Tàng Sinh Các_Kho tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm Sinh hay kèm lời giải và đáp án chi tiết

V

vuletrang

mọi người giúp tui bài này với
ở ruồi giấm gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen , gen B quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với cánh cụt . 2 gen này cùng nằm trên 1 căpf NST thường . gen D quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen d , gen quy định màu mắt liên kết với NST giới tính X , ko alen tương ứng trên Y .
phép lai AB/abX^DX^d * AB/abX^DX^d cho tỉ lệ ruồi đực F1 có kiểu hình thân đen , cánh cụt mắt đỏ là 15% . tính tỉ lệ ruồi đực F1 có kiểu hình thân đen mắt đỏ theo lí thuyết là bao nhiu ???

___----------------- thật sự bài này sau khi đọc xong thì chẳng hỉu j cả ............. mong mọi người jup ........ thank trước
http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-bai-hat/Mot-Ngay-Ban-Va-Toi-Nguyen-Duc-Cuong.IWZFI7II.html
 
C

chiryka

mọi người giúp tui bài này với
ở ruồi giấm gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen , gen B quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với cánh cụt . 2 gen này cùng nằm trên 1 căpf NST thường . gen D quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen d , gen quy định màu mắt liên kết với NST giới tính X , ko alen tương ứng trên Y .
phép lai AB/abX^DX^d * AB/abX^DX^d cho tỉ lệ ruồi đực F1 có kiểu hình thân đen , cánh cụt mắt đỏ là 15% . tính tỉ lệ ruồi đực F1 có kiểu hình thân đen mắt đỏ theo lí thuyết là bao nhiu ???

___----------------- thật sự bài này sau khi đọc xong thì chẳng hỉu j cả ............. mong mọi người jup ........ thank trước
http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-bai-hat/Mot-Ngay-Ban-Va-Toi-Nguyen-Duc-Cuong.IWZFI7II.html


Hiểu chết liền......2 con ruồi cùng giới tính lai với nhau @-)...........
 
V

vuletrang

bài này là cô mình cho như thế ...photo hẳn hoi ... ko nhầm đâu ... công nhận là ko hỉu j thật
____________________________________
______________________________ bài này đích thực kiểu gen của nó fai là :
AB/abX^DX^d * AB/abX^DY
nhưng với kiểu gen đó thì cũng chẳng làm được đâu .. vì cô mình đã công nhận bài đó là do đánh máy sai .. lần này on vội quá nên lần sau mình sẽ pot bài này lại .. hình như bài này ko khó lắm nếu dễ wa thì xin thui .. sẽ pot bài khó ... vì chắc chirika thích bài khó
http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-album/Gara-Gara-Go-2nd-Jap-Single-2009-Big-Bang.421662.0.html
 
Last edited by a moderator:
Q

quynhloan72

--> Với n cặp gen (mỗi gen gồm 2 alen) trên cùng 1 cặp NST,để xây dựng ct tính số KG có thể có trong TH này ta sẽ thực hiện theo 3 bước như bạn ccmt đã đưa ra (thanks bạn ccmt ^^) :
+ B1 :
Tính số KG có thể có từ n cặp gen trên nhưng theo qui luật PLĐL:

--> Lí do như bạn ccmt đã giải thích,mặc dù n cặp gen này cùng nằm trên 1 NST nhưng số KG có thể tạo ra từ n cặp gen này cũng vẫn có thể tính theo qui luật PLĐL (TH này ta giả định n cặp gen PLĐL nhưng các alen trong mỗi cặp gen ko viết theo hàng ngang của PLĐL mà viết theo dạng đối xứng A/B với A và B là 2 alen trong 1 cặp gen alen),ví dụ AABb theo qui luật PLĐL có thể viết thành AB/Ab , Aabb có thể viết thành Ab/ab…v.v…
-->CT tính số KG trong Th này có thể áp dụng theo qui luật n cặp gen PLĐL hoặc ct có ghi trong SGK 12 nc,phần đl H_V : [2(2+1)/2]^n = 3^n KG

+ B2 : Tính số KG dị hợp hoàn toàn có thể có từ n cặp gen này(trừ 1 KG dị hợp hoàn toàn đã đc tính trong B1):
--> KG dị hợp hoàn toàn tức là KG có tất cả các cặp gen alen đều ở trạng thái dị hợp (vd : AaBbDdEe… , ABCd.../abcD…)
---> Ta thấy rằng việc tính số KG với n cặp gen dị hợp viết theo qui luật LKG thực chất là việc giải bài toán “tính số cách sắp xếp n cặp gen alen thành 2 hàng đối diện nhau,trong đó 2 alen trong mỗi cặp phải đối diện nhau và việc thay đổi thứ tự các alen trên mỗi hàng và giữa 2 hàng trong mỗi KG ko làm xuất hiện 1 KG mới “ --> nếu bạn nào từng theo dõi topic từ đầu thì sẽ thấy bài toán này khá quen thuộc ^^
---> Giải bài toán trên : vì trong 1 KG thì theo qui ước,KG sẽ bắt đầu bằng chữ cái đầu tiên trong bảng chữ cái tiếng Anh (A B C…v.v…) và A luôn nằm ở hàng trên so với a ---> ta “xếp” A ở ngay vị trí 1 ở hàng trên ,và tương ứng thì a phải nằm ở vị trí đầu tiên của hàng dưới (A…/a…) ---> Khi đó ứng với cách xếp cặp alen đẩu tiên như vậy ta sẽ có 2 cách xếp cặp gen alen thứ 2,và tương ứng có 2 cách xếp cặp gen alen thứ 3 ..v.v… ---> Như vậy với n cặp gen alen dị hợp ta sẽ có 2^(n-1) cách xếp thỏa đề bài ---> Số KG cần tìm cũng chính là số cách xếp,tức là có 2^(n-1) KG . Vd : với n=2 (n>=2,n nguyên) ta có 2^(2-1)=2 KG dị hợp hoàn toàn theo qui luật LKG ; với n=3 ta có 2^(3-1)=4 KG ..v.v…
---> Đây có phải là việc CM cách tính số KG trên bằng 1 pp toán học như bạn ccmt đã đề nghị ko he ^^ tui nghĩ là mình suy luận ko sai ở chỗ này và đã tự kiểm tra lại bằng “thực nghiệm” với n=4 @@ bạn nào siêng có thể CM ct trên với n lớn hơn ^^ ---> Như vậy cách lập luận “2. Ta có thể áp dụng chỉnh hợp của X "C" 2 ( trong đó X là số cặp, C là chỉnh hợp nhấn máy) “ của bạn ccmt là chưa chính xác,vì với n=4 ta có 2^(4-1)=8 KG chứ không phải là 4C2=6 KG hay 4P2=12 KG ---> Tui dùng 2 cách tính C và P bằng máy tính như vậy vì ko hiểu bạn ccmt muốn nói đến cái nào trong đoạn trích ở trên (phần tui gạch dưới in đậm)
---> Như vậy ta có ct tính tổng số KG dị hợp hoàn toàn n cặp gen theo qui luật LKG là 2^(n-1) ---> Vì trong qui luật PLĐL với n cặp gen ta luôn chỉ có 1 KG dị hợp hoàn toàn,và KG này đã đc tính trong B1(giả định n cặp gen PLĐL) nên để tính số KG dị hợp hoàn toàn n cặp gen theo qui luật LKG thì ta phãi trừ đi 1--> Số KG dị hợp hoàn toàn n cặp gen theo qui luật LKG cần tìm ở B2 là 2^(n-1) – 1

+ B3 : Cộng 2 kết quả tính đc từ B1 và B2 :
---> Vậy số KG có thể tạo ra từ n cặp gen alen(mỗi gen có 2 alen) cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng có ct là : 3^n + [2^(n-1) -1] @@

---> Test ct bằng TH n=2 -->Theo ct ta có đc 3^2 + [2^(2-1) – 1]=9 + 1 = 10 KG
Kiểm chứng “thực nghiệm” : AB/AB , AB/Ab , AB/aB , AB/ab , Ab/aB , Ab/Ab , aB/aB
Ab/ab , aB/ab , ab/ab @@
---> Các TH n lớn hơn nếu bạn nào kiên nhẫn và cẩn thận có thể test dùm tui,nếu test đúng hoặc chưa đúng cũng xin post lên để mọi người đối chiếu ---> Thanks các bạn ^^

+ Gút lại hay…bó lại thì tui nghĩ vấn đề này cũng ko đơn giản,nếu ra thi ĐH thì quả là các thầy năm nay đã…”hạ thủ vô tình” >_< vấn đề này nếu ko có sự quan tâm tìm hiểu trước và có tg để suy nghĩ thì khó để làm đúng trong tg thi .

P/S : dù đã bỏ tg suy nghĩ,kiểm tra và dò lại nhưng ko thể tránh sai sót chủ quan,mong các bạn xem và góp ý kiến thêm , và cũng…xin lỗi nếu có làm bạn nào rối mắt vì bài viết lại cũng “u như kỹ” ---> dài dòng,phức tạp hóa :p
---> Để hiểu rõ vấn đề nói trong bài này các bạn cần đọc trước bài của bạn ccmt ở trên,vì bài này xây dựng dựa trên “sườn” của bài viết đó ^^
sao mình thử n=3 nhưng kết quả là 36 vậy,hình như công thức chỉ áp dụng được với n=2,không biết đúng không
 
T

thank_kiri

áp dụng CT trên thì ra 30 bạn à, còn muốn KT đúng hay ko thì bạn thử viết hết các KG ra đi.
 
Q

quynhloan72

nếu có 3 cặp gen thì có các giao tử là ABC,ABc,AbC,Abc,aBC,aBc,abC,abc ,số kiểu gen tạo thành là 8*9/2=36?????
 
T

thank_kiri

hix, mình ko hiểu cái chỗ 8*9/2=36 của bạn, nhưng mà mình viết ra cũng có 30 @@
 
Q

quynhloan72

do có 8 loại giao tử nên có 8 KG đồng hợp và 8C2 KG tạo từ 2 loại giao tử khác nhau nên có 8+8C2=36,bạn có thể viết gùm mình 30 kg ko
 
T

thank_kiri

uh, đúng rồi, mình tính nhầm, ko hiểu sao bữa tính lại ra 30 @@. Mà CT này mình cũng ko nắm rõ nữa, tại ko có time nghiên cứu kỹ, nên ko thể giải thích cho bạn @@.
 
C

cukhoaithui

sao mình thử n=3 nhưng kết quả là 36 vậy,hình như công thức chỉ áp dụng được với n=2,không biết đúng không

quynhloan72 said:
do có 8 loại giao tử nên có 8 KG đồng hợp và 8C2 KG tạo từ 2 loại giao tử khác nhau nên có 8+8C2=36,bạn có thể viết gùm mình 30 kg ko

---> Thật ko biết nói gì với bạn ngoài 2 từ...cám ơn :D Cám ơn bạn đã bỏ thời gian theo dõi và phát hiện chỗ sai trong công thức đó của tui,cám ơn bạn đã post thắc mắc đó lên để tác giả bài viết đó đc nhìn thấy sai lầm trong suy nghĩ của mình b-( Đó là 1 trong những bài cũ lắm lắm của topic,mà lại thuộc diện rối rắm dài dòng nhất @@ Lần tui post bài đó lên cũng rất mong nhận đc những phản hồi về công thức đó nhưng có lẽ nó quá rối mắt nên chẳng có bạn nào xem hết để mà cho ý kiến ^^ Và nếu ko có bạn thì nó sẽ mãi "chìm" vào quên lãng,còn tác giả thì cũng ko biết mình đã sai ở chỗ nào.
---> Sau khi xem lại thì tui đã thấy 1 chỗ sai trong cách dùng từ ở B1,và sau khi ngồi "mò" viết lại tất cả các KG có thể có cho trường hợp n=3 thì tui ra đc...36 KG đúng như bạn quynhloan72 đã nêu lên ^^.Nhưng thú thật là tui vẫn chưa tìm đc cách lý giải khác để thay thế cho sai lầm ở B1,do đó công thức trên xem như ko chính xác với n=3 và có thể cả những giá trị n>3 . Tuy nhiên cách tính toán và lý giải ở B2 thì vẫn chính xác,các bạn nào cần có thể sử dụng để...tham khảo thêm ^^.Tui sẽ đính chính lại ở bài viết đó để những bạn nào theo dõi ko phải thắc mắc nữa.Thành thật xin lỗi vì sự cố này @@.
---> Tuy vậy như đã nói ở chính bài viết đó,vấn đề này chỉ là 1 sự mở rộng thêm kiến thức,và nó đc xây dựng trên hiểu biết cá nhân,sẽ khó ra trong đề thi ĐH.Tui viết bài trên cũng vì muốn mở rộng thêm ý kiến của 1 bạn đã post trước đó,chỉ tiếc là cuối cùng thì công thức đó lại chỉ đúng với n=2 @@.Vấn đề này do đó sẽ ko quan trọng,các bạn nào muốn tìm hiểu sâu hơn thì có thể tự xây dựng công thức hoàn chỉnh khác,nếu ko thì...chỉ xem cho biết thôi he ^^.

P/S: tui đã viết đc toàn bộ KG của TH n=3 (muốn nổ cả mắt @@ ) ,nếu bạn nào muốn...xem cho biết thì nói he b-(
 
Last edited by a moderator:
C

caothuyt2

Câu này tớ ko hiểu lắm , mọi người giúp nhé:
1) Có thể thực hiện bao nhiêu cách lai nếu chỉ có 1 cặp alen tồn tại trên NST thường tham gia:
Chọn một đáp án dưới đây
.
A. 6 cách;
B. 3 cách;
C. 4 cách;
D. 5 cách;
Đáp án A
 
Q

quynhloan72

tớ làm thử:1 cặp alen giả sử là A và a sẽ tạo ra 3 Kgen là AA,Aa,aa sẽ có 6 cách lai,cụ thể là:AA –AA,Aa-Aa,aa-aa,AA-aa,AA-Aa,Aa-aa
Tổng quát:1 cặp gen có n alen sẽ tạo ra n(n+1)/2 Kgen và m Kgen sẽ tạo ra m(m+1)/2 cách lai(tự chứng minh nhé)
 
D

duytoan144

Cho mình hỏi câu này:Ở 1 loài thực vật nếu trong kiểu gen có mặt cả 2 alen trội A và B thì cho kiểu hình thân cao,nếu thiếu 1 hoặc cả 2 alen trội thì cho kiểu hình thân thấp. Alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Cho giao phấn giữa các cây dị hợp về 3 cặp gen trên thu được đời con phân li theo tỉ lệ 9 cây thân cao,hoa đỏ: 3 cây thân thấp,hoa đỏ:4 cây thân thấp,hoa trắng.Biết các gen quy định các tính trạng này nằm trên NST thường,quá trình giảm phân không xảy ra đột biến và hoán vị gen. Phép lai nào sau đây là phù hợp với kết quả trên:
A. [TEX]\frac{AD}{ad}Bd X \frac{AD}{ad}Bd[/TEX].
B.[TEX]\frac{Bd}{bD}Aa X \frac{Bd}{bD}Aa[/TEX]
C.[TEX]\frac{ABd}{abD} X \frac{Abd}{aBD}[/TEX]
D.[TEX]\frac{ABD}{abd} X \frac{AbD}{aBd}[/TEX]
Cái câu này là trong đề thi của năm 2010,hihi. có cách nào làm mà không viết phép lai không nhỉ :):):)
 
C

cukhoaithui

bon chen @@

---> Ta có F1 phân ly theo tỷ lệ 9:3:4=16 kiểu tổ hợp = 4 loại gt x 4 loại gt (ko thể có tỷ lệ khác,ví dụ : 2 loại gt x 8 loại gt ,vì ta cho giao phấn giữa các cây dị hợp về 3 cặp gen có KG đã thấy trong 4 lựa chọn và các gen quy định các tính trạng này nằm trên NST thường,quá trình giảm phân không xảy ra đột biến và hoán vị gen)
===> Loại ngay đc 2 lựa chọn C và D vì như vậy thì 2 phép lai đó cho tỷ lệ 2 loại gt x 2 loại gt (liên kết gen hoàn toàn)

---> Ta chú ý dữ kiện F1 có 4 cây thân thấp,hoa trắng (theo qui ước gen đã cho sẽ có KG chỉ chứa alen trội A hoặc B và cặp alen dd ).Ta chỉ cần xem F1 ở phép lai nào trong 2 lựa chọn còn lại thỏa dữ kiện có 4 cây thân thấp,hoa trắng thì đó sẽ là đáp án.

---> Ta nên xét lựa chọn B trước.Ta thấy rằng KG Bd/bD GP sẽ cho 2 loại gt Bd va bD.
---> Giao tử bD kết hợp với 2 alen A,a để tạo gt hoàn chỉnh của P (A bD và a bD) thì khi chúng kết hợp với 4 loại gt của bên bố hoặc mẹ còn lại sẽ luôn cho F1 có KG chứa alen D (KH hoa đỏ).Do đó chúng ta ko cần xét tiếp.
---> Giao tử Bd kết hợp với 2 alen A,a tạo 2 loại gt A Bd và a Bd.Ta lại dễ dàng thấy rằng gt A Bd khi kết hợp với 4 loại gt của bên bố hoặc mẹ còn lại sẽ cho F1 luôn chứa cặp alen A B (cho KH thân cao),nên ta ko cần xét tiếp.
---> Giao tử a Bd khi kết hợp với 4 loại gt của bên bố hoặc mẹ còn lại (A Bd,A bD,a Bd,a bD) sẽ chỉ cho 1 KG aa Bd/Bd với KH thân thấp,hoa trắng. Vậy đến đây ta đã có thể loại luôn lựa chọn B.Suy ra đáp án chính là câu A.

---> Nếu xét lựa chọn A trước thì cũng với cách suy luận và nhẫm tính như trên ta sẽ thấy kết quả F1 cho 4 cây thân thấp,hoa trắng thỏa yêu cầu đề .Ta sẽ suy luận tương tự cho lựa chọn B và nhanh chóng loại B để khẳng định A chắc chắn là đáp án b-(

---> Câu này ko khó nhưng nếu muốn làm nhanh thì thí sinh cần nắm vững kiến thức cơ bản về toán sinh DT và làm nhiều dạng toán viết SDL để có thể nhẫm nhanh kết quả trong đầu mà ko cần viết SDL ra giấy.

---> 2 câu C,D thì có thể loại nhanh,nhưng với 2 câu còn lại,nếu bạn ko thể nhẫm nhanh đc loại gt hình thành và kết quả F1 tương ứng thì tốt nhất nên viết ra giấy,sẽ ko mất nhiều tg (vì dạng này khá đơn giản) mà lại hạn chế đc sai sót (vì khi đó áp lực thời gian sẽ rất nặng,nếu kiến thức ko vững thì việc tính nhẫm có khi lại mất nhiều tg hơn mà lại dễ sai hơn b-( )


p/s : Lâu rồi ko vào lại hocmai ^^ bữa nay vô tình vào thăm lại "chốn xưa" nhưng ko ngờ topic này vẫn còn "sống" đến bi giờ :) dù kiến thức đã lâu ko dùng lại,nhưng vẫn ráng bon chen post 1 bài tham gia cùng mọi ng :D nếu có sai sót gì mong các bạn góp ý dùm.Chúc các mem hocmai (box Sinh nói riêng) năm nay vượt cửa ải cuối cùng đc thành công mỹ mãn :)
 
Last edited by a moderator:
M

minhluu

Thực hiện phép lai sau: ♀ AABb x ♂ AaBb, biết trong quá trình giảm phân cơ thể dùng làm bố có 1 số tế bào rối loạn phân li ở giảm phân I của cặp nhiễm sắc thể mang Aa . Biết rằng tất cả các loại tinh trùng đều có khả năng thụ tinh và các hợp tử được tạo thành đều có khả năng sống sót. Theo lí thuyết đời con của phép lai trên có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?
 
L

lifeisgray

Thực hiện phép lai sau: ♀ AABb x ♂ AaBb, biết trong quá trình giảm phân cơ thể dùng làm bố có 1 số tế bào rối loạn phân li ở giảm phân I của cặp nhiễm sắc thể mang Aa . Biết rằng tất cả các loại tinh trùng đều có khả năng thụ tinh và các hợp tử được tạo thành đều có khả năng sống sót. Theo lí thuyết đời con của phép lai trên có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?

Aa không phân li GP1, nếu GP2 bình thường thì sẽ tạo ra giao tử Aa và O (xét về cặp NST này). Do chỉ một số tế bào bị rối loạn nên tế bào khác vẫn tạo giao tử bình thường A và a.
Vậy xét về cặp NST này sẽ tạo ra 4 KG.
Cặp BbxBb=> 3 KG
Vậy sẽ có tối đa 12 loại KG.
 
C

cukhoaithui

Thực hiện phép lai sau: ♀ AABb x ♂ AaBb, biết trong quá trình giảm phân cơ thể dùng làm bố có 1 số tế bào rối loạn phân li ở giảm phân I của cặp nhiễm sắc thể mang Aa . Biết rằng tất cả các loại tinh trùng đều có khả năng thụ tinh và các hợp tử được tạo thành đều có khả năng sống sót. Theo lí thuyết đời con của phép lai trên có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?

---> Ở cá thể đực,xét cặp Aa,theo đề bài ta sẽ có 2 TH :
+ TH1 : ở những TB thực hiện GP bình thường
----> Ta có 2 loại giao tử đc tạo thành là A và a
+ TH2 : ở những TB bị rối loạn phân ly ở GP1
----> Ta có 2 loại giao tử đc tạo thành là Aa và O (tức là giao tử đó ko có NST nào của cặp NST Aa)
---> Vậy ta có tổng cộng 4 loại giao tử có thể đc hình thành.

Xét cặp Bb,GP diễn ra bình thường nên ta có 2 loại giao tử đc hình thành là B và b

Theo đề bài ta hiểu Aa và Bb là 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau nên chịu sự chi phối của quy luật PLĐL
----> Số loại giao tử cá thể đực có thể tạo ra là : 4 x 2 = 8 loại giao tử
(các loại gt đó là : AB,Ab,aB,ab,AaB,Aab,B và b )
Ở cá thể cái GP cho 2 loại gt là AB và Ab
-----> Vậy số..kiểu tổ hợp của đời con có thể có là : 2 x 8 = 16 (kiểu)
(Vì biết rằng tất cả các loại tinh trùng đều có khả năng thụ tinh và các hợp tử được tạo thành đều có khả năng sống sót )
-----> Vì trong 16 kiểu tổ hợp đó có những loại có KG trùng nhau nên số loại KG có thể có ở đời con là : 12 loại
(đó là những KG nào thì xin xem ở bài viết phía dưới,đáp số ở bài post này đã đc sửa lại sau khi tác giả đã..tỉnh táo :D thanks lifeisgray )

--------> lifeisgray đã nhầm câu hỏi của đề,đề yêu cầu số loại KG của đời con chứ ko phải số loại KG của các gt có thể đc tạo ra bởi cá thể đực.


-----> Lâu quá mới vào lại đây,chúc các em học tốt và thi tốt :)
 
Last edited by a moderator:
L

lifeisgray

Cám ơn Khoai!
Thật ra là ẩu nên làm bài kiểu "râu ông này cắm cằm bà kia" chứ không phải là đọc nhầm đề :D.
Xét riêng từng cặp:
Bố (Aa, A, a, O) ... mẹ (A, a) => 7 loại (4x2=8 nhưng có Aa và aA trùng)
Bố (B, b) ... mẹ (B, b) => 3 loại (2x2=4 nhưng có Bb trùng bB)
=> 21 loại kiểu gen.

P/S: nhầm lẫn quá, mẹ kiểu gen AA mà không đọc lại, cứ ngỡ Aa, nên xem lại bài giải trước giúp mình. 12
 
Last edited by a moderator:
C

cukhoaithui

--> Oh...,cám ơn lifeisgray nhiều :D thật sự là đã mấy năm rồi mới phải dùng lại kiến thức này,nên trước khi post bài cũng đã bỏ thời gian ra..xem lại một số kiến thức cũ trên mạng,vậy mà cuối cùng vẫn có sai sót :))
---> Anh đã xem lại cách giải của mình và thấy tới lượt anh lại..ẩu :D đúng ra phải nói là có 16 kiểu tổ hợp nhưng vì có KG trùng nhau nên thật sự chỉ có..12 loại KG,đó cũng là đáp án mà em đã giải lúc đầu,đúng là anh đã..già thiệt rồi :D
---> Đó là các KG : 1AABB : 2AABb : 1AAbb : 1 AaBB : 2AaBb : 1Aabb : 1AAaBB : 2AAaBb : 1AAabb :1ABB : 2ABb : 1Abb
---> Anh đã nhầm lẫn giữa khái niệm kiểu tổ hợp và KG nên khi xem đáp án đầu của em thì anh thấy.."nóng máu" --> loay hoay một hồi cuối cùng vẫn ra lại đáp số ban đầu của em :)) đúng là anh nên..lặn luôn cho rồi b-(

p/s : cách giải và đáp án mới của e anh vẫn chưa có tg tìm hiểu vì sao lại ra như vậy và nếu có thì sai ở chỗ nào,nhưng riêng anh thì chỉ có thể nghĩ tới đáp án 12 loại KG thôi,nếu có tg em hãy kiểm tra lại và cho a biết lí do nha.Tốt nhất là viết ra KG cụ thể nếu có thể,để mọi người chấp nhận mà không phải băn khoăn nữa.Thanks e :D
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom