Ôn tập thi Đại Học 2013-2014(New)

  • Thread starter ngobaochauvodich
  • Ngày gửi
  • Replies 506
  • Views 182,189

N

ngobaochauvodich

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Cây tứ bội có kiểu gen AAaaBBbb. Biết các gen phân ly độc lập, quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Tính theo lý thuyết, tỷ lệ giao tử mang kiểu gen Aabb được sinh ra từ cây này là
A. 2/3. B. 1/9. C. 1/6. D. 1/3.

Câu 2:Quần thể sinh sản vô tính ban đầu có 200 cá thể, tất cả đều mang kiểu gen aa . Giả sử do tác nhân đột biến tác động vào quần thể làm cho 40 cá thể bị đột biến a --> A . Những cá thể mang alen A có khả năng sinh sản nhanh gấp 2 lần so với những cá thể ban đầu. Sau một thời gian tương ứng với quá trình sinh sản một lần của các cá thể bình thường, giả sử chưa cá thể nào bị tử vong, tính theo lý thuyết tỷ lệ giữa số thể đột biến trong quần thể và số cá thể bình thường sẽ là:
A. 2/3. B. 1/4. C. 1/2. D. 1/3.

Câu 3:Ở thỏ, alen A quy định tính trạng lông đen, alen a quy định tính trạng lông trắng. Giả sử có một quần thể thỏ rừng ngẫu phối cân bằng di truyền có tổng số 50 con, trong đó số cá thể lông trắng là 8 con. Sau 5 năm, số lượng cá thể của quần thể tăng lên đạt mức 200 con. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Sau 5 năm, tần số cá thể có kiểu gen aa tăng lên 4 lần.
B. Sau 5 năm, số cá thể có kiểu gen Aa tăng thêm 72 con.
C. Sau 5 năm, quần thể thỏ đã sinh ra 150 con.
D. Sau 5 năm, thành phần kiểu gen của quần thể là 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa.
 
P

pe_kho_12412

Câu 1: Cây tứ bội có kiểu gen AAaaBBbb. Biết các gen phân ly độc lập, quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Tính theo lý thuyết, tỷ lệ giao tử mang kiểu gen Aabb được sinh ra từ cây này là
A. 2/3. B. 1/9. C. 1/6. D. 1/3.


AAaa --gp--> 4\6 Aa
BBbb --gp--> 1\6 bb

---> xs tạo gt Aabb : 4\6 . 1\6 = 1\9 ~~~ B


Câu 3:Ở thỏ, alen A quy định tính trạng lông đen, alen a quy định tính trạng lông trắng. Giả sử có một quần thể thỏ rừng ngẫu phối cân bằng di truyền có tổng số 50 con, trong đó số cá thể lông trắng là 8 con. Sau 5 năm, số lượng cá thể của quần thể tăng lên đạt mức 200 con. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Sau 5 năm, tần số cá thể có kiểu gen aa tăng lên 4 lần.
B. Sau 5 năm, số cá thể có kiểu gen Aa tăng thêm 72 con.
C. Sau 5 năm, quần thể thỏ đã sinh ra 150 con.
D. Sau 5 năm, thành phần kiểu gen của quần thể là 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa.

có 8 con trong tổng 50 con mang tính trạng lặn => 8\50 = 4\25 --> a= 0,4

vì qt đã cân bằng nên ta có A= 1-0,4 = 0,6

=> 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa


dù có 5 năm hay 10 năm thì qt vẫn tn :D , nên lấy 200* 0,48 = 96......~~~ chọn B

 
P

pe_kho_12412

một số câu lý thuyết:

1. trong sản xuất kháng sinh bằng công nghệ tế bào , người ta use tb ung thư vì :
A. chúng dễ dàng lây nhiễm vào động vật
B. chúng có khả năng phân chia liên tục
C. giảm được độc tính của tb ung thư , chữa bệnh ung thư.
D. chúng có khả năng tổng hợp nhiều loại kháng thể khác nhau.

2. ưu thế nổi bật của kĩ thuật chuyển gen so với các phương pháp lai truyền thống là gì :
A. sx các sản phẩm sinh học trên quy mô công nghiệp
B. dễ thực hiện , thao tác nhanh , ít tốn thời gian
C. tổng hợp được các phân tử ADn lai giữa loài này với loài khác.
D. lai giưã các loại xa nhau trong hệ thống phân loại khôg giao phối đk.

3. trong chọn gióng để tạo ưu thế lai , khâu quan trọng nhất là:
A. tạo được các dòng thuần B. thực hiện lai khác dòng và lai khác thứ
C. thực hiện lai kinh tế
D. thực hiện lai khác dòng.

4. một người phụ nữ bị bệnh máu khó đông , sau khi đk bác sĩ tiêm chất sinh sợi huyết vào cơ thể và đã khỏi bệnh . khi người phụ nữ này kết hôn với người chồng bình thường , các con họ :
A. tất cả con trai đều bị bệnh còn lại tất cả con gái bt
B. tất cả con gái đều bị bệnh còn con trai bt
C. con trai và con gái bt
D tất cả đều bị bệnh


< trích đề thi thử chuyên phan bội châu- nghệ An>
 
C

canhcutndk16a.

@pe_kho: còn câu 2 nữa mà chị :)
Câu 2:Quần thể sinh sản vô tính ban đầu có 200 cá thể, tất cả đều mang kiểu gen aa . Giả sử do tác nhân đột biến tác động vào quần thể làm cho 40 cá thể bị đột biến a --> A . Những cá thể mang alen A có khả năng sinh sản nhanh gấp 2 lần so với những cá thể ban đầu. Sau một thời gian tương ứng với quá trình sinh sản một lần của các cá thể bình thường, giả sử chưa cá thể nào bị tử vong, tính theo lý thuyết tỷ lệ giữa số thể đột biến trong quần thể và số cá thể bình thường sẽ là:
A. 2/3. B. 1/4. C. 1/2. D. 1/3.
Gọi x là số cá thể tham gia sinh sản của KG aa
Những cá thể mang alen A có khả năng sinh sản nhanh gấp 2 lần so với những cá thể ban đầu \Rightarrow sau 1 thế hệ ss thì :

- Số cá thể của KG [TEX]Aa=40x.2=80x[/TEX]

------------------------[TEX]aa=200x-40x=160x[/TEX]

\Rightarrowtỷ lệ giữa số thể đột biến trong quần thể và số cá thể bình thường là [TEX]\frac{80x}{160x}=\frac{1}{2}[/TEX]
 
S

so_0

1. trong sản xuất kháng sinh bằng công nghệ tế bào , người ta use tb ung thư vì :
A. chúng dễ dàng lây nhiễm vào động vật
B. chúng có khả năng phân chia liên tục
C. giảm được độc tính của tb ung thư , chữa bệnh ung thư.
D. chúng có khả năng tổng hợp nhiều loại kháng thể khác nhau.

2. ưu thế nổi bật của kĩ thuật chuyển gen so với các phương pháp lai truyền thống là gì :
A. sx các sản phẩm sinh học trên quy mô công nghiệp
B. dễ thực hiện , thao tác nhanh , ít tốn thời gian
C. tổng hợp được các phân tử ADn lai giữa loài này với loài khác.
D. lai giưã các loại xa nhau trong hệ thống phân loại khôg giao phối đk.

3. trong chọn gióng để tạo ưu thế lai , khâu quan trọng nhất là:
A. tạo được các dòng thuần B. thực hiện lai khác dòng và lai khác thứ
C. thực hiện lai kinh tế
D. thực hiện lai khác dòng.

4. một người phụ nữ bị bệnh máu khó đông , sau khi đk bác sĩ tiêm chất sinh sợi huyết vào cơ thể và đã khỏi bệnh . khi người phụ nữ này kết hôn với người chồng bình thường , các con họ :
A. tất cả con trai đều bị bệnh còn lại tất cả con gái bt
B. tất cả con gái đều bị bệnh còn con trai bt
C. con trai và con gái bt
D tất cả đều bị bệnh


< trích đề thi thử chuyên phan bội châu- nghệ An>
đúng k vậy bạn :-SS
-------------------------------------------------------------------------------------------
 
L

lalola207

Sự biến động của quần xã là do
Câu trả lời của bạn:
A. Tác dụng của con người
B. Môi trường biến đổi
C. Sự phát triển quần xã
D. Đặc tính của quần xã

Mô hình V.A.C là một hệ sinh thái vì:
Câu trả lời của bạn:
A. Có sinh vật sản xuất, tiêu thụ, phân giải.
B. Có chu trình tuần hoàn vật chất.
C. Có cả động vật và thực vật.
D. Có kích thước quần xã lớn.

mọi người cho ý kiến nha!
 
D

daiphongxt

Sự biến động của quần xã là do
Câu trả lời của bạn:
A. Tác dụng của con người
B. Môi trường biến đổi
C. Sự phát triển quần xã
D. Đặc tính của quần xã

Mô hình V.A.C là một hệ sinh thái vì:
Câu trả lời của bạn:
A. Có sinh vật sản xuất, tiêu thụ, phân giải.
B. Có chu trình tuần hoàn vật chất.
C. Có cả động vật và thực vật.
D. Có kích thước quần xã lớn.

mình nghĩ thế,mong bạn check giúp nhé!
 
Last edited by a moderator:
N

ngobaochauvodich

Có 5 hợp tử cùng loài nguyên phân với số lần bằng nhau.Các tế bào con tạo ra có chứa tổng số 1520 NST đơn.Cũng trong quá trình nguyên phân đó, môi trường đã cung cấp nguyên liệu tương đương với 1330 NST.Bộ NST lưỡng bội của loài là
A.2n=78
B.2n=48
C.2n=38
D.2n=18

Một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội 2n=12.Một hợp tử của loài này sau 3 lần nguyên phân liên tiếp tạo ra các tế bào con có tổng số NST bằng 104.Hợp tử trên phát triển thành
A.Thể một
B.Thể ba
C.Thể khuyết
D.Thể bốn
 
Last edited by a moderator:
D

drthanhnam

Có 5 hợp tử cùng loài nguyên phân với số lần bằng nhau.Các tế bào con tạo ra có chứa tổng số 1520 NST đơn.Cũng trong quá trình nguyên phân đó, môi trường đã cung cấp nguyên liệu tương đương với 1330 NST.Bộ NST lưỡng bội của loài là
A.2n=78
B.2n=48
C.2n=38
D.2n=18

2n.2^x=1520/5
2n(2^x-1)=1330/5
=> 2n=190/5=38
 
S

so_0


một loài sinh vật có bộ nst lưỡng bội 2n=12.một hợp tử của loài này sau 3 lần nguyên phân liên tiếp tạo ra các tế bào con có tổng số nst bằng 104.hợp tử trên phát triển thành
a.thể một
b.thể ba
c.thể khuyết
d.thể bốn
[tex](12+1).2^3=104[/tex]
.......................................................................................
 
N

ngobaochauvodich

Câu 1: Điều khẳng định nào sau đây là không đúng?
A. Ngoài sự tác động qua lại giữa các gen trong cặp alen còn có sự tác động qua lại giữa các gen không alen để cùng chi phối một tính trạng.
B. Trong sự hình thành kiểu hình có sự tác động qua lại giữa các gen và sự tác động qua lại giữa gen với môi trường.
C. Kiểu gen là một tổ hợp gồm những gen tác động riêng rẽ.
D. Giữa các gen và kiểu hình có mối quan hệ phức tạp.

Câu 2: Phương pháp gây đột biến nhân tạo đặc biệt có hiệu quả với đối tượng sinh vật nào ?
A. Động vật B. Thực vật C. Nấm D. Vi sinh vật

Câu 3: Ở một loài thực vật (2n = 22), cho lai hai cây lưỡng bội với nhau được các hợp tử F1. Một trong số các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt ở kì giữa của lần nguyên phân thứ 4, người ta đếm được trong các tế bào con có 336 cromatít. Hợp tử này là dạng đột biến nào?
A. Thể ba. B. Thể bốn. C. Thể một. D. Thể không.

Câu 4: Loại đột biến nào sau đây làm tăng các loại alen về một gen nào đó trong vốn gen của quần thể?
A. Đột biến điểm. B. Đột biến lệch bội. C. Đột biến tự đa bội. D. Đột biến dị đa bội.

Câu 5: Ở phép lai ,XAXa BD/bd x XaY Bd/bD nếu có hoán vị gen ở cả 2 giới, mỗi gen qui định một tính trạng và các gen trội hoàn toàn thì số loại kiểu gen và kiểu hình ở đời con là:
A. 20 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình. B. 40 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình.
C. 40 loại kiểu gen, 16 loại kiểu hình. D. 20 loại kiểu gen, 16 loại kiểu hình.

Câu 6:Nhận xét nào không đúng về các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử?
A. Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch ARN được kéo dài theo chiều 5’->3’.
B. Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch mới tổng hợp trên mạch khuôn ADN chiều 3’->5’ là liên tục còn mạch mới tổng hợp trên mạch khuôn ADN chiều 5’->3’ là không liên tục( gián đoạn).
C. Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch khuôn ADN được phiên mã là mạch có chiều 3’-5’.
D. Trong quá trình dịch mã tổng hợp prôtêin, phân tử mARN được dịch mã theo chiều 3’->5’.

Câu 7: Một quần thể lúc thống kê có tỉ lệ các loại kiểu gen là 0,7AA : 0,3aa. Cho quần thể ngẫu phối qua 4 thế hệ sau đó cho tự phối liên tục qua 3 thế hệ. Tỉ lệ cá thể dị hợp trong quần thể là bao nhiêu? Biết không có đột biến, không có dị - nhập gen, các cá thể có sức sống, sức sinh sản như nhau.
A. 0,06. B. 0,40. C. 0,0525. D. 0,60.

Câu 8:Đặc điểm nào sau đây thể hiện sự khác nhau về ADN ở sinh vật nhân sơ và ADN của sinh vật nhân thực?
A. ADN của sinh vật nhân sơ có một mạch đơn còn ADN của sinh vật nhân thực có 2 mạch đơn.
B. ADN của sinh vật nhân sơ có dạng mạch thẳng còn ADN của sinh vật nhân thực có dạng mạch vòng .
C. ADN của sinh vật nhân sơ có chứa 4 loại bazơ là A, U, G, X còn ADN của sinh vật nhân thực có chứa 4 loại bazơ A, T, G, X.
D. ADN của sinh vật nhân sơ không chứa gen phân mảnh còn đa số ADN của sinh vật nhân thực có chứa gen phân mảnh.

Câu 9:: Trong quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen AD /ad đã xảy ra hoán vị gen giữa các gen D và d với tần số 18% . Tính theo lí thuyết ,cứ 1000 tế bào sinh tinh của cơ thể này giảm phân thì số tế bào không xảy ra hoán vị gen giữa các gen D và d là
A. 640 B. 360 C. 820 D. 180

Câu 10:Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hi đro và có 900Nu loại G . Mạch một của gen có số Nu loại A chiếm 30% và số Nu loại G chiếm 10% tổng số Nu của mạch . Số Nu mỗi loại ở mạch 1 của gen là :
A. A=450, T= 150, G= 150, X=750 B. A=750 , T=150 , G=150, X =150
C. A=150, T = 450 , G =750 , X =150 D. A = 450 , T = 150 , G= 750 . X = 150

Giả sử trong một gen có một bazơ xitozin trở thành dạng hiếm (G*) thì sau 3 lần nhân đôi sẽ có bao nhiêu gen đột biến dạng thay thế G-X bằng A-T:
A. 3. B. 4. C. 7. D. 8.
 
D

drthanhnam

Câu 1: Điều khẳng định nào sau đây là không đúng?
A. Ngoài sự tác động qua lại giữa các gen trong cặp alen còn có sự tác động qua lại giữa các gen không alen để cùng chi phối một tính trạng.
B. Trong sự hình thành kiểu hình có sự tác động qua lại giữa các gen và sự tác động qua lại giữa gen với môi trường.
C. Kiểu gen là một tổ hợp gồm những gen tác động riêng rẽ.
D. Giữa các gen và kiểu hình có mối quan hệ phức tạp.

Câu 2: Phương pháp gây đột biến nhân tạo đặc biệt có hiệu quả với đối tượng sinh vật nào ?
A. Động vật B. Thực vật C. Nấm D. Vi sinh vật


Câu 3: Ở một loài thực vật (2n = 22), cho lai hai cây lưỡng bội với nhau được các hợp tử F1. Một trong số các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt ở kì giữa của lần nguyên phân thứ 4, người ta đếm được trong các tế bào con có 336 cromatít. Hợp tử này là dạng đột biến nào?
A. Thể ba. B. Thể bốn. C. Thể một. D. Thể không.

số cromatit trong hợp tử=336/16=21
=> thể 1
Câu 4: Loại đột biến nào sau đây làm tăng các loại alen về một gen nào đó trong vốn gen của quần thể?
A. Đột biến điểm. B. Đột biến lệch bội. C. Đột biến tự đa bội. D. Đột biến dị đa bội


Câu 5: Ở phép lai ,XAXa BD/bd x XaY Bd/bD nếu có hoán vị gen ở cả 2 giới, mỗi gen qui định một tính trạng và các gen trội hoàn toàn thì số loại kiểu gen và kiểu hình ở đời con là:
A. 20 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình. B. 40 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình.
C. 40 loại kiểu gen, 16 loại kiểu hình. D. 20 loại kiểu gen, 16 loại kiểu hình.
(XAXa x XaY)--> 4 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình
BD/bd x Bd/bD --> 10 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình
=> 40 loại kiểu gen và 16 loại kiểu hình
Câu 7: Một quần thể lúc thống kê có tỉ lệ các loại kiểu gen là 0,7AA : 0,3aa. Cho quần thể ngẫu phối qua 4 thế hệ sau đó cho tự phối liên tục qua 3 thế hệ. Tỉ lệ cá thể dị hợp trong quần thể là bao nhiêu? Biết không có đột biến, không có dị - nhập gen, các cá thể có sức sống, sức sinh sản như nhau.
A. 0,06. B. 0,40. C. 0,0525. D. 0,60.
Sau 4 thế hệ ngẫu phối => 0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 aa
Sau 3 thế hệ tiếp theo tự phối=> 0,42.0,5^3=0,0525 Aa
Câu 8:Đặc điểm nào sau đây thể hiện sự khác nhau về ADN ở sinh vật nhân sơ và ADN của sinh vật nhân thực?
A. ADN của sinh vật nhân sơ có một mạch đơn còn ADN của sinh vật nhân thực có 2 mạch đơn.
B. ADN của sinh vật nhân sơ có dạng mạch thẳng còn ADN của sinh vật nhân thực có dạng mạch vòng .
C. ADN của sinh vật nhân sơ có chứa 4 loại bazơ là A, U, G, X còn ADN của sinh vật nhân thực có chứa 4 loại bazơ A, T, G, X.
D. ADN của sinh vật nhân sơ không chứa gen phân mảnh còn đa số ADN của sinh vật nhân thực có chứa gen phân mảnh.

Câu 9:: Trong quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen AD /ad đã xảy ra hoán vị gen giữa các gen D và d với tần số 18% . Tính theo lí thuyết ,cứ 1000 tế bào sinh tinh của cơ thể này giảm phân thì số tế bào không xảy ra hoán vị gen giữa các gen D và d là
A. 640 B. 360 C. 820 D. 180

1000 tế bào--> 4000 giao tử
f=18%=> 720 giao tử hoán vị và 3280 giao tử không hoán vị=> 820 tế bào không hoán vị

Câu 10:Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hi đro và có 900Nu loại G . Mạch một của gen có số Nu loại A chiếm 30% và số Nu loại G chiếm 10% tổng số Nu của mạch . Số Nu mỗi loại ở mạch 1 của gen là :
A. A=450, T= 150, G= 150, X=750 B. A=750 , T=150 , G=150, X =150
C. A=150, T = 450 , G =750 , X =150 D. A = 450 , T = 150 , G= 750 . X = 150
2A+3G=3900
G=X=900=> A=T=600
A1=0,3(600+900)=450 và G1=150
A1+T1=600=> T1=150
G1+X1=900=> X1=750
 
Last edited by a moderator:
A

aotrangyk

Giả sử trong một gen có một bazơ xitozin trở thành dạng hiếm (G*) thì sau 3 lần nhân đôi sẽ có bao nhiêu gen đột biến dạng thay thế G-X bằng A-T:
A. 3. B. 4. C. 7. D. 8.
ta có : Áp dụng công thức
$2^{n - 1} - 1 = 2^2 - 1 = 3$
 
A

aotrangyk

Câu 1: Điều khẳng định nào sau đây là không đúng?
A. Ngoài sự tác động qua lại giữa các gen trong cặp alen còn có sự tác động qua lại giữa các gen không alen để cùng chi phối một tính trạng.
B. Trong sự hình thành kiểu hình có sự tác động qua lại giữa các gen và sự tác động qua lại giữa gen với môi trường.
C. Kiểu gen là một tổ hợp gồm những gen tác động riêng rẽ.
D. Giữa các gen và kiểu hình có mối quan hệ phức tạp.

Câu 2: Phương pháp gây đột biến nhân tạo đặc biệt có hiệu quả với đối tượng sinh vật nào ?
A. Động vật B. Thực vật C. Nấm D. Vi sinh vật

Câu 3: Ở một loài thực vật (2n = 22), cho lai hai cây lưỡng bội với nhau được các hợp tử F1. Một trong số các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt ở kì giữa của lần nguyên phân thứ 4, người ta đếm được trong các tế bào con có 336 cromatít. Hợp tử này là dạng đột biến nào?
A. Thể ba. B. Thể bốn. C. Thể một. D. Thể không.

Câu 4: Loại đột biến nào sau đây làm tăng các loại alen về một gen nào đó trong vốn gen của quần thể?
A. Đột biến điểm. B. Đột biến lệch bội. C. Đột biến tự đa bội. D. Đột biến dị đa bội.

Câu 5: Ở phép lai ,XAXa BD/bd x XaY Bd/bD nếu có hoán vị gen ở cả 2 giới, mỗi gen qui định một tính trạng và các gen trội hoàn toàn thì số loại kiểu gen và kiểu hình ở đời con là:
A. 20 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình. B. 40 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình.
C. 40 loại kiểu gen, 16 loại kiểu hình. D. 20 loại kiểu gen, 16 loại kiểu hình.

Câu 6:Nhận xét nào không đúng về các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử?
A. Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch ARN được kéo dài theo chiều 5’->3’.
B. Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch mới tổng hợp trên mạch khuôn ADN chiều 3’->5’ là liên tục còn mạch mới tổng hợp trên mạch khuôn ADN chiều 5’->3’ là không liên tục( gián đoạn).
C. Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch khuôn ADN được phiên mã là mạch có chiều 3’-5’.
D. Trong quá trình dịch mã tổng hợp prôtêin, phân tử mARN được dịch mã theo chiều 3’->5’.

Câu 7: Một quần thể lúc thống kê có tỉ lệ các loại kiểu gen là 0,7AA : 0,3aa. Cho quần thể ngẫu phối qua 4 thế hệ sau đó cho tự phối liên tục qua 3 thế hệ. Tỉ lệ cá thể dị hợp trong quần thể là bao nhiêu? Biết không có đột biến, không có dị - nhập gen, các cá thể có sức sống, sức sinh sản như nhau.
A. 0,06. B. 0,40. C. 0,0525. D. 0,60.

Câu 8:Đặc điểm nào sau đây thể hiện sự khác nhau về ADN ở sinh vật nhân sơ và ADN của sinh vật nhân thực?
A. ADN của sinh vật nhân sơ có một mạch đơn còn ADN của sinh vật nhân thực có 2 mạch đơn.
B. ADN của sinh vật nhân sơ có dạng mạch thẳng còn ADN của sinh vật nhân thực có dạng mạch vòng .
C. ADN của sinh vật nhân sơ có chứa 4 loại bazơ là A, U, G, X còn ADN của sinh vật nhân thực có chứa 4 loại bazơ A, T, G, X.
D. ADN của sinh vật nhân sơ không chứa gen phân mảnh còn đa số ADN của sinh vật nhân thực có chứa gen phân mảnh.

Câu 9:: Trong quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen AD /ad đã xảy ra hoán vị gen giữa các gen D và d với tần số 18% . Tính theo lí thuyết ,cứ 1000 tế bào sinh tinh của cơ thể này giảm phân thì số tế bào không xảy ra hoán vị gen giữa các gen D và d là
A. 640 B. 360 C. 820 D. 180

Câu 10:Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hi đro và có 900Nu loại G . Mạch một của gen có số Nu loại A chiếm 30% và số Nu loại G chiếm 10% tổng số Nu của mạch . Số Nu mỗi loại ở mạch 1 của gen là :
A. A=450, T= 150, G= 150, X=750 B. A=750 , T=150 , G=150, X =150
C. A=150, T = 450 , G =750 , X =150 D. A = 450 , T = 150 , G= 750 . X = 150

Giả sử trong một gen có một bazơ xitozin trở thành dạng hiếm (G*) thì sau 3 lần nhân đôi sẽ có bao nhiêu gen đột biến dạng thay thế G-X bằng A-T:
A. 3. B. 4. C. 7. D. 8.
 
N

ngobaochauvodich

Câu 12:Trong quá trình giảm phân ở một con ruồi giấm người ta thấy 16% số tế bào khi giảm phân không trao đổi chéo giữa gen A và B còn 84% số tế bào khi giảm phân hình thành giao tử có xảy ra trao đổi chéo đơn giữa hai gen. Tần số hoán vị gen giữa gen A và B là bao nhiêu?
A. 16% B. 42% C. 24% D. 8%

Câu 13:
Tế bào sinh noãn của một cây nguyên phân 4 lần liên tiếp đã sinh ra các tế bào con có tổng cộng 224 NST. Loài đó có thể có tối đa bao nhiêu loại giao tử khuyết 1 NST?
A. 5 B. 3 C. 7 D. 1

Câu 14:
Cho một lôcut có 2 alen được kí hiệu là A và a; trong đó aa là kiểu gen đồng hợp tử gây chết, trong khi hai kiểu gen AA và Aa có sức sống và khả năng thích nghi như nhau. Nếu tần số alen a ở quần thể ban đầu là 0,1 thì sau 5 thế hệ tần số alen này sẽ là bao nhiêu?
A. 0,05 B. 0,01 C. 0,50 D. 0,06

Câu 15:
Một quần thể cây có 160 cá thể có kiểu gen AA, 41 cá thể có kiểu gen aa và 201 cá thể có kiểu gen Aa. Sau 5 thế hệ giao phối ngẫu nhiên thì tần số kiểu gen Aa ở thế hệ sau quần thể này sẽ là bao nhiêu? Biết rằng các cá thể có kiểu gen khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau. Quần thể được cách li với quần thể lân cận. Tần số đột biết gen là không đáng kể.
A. 45,50% B. 42, 20% C. 36,25% D. 48,15%

Câu 16:Xét một tế bào lưỡng bội của một loài sinh vật chứa hàm lượng ADN gồm [tex]8x10^9 [/tex]cặp nuclêotit. Khi bước vào kì đầu của quá trình nguyên phân tế bào này có hàm lượng ADN gồm
A. [tex]8x10^9 [/tex]cặp nucleôtit B. [tex]32x10^9[/tex]cặp nucleôtit
C. [tex]4x10^9 [/tex]cặp nucleôtit D. [tex]16x10^9[/tex]cặp nucleôtit

Câu 17:Một quần thể thực vật thế hệ F2 thu được tỉ lệ phân li kiểu hình là 9/16 hoa có màu : 7/16 hoa màu trắng. Nếu lấy ngẫu nhiên một cây hoa có màu đem tự thụ phấn thì xác suất thu được thế hệ con lai không có sự phân li về kiểu hình là bao nhiêu ?
A1/9
B.9/7
C.1/3
D.9/16

Câu 18:Ở người, gen tổng hợp 1 loại mARN được lặp lại tới 200 lần, đó là biểu hiện điều hoà hoạt động ở cấp độ
A. Sau dịch mã B. Khi dịch mã C. Lúc phiên mã D. Trước phiên mã

Câu 19: Tạo giống cây trồng bằng công nghệ tế bào không gồm phương pháp
A. nuôi cấy hạt phấn, lai xôma. B. cấy truyền phôi.
C. chọn dòng tế bào xôma có biến dị. D. nuôi cấy tế bào thực vật Invitro tạo mô sẹo

Câu 20: Ở người tính trạng nhóm máu A,B,O do một gen có 3 alen IA, IB, IO quy định. Trong một quần thể cân bằng di truyền có 25% số người mang nhóm máu O; 39% số người mang máu B. Một cặp vợ chồng đều có nhóm máu A sinh một người con, xác suất để người con này mang nhóm máu giống bố mẹ là bao nhiêu?
A.3/4 B. 119/144 C. 25/144 D. 19/24

Câu 21:Ở người, tính trạng tóc xoăn do gen A, tóc thẳng do gen a nằm trên NST thường quy định, tính trạng máu khó đông do gen h , người bình thường do gen H nằm trên NST giới tính X quy định.Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Với 2 gen quy định tính trạng trên, có thể cho tối đa số loại kiểu gen khác nhau ở mỗi giới trong quần thể là:
A. 8 loại kiểu gen ở giới nữ, 4 loại kiểu gen ở giới nam.
B. 3 loại kiểu gen ở giới nữ, 2 loại kiểu gen ở giới nam.
C. 9 loại kiểu gen ở giới nữ, 6 loại kiểu gen ở giới nam.
D. 5 loại kiểu gen ở giới nữ, 3 loại kiểu gen ở giới nam.

Câu 22: Nguyên nhân gây nên hiện tượng đa hình cân bằng là gì?
A. CLTN ủng hộ các cá thể có kiểu gen đồng hợp tử trội
B. CLTN xảy ra theo kiểu chọn lọc phân hoá
C. CLTN ủng hộ các cá thể có kiểu gen đồng hợp tử lặn
D. CLTN ủng hộ các cá thể có kiểu gen dị hợp tử
 
Last edited by a moderator:
D

drthanhnam

Câu 12:Trong quá trình giảm phân ở một con ruồi giấm người ta thấy 16% số tế bào khi giảm phân không trao đổi chéo giữa gen A và B còn 84% số tế bào khi giảm phân hình thành giao tử có xảy ra trao đổi chéo đơn giữa hai gen. Tần số hoán vị gen giữa gen A và B là bao nhiêu?
A. 16% B. 42% C. 24% D. 8%
Giả sử 100 tế bào--> 400 giao tử
84 tế bào trao đổi chéo=> 168 giao tử trao đổi chéo
=> f=168/400=42%
Câu 13: Tế bào sinh noãn của một cây nguyên phân 4 lần liên tiếp đã sinh ra các tế bào con có tổng cộng 224 NST. Loài đó có thể có tối đa bao nhiêu loại giao tử khuyết 1 NST?
A. 5 B. 3 C. 7 D. 1
2n.16=224=>2n=14
=> tối đa 7 loại thể 1
Câu 14:Cho một lôcut có 2 alen được kí hiệu là A và a; trong đó aa là kiểu gen đồng hợp tử gây chết, trong khi hai kiểu gen AA và Aa có sức sống và khả năng thích nghi như nhau. Nếu tần số alen a ở quần thể ban đầu là 0,1 thì sau 5 thế hệ tần số alen này sẽ là bao nhiêu?
A. 0,05 B. 0,01 C. 0,50 D. 0,06
[tex]q_n=\frac{q_o}{1+nq_o}=\frac{0,1}{1+0,1.5}=0,06[/tex]
Câu 15: Một quần thể cây có 160 cá thể có kiểu gen AA, 41 cá thể có kiểu gen aa và 201 cá thể có kiểu gen Aa. Sau 5 thế hệ giao phối ngẫu nhiên thì tần số kiểu gen Aa ở thế hệ sau quần thể này sẽ là bao nhiêu? Biết rằng các cá thể có kiểu gen khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau. Quần thể được cách li với quần thể lân cận. Tần số đột biết gen là không đáng kể.
A. 45,50% B. 42, 20% C. 36,25% D. 48,15%
Tần số alen A=0,65 và a=0,35
=> tầm số Aa sau 5 thế hệ ngẫu phối=2.0,65.0,35=45,5%
 
Last edited by a moderator:
N

ngobaochauvodich

Gen E và gen F cùng nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể thường, trong đó gen E có 5 alen, gen F có 4 alen. Số kiểu gen dị hợp về cả hai gen này là:
A 90 B 210
C 190 D 150
 
H

hoahongtham_6789

Gen E và gen F cùng nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể thường, trong đó gen E có 5 alen, gen F có 4 alen. Số kiểu gen dị hợp về cả hai gen này là:
A 90 B 210
C 190 D 150
 
H

hoahongtham_6789

Câu 1: Qui luật phân li của Menđen không đúng với
A. cơ thể giảm phân có hoán vị gen B. cặp NST giới tính
C. cơ thể lưỡng bội D. cơ thể lệch bội
Câu 2: Ở thể đột biến của một loài giao phối, khi một tế bào sinh dưỡng nguyên phân liên tiếp 4 lần đã tạo ra số tế bào con có tổng cộng là 176 NST. Thể đột biến này thuộc dạng
A. Thể một nhiễm hoặc thể ba nhiễm B. thể bốn nhiễm hoặc thể không nhiễm
C. thể ba nhiễm hoặc thể bốn nhiễm D. thể không nhiễm hoặc thể một nhiễm
Câu 3: Quá trình giao phối tạo ra nguồn biến dị thứ cấp nhiều hơn, phong phú hơn nguyên liệu sơ cấp vì
A. trung hòa tính có hại của đột biến
B. làm xuất hiện nhiều kiểu hình đa dạng phong phú
C. tạo ra vô số biến dị tổ hợp, trong đó có nhiều tổ hợp có giá trị thích nghi cao
D. nhân rộng đột biến và tạo ra vô số biến dị tổ hợp
Câu 4: Dạng sinh vật nào sau đây không phải là sản phẩm của đột biến?
A. Giống lúa có khả năng tổng hợp tiền vitamin A.
B. Chuối nhà tam bội.
C. Một ruồi dấm có mắt dẹt.
D. Giống lúa MT1 có khả năng chịu chua, chịu phèn có nguồn gốc từ giống Mộc tuyền.
Câu 5: Hiện tượng ưu thế lai không tạo ra con lai mang đặc điểm
A. có sức chống chịu cao hơn bố mẹ B. có khả năng tăng trưởng nhanh
C. có thể bất thụ D. có khả năng sinh sản cao hơn bố mẹ
Câu 6: Cho cây ba nhiễm có kiểu gen AaaBb lai phân tích. Biết quá trình giảm phân xảy ra bình thường, theo lí thuyết, tỷ lệ Fa có kiểu gen AaaBb được tạo ra là:
A. 1/12 B. 1/8 C. 1/4 D. 1/6
Câu 7: Tinh trùng bình thường của một loài động vật có 28 NST, sau thụ tinh đã tạo hợp tử có số lượng NST là 58. Kí hiệu bộ NST có thể có của hợp tử là
A. 2n+1+1 B. 2n + 2 + 2 C. 2n - 2 D. 2n + 2
Câu 8: Khi xét 3 tế bào sinh tinh (1, 2 và 3) của một cơ thể có kiểu gen Ab/aB giảm phân bình thường, thấy mỗi tế bào tạo ra 4 loại giao tử. Kết luận nào sau đây là không chính xác?
A. Khoảng cách giữa locus A và locus B là 50 cM.
B. Tế bào 1và 3 đã xảy ra hoán vị gen.
C. Tế bào 2 đã xảy ra hoán vị gen.
D. Tỉ lệ mỗi loại giao tử tạo ra từ mỗi tế bào đều bằng nhau.
Câu 9: Một người được phát hiện có một khối u lớn ở dạ dày. Kết luận nào sau đây về trường hợp này là không chính xác?
A. Một số tế bào ở dạ dày đã mất khả năng kiểm soát sự phân bào, do đó đã phát triển tạo nên khối u.
B. Người này đã bị ung thư dạ dày vì khối u lớn đã chèn ép cả sang các nội quan xung quanh.
C. Các tế bào của khối u này có thể mang bộ NST bình thường nhưng có chứa gen đột biến.
D. Đây là một ví dụ về thể khảm trên cơ thể người.
Câu 10: Một cá thể động vật khi cho lai phân tích, thống kê Fa trong nhiều lứa đẻ đã được kết quả : 430 con lông dài, màu vàng; 320 con lông dài, màu trắng; 180 con lông ngắn, màu trắng; 70 con lông ngắn, màu vàng. Kết luận nào sau đây là đúng với phép lai trên?
A. Các gen qui định tính trạng cùng nằm trên 1 NST.
B. Các gen qui định tính trạng nằm trên các NST khác nhau.
C. Có 2 gen cùng nằm trên 1 NST, khoảng cách giữa chúng là 32 cM.
D. Có 2 gen cùng nằm trên 1 NST, khoảng cách giữa chúng là 28 cM.
 
N

ngobaochauvodich

Gen E và gen F cùng nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể thường, trong đó gen E có 5 alen, gen F có 4 alen. Số kiểu gen dị hợp về cả hai gen này là:
A 90 B 210
C 190 D 150

Bạn nhầm rồi, cố gắng thêm 1 chút bạn nhé



1) ĐỀ THPT CHUYÊN THÁI BÌNH

Chúng ta cùng giải các câu trọng tâm trong đề như:

Câu 2
Câu 22
Câu 25
Câu 26
Câu 38
Câu 41
Câu 48

Cố lên, giải đề càng nhiều trúng càng nhiều



NHẬN ĐỀ TẠI ĐÂY :
 

Attachments

  • DH 1_102.doc
    96.5 KB · Đọc: 0
Last edited by a moderator:
Top Bottom