[Hóa học]Ôn luyện hóa hữu cơ

  • Thread starter namnguyen_94
  • Ngày gửi
  • Replies 204
  • Views 231,762

Status
Không mở trả lời sau này.
N

namnguyen_94


Câu 31: Cho 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch HCl (dư), thu được m1 gam muối Y. Cũng 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được m2 gam muối Z. Biết m2 - m1 = 7,5. Công thức phân tử của X là A. C4H10O2N2. B. C4H8O4N2. C. C5H11O2N. D. C5H9O4N.

Câu 32: Cho hỗn hợp X gồm hai ancol đa chức, mạch hở, thuộc cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X, thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4. Hai ancol đó là
A. C2H5OH và C4H9OH. B. C2H4(OH)2 và C3H6(OH)2.
C. C3H5(OH)3 và C4H7(OH)3. D. C2H4(OH)2 và C4H8(OH)2.

Câu 33: Đun nóng hỗn hợp hai ancol đơn chức, mạch hở với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp gồm các ete. Lấy 7,2 gam một trong các ete đó đem đốt cháy hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí CO2 (ở đktc) và 7,2 gam H2O. Hai ancol đó là A. CH3OH và C3H7OH. B. C2H5OH và CH3OH.
C. C2H5OH và CH2=CH-CH2-OH. D. CH3OH và CH2=CH-CH2-OH.

Câu 34: Cho 0,25 mol một anđehit mạch hở X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 54 gam Ag. Mặt khác, khi cho X phản ứng với H2 dư (xúc tác Ni, to) thì 0,125 mol X phản ứng hết với 0,25 mol H2. Chất X có công thức ứng với công thức chung là
A. CnH 2n-3CHO (n ≥ 2). B. CnH 2n-1CHO (n ≥ 2). C. CnH 2n+1CHO (n ≥0). D. CnH 2n(CHO)2 (n ≥ 0).

Câu 35: Cho hỗn hợp khí X gồm HCHO và H2 đi qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y gồm hai chất hữu cơ. Đốt cháy hết Y thì thu được 11,7 gam H2O và 7,84 lít khí CO2 (ở đktc). Phần trăm theo thể tích của H2 trong X là
A. 35,00%. B. 65,00%. C. 53,85%. D. 46,15%.
 
N

nhp.ptnt

Câu 31

[TEX]m_2 - m_1 =7,5[/TEX] \Rightarrow [TEX]m_2 > m_1[/TEX].
=> số chức axit phải lớn hơn số chức amin.
Đáp án D :D:D
 
S

smileandhappy1995

Câu 32: Cho hỗn hợp X gồm hai ancol đa chức, mạch hở, thuộc cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X, thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4. Hai ancol đó là
A. C2H5OH và C4H9OH. B. C2H4(OH)2 và C3H6(OH)2.
C. C3H5(OH)3 và C4H7(OH)3. D. C2H4(OH)2 và C4H8(OH)2.
[TEX]\frac{n_H2O}{n_CO2}[/TEX]=[TEX]\frac{4}{3}>1[/TEX]
\Rightarrow X là hh ancol no đa chức
[TEX]\frac{n+1}{n}[/TEX]=[TEX]\frac{4}{3} [/TEX]
=> n_tb =3
=> chọn D
 
Last edited by a moderator:
N

namnguyen_94

hj,còn 3 câu ai làm nhể;););)
Câu 33: Đun nóng hỗn hợp hai ancol đơn chức, mạch hở với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp gồm các ete. Lấy 7,2 gam một trong các ete đó đem đốt cháy hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí CO2 (ở đktc) và 7,2 gam H2O. Hai ancol đó là A. CH3OH và C3H7OH. B. C2H5OH và CH3OH.
C. C2H5OH và CH2=CH-CH2-OH. D. CH3OH và CH2=CH-CH2-OH.

Câu 34: Cho 0,25 mol một anđehit mạch hở X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 54 gam Ag. Mặt khác, khi cho X phản ứng với H2 dư (xúc tác Ni, to) thì 0,125 mol X phản ứng hết với 0,25 mol H2. Chất X có công thức ứng với công thức chung là
A. CnH 2n-3CHO (n ≥ 2). B. CnH 2n-1CHO (n ≥ 2). C. CnH 2n+1CHO (n ≥0). D. CnH 2n(CHO)2 (n ≥ 0).

Câu 35: Cho hỗn hợp khí X gồm HCHO và H2 đi qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y gồm hai chất hữu cơ. Đốt cháy hết Y thì thu được 11,7 gam H2O và 7,84 lít khí CO2 (ở đktc). Phần trăm theo thể tích của H2 trong X là
A. 35,00%. B. 65,00%. C. 53,85%. D. 46,15%
 
D

drthanhnam

Câu 33: Đun nóng hỗn hợp hai ancol đơn chức, mạch hở với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp gồm các ete. Lấy 7,2 gam một trong các ete đó đem đốt cháy hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí CO2 (ở đktc) và 7,2 gam H2O. Hai ancol đó là A. CH3OH và C3H7OH. B. C2H5OH và CH3OH.
C. C2H5OH và CH2=CH-CH2-OH. D. CH3OH và CH2=CH-CH2-OH.
nCO2=0,4 mol=nH2O=0,4 mol
=> ete phải có 1 liên kết đôi => Loại A, B
Giả sử ete có CT CnH2nO, ta có:
CnH2nO + (1,5n-0,5)O2 = nCO2 + nH2O
$\frac{7,2n}{14n+16}=0,4 => n=4$
=>đáp án D
Câu 34: Cho 0,25 mol một anđehit mạch hở X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 54 gam Ag. Mặt khác, khi cho X phản ứng với H2 dư (xúc tác Ni, to) thì 0,125 mol X phản ứng hết với 0,25 mol H2. Chất X có công thức ứng với công thức chung là
A. CnH 2n-3CHO (n ≥ 2). B. CnH 2n-1CHO (n ≥ 2). C. CnH 2n+1CHO (n ≥0). D. CnH 2n(CHO)2 (n ≥ 0).
nAg=0,5 mol= 2nX
=> X đơn chức.
0,125 mol X + 0,25 mol H2 => X có 2 lk pi
=> CnH2n-1CHO

Câu 35: Cho hỗn hợp khí X gồm HCHO và H2 đi qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y gồm hai chất hữu cơ. Đốt cháy hết Y thì thu được 11,7 gam H2O và 7,84 lít khí CO2 (ở đktc). Phần trăm theo thể tích của H2 trong X là
A. 35,00%. B. 65,00%. C. 53,85%. D. 46,15%
nH2O=0,65 mol
nCO2=0,35 mol
=> nC=0,35 mol=nHCHO
nH2=0,65-0,35=0,3 mol
=> %V(H2)=46,15%
 
N

namnguyen_94

câu 1 : thủy phân 1 kg poli(vinyl axetat) trong NaOH, sau pứ thu đc 900 gam polime. % số đơn vị este bị thủy phân là bao nhiu?
A. 20,48% B.48,84% C.90% D. 54,26%

Câu 37: Xà phòng hoá một hợp chất có công thức phân tử C10H14O6 trong dung dịch NaOH (dư), thu được glixerol và hỗn hợp gồm ba muối (không có đồng phân hình học). Công thức của ba muối đó là:
A. CH2=CH-COONa, CH3-CH2-COONa và HCOONa. B. CH3-COONa, HCOONa và CH3-CH=CH-COONa.
C. CH2=CH-COONa, HCOONa và CH≡C-COONa. D. HCOONa, CH≡C-COONa và CH3-CH2-COONa.

Câu 38: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một ancol X no, mạch hở cần vừa đủ 17,92 lít khí O2 (ở đktc). Mặt khác, nếu cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với m gam Cu(OH)2 thì tạo thành dung dịch có màu xanh lam. Giá trị của m và tên gọi của X tương ứng là
A. 4,9 và glixerol. B. 4,9 và propan-1,2-điol.
C. 4,9 và propan-1,3-điol. D. 9,8 và propan-1,2-điol

Câu 39 Cho hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, mạch không phân nhánh. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp X, thu được 11,2 lít khí CO2 (ở đktc). Nếu trung hòa 0,3 mol X thì cần dùng 500 ml dung dịch NaOH 1M. Hai axit đó là: A. HCOOH, CH3COOH. B. HCOOH, HOOC-COOH.
C. HCOOH, C2H5COOH. D. HCOOH, HOOC-CH2-COOH.

Câu 40: Cho hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, mạch không phân nhánh. Lấy 0,1 mol hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 150 ml dd Na2CO3 0,5 M..Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần 2,24 lit O2 (đkc) . Hai axit đó là:
A. HCOOH, CH3COOH. B. HCOOH, HOOC-COOH.
C. HCOOH, C2H5COOH. D. HCOOH, HOOC-CH2-COOH.

Câu 41: Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí, làm giấy quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 9,4. B. 9,6. C. 8,2. D. 10,8.
 
Last edited by a moderator:
D

drthanhnam

câu 1 : thủy phân 1 kg poli(vinyl axetat) trong NaOH, sau pứ thu đc 900 gam polime. % số đơn vị este bị thủy phân là bao nhiu?
A. 20,48% B.48,84% C.90% D. 54,26%
Cứ 1 mol vinyl axetat => 1 mol vinyl ancol=> giảm 42 gam
giảm 100 gam => 2,38 mol vinyl axetat bị thuỷ phân.
Mà n(vinyl axrtat)=1000/86=11,628 mol
=> % số đơn vị este thuỷ phân =2,38/11,628=20,48%

Câu 37: Xà phòng hoá một hợp chất có công thức phân tử C10H14O6 trong dung dịch NaOH (dư), thu được glixerol và hỗn hợp gồm ba muối (không có đồng phân hình học). Công thức của ba muối đó là:
A. CH2=CH-COONa, CH3-CH2-COONa và HCOONa. B. CH3-COONa, HCOONa và CH3-CH=CH-COONa.
C. CH2=CH-COONa, HCOONa và CH≡C-COONa. D. HCOONa, CH≡C-COONa và CH3-CH2-COONa.
Tổng số C của 3 muối là 7
Có 1 muối tạo thành từ axit không no có 1 nối đôi.
=> Loại C, D
Không cố đp hình học => loại B
=> A

Câu 38: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một ancol X no, mạch hở cần vừa đủ 17,92 lít khí O2 (ở đktc). Mặt khác, nếu cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với m gam Cu(OH)2 thì tạo thành dung dịch có màu xanh lam. Giá trị của m và tên gọi của X tương ứng là
A. 4,9 và glixerol. B. 4,9 và propan-1,2-điol.
C. 4,9 và propan-1,3-điol. D. 9,8 và propan-1,2-điol
0,1 mol X tác dụng vừa đủ với m gam Cu(OH)2 thì tạo thành dung dịch có màu xanh lam=> Loại C.
0,1 mol X td 0,05 mol Cu(OH)2=> m=4,9 gam=> Loại D
Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một ancol X no, mạch hở cần vừa đủ 17,92 lít khí O2=> Dễ dàng thấy đáp án là B

Câu 39 Cho hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, mạch không phân nhánh. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp X, thu được 11,2 lít khí CO2 (ở đktc). Nếu trung hòa 0,3 mol X thì cần dùng 500 ml dung dịch NaOH 1M. Hai axit đó là: A. HCOOH, CH3COOH. B. HCOOH, HOOC-COOH.
C. HCOOH, C2H5COOH. D. HCOOH, HOOC-CH2-COOH.
nCO2=0,5 mol
=> số C trung bình =0,5/0,3=1,67=> 1 trong hai ax là HCOOH.
Do TH 0,3 mol X cần 0,5 mol NaOH=> ax còn lại đa chức => Loại A, C
Ta có: x+y=0,3 và x+2y=0,5=> x=0,1 và y=0,2=> Đáp án B
Câu 40: Cho hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, mạch không phân nhánh. Lấy 0,1 mol hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 150 ml dd Na2CO3 0,5 M..Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần 2,24 lit O2 (đkc) . Hai axit đó là:
A. HCOOH, CH3COOH. B. HCOOH, HOOC-COOH.
C. HCOOH, C2H5COOH. D. HCOOH, HOOC-CH2-COOH.
0,1 mol X td vừa đủ với 0,075 mol Na2CO3 => 1 ax 1 chức và 1 ax 2 chức=> Loại A, C
x+y=0,1
x/2+y=0,075=> x=y=0,05
0,2 mol X => 0,1 mol mỗi axit trong đó có 1 thằng là HCOOH=> quá dễ ^^
Câu 41: Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí, làm giấy quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 9,4. B. 9,6. C. 8,2. D. 10,8.
X ở đây là muối amoni.
C2H3COONH3CH3+ NaOH = C2H3COONa+ CH3NH2+ H2O
0,1------------------>0,1----->0,1---------->0,1
m=94.0,1=9,4 gam
 
Last edited by a moderator:
L

luv_julien2701

-Bài 1.Cho V lít(dktc)hỗn hợp khí gồm 2 hidro cacbon mạnh hở,là đồng đẳng liên tiếp tác dùng vs HCL(xt axit),thu đc hỗn hợp 2 ancol(hiệu suất 50%).Chia hỗn hợp thành 2 phần bằng nhau:
-Phần 1:cho td vs Na dư thu đc 0,1 mol khí H2
-Phần 2:đun nóng vs H2SO4 đặc sinh ra 3.852g hỗn hợp 3 ete,hiệu suất phản ứng tạo ete từ ancol có ít nguyên tử C trong phân tử là 50%,ancol nhiều nguyên tử hơn là 40%.Giá trị của V và khối lượng 2 ancol tham gia phản ứng tạo ete ở phần 2 là:A.8,96 và 5.16
B.4,48 và 9,64
C.17,92 và 4.86
D.8.96 và 10,32
-Bài 2.Hỗn hợp X gồm CH2=CH2 và CH3CH=CH2 vs tỉ lệ số mol là 3:2.Hdrat hoàn toàn X vs đk thick hợp cho 1 hh ancol Y,trong đó tỉ lệ khối lượng ancol bậc 1 vs ancol bận 2 là 28:15.Trong Y propan-1-ol chiếm x% về khối lượng.Giá trị của x là:
A.53,49
B.65,12
C.11,36
D.34,88
-Bài 3. Cho 3 hchc đơn chức có cùng công thức phân tử C3H8O tác dụng vs CuO dư thu đc hỗn hợp sản phẩm.Cho hỗn hợp sản phẩm tác dụng vs AgNO3/NH3 dư thu đc 21 6 gam Ag.Nếu đun nóng hỗn hợp 3 chất trên vs H2SO4 đặc ở 140 độ C thì thu đc 34,5 gam hỗn hợp 4 ete và 4,5 gam H2O.Thành phần % khối lường của ancol bậc 2 trong hỗn hợp là:
A.15,38%
B.30,77%
C.46,15%
D.61,53%
 
N

namnguyen_94


Bài 41: trộn 100 ml dd CH3COOC2H5 1M với 100 ml ddNaOH 1M. Sau 15 phút nồng độ CH3COOC2H5 còn lại là 0,2M. Tốc độ trung bình của phản ứng là:
A.0,05333 mol/lít.phút B.0,0333 mol/lít.phút C.0,02 mol/lít.phút D.0,01333 mol/lít.phút

Câu 42 a Hỗn hợp X gồm axit Y đơn chức và axit Z hai chức (Y, Z có cùng số nguyên tử cacbon). Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho phần một tác dụng hết với Na, sinh ra 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Đốt cháy hoàn toàn phần hai, sinh ra 26,4 gam CO2. Công thức cấu tạo thu gọn và phần trăm về khối lượng của Z trong hỗn hợp X lần lượt là A. HOOC-COOH và 42,86%. B. HOOC-COOH và 60,00%.
C. HOOC-CH2-COOH và 70,87%. D. HOOC-CH2-COOH và 54,88%.
Câu 42 b Hỗn hợp X gồm axit no đơn chức và axit no đa chức hơn kém nhau một nguyên tử các bon trong phân tử. Lấy 14,64 gam X cho bay hơn hoàn toàn thu được 4,48 lit (đkc). Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn 14,64 g X rồi cho toàn bộ sp cháy vào dd Ca(OH)2 dư thì thu được 46 gam kết tủa .Công thức cấu tạo thu gọn của 2 axit trong hỗn hợp X lần lượt là
A. HOOC-COOH và H-COOH B. CH3COOH và HOOC-CH2- COOH .
C. HOOC-COOH và CH3CH2 COOH D. HOOC-CH2-CH2-COOH và CH3CH2 COOH

Câu 43: Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X, thu được 0,351 gam H2O và 0,4368 lít khí CO2 (ở đktc). Biết X có phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm khi đun nóng. Chất X là
A. C2H5CHO. B. CH2=CH-CH2-OH. C. CH3COCH3. D. O=CH-CH=O.

Câu 44: Cho hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2. Khi phản ứng với dung dịch NaOH, X tạo ra H2NCH2COONa và chất hữu cơ Z; còn Y tạo ra CH2=CHCOONa và khí T. Các chất Z và T lần lượt là A. CH3NH2 và NH3. B. C2H5OH và N2. C. CH3OH và CH3NH2. D. CH3OH và NH3.

Câu 45: Cho X là hợp chất thơm; a mol X phản ứng vừa hết với a lít dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, nếu cho a mol X phản ứng với Na (dư) thì sau phản ứng thu được 22,4a lít khí H2 (ở đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. HO-CH2-C6H4-OH. B. HO-C6H4-COOCH3.
C. HO-C6H4-COOH. D. CH3-C6H3(OH)2.
 
N

nhoklokbok

Bài 41: trộn 100 ml dd CH3COOC2H5 1M với 100 ml ddNaOH 1M. Sau 15 phút nồng độ CH3COOC2H5 còn lại là 0,2M. Tốc độ trung bình của phản ứng là:
A.0,05333 mol/lít.phút B.0,0333 mol/lít.phút C.0,02 mol/lít.phút D.0,01333 mol/lít.phút

Câu 42 a Hỗn hợp X gồm axit Y đơn chức và axit Z hai chức (Y, Z có cùng số nguyên tử cacbon). Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho phần một tác dụng hết với Na, sinh ra 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Đốt cháy hoàn toàn phần hai, sinh ra 26,4 gam CO2. Công thức cấu tạo thu gọn và phần trăm về khối lượng của Z trong hỗn hợp X lần lượt là A. HOOC-COOH và 42,86%. B. HOOC-COOH và 60,00%.
C. HOOC-CH2-COOH và 70,87%. D. HOOC-CH2-COOH và 54,88%.
Câu 42 b Hỗn hợp X gồm axit no đơn chức và axit no đa chức hơn kém nhau một nguyên tử các bon trong phân tử. Lấy 14,64 gam X cho bay hơn hoàn toàn thu được 4,48 lit (đkc). Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn 14,64 g X rồi cho toàn bộ sp cháy vào dd Ca(OH)2 dư thì thu được 46 gam kết tủa .Công thức cấu tạo thu gọn của 2 axit trong hỗn hợp X lần lượt là
A. HOOC-COOH và H-COOH B. CH3COOH và HOOC-CH2- COOH .
C. HOOC-COOH và CH3CH2 COOH D. HOOC-CH2-CH2-COOH và CH3CH2 COOH

Câu 43: Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X, thu được 0,351 gam H2O và 0,4368 lít khí CO2 (ở đktc). Biết X có phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm khi đun nóng. Chất X là
A. C2H5CHO. B. CH2=CH-CH2-OH. C. CH3COCH3. D. O=CH-CH=O.

Câu 44: Cho hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2. Khi phản ứng với dung dịch NaOH, X tạo ra H2NCH2COONa và chất hữu cơ Z; còn Y tạo ra CH2=CHCOONa và khí T. Các chất Z và T lần lượt là A. CH3NH2 và NH3. B. C2H5OH và N2. C. CH3OH và CH3NH2. D. CH3OH và NH3.

Câu 45: Cho X là hợp chất thơm; a mol X phản ứng vừa hết với a lít dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, nếu cho a mol X phản ứng với Na (dư) thì sau phản ứng thu được 22,4a lít khí H2 (ở đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. HO-CH2-C6H4-OH. B. HO-C6H4-COOCH3.
C. HO-C6H4-COOH. D. CH3-C6H3(OH)2.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 
Last edited by a moderator:
G

giaosu_fanting_thientai

Tớ là tớ khiếp bạn namnguyen ^:)^ , pic nào cũng full bài tập của bạn, k tìm thấy chỗ nào trống hơn post bài để đỡ lập pic mới, thôi thì tạm 1 câu ở đây nhé ;)

Bài 46: Đốt cháy hoàn toàn m(g) hỗn hợp X gồm 2 andehit CH2=CH-CHO và OHC-CH2-CHO thu được 8,96 l CO2 và 2,7 g H2O. Trộn m (g) hỗn hợp X với H2 (Ni xúc tac) nung nóng thu được hỗn hợp Y. Cho Y qua 200ml dung dịch nước Br2 1M sau phản ứng nước Br2 có nồng độ 0,25M. Số mol H2 đã phản ứng/
A. 0,3 B. 0,35 C. 0,25 D.0,5


Tớ chậm hiểu nên các bạn trình bày chi tiết nhé, chứ trình bày cao siêu như nhoklokbok là tớ k hiểu j đâu :D
 
D

drthanhnam

Bài 46: Đốt cháy hoàn toàn m(g) hỗn hợp X gồm 2 andehit CH2=CH-CHO và OHC-CH2-CHO thu được 8,96 l CO2 và 2,7 g H2O. Trộn m (g) hỗn hợp X với H2 (Ni xúc tac) nung nóng thu được hỗn hợp Y. Cho Y qua 200ml dung dịch nước Br2 1M sau phản ứng nước Br2 có nồng độ 0,25M. Số mol H2 đã phản ứng/
A. 0,3 B. 0,35 C. 0,25 D.0,5
nCO2=0,4 mol và nH2O=0,15 mol
Do 2 andehit đều có dạng C3H4Ox nên nCO2-nHO=nX=0,25 mol=> n(lk pi)=0,25.2=0,5 mol
nBr2(phản ứng)=0,2-0,2.0,25=0,15 mol=> n(lk pi)=0,15 mol
=> nH2 đã phản ứng =0,5-0,15=0,35 mol
 
N

nhoklokbok

Câu 41:
Bạn sai câu này.đáp án ra 0,02 mol/lít.phút
__________________________________:):):):):)

Bài 41: trộn 100 ml dd CH3COOC2H5 1M với 100 ml ddNaOH 1M. Sau 15 phút nồng độ CH3COOC2H5 còn lại là 0,2M. Tốc độ trung bình của phản ứng là:
A.0,05333 mol/lít.phút B.0,0333 mol/lít.phút C.0,02 mol/lít.phút D.0,01333 mol/lít.phút
bài này bạn giải dùm tớ cho tớ coi tớ sai ở đâu đk không ạ:)

Tớ chậm hiểu nên các bạn trình bày chi tiết nhé, chứ trình bày cao siêu như nhoklokbok là tớ k hiểu j đâu

:((, tớ pít tớ sai rùi:((, tại lúc trưa vôi đi ăn cơm, với lại có nhiều bài tớ chỉ bấm máy, tớ gõ latex cực chậm nên,,,,nhác:(
 
N

namnguyen_94

Bài 41: trộn 100 ml dd CH3COOC2H5 1M với 100 ml ddNaOH 1M. Sau 15 phút nồng độ CH3COOC2H5 còn lại là 0,2M. Tốc độ trung bình của phản ứng là:
A.0,05333 mol/lít.phút B.0,0333 mol/lít.phút C.0,02 mol/lít.phút D.0,01333 mol/lít.phút
ta có: C_M dư = 0,2 M --> n(este phản ứng) = nNaOH = 0,06 mol
--> tổng C_M sau = 0,2 + 0,4 = 0,6 M
Tổng C_M trước = 2 M
-> v = 0,6/2.15 = 0,02 mol/lít.phút
 
N

namnguyen_94


Câu 46 Hai hợp chất hữu cơ X và Y là đồng đẳng kế tiếp, đều tác dụng với Na và có phản ứng tráng bạc. Biết phần trăm khối lượng oxi trong X, Y lần lượt là 53,33% và 43,24%. Công thức cấu tạo của X và Y tương ứng là
A. HO–CH2–CH2–CHO và HO–CH2–CH2–CH2–CHO. B. HO–CH2–CHO và HO–CH2–CH2–CHO.
C. HCOOCH3 và HCOOCH2–CH3. D. HO–CH(CH3)–CHO và HOOC–CH2–CHO.
Câu 47: Hỗn hợp X gồm hai este no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X cần dùng vừa đủ 3,976 lít khí O2 (ở đktc), thu được 6,38 gam CO2. Mặt khác, X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được một muối và hai ancol là đồng đẳng kế tiếp. Công thức phân tử của hai este trong X là
A. C3H6O2 và C4H8O2. B. C2H4O2 và C5H10O2. C. C2H4O2 và C3H6O2. D. C3H4O2 và C4H6O2.
Câu 48: Cho 0,02 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được 3,67 gam muối khan. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH 4%. Công thức của X là
A. H2NC3H5(COOH)2. B. (H2N)2C3H5COOH. C. H2NC2H3(COOH)2. D. H2NC3H6COOH
Câu 49: Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch NaOH đun nóng và với dung dịch AgNO3 trong NH3. Thể tích của 3,7 gam hơi chất X bằng thể tích của 1,6 gam khí O2 (cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất). Khi đốt cháy hoàn toàn 1 gam X thì thể tích khí CO2 thu được vượt quá 0,7 lít (ở đktc). Công thức cấu tạo của X là
A. HCOOC2H5. B. O=CH-CH2-CH2OH. C. CH3COOCH3. D. HOOC-CHO.
Câu 50: Cho hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ no, đơn chức tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch KOH 0,4M, thu được một muối và 336 ml hơi một ancol (ở đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp X trên, sau đó hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng 6,82 gam. Công thức của hai hợp chất hữu cơ trong X là
A. CH3COOH và CH3COOC2H5. B. C2H5COOH và C2H5COOCH3.
C. HCOOH và HCOOC3H7. D. HCOOH và HCOOC2H5.
 
D

drthanhnam

Câu 46 Hai hợp chất hữu cơ X và Y là đồng đẳng kế tiếp, đều tác dụng với Na và có phản ứng tráng bạc. Biết phần trăm khối lượng oxi trong X, Y lần lượt là 53,33% và 43,24%. Công thức cấu tạo của X và Y tương ứng là
A. HO–CH2–CH2–CHO và HO–CH2–CH2–CH2–CHO. B. HO–CH2–CHO và HO–CH2–CH2–CHO.
C. HCOOCH3 và HCOOCH2–CH3. D. HO–CH(CH3)–CHO và HOOC–CH2–CHO.
Khoong có gì nói về bài này

Câu 47: Hỗn hợp X gồm hai este no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X cần dùng vừa đủ 3,976 lít khí O2 (ở đktc), thu được 6,38 gam CO2. Mặt khác, X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được một muối và hai ancol là đồng đẳng kế tiếp. Công thức phân tử của hai este trong X là
A. C3H6O2 và C4H8O2. B. C2H4O2 và C5H10O2. C. C2H4O2 và C3H6O2. D. C3H4O2 và C4H6O2.
nO2=0,1775
nCO2=0,145
CnH2nO2+ (1,5n-1)O2 = nCO2 + nH2O
$\frac{1,5n-1}{n}=\frac{0,1775}{0,145}$=> n=3,625=> C3H6O2 và C4H8O2
Câu 48: Cho 0,02 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được 3,67 gam muối khan. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH 4%. Công thức của X là
A. H2NC3H5(COOH)2. B. (H2N)2C3H5COOH. C. H2NC2H3(COOH)2. D. H2NC3H6COOH
mX=3,67-0,02.36,5=2,94 gam => M(X)=147
nNaOH=0,04 mol=> có 2 nhóm COOH
=> A
Câu 49: Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch NaOH đun nóng và với dung dịch AgNO3 trong NH3. Thể tích của 3,7 gam hơi chất X bằng thể tích của 1,6 gam khí O2 (cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất). Khi đốt cháy hoàn toàn 1 gam X thì thể tích khí CO2 thu được vượt quá 0,7 lít (ở đktc). Công thức cấu tạo của X là
A. HCOOC2H5. B. O=CH-CH2-CH2OH. C. CH3COOCH3. D. HOOC-CHO.
nO2=0,05 mol
=> M(X)=3,7/0,05=74.
Và số C bé hơn 2,3125=> C2H2O3=> D
Câu 50: Cho hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ no, đơn chức tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch KOH 0,4M, thu được một muối và 336 ml hơi một ancol (ở đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp X trên, sau đó hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng 6,82 gam. Công thức của hai hợp chất hữu cơ trong X là
A. CH3COOH và CH3COOC2H5. B. C2H5COOH và C2H5COOCH3.
C. HCOOH và HCOOC3H7. D. HCOOH và HCOOC2H5.
nKOH=0,4.0,1=0,04 mol
n(ancol)=0,015mol
=> 1 axit và 1 este
n(este)=0,015 mol
n(axit)=0,025 mol
Gọi CT trung bình của 2 chất là CnH2nO2
m(CO2) + m(H2O)=6,82 gam
=> (n.44+n.18).0,04=6,82 gam=> n=2,75
Mà tỉ lệ số mol của 2 chất là 0,015/0,025 nên theo đường chéo ta dễ tìm được C2H4O2 ( CH3COOH) và C4H8O2 ( CH3COOC2H5)
 
N

namnguyen_94

he,sắp thi rồi lên chắc mọi ng bận ôn lên ko hoạt động sôi nổi lắm:).tiếp tục nào:D

Câu 51: Hiđro hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được (m + 1) gam hỗn hợp hai ancol. Mặt khác, khi đốt cháy hoàn toàn cũng m gam X thì cần vừa đủ 17,92 lít khí O2 (ở đktc). Giá trị của m là
A. 10,5. B. 8,8. C. 24,8. D. 17,8.

Câu 52: Este X (có khối lượng phân tử bằng 103 đvC) được điều chế từ một ancol đơn chức (có tỉ khối hơi so với oxi lớn hơn 1) và một amino axit. Cho 25,75 gam X phản ứng hết với 300 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn. Giá trị m là
A. 26,25. B. 27,75. C. 24,25. D. 29,75.

Câu 53: Đốt cháy 1.6 gam một este E đơn chức được 3.52 gam CO2 và 1.152 gam H2O. Nếu cho 10 gam E tác dụng với 150ml dung dịch NaOH 1M , cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 16 gam chất rắn khan . Vậy công thức của axit tạo nên este trên có thể là
A. CH2=CH-COOH B. CH2=C(CH3)-COOH
C. HOOC(CH2)3CH2OH D. HOOC-CH2-CH(OH)-CH3

Câu 54: Chất béo A có chỉ số axit là 7. Để xà phòng hoá 10 kg A, người ta đun nóng nó với dung dịch chứa 1.420 kg NaOH. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn để trung hoà hỗn hợp, cần dùng 500ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng xà phòng (kg) thu được là
A. 10.3425 B. 10.3435 C. 10.3445 D. 10.3455

Câu 55: Rượu X, anđehit Y, axit cacboxylic Z có cùng số nguyên tử H trong phân tử, thuộc các dãy đồng đẳng no đơn chức mạch hở. Đốt hoàn toàn hỗn hợp 3 chất này (có số mol bằng nhau) thu được tỉ lệ mol CO2:H2O=11:12 . Vậy công thức phân tử của X, Y, Z là:
A. CH4O, C2H4O, C2H4O2 B. C2H6O, C3H6O, C3H6O2
C. C3H8O, C4H8O, C4H8O2 D. C4H10O, C5H10O, C5H10O2
 
D

drthanhnam

Câu 51: Hiđro hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được (m + 1) gam hỗn hợp hai ancol. Mặt khác, khi đốt cháy hoàn toàn cũng m gam X thì cần vừa đủ 17,92 lít khí O2 (ở đktc). Giá trị của m là
A. 10,5. B. 8,8. C. 24,8. D. 17,8.
mH2=1 gam=> nH2=0,5 mol
=> nX=0,5 mol
CnH2nO + (1,5n-0,5)O2 = nCO2+ nH2O
0,5--------->0,8
=> n=1,4. Lấy luôn CT trung bình là C1,4H2,8O ta có m=35,6.0,5=17,8 gam
Câu 52: Este X (có khối lượng phân tử bằng 103 đvC) được điều chế từ một ancol đơn chức (có tỉ khối hơi so với oxi lớn hơn 1) và một amino axit. Cho 25,75 gam X phản ứng hết với 300 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn. Giá trị m là
A. 26,25. B. 27,75. C. 24,25. D. 29,75.
X chỉ có thể là CH3-CH(NH2)-COOCH3 hoặc H2N-CH2-COOC2H5
nhưng do d(ac/O2)>1=> H2N-CH2-COOC2H5
H2N-CH2-COOC2H5+ NaOH = H2N-CH2-COONa+ C2H5OH
0,25------------------>0,25----->0,25----------->0,25
=> m=0,25.97+0,05.40=26,25
Câu 53: Đốt cháy 1.6 gam một este E đơn chức được 3.52 gam CO2 và 1.152 gam H2O. Nếu cho 10 gam E tác dụng với 150ml dung dịch NaOH 1M , cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 16 gam chất rắn khan . Vậy công thức của axit tạo nên este trên có thể là
A. CH2=CH-COOH B. CH2=C(CH3)-COOH
C. HOOC(CH2)3CH2OH D. HOOC-CH2-CH(OH)-CH3
nCO2=0,08
nH2O=0,064
=> nC=0,08 và nH=0,128
=> nO=0,032=> C5H8O2
10 gam X <=> 0,1 mol td 0,15 mol NaOH => 16 gam chất rắn khan=> m(muối)=16-0,05.40=14 gam
Dễ thấy đáp án phải là C mới phù hợp
Câu 54: Chất béo A có chỉ số axit là 7. Để xà phòng hoá 10 kg A, người ta đun nóng nó với dung dịch chứa 1.420 kg NaOH. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn để trung hoà hỗn hợp, cần dùng 500ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng xà phòng (kg) thu được là
A. 10.3425 B. 10.3435 C. 10.3445 D. 10.3455
Số cho không rõ ràng mấy , 1420 kg hay là 1,420 kg vậy ta???

Câu 55: Rượu X, anđehit Y, axit cacboxylic Z có cùng số nguyên tử H trong phân tử, thuộc các dãy đồng đẳng no đơn chức mạch hở. Đốt hoàn toàn hỗn hợp 3 chất này (có số mol bằng nhau) thu được tỉ lệ mol CO2:H2O=11:12 . Vậy công thức phân tử của X, Y, Z là:
A. CH4O, C2H4O, C2H4O2 B. C2H6O, C3H6O, C3H6O2
C. C3H8O, C4H8O, C4H8O2 D. C4H10O, C5H10O, C5H10O2
andehit Y và axit Z đều có cùng số C, H=> CnH2nO và CnH2nO2
ancol X có CT: Cn-1H2nO
khi đốt chaý=> nX=12-11=1
=> nY=nZ=1
=> n(X,Y,Z)=3
=> số C trung bình=11/3=3,667
=> X là C3H8O còn Y, Z lần lượt là: C4H8O và C4H8O2
 
N

namnguyen_94

sắp đến ngày thi rồi,chúng ta rèn thêm mấy buổi nữa rồi nghỉ nha:)

Câu 56: Cho 20 gam hỗn hợp 3 amin no đơn chức là đồng đẳng kế tiếp có tỉ lệ mol tương ứng là 1: 10 : 5, tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 31.68 gam hỗn hợp muối. Tổng số đồng phân của 3 amin trên là
A. 7 B. 14 C. 28 D. 16
Câu 57. Cho m gam hỗn hợp 2 amino axit (trong phân tử chỉ chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl) tác dụng với 110 ml dung dịch HCl 2M được dung dịch X. Để phản ứng hết với các chất trong X cần dùng 200 gam dung dịch NaOH 8,4% được dung dịch Y. Cô cạn Y được 34,37 gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 15,1 gam. B. 16,1 gam. C. 17,1 gam. D. 18,1 gam.
Câu 58. Chất hữu cơ X có tỉ khối hơi so với metan bằng 4,625. Khi đốt cháy X thu được số mol H2O bằng số mol X đã cháy, còn số mol CO2 bằng 2 lần số mol nước. X tác dụng đươc với Na, NaOH và Ag2O trong dung dịch NH3 sinh ra Ag. Công thức cấu tạo của X là
A. HCOOC2H5 B. C2H5COOH C. HOOC-CHO D. HOCH2CH2CHO
Câu 59: Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức X và axit cacboxylic đơn chức Y, đều mạch hở và có cùng số nguyên tử C, tổng số mol của hai chất là 0,5 mol (số mol của Y lớn hơn số mol của X). Nếu đốt cháy hoàn toàn M thì thu được 33,6 lít khí CO2 (đktc) và 25,2 gam H2O. Mặt khác, nếu đun nóng M với H2SO4 đặc để thực hiện phản ứng este hoá (hiệu suất là 80%) thì số gam este thu được là
A. 34,20 B. 27,36 C. 22,80 D. 18,24
Câu 60: Thuỷ phân hoàn toàn 0,2 mol một este E cần dùng vừa đủ 100 gam dung dịch NaOH 24%, thu được một ancol và 43,6 gam hỗn hợp muối của hai axit cacboxylic đơn chức. Hai axit đó là
A. HCOOH và CH3COOH B. CH3COOH và C2H5COOH
C. C2H5COOH và C3H7COOH D. HCOOH và C2H5COOH
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom