT=MathJax_Main]3[/FONT]-->[FONT=MathJax_Math]F[/FONT][FONT=MathJax_Math]e[/FONT][FONT=MathJax_Main]([/FONT][FONT=MathJax_Math]N[/FONT][FONT=MathJax_Math]O[/FONT][FONT=MathJax_Main]3[/FONT][FONT=MathJax_Main])[/FONT][FONT=MathJax_Main]3[/FONT]+ 3[FONT=MathJax_Math]N[/FONT][FONT=MathJax_Math]O[/FONT][FONT=MathJax_Main]2[/FONT]+6

Ở chổ này mình nhân 1 và nhân 3 vào bên trái hay bên phải mũi tên hả cậu?

Với lại cậu ví dụ về nhưng pt khó hơn tí tí nữa được không?

Xin lỗi nếu "được voi đòi tiên" :))[FONT=MathJax_Math]H[/FONT][FONT=MathJax_Main]2[/FONT][FONT=MathJax_Math]O[/FONT]

Phản ứng đúng:
Fe + 6 HNO3 ----> Fe(NO3)3 + 3 NO2 + 3 H2O
 
T

thupham22011998

Bạn thử làm đi nha!!!

Bài 1: Cân bằng các phương trình hóa học sau

CuO + NH3 -> Cu + N2 + H2O
Cu + HNO3 -> Cu(NO3)2 + NO2 + H2O
KMnO4 + H2SO4 -> K2SO4 + MnSO4 + H2O + O2
K2Cr2O7 + H2SO4 + FeSO4  ->Cr2(SO4)3 + Fe2(SO4)3 + K2SO4 + H2O
Na2SO3 + KMnO4 + H2O->  Na2SO4 + MnO2 + KOH
Fe3O4 + HNO3 -> Fe(NO3)3 + NO + H2O
Fe + H2SO4->  Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
Cl2 + NaOH->  NaCl + NaClO + H2O
Cl2 + KOH -> KCl + KClO3 + H2O
NaClO + KI + H2SO4->  I2 + NaCl + K2SO4 + H2O
Cr2O3 + KNO3 + KOH->  K2CrO4 + KNO2 + H2O
FeS2 + O2  ->Fe2O3 + SO2
Zn + HNO3 -> Zn(NO3)2 + NH4NO3 + H2O
Cl2 + NH3->  N2 + HCl
NH3 + Na -> NaNH2 + H2
(NH4)2Cr2O7->  N2 + Cr2O3 + H2O
KMnO4 + KNO2 + H2SO4 -> MnSO4 + K2SO4 + KNO3 + H2O
NaCrO2 + Br2 + NaOH->  Na2CrO4 + NaBr + H2O
Ca3(PO4)2 + C + SiO2 -> P + CaSiO3 + CO
KclO3 + NH3 -> KNO3 + KCl + H2O + Cl2
FeCl2 + H2O2 + HCl->  FeCl3 + H2O
KNO3 + FeS->  KNO2 + Fe2O3 + SO3
FexOy + H2SO4 -> Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
Fe3O4 + HNO 3 -> Fe(NO3)3 + NxOy + H2O
FeS2 + H2SO4 -> Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
FeS2 + HNO 3->  Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO2 + H2O
FeS2 + HNO 3 -> Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O
FeSO4 + HNO3  ->Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + NO + H2O
 
T

thuong0504

CuO + NH3 -> Cu + N2 + H2O

Các hệ số lần lượt là: 3....2....3...1....3

Cu + HNO3 -> Cu(NO3)2 + NO2 + H2O

Các hệ số lần lượt là: 1...4...1...2....2

KMnO4 + H2SO4 -> K2SO4 + MnSO4 + H2O + O2

Các hệ số lần lượt là: ? ? ? :(( làm sao để cân bằng đây! ! !

K2Cr2O7 + H2SO4 + FeSO4  ->Cr2(SO4)3 + Fe2(SO4)3 + K2SO4 + H2O

Các hệ số lần lượt là: thấy dài biết làm không có được :((

Na2SO3 + KMnO4 + H2O->  Na2SO4 + MnO2 + KOH

Các hệ số lần lượt là: Bó tay ( nhát làm, dài quá nên suy bó tay cho nhanh :)) )

thôi không làm nữa, càng làm càng búi á, huhu, cậu ra ít ít tí cho tớ siêng, thế này... nhát mãi
 
T

thupham22011998

Mọi người yêu hóa 10 đâu hết rồi.Vào ủng hộ mình đi.Các bạn có những vấn đề gì thắc mắc thì cứ vào topic này nhé!!Mình sẽ cố gắng hết mình để giúp các bạn.
:p:p;);)
 
T

thuong0504

Trình bày cách làm và cân bằng cái này bạn nhé!

K2Cr2O7 + H2SO4 + FeSO4  ->Cr2(SO4)3 + Fe2(SO4)3 + K2SO4 + H2O
 
T

thupham22011998

mình giúp bạn nha!!

-Chất khử là $FeSO_4$
Chất oxi hoá là $K_2Cr_2O_7$
-Sự oxi hoá: $2Fe^{+2}$-->$2Fe^{+3}$+2e |.3
Sự khử: $2Cr^{+6}$+6e-->$2Cr^{+3}$........|.1

Điền hệ số xong điều chỉnh,ta được PT như sau:

K2Cr2O7 + 7H2SO4 +6 FeSO4  ->Cr2(SO4)3 +3 Fe2(SO4)3 + K2SO4 +7 H2O
 
E

elfsj

Mình có 1 số bài tập khó đây :p

Câu 1: X và Y là 2 nguyên tố thuộc cùng 1 phân nhóm và ở 2 chu kì liên tiếp trong bảng hệ thống tuần hoàn. Tổng số các hạt mang điện trong nguyên tử X và Y là 52. Xác định số thứ tự của nguyên tử X và Y/ Chúng thuộc nhóm mấy, chu kì mấy trong BTH?

Câu 2: 2 nguyên tố A và B ở 2 phân nhóm chính liên tiếp nhau trong BTH. Tổng số hiệu nguyên tử của A và B là 31. Xác định số hiệu nguyên tử, viết cấu hình e của các nguyên tử A và B. Nêu tính chất hoá học đặc trưng của mỗi nguyên tố và viết cấu hình e của các ion tạo thành từ tính chất hoá học đặc trưng đó.

Câu 3: 2 nguyên tố A và B thuộc 2 CK liên tiếp, có thể tạo thành các ion [TEX]A^{2-}[/TEX] và B[TEX]^{2-}[/TEX] (đều có cấu hình e bền vững của khí trơ). Số điện tích hạt nhân của A và B hơn kém nhau 8 đơn vị. Hãy xác định số hiệu nguyên tử của A và B và viết cấu hình e của chúng.

Câu 4: Cho A, B, C là 3 nguyên tố liên tiếp nhau trong 1 CK của BTH. Tổng số các hạt mang điện trong thành phần cấu tạo nguyên tử của A, B, C bằng 72.
a) Biết số hiệu nguyên tử (Z) của 1 nguyên tố Z[TEX]_Na[/TEX] = 11; [TEX]Z_Mg[/TEX] = 12; [TEX]Z_Al[/TEX] = 13; [TEX]Z_Si[/TEX] = 14; [TEX]Z_P[/TEX] = 15; [TEX]Z_S[/TEX] = 16; [TEX]Z_Cl[/TEX] = 17. Hãy xác định số hiệu nguyên tử và gọi tên A, B, C.
B) Viết cấu hình e của A, B, C
c) Viết công thức các hiđrôxit của A, B, C. Trình bày cách nhận biết 3 hiđrôxit của A, B, C riêng rẽ ở trạng thái rắn (chỉ sử dụng 1 loại dung môi phổ biến)

Câu 5: Hợp chất A được tạo thành từ ion [TEX]M^{+}[/TEX] và ion [TEX]X^{2-}[/TEX]. Tổng số 3 loại hạt (p, n, e) trong A là 140. Tổng số hạt mang điện trong ion [TEX]M^{+}[/TEX] lớn hơn tổng số hạt mang điện trong ion [TEX]X^{2-}[/TEX] là 19. Trong nguyên tử M, số hạt p ít hơn số hạt n là 1 hạt. Trong nguyên tử X, số hạt p bằng số hạt n. Viết cấu hình e của [TEX]M^{+}[/TEX], [TEX]X^{2-}[/TEX] và gọi tên hợp chất A.
 
T

thupham22011998

mình khởi đầu nha!!

Câu 1:

Vì trong cùng 1 phân nhóm mà ở 2 chu kì liên tiếp nên chúng có thể hơn kém nhau 8,18 hoặc 32

TH1: X=Y+8
-->X+Y=2Y+8=52 --> Y=22 -->X=30 (L)
TH2: X=Y+18
-->X+Y=2Y+18=52 -->Y=17 --> X =35 (t/m)

Vậy X là Brom :ô số 35,chu kì 4,nhóm VIIA
Y là clo :ô số 17,chu kì 3,nhóm VIIA

TH3:X=Y+32
X+Y=2Y+32=52 -->Y=10 -->X=42 (L)
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom