Hướng dẫn giải các bài tập tự luyện trong khoá LTĐB thầy Quang Anh

H

hocmai.sinhhoc

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các em!
Nhiều bạn trong khóa học mình thắc mắc là các bài tập tự luyện của thầy Quang Anh không được hướng dẫn cụ thể.
Để hỗ trợ các em tốt hơn trong việc giải đáp những thắc mắc liên quan đến những dạng bài tập tự luyện trong khóa LTĐB, Nếu có bài tập, lý thuyết nào khó hiểu, không làm được. Các em hãy đưa lên topic này, các thầy cô và các bạn sẽ cố gắng giúp đỡ.
Mặt khác, đây cũng chính là một nguồn tài liệu ôn thi và tham khảo bổ ích cho tất cả các em!
Hocmai.vn mong nhận được sự ủng hộ của tất cả các em!
 
K

kienthuc.

[Thảo Luận] - Di truyền học Người.

picture.php


Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền một bên ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Trong những người thuộc phả hệ trên, những người chưa xác định được chính xác kiểu gen do chưa đủ thông tin là:
A. 17 và 20
B. 8 và 13
C. 15 và 16
D. 1 và 4
Cô giúp em bài này ạ! Cảm ơn Cô ạ!
 
Last edited by a moderator:
N

ngocduyen94

[Thảo Luận] - Di truyền học QT.

Sau đây là 1 số câu hỏi trong phần cấu trúc di truyền của quần thể.mong các bạn tham gia sôi nổi cùng nhau thảo luận!

CÂU 1. đặc điểm nào dưới đây về quần thể là không đúng?
a.quần thể có thành phần kiểu gen đặc trưng và ổn định.
b. quần thể là 1 cộng đồng lịch sử phát triên chung.
c.quần thể là tập hợp ngẫu nhiên và nhất thời các cá thể.
d.quần thể là đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên.
CÂU 2.tất cả các alen trong quần thể tạo nên
a.vốn gen của quần thể.
b.kiểu gen của quần thể.
c.kiểu hình của quần thể.
d.thành phần kiểu gen của quần thể.
CÂU 3.nếu xét 1 gen có 3 alen nằm trên NST thường thì số loại kiểu gen tối đa trong 1 quần thể ngẫu phối là
a.4
b.6
c.8
d.10
CÂU 4. sự tự phối xảy ra trong quần thể giao phối sẽ làm
a. tăng tốc độ tiến hoá của quần thể
b.tăng biến dị tổ hợp trong quần thể
c.tăng tỉ lệ đồng hợp .giảm tỉ lệ dị hợp.
d. tăng sự đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
CÂU 5. cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu :0,2AA +0,6Aa +0,2 aa =1.sau 2 thế hệ tự phối thì cấu trúc di truyền của quần thể sẽ là
a.0,35 AA +0,30 Aa +0,35aa = 1
b.0,425AA + 0,15Aa + 0,425 aa = 1
c.0,25AA + 0,50 Aa + 0,25aa = 1
d.0,4625 AA +0,075Aa +0,4625 aa = 1
CÂU 6. 1 quần thể có thành phần kiểu gen: 0,6 AA +0,4 Aa = 1.tỉ lệ cá thể có kiểu gen aa của quần thể ở thế hệ sau khi tự phối là
a.0,7AA : 0,2Aa :0,1aa
b.0,25AA : 0,5Aa :0,25aa
c.0,64AA :0,32 Aa :0,04aa
d.0,6AA :0,4Aa
CÂU 7.1 quần thể có TPKG : 0,6AA + 0,4Aa = 1. tỉ lệ cá thể có kiểu gen aa của quần thể ở thế hệ sau khi tự phối là
a.50%
b.20%
c.10%
d.70%
CÂU 8. 1 quần thể ở thế hệ F1 có cấu trúc di truyền 0,36AA : 0,48 Aa: 0,16 aa. khi cho tự phối bắt buộc ,cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 được dự đoán là
A. 0,57 AA : 0,06Aa :0,37 aa
b. 0,36AA :0,48 Aa :0,16 aa
c.0,48 AA :0,24 Aa : 0,28 aa
d.0,54 AA :0,12 Aa :0,34 aa
CÂU 9. 1 quần thể có cấu trúc di truyền là 0,04 AA +0,32 Aa +0,64 aa =1. tần số tương đối của các alen A ,a là:
a. 0,3 ; 0,7
b.0,8 ; 0,2
c.0,7 ;0,3
d.0,2; 0.8
CÂU 10. 1 quần thể có tỉ lệ của 3 loại kiểu gen tương ứng là AA : Aa: aa= 1: 6:9.tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể là
a. A = 0,25 ; a =0,75
b. A =0,75 ; a = 0,25
c.A = 0,4375 ;a =0,5625
d.A =0,5625 ; a =0,4375.
Trên đây là 10 câu hỏi mình đưa lên mong các bạn tham gia sôi nổi.phần nào chưa đúng hoặc đánh máy sai mong các bạn góp ý cho mình. chúc các bạn học tốt!!!
Mình nghĩ sau này chúng ta đăng bài trong Topic này nên ghi rõ nội dung của bài viết liên quan đến phần nào trên mỗi chủ đề các bạn nhé!
Cảm ơn các bạn rất nhiều!
Chúc tất cả các bạn học tốt!
Thân mến!
 
Last edited by a moderator:
T

toichon1conduong

Phần trả lời của #3.

CÂU 5. cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu :0,2AA +0,6Aa +0,2 aa =1.sau 2 thế hệ tự phối thì cấu trúc di truyền của quần thể sẽ là

a.0,35 AA +0,30 Aa +0,35aa = 1

b.0,425AA + 0,15Aa + 0,425 aa = 1

c.0,25AA + 0,50 Aa + 0,25aa = 1

d.0,4625 AA +0,075Aa +0,4625 aa = 1

CÂU 6. 1 quần thể có thành phần kiểu gen: 0,6 AA +0,4 Aa = 1.tỉ lệ cá thể có kiểu gen aa của quần thể ở thế hệ sau khi tự phối là

a.0,7AA : 0,2Aa :0,1aa

b.0,25AA : 0,5Aa :0,25aa

c.0,64AA :0,32 Aa :0,04aa

d.0,6AA :0,4Aa

CÂU 7.1 quần thể có TPKG : 0,6AA + 0,4Aa = 1. tỉ lệ cá thể có kiểu gen aa của quần thể ở thế hệ sau khi tự phối là

a.50%

b.20%

c.10%

d.70%

CÂU 8. 1 quần thể ở thế hệ F1 có cấu trúc di truyền 0,36AA : 0,48 Aa: 0,16 aa. khi cho tự phối bắt buộc ,cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 được dự đoán là

A. 0,57 AA : 0,06Aa :0,37 aa

b. 0,36AA :0,48 Aa :0,16 aa

c.0,48 AA :0,24 Aa : 0,28 aa

d.0,54 AA :0,12 Aa :0,34 aa

CÂU 9. 1 quần thể có cấu trúc di truyền là 0,04 AA +0,32 Aa +0,64 aa =1. tần số tương đối của các alen A ,a là:

a. 0,3 ; 0,7

b.0,8 ; 0,2

c.0,7 ;0,3

d.0,2; 0.8

CÂU 10. 1 quần thể có tỉ lệ của 3 loại kiểu gen tương ứng là AA : Aa: aa= 1: 6:9.tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể là

a. A = 0,25 ; a =0,75

b. A =0,75 ; a = 0,25

c.A = 0,4375 ;a =0,5625

d.A =0,5625 ; a =0,4375.

Tớ vừa học làm có gì sai sr nhá!
Mình có thêm ý kiến này nữa đối với những câu trả lời trên mỗi chủ đề ta ghi rõ là "Phần trả lời của + #( số thứ tự)" như vậy sẽ dễ dàng hơn cho chúng ta trong việc tìm câu trả lời cho những câu hỏi mà ta thắc mắc!
Cảm ơn các bạn rất nhiều!
Thân mến!
 
Last edited by a moderator:
K

kienthuc.

Phần trả lời của #3.

Mình xin góp ý các bài tập này!
Trước hết mình cung cấp cho các bạn các công thức liên quan:
+ Ngu phi:
Quy ước [tex]A=p / a=q[/tex]
[tex]AA(p^2) + Aa(2pq) + aa(q^2)=1[/tex]
*** Để quần thể đạt TTCB thì ta cho ngẩu phối qua 1 thế hệ. Sau khi đã đạt TTCB thì tần số alen + tần số KG sẽ không thay đổi dù ta có cho ngẩu phối qua bao nhiêu thế hệ đi nữa!
+ T phi ( Th th, giao phi gn, giao phi cn huyết)!
Gi s QT ban đu có: [tex]xAA + yAa + zaa = 1[/tex] thì ta s:
[tex]+ AA = x + \frac{y(1-\frac{1}{2^n})}{2}[/tex]
[tex]+ aa = z + \frac{y(1-\frac{1}{2^n})}{2}[/tex]
[tex]+ Aa=\frac{y}{2^n}[/tex], với n là số thế hệ tự thụ các bạn nhé!
*** Đối với tự phối thì tần số alen sẽ không bao giờ thay đổi chỉ thay đổi về tần số KG " Tăng tỉ lệ đồng hợp và giảm tỉ lệ dị hợp".

Sau đây là 1 số câu hỏi trong phần cấu trúc di truyền của quần thể.mong các bạn tham gia sôi nổi cùng nhau thảo luận!

CÂU 1. đặc điểm nào dưới đây về quần thể là không đúng?
a.quần thể có thành phần kiểu gen đặc trưng và ổn định.
b. quần thể là 1 cộng đồng lịch sử phát triên chung.
c.quần thể là tập hợp ngẫu nhiên và nhất thời các cá thể.
d.quần thể là đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên.
CÂU 2. tất cả các alen trong quần thể tạo nên
a.vốn gen của quần thể.
b.kiểu gen của quần thể.
c.kiểu hình của quần thể.
d.thành phần kiểu gen của quần thể.
CÂU 3. nếu xét 1 gen có 3 alen nằm trên NST thường thì số loại kiểu gen tối đa trong 1 quần thể ngẫu phối là
a.4
b.6
c.8
d.10
CÂU 4. sự tự phối xảy ra trong quần thể giao phối sẽ làm
a. tăng tốc độ tiến hoá của quần thể
b.tăng biến dị tổ hợp trong quần thể
c.tăng tỉ lệ đồng hợp .giảm tỉ lệ dị hợp.
d. tăng sự đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
CÂU 5. cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu :0,2AA +0,6Aa +0,2 aa =1.sau 2 thế hệ tự phối thì cấu trúc di truyền của quần thể sẽ là
a.0,35 AA +0,30 Aa +0,35aa = 1
b.0,425AA + 0,15Aa + 0,425 aa = 1
c.0,25AA + 0,50 Aa + 0,25aa = 1
d.0,4625 AA +0,075Aa +0,4625 aa = 1
CÂU 8. 1 quần thể ở thế hệ F1 có cấu trúc di truyền 0,36AA : 0,48 Aa: 0,16 aa. khi cho tự phối bắt buộc ,cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 được dự đoán là
A. 0,57 AA : 0,06Aa :0,37 aa
b. 0,36AA :0,48 Aa :0,16 aa
c.0,48 AA :0,24 Aa : 0,28 aa
d.0,54 AA :0,12 Aa :0,34 aa *** Đề bài cho F1 hỏi F3 tức chỉ tự phối qua 2 thế hệ!

Ở đây mình chỉ đăng lên các câu mà mình ra đáp án khác với các bạn thôi!
Mến chào các bạn!
 
Last edited by a moderator:
K

kienthuc.

[Thảo Luận] - Đột biến số lượng NST.

Mình đăng tiếp 1 số câu để các bạn thảo luận nhé!
Câu 1. Ở cà chua 2n = 24. Khi quan sát tiêu bản của 1 TB sinh dưỡng ở loài này người ta đếm được 22 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Bộ NST trong TB này có kí hiệu là:
A. 2n - 2
B. 2n - 1 - 1
C. 2n - 2 + 4
D. A, B đúng.
Câu 2. Ở 1 loài thực vật gen A quy định tính trạng hạt đỏ trội hoàn toàn với gen a quy định tính trạng lặn hạt trắng. Trong 1 phép lai, nếu ở thế hệ F1 cho tỉ lệ 35 đỏ : 1 trắng thì KG của cây bố, mẹ là:
A. AAa x AAa
B. AAa x AAaa
C. AAaa x AAaa
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 3. Ở 1 loài thực vật gen A quy định thân cao trội hoàn toàn với gen a quy định tính trạng thân thấp. Cây thân cao 2n + 1 có KG AAa tự thụ phấn thì KQ ở F1 sẽ là:
A. 35 đỏ : 1 trắng
B. 5 đỏ : 1 trắng
C. 3 đỏ : 1 trắng
D. 11 đỏ : 1 trắng
Câu 4. Cơ thể mà TB sinh dưỡng đều thừa 2 NST trên 2 cặp tương đồng được gọi là:
A. Thể 3
B. Thể 3 kép
C. Thể 4
D. Thể tứ bội
Câu 5. Ở 1 loài thực vật gen A quy định thân cao trội hoàn toàn với gen a quy định tính trạng thân thấp. Cây thân cao 2n + 1 có KG Aaa tự thụ phấn thì KQ ở F1 sẽ là:
A. 35 đỏ : 1 trắng
B. 5 đỏ : 1 trắng
C. 3 đỏ : 1 trắng
D. 11 đỏ : 1 trắng
Câu 6. 1 TB sinh dưỡng của 1 loài có bộ NST kí hiệu AaBbDdEe bị rối loạn phân li 1 cặp NST Dd trong phân bào sẽ tạo ra 2 TB con có kí hiệu NST là:
A. AaBbDDdEe và AaBbdEe
B. AaBbDDddEe và AaBbEe
C. AaBbDddEe và AaBbDEe
D. AaBbDddEe và AaBbdEe
Giải thích rõ tại sao các bạn lại chọn đáp án đó nhé!
Thân mến!

 
Last edited by a moderator:
A

anhtien_nguyen

Phần trả lời của #2

picture.php


Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền một bên ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Trong những người thuộc phả hệ trên, những người chưa xác định được chính xác kiểu gen do chưa đủ thông tin là:
A. 17 và 20
B. 8 và 13
C. 15 và 16
D. 1 và 4
Cô giúp em bài này ạ! Cảm ơn Cô ạ!

gen mang bệnh là gen trội và nằm trên NST thường
đáp án là A - người 17 và 20 vì ko thể xác định là Đồng hợp trội hay Dị hợp
 
Last edited by a moderator:
P

pe_kho_12412

anh ra đề mà ko nói với em 1 tiếng, may mà em tìm đk;)

cho em hỏi làm sai thì bị phạt ko hề??/:D
Câu 2. Ở 1 loài thực vật gen A quy định tính trạng hạt đỏ trội hoàn toàn với gen a quy định tính trạng lặn hạt trắng. Trong 1 phép lai, nếu ở thế hệ F1 cho tỉ lệ 35 đỏ : 1 trắng thì KG của cây bố, mẹ là:
A. AAa x AAa
B. AAa x AAaa
C. AAaa x AAaa
D. Cả A, B, C đều đúng.

em chọn D tại vì : tỉ lệ khi giảm phân của các th sẽ như sau:

[TEX] AAa --gp--> \frac{2}{6}A : \frac{2}{6}Aa : \frac{1}{6}A : \frac{1}{6}a [/TEX]

[TEX] AAaa ----gf---> \frac{1}{6}aa : \frac{1}{6}AA : \frac{4}{6}Aa [/TEX]

rồi nhân tỉ lệ th lặn là biết thôi :D
Câu 3. Ở 1 loài thực vật gen A quy định thân cao trội hoàn toàn với gen a quy định tính trạng thân thấp. Cây thân cao 2n + 1 có KG AAa tự thụ phấn thì KQ ở F1 sẽ là:
A. 35 đỏ : 1 trắng
B. 5 đỏ : 1 trắng
C. 3 đỏ : 1 trắng
D. 11 đỏ : 1 trắng

cái này tương tự anh nak
Câu 4. Cơ thể mà TB sinh dưỡng đều thừa 2 NST trên 2 cặp tương đồng được gọi là:
A. Thể 3
B. Thể 3 kép
C. Thể 4
D. Thể tứ bội

em khô ng chắc về bài 1 và bài 4 này, bữa cô nói phân biệt là thể 0 khác với thể 1 kép và thể 4 khác với thể 3 kép nhưng không nhớ rõ ~:> anh chỉ em nha.
Câu 5. Ở 1 loài thực vật gen A quy định thân cao trội hoàn toàn với gen a quy định tính trạng thân thấp. Cây thân cao 2n + 1 có KG Aaa tự thụ phấn thì KQ ở F1 sẽ là:
A. 35 đỏ : 1 trắng
B. 5 đỏ : 1 trắng
C. 3 đỏ : 1 trắng
D. 11 đỏ : 1 trắng

câu này em ra tỉ lệ 27 : 9 tức là 3:1 ấy anh , nhưng làm đề kiểm tra em từng rút gọn 1 lần như thế nhưng cô chấm sai anh ak :confused:

có phải tỉ lệ khi giảm phân thì thế này không ạh???

[TEX]Aaa --gf---> \frac{2}{6}Aa : \frac{2}{6} a : \frac{1}{6} A : \frac{1}{6}aa [/TEX]

Câu 6. 1 TB sinh dưỡng của 1 loài có bộ NST kí hiệu AaBbDdEe bị rối loạn phân li 1 cặp NST Dd trong phân bào sẽ tạo ra 2 TB con có kí hiệu NST là:
A. AaBbDDdEe và AaBbdEe
B. AaBbDDddEe và AaBbEe
C. AaBbDddEe và AaBbDEe
D. AaBbDddEe và AaBbdEe


câu này em chọ B, tại em nghĩ khi nguyên phân lên thì D sẽ là DDdd và nó bị rối loạn trong giảm phân nên ko phân li, tức là sẽ có 1 loại giao tử chứa 4n và 1 bên là 0 :D không biết đúng không đây :-SS

[Làm đề của anh đăng lên rồi mà không đăng bài mới lên à X(]
 
Last edited by a moderator:
H

hokage9x

Giúp mình giải chi tiết bài tập này
Gen có 1170 nuclêôtit và có G = 4A. Sau đột biến phân tử prôtêin do gen đột biến tổng hợp bị giảm một axit amin. Khi gen đột biến nhân đôi liên tiếp 3 lần, nhu cầu loại A giảm 14nu, số liên kết hidro bị huỷ qua quá trình trên là:
A. 11417 B. 13104. C. 11466. D. 11424.
 
P

pe_kho_12412

Giúp mình giải chi tiết bài tập này
Gen có 1170 nuclêôtit và có G = 4A. Sau đột biến phân tử prôtêin do gen đột biến tổng hợp bị giảm một axit amin. Khi gen đột biến nhân đôi liên tiếp 3 lần, nhu cầu loại A giảm 14nu, số liên kết hidro bị huỷ qua quá trình trên là:
A. 11417 B. 13104. C. 11466. D. 11424.


em phụ lòng anh mất rồi :(


ta tính đk [TEX] A=T = 117 (nu) G=X =468 (nu)[/TEX]

vì Sau đột biến phân tử prôtêin do gen đột biến tổng hợp bị giảm một axit amin nên tông N sau khi tổng hợp sẽ giảm 3 nu.:D

chưa biết 3 nu này là của A hay G......
nên ta số nu của A sau khi tổng hợp là x:
theo bài ra ta có :

[TEX] (2^3 -1). 117 -( 2^3-1) .x = 14[/TEX] ( cái từ em in màu xanh , em đã nhầm là của gen tự nhân đôi chứ không phải là môi trường cơ đấy tại cái từ nhu cầu em không để ý, ngất quá đi :D )

[TEX]\Rightarrow x =115[/TEX] , nên quá trình tổng hợp sẽ giảm 2 nu loại A

làm tiếp :D
vì thế nên loại G sẽ giảm 1 nu.

ta có số lk H sau khi tổng hợp là
[TEX] 2 . 115 + 3. 467 = 1631( nu)[/TEX]

[TEX]\Rightarrow H _ {fv} = H_{gen} .( 2^3-1) = 1631 .7=11471 ([/TEX]
:D

em cảm ơn anh nhiều .:)
 
Last edited by a moderator:
K

kienthuc.

Hi, không sao đâu em tại em nhầm chỗ này nè.
Công thức số nu môi trường cung cấp là:
[TEX]A_{mtcc}=(2^n-1)A[/TEX] em nhé!
Làm lại thử xem em.
 
Last edited by a moderator:
A

anhtien_nguyen

Giúp mình giải chi tiết bài tập này
Gen có 1170 nuclêôtit và có G = 4A. Sau đột biến phân tử prôtêin do gen đột biến tổng hợp bị giảm một axit amin. Khi gen đột biến nhân đôi liên tiếp 3 lần, nhu cầu loại A giảm 14nu, số liên kết hidro bị huỷ qua quá trình trên là:
A. 11417 B. 13104. C. 11466. D. 11424.

mất 1 axit amin tương đương với mất 3 cặp nu = 2 cặp A - T và 1 cặp G - X
(lý do: gọi a là số nu loại A bị mất trong 1 gen \Rightarrow [TEX]14 = (2^3 - 1) * a[/TEX] \Rightarrow a = 2)

lần 1: phá huỷ 1 gen, tạo 2 gen
lần 2: phá huỷ 2 gen, tạo 4 gen
lần 3: phá huỷ 4 gen, tạo 8 gen
\Rightarrow tổng số gen bị phá huỷ trong 3 lần nhân đôi liên tiếp là 1 + 2 + 4 = 7
...

đáp án: A - 11417
 
P

pe_kho_12412

[Làm đề của anh đăng lên rồi mà không đăng bài mới lên à X(]
anh chưa chữa cho em , mà anh dùng mực đỏ em lại tưởng vi phạm cái gì nữa, hoảng :D;

có bài này
trong một gia đình , người bố có mắt nhìn màu bình thường, người mẹ bị mù màu , sinh người con trai 1 có mắt nhìn màu bt, người con trai 2 bị mù màu. biết rằng ko có đột biến gen và đột biến cấu trúc NST , quá trình gp ở mẹ diễn ra bt. kiểu gen của 2 người con trai trên này lần lượt là
A : [TEX]X^aY , X^AY [/TEX]

[TEX] B. X^AX^AY, X^aX^aY .[/TEX]

[TEX] C. X^AX^AY ; X^aY [/TEX]

[TEX]D.X^AX^aY,X^aY[/TEX]
@ pe_kho_12412: Anh dùng trong Pro5 thôi :D
 
Last edited by a moderator:
A

anhtien_nguyen

pe_kho_12412 said:
trong một gia đình , người bố có mắt nhìn màu bình thường, người mẹ bị mù màu , sinh người con trai 1 có mắt nhìn màu bt, người con trai 2 bị mù màu. biết rằng ko có đột biến gen và đột biến cấu trúc NST , quá trình gp ở mẹ diễn ra bt. kiểu gen của 2 người con trai trên này lần lượt là .......................

em nhầm rồi... anh là anhtien_nguyen..., ko phải kienthuc.
theo sách SGK sinh học 12 nâng cao, trang 108, gen gây bệnh mù màu đỏ và màu vàng lục là gen lặn nằm trên NST X.

còn bài này, là ko biết là mù màu gì.... và nằm trên NST nào????
có thể kết luận như thế này:
- dựa vào đáp án thì khẳng gen nằm trên NST X
- dựa vào phả hệ: mẹ có mắt mù màu, nếu sinh ra 2 con trai: 1 bình thường, 1 mù màu \Rightarrow mẹ [TEX]X^A X^a[/TEX] (vì con trai nhận giao tử X của mẹ)
- [TEX]X^A X^a[/TEX] là mù màu \Rightarrow bệnh mù màu do gen trội gây ra

tóm lại: kiểu gen của 2 người con trai trên này lần lượt là [TEX]X^a Y [/TEX] và [TEX] X^A Y[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
P

pe_kho_12412



em nhầm rồi... anh là anhtien_nguyen..., ko phải kienthuc.
theo sách SGK sinh học 12 nâng cao, trang 108, gen gây bệnh mù màu đỏ và màu vàng lục là gen lặn nằm trên NST X.

còn bài này, là ko biết là mù màu gì.... và nằm trên NST nào????
có thể kết luận như thế này:
- dựa vào đáp án thì khẳng gen nằm trên NST X
- dựa vào phả hệ: mẹ có mắt mù màu, nếu sinh ra 2 con trai: 1 bình thường, 1 mù màu \Rightarrow mẹ [TEX]X^A X^a[/TEX] (vì con trai nhận giao tử X của mẹ)
- [TEX]X^A X^a[/TEX] là mù màu \Rightarrow bệnh mù màu do gen trội gây ra

tóm lại: kiểu gen của 2 người con trai trên này lần lượt là [TEX]X^a Y [/TEX] và [TEX] X^A Y[/TEX]

anh sai giống em rồi đó, làm lại thử đi anh ;)...em biết anh là anhtien_nguyen mà .:D . quên nữa đây là bệnh mud màu đò-xanh lục anh nha.
mong anh giúp đỡ em nhiều...:).

mà sao nhóm sinh chưa có thảo luận nhỉ, nói hôm nay bắt đầu cơ mà...:confused:
 
Last edited by a moderator:
A

anhtien_nguyen

anh sai giống em rồi đó, làm lại thử đi anh ;)...em biết anh là anhtien_nguyen mà .:D . quên nữa đây là bệnh mud màu đò-xanh lục anh nha.
mong anh giúp đỡ em nhiều...:).

mà sao nhóm sinh chưa có thảo luận nhỉ, nói hôm nay bắt đầu cơ mà...:confused:

sao em biết sai??? lý luận??? ko có đột biến gen, không có đột biến NST, quá trình giảm phân của mẹ diễn ra bình thường, nhưng nếu bố không phân li thì cũng không phải là câu B
 
P

pe_kho_12412

sao em biết sai??? lý luận??? ko có đột biến gen, không có đột biến NST, quá trình giảm phân của mẹ diễn ra bình thường, nhưng nếu bố không phân li thì cũng không phải là câu B


anh nha, chỉ đọc qua cái đề là biết anh sai rồi;)) tại họ nhắc đến ngươì con trai không bị bệnh trứơc mà, mà đáp án lần lượt lại con trai bị bệnh lên trước là sao ;)
 
P

pe_kho_12412

có thể tin tưởng cái đề 100% ko em???? anh nghi ngờ cái đề....

;)) anh ơi có chi anh vào nhà em nói nha, chứ thế này nếu em sợ họ bảo spam anh ak;).

còn anh yên tâm với cái đề đi, em nói nha, đề chỉ bảo là mẹ gp bình thường chứ có bảo bố đâu nhỉ:)>-
cái tội của 2 anh em ta là đọc không kĩ đề. đáp án D anh nha.:D

bài tiếp nek, cái này em chưa biết thật:D

giả sử tần số tương đối của các alen ở 1 quần thể là [TEX]0,5 A : 0,5 a [/TEX] đột ngột biến đổi thành [TEX]0,7 A : 0,3 a [/TEX] hiện tượng gì đã xảy ra:
A. giao phối ko ngẫu nhiên xảy ra trong quần thể
B. sự phát tán hay di chuyển của 1 nhóm cá thể này đi lập quần thể mới
C. quần thể chuyển từ tự phối sang ngẫu phối.
D . đột biến xảy ra trong quần thể theo hướng biến đột alen A thành anlen a

em mới học đến quần thể thôi, ta làm tiếp 1 câu lí thuyết vậy:

cho các nhân tố sau :
(1) chọn lọc tự nhiên. (2) giao phối ngẫu nhiên ( 3) giao phối ko ngẫu nhiên.
(4) các yếu tố tự nhiên. (5) đột biến (6) di-nhập gen
các nhân tố có thể vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen là :

A. (1) , (2) , (4) ,(5)
B. (1),(3) ,(4) , (5)
C. (1) , (4) ,(5), (6)
D. (2), (4), (5), (6)
câu này nếu dùng pp loại trừ kiểu của thầy Ngọc thì hơi bị nhanh , nhưng phải hiểu bản chất :D, giúp em.
 
Last edited by a moderator:
A

anhtien_nguyen

giả sử tần số tương đối của các alen ở 1 quần thể là 0.5A:0.5a đột ngột biến đổi thành 0.7A:0.3a hiện tượng gì đã xảy ra:
A. giao phối ko ngẫu nhiên xảy ra trong quần thể
B. sự phát tán hay di chuyển của 1 nhóm cá thể nỳa đi lập quần thể mới
C. quần thể chuyển từ tự phối sang ngẫu phối.
D . đột biến xảy ra trong quần thể theo hướng biến đột alen A thành anlen a

đáp án B
câu A: sai vì tự phối làm thay đổi tần số tương đối kiểu gen, chứ ko làm thay đổi tần số tương đối alen
câu C: sai vì ngẫu phối ko làm thay đổi tần số tương đối alen
câu D: sai vì biến đột alen A thành anlen a thì tân số alen a phải tăng lên
còn câu B: có thể xảy ra đấy chứ
 
Top Bottom