Vật lí [Vật lí 12]Tổng hợp dạng bài + nhận giải bài tập phần DAO ĐỘNG CƠ

Status
Không mở trả lời sau này.
C

conan96

Một vật dao động điều hòa có phương trình x=Acos(wt) thì gốc thời gian chọn lúc
A. Vật có li độ x=-A
B. Vật có li độ x=A
C. Vật đi qua VTCB theo chiều dương
D. Vật đi qua VTCB theo chiều âm
 
D

dunglanhlung

Giúp em các bài tập !!! CẢM ƠN ANH NHIỀU!!
Bài 1:
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng có k = 50 N/m, vật nặng có khối lượng m1 = 300 g, dưới nó treo thêm vật nặng m2 = 200 g bằng dây không dãn. Nâng hệ vật để lò xo không biến dạng rồi thả nhẹ để hệ vật chuyển động. Khi hệ vật qua vị trí cân bằng thì đốt dây nối giữa hai vật. Tỉ số giữa lực đàn hồi của lò xo và trọng lực khi vật m1 xuống thấp nhất có giá trị xấp xỉ bằng bao nhiêu?

Bài 2:
Một vật có khối lượng m1 = 1,25 kg mắc vào lò xo nhẹ có độ cứng k = 200 N/m, đầu kia của lò xo gắn chặt tường. Vật và lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang có ma sát không đáng kể. Đặt vật thứ hai có khối lượng m2 =
3,75 kg sát với vật thứ nhất rồi đẩy chậm cả hai vật cho lò xo nén lại 8 cm. Khi thả nhẹ chúng ra, lò xo đẩy hai vật chuyển động về một phía. Lấy π2 =10, khi lò xo giãn cực đại lần đầu tiên thì hai vật cách xa nhau một đoạn là:
A. 4π – 8 (cm) B. 16 (cm) C. 2π – 4 (cm) D. 4π – 4 (cm)

Bài 3:
Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 0,02 kg và lò xo có độ cứng 1 N/m. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,1. Lò xo có chiều dài tự nhiên l0
= 30 cm, kích thích để con lắc dao động tắt dần. Lấy g = 10 m/s2. Chiều dài của lò xo khi vật nhỏ ở trạng thái cân bằng
động là
A. 32 cm. B. 30 cm.
C. 28 cm. D. 28 cm hoặc 32 cm.

Bài 4:
Hai vật A, B dán liền nhau mB = 2mA = 200 g, treo vào một lò xo có độ cứng k = 50 N/m. Nâng vật lên đến vị trí lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 30 cm thì buông nhẹ. Lấy g = 10 m/s2. Vật dao động điều hòa đến vị trí lực đàn hồi lò xo có độ lớn lớn nhất, vật B tách ra. Tính chiều dài ngắn nhất của lò xo
A. 26 cm B. 24 cm C. 30 cm D. 22 cm

Bài 5:
Trong thang máy treo một con lắc lò xo co độ cứng 25 N/m,vật năng có khối lương 400 g khi thang máy đứng yên ta cho con lắc dao động điều hoà, chiều dài con lắc thay đổi từ 32 cm đến 48 cm tại thời điểm mà vật ở vị trí
thấp nhất thì cho thang máy đi xuống nhanh dần đều với gia tốc a = g/10. biên độ dao động của con lắc trong trường hợp này là?
A. 17 cm B. 19,2 cm C. 8,5 cm D. 9,6 cm

Bài 6:
Một CLLX nằm ngang gồm lò xo có độ cứng k = 20 N/m va vật nặng m = 100 g. Từ VTCB kéo vật ra một đoạn 6 cm rồi truyền cho vật vận tốc 20 14 cm/s hướng về VTCB .Biết rằng hề số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,4. Lấy g = 10 m/s2. Tốc độ cực đại của vật sau khi truyền vận tốc bằng :
A. 20căn22 cm/s B. 80căn2 cm/s C. 20căn10 cm/s D. 40căn6 cm/s

Bài 7:
Con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ A. Đúng lúc con lắc qua vị trí có động năng bằng thế năng và đang dãn thì người ta cố định một điểm chính giữa của lò xo, kết quả làm con lắc dao động điều hòa
với biên độ A’. Hãy lập tỉ lệ giữa biên độ A và biên độ A’.

Bài 8:
Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k = 2 N/m, vật nhỏ khối lượng m = 80 g, dao động trên mặt phẳngnằm ngang, hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt ngang là 0,1. Ban đầu kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn 10 cm rồi thả nhẹ. Cho gia tốc trọng trường g = 10m/s2 .Tốc độ lớn nhất mà vật đạt được bằng
A. 0,36 m/s B. 0,25 m/s C. 0,50 m/s D. 0,30 m/s

Câu 9: Một con lắc đơn có chiều dài l = 1 m dao động với biên độ góc
0,158 rad/s tại nơi có g = 10 m/s2. Điểm treo con lắc cách mặt đất nằm ngang 1,8 m. Khi đi qua vị trí cân bằng, dây treo bị đứt. Điểm chạm mặt đất của vật nặng
cách đường thẳng đứng đi qua vị trí cân bằng một đoạn là:
A. 0,5 m C. 0,3 m
B. 0,4 m D. 0,2 m

Câu 10: Một con lắc đơn có chiều dài l = 1,44 m được treo vào một bức tường nghiêng một góc 40 so với phương thẳng đứng. Kéo con lắc ra khỏi vị trị cân bằng một góc 80 so với phương thẳng đứng và đối diện bức tường rồi thả nhẹ cho dao động và coi va chạm giữa con lắc và bức ường là va chạm đàn hồi. Cho g = 10 m/s2. Chu kì dao động của con lắc là:
A. 1,4 s C. 2,6 s
B. 1,6 s D. 2,8 s

Câu 11: Một con lắc đơn mang điện tích dương khi không có điện trường nó dao động điều hòa với chu kỳ T. Khi có điện trường hướng thẳng đứng xuống thì chu kì dao động điều hòa của con lắc là T1. Khi có điện trường hướng thẳng đứng lên thì chu kì dao động điều hòa của con lắc là
T2. Chu kỳ T dao động điều hòa của con lắc khi không có điện trường liên hệ với T1 và T2 là?

Câu 12: Một con lắc đơn có chiều dài 0,5 m treo ở trên trần một ô tô đang xuống dốc nghiêng với phương ngang một góc 300. Lấy g = 10 m/s2. Chu kì dao động điêu hòa của con lắc đơn khi ô tô xuống dốc không ma sát là
A. 1,51s. C. 1,97 s.
B. 2,03 s. D. 2,18 s.

Câu 13: Một con lắc đơn có chiều dài 0,5 m treo ở trên trần một ô tô đang xuống dốc nghiêng với phương ngang một góc 300. Lấy g = 10 m/s2. Chu kì dao động điều hòa của con lắc khi ô tô xuống dốc có hệ số ma sát 0,2 là
A. 1,51 s. C. 1,97 s.
B. 1,44 s. D. 2,01 s.

Câu 14: Một con lắc đơn có chu kì T = 2s khi treo ở vị trí cố định trên mặt đất. Người ta treo con lắc lên trên trần một chiếc ô tô đang chuyển động ndđ lên một dốc nghiêng α = 300 với gia tốc 5 m/s2. Góc nghiêng của dây treo quả lắc so với phương thẳng đứng là
A. 16độ34’. C. 19độ06’.
B. 15độ37’. D. 18độ52’


MỘT LẦN NỮA EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN ANH TRƯỚC
 
Last edited by a moderator:
N

ngoc1thu2

lí HSG 12

anh ơi cho em hỏi câu này trong đề thi HSG Thanh Hoá :
Một lò xo nhẹ có độ cứng K, đầu trên được được gắn cố định vào mặt nêm nghiêng một góc
30 độ so với phương ngang, đầu dưới gắn vạt nhỏ có khối lượng m. Bỏ qua ma sát ở mặt nêm và giữa mặt nêm với sàn ngang. Nêm có khối lượng M. Ban đầu nêm được giữ chặt , kéo m lệch khỏi vị trí cân bằng một đoạn nhỏ rồi thả nhẹ đồng thời buông nêm.
Tính chu kì dao động của vật m so với nêm?


( nêm có dạng 1 mp nghiêng )
cảm ơn ah nhiều
 
T

toan22222

mình đang học cd năm cuối.thi liên thông theo thông tư 55 nên phải ôn lại nhưng lâu ko đụng quên hết rồi.có gì các mod chỉ giùm mình vs.thanks nhìu.
 
L

leader_sky123

Giai giup minh bai nay voi:
: Một vật dao động điều hòa với biên độ A, chu kỳ dao động là T. Thời điểm ban đầu vật ở li độ x = A/2 và
đang chuyển động theo chiều dương, sau đó 2T/3 thì vật ở li độ
A. x = A. B. x = A/2 C. x = 0 D. x = –A
 
L

leader_sky123

bai nay nua:
Một vật dao động điều hòa với biểu thức li độ x = 4cos(0,5πt – π/3) cm. Vào thời điểm nào sau đây vật sẽ đi
qua vị trí x 2 3 cm = theo chiều âm của trục tọa độ
A. t = 4/3 (s). B. t = 5 (s). C. t = 2 (s). D. t = 1/3 (s)
 
T

tuancc1

giai he em voi

1.Một con lắc lò xo thẳng đứng có k=100N/m, vật nặng m=100g, lấy g=pi bình=10m/s2.Từ VTCB kéo vật xuống một đoạn 1cm rồi chuyền cho nó vận tốc ban đầu 10picăn3 cm/s hướng thẳng đứng. tỉ số thời gian lò xo nén và giãn trong một chu kỳ là
A 0.5 B 2 C 0.2 D 5
2.Một vật dao động điều hòa với biên độ A=10cm. Quãng đường lớn nhất vật đi được trong 5/3s la 70cm. Tại thời điểm vật kết thúc đi quãng đường lớn nhất đó thì tốc độ của vật bằng
A 10picăn3 B 7pican3 C 20pican3 D 5pican3
 
M

minhhieu_12ly

Giai giup minh bai nay voi:
: Một vật dao động điều hòa với biên độ A, chu kỳ dao động là T. Thời điểm ban đầu vật ở li độ x = A/2 và
đang chuyển động theo chiều dương, sau đó 2T/3 thì vật ở li độ
A. x = A. B. x = A/2 C. x = 0 D. x = –A
Theo mình thì B. 2T/3 = T/2 + T/6 như vậy là A/2 bạn nhé
 
M

minhhieu_12ly

bai nay nua:
Một vật dao động điều hòa với biểu thức li độ x = 4cos(0,5πt – π/3) cm. Vào thời điểm nào sau đây vật sẽ đi
qua vị trí x 2 3 cm = theo chiều âm của trục tọa độ
A. t = 4/3 (s). B. t = 5 (s). C. t = 2 (s). D. t = 1/3 (s)
T=4s, 2căn3 = (A căn 3)/2 nên từ vị trí ban đầu là -Pi/3---> vật qua vị trí 2căn3 theo chiều âm là T/6+T/12=T/4, ----> t=1s chứ? :D
 
L

little.duck

dao động cơ



e giải bài ni ra 0,05s nhưng đáp án lại là 0,15s, mong ac xem thử ạ
Một lò xo có độ cứng K nằm ngang, một đầu gắn cố định, một đầu gắn với vật khối lượng m. Kích thích để vật DĐĐH với vận tốc cực đại 3m/s và gia tốc cực đại bằng 30pi (m/s2). Thời điểm ban đầu t = 0 vật có vận tốc v = +1,5 m/s và thế năng đang tăng. Hỏi sau đó bao lâu vật có gia tốc bằng 15pi(m/s2)
A. 0,05 s B. 0,15 s C. 0,1 s D. 0,2 s
mong mọi ng giải thích giúp e (^)_(^)
 
H

heoconsaysua



e giải bài ni ra 0,05s nhưng đáp án lại là 0,15s, mong ac xem thử ạ
Một lò xo có độ cứng K nằm ngang, một đầu gắn cố định, một đầu gắn với vật khối lượng m. Kích thích để vật DĐĐH với vận tốc cực đại 3m/s và gia tốc cực đại bằng 30pi (m/s2). Thời điểm ban đầu t = 0 vật có vận tốc v = +1,5 m/s và thế năng đang tăng. Hỏi sau đó bao lâu vật có gia tốc bằng 15pi(m/s2)
A. 0,05 s B. 0,15 s C. 0,1 s D. 0,2 s
mong mọi ng giải thích giúp e (^)_(^)

[TEX]W = \frac{a_{max}}{v_{max}} = 10 /pi [/TEX]
[TEX]v = vmax /2 -->x = \frac{A\sqrt{3}}{2 } [/TEX] thế năng tăng đi ra biên
[TEX]a = -W^2 x = \frac{W^2 A}{2} --> x = -A/2[/TEX]
 
M

meocon_113

bài tập dao động điều hòa

Một vật dao đông điều hòa với phương trình x=4cos5[TEX]pi[/TEX]t (cm).Thời điểm đầu tiên vật có vận tốc bằng nửa độ lớn vận tốc cực đại là
A.11/30s B.1/6s C.7/30s D.1/30s
 
P

phanhoanggood

Một vật dao đông điều hòa với phương trình x=4cos5[TEX]\pi[/TEX]t (cm).Thời điểm đầu tiên vật có vận tốc bằng nửa độ lớn vận tốc cực đại là
A.11/30s B.1/6s C.7/30s D.1/30s

$v=\frac{1}{2}V_{max}$\Rightarrow$x=\frac{\sqrt[]{3}}{2}A$$(1)$
$t=0$ \Rightarrow$x=A$; $v<0$ $(2)$
Từ $(1)$&$(2)$\Rightarrow$t_1=\frac{T}{12}=\frac{1}{30}$
 
Last edited by a moderator:
V

vetconlauca

mọi ngừơi ơi em là thành viên mới cho lên còn nhiều thứ chưa biết mong mọi ngừoi quan tâm
 
B

bucq

giup mjnh bài này với.
Con lắc lò xo dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với phương trình x = 5cos(20t + π/3) cm. Lấy g = 10m/s. Khoảng thời gian lò xo bị giãn trong một chu kỳ là
A. ∆t = π/15 (s). B. ∆t = π/30 (s). C. ∆t = π/24 (s). D. ∆t = π/12 (s).
 
B

bucq

một vật giao động điều hòa với biểu thức li độ[TEX] x=4cos(5\pi-0.5\pi t) [/TEX] vào thời điểm nào sau đây vật sẽ đi qua vị trí [TEX]x=2\sqrt(3)[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
A

anh1007

cho em hỏi vấn đề này
cos(fi) = - [tex]\sqrt{2}[/tex]/2
sin(fi)>0
có sách ra fi = 3pi/4
có sách lại ra fi = 5pi/4
em k hỉu chỗ này lắm, thầy (cô) nào giải thích giúp em với.
 
A

athena_kute

Tại thời điểm t=0, một chất điểm dao động điều hòa có tọa độ x0, v0. Tại một thời điểm t#0 nào đó, tọa độ và vạn tốc của chất điểm lần lượt là x và v trong đó x^2#x0^2. Chu kì dao động của vật bằng?
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom