[hoá 8](¯`•.Giao lưu học hỏi --- CLB hoá ♥†-:¦:-º.•´¯)

J

jelly_nguy3n96tn

vậy típ nhá:
- Biết rằng một số chất tan trong nước tự nhiên có lợi cho cơ thể. Theo em, nước khoáng hay nước cất, uống nước nào có lợi hơn?
- Vì sao nói được: Ở đâu có vật thể là ở đó có chất?
- Nguyên tử là gì? Các chất xung quanh ta được cấu toạ từ gì?
một câu hỏi ngoài nà:
- Phương pháp học tốt môn hoá?:)
 
O

one_in_a_milion


- Biết rằng một số chất tan trong nước tự nhiên có lợi cho cơ thể. Theo em, nước khoáng hay nước cất, uống nước nào có lợi hơn?
(*)Vì trong nc khoáng có một số chất tan trong nước tự nhiên có lợi cho cơ thể =>uống nước khoáng có lợi hơn

- Vì sao nói được: Ở đâu có vật thể là ở đó có chất?

(*)VÌ chất tạo nên vật thê

- Nguyên tử là gì?

(*)Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hoà về điện

Các chất xung quanh ta được cấu toạ từ gì?

(*)Từ nguyên tử

- Phương pháp học tốt môn hoá?
(*) Câu này có trong sgk. Nhuwng em thấy nó chưa đủ

Đây là kinh nghiệm của một chị học lớp trên send cho em

Để học tốt môn Hóa học

I/ Học các vấn đề lý thuyết của hóa học :

Cần nắm định nghĩa, khái niệm, quan trọng hơn là phải hiểu được bản chất của vấn đề, biết cách vận dụng được các khái niệm - định luật trên.

II/ Bài học về các chất :

Cách học từng phần :

Tên gọi : nắm được cách gọi tên các chất (một chất có thể nhiều cách gọi tên : Tên thông thường, tên quốc tế).

Lí tính : thông thường ta chu ý nhớ trạng thái (rắn, lỏng , khí), màu sắc, tính tan, mùi, vị, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, …

Cấu tạo : biết được đặc điểm cấu tạo của từng loại hợp chất, liên kết trong phân tử của nó. Viết được công thức cấu tạo cho từng loại hợp.

Hóa tính :

- Dựa vào đặc điểm cấu tạo để suy ra các tính chất cơ bản. Từ hóa tính của chất tiêu biểu, suy nghĩ để khái quát lên à tính chất chung cho loại hợp chất đó.

- Với những chất tiêu biểu, khi học hóa tính ta cần nhớ kĩ loại chất đó có thể cho những loại phản ứng nào, tác dụng được với các loại chất nào.

Điều chế :

- Nắm được phương pháp chung điều chế các loại hợp chất. Với mỗi loại hợp chất cụ thể, ngoài các phương pháp chung, nó còn có những phương pháp riêng nào để điều chế.

- Phải nhớ được tên nguyên liệu điều chế các chất.

Ứng dụng : nhớ các ứng dụng của mỗi hợp chất, liên hệ với đời sống.

III/ Bài tập hóa học :

1. Các bài tập áp dụng :


Để làm tốt phần này, học sinh cần nắm vững hóa tính - điều chế, kết hợp với cấu tạo, lí tính, chú ý các hiện tượng hóa học xảy ra.

Viết phương trình phản ứng : phải nắm vững phần hóa tính các chất, suy nghĩ xem loại hợp chất đó có thể tác dụng được với những tác chất nào ? (

Chuỗi phản ứng : Nắm vững cả hóa tính và điều chế, mối quan hệ giữa các chất, sự thay đổi mạch cacbon,…kết hợp với điều kiện phản ứng để suy luận tìm công thức các chất (đối với dạng khó), nhớ cân bằng và ghi rõ điều kiện nếu có.

Nhận diện hóa chất : nắm được thuốc thử cần dùng, dấu hiệu, và viết phương trình phản ứng kèm dấu hiệu.

Giải thích hiện tượng, chứng minh : viết được phản ứng xảy ra ở từng giai đoạn, chú ý sự tạo kết tủa – bay hơi hay sự thay đổi màu sắc, mùi, …

2. Giải bài toán hóa như thế nào :

Nắm vững được lý thuyết, có một số kỹ năng tính toán (áp dụng được công thức, tính toán theo phương trình phản ứng, lập và giải được hệ phương trình, …).

- Liệt kê các dữ kiện của đề bài (các số liệu, mối quan hệ giữa các chất phản ứng, điều kiện xảy ra phản ứng, …) yêu cầu của đề bài.

- Đặt ẩn số (thường là số mol , đặt công thức chung)

- Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra. (nên sắp xếp theo thứ tự, nhớ cân bằng, ghi điều kiện nếu có)

- Thiết lập mối quan hệ giữa dữ kiện đề bài với yêu cầu đề bài, lập hệ phương trình toán, …

- Sử dụng các thủ thuật tính toán (phương pháp trung bình, ghép ẩn,…) áp dụng các định luật cơ bản của hóa học (định luật bảo toàn khối lượng, định luật bảo toàn điện tích, …) để giải quyết vấn đề.

- Kiểm tra lại và kết luận.
 
J

jelly_nguy3n96tn

Ừm cách học này dài quá:p;). Vậy em có thấy nó hiệu quả với em không?
===========
các câu típ theo:
- Nguyên tử gồm các hạt nào mang điện tích gì?
- hạt nhân nguyên tử được tạo bởi hạt nào? mang điện tích gì?
- Tại sao nói nguyên tử trung hoà về điện?
- Tại sao khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử:p;)
 
I

i_am_challenger

Ừm cách học này dài quá:p;). Vậy em có thấy nó hiệu quả với em không?
===========
các câu típ theo:
- Nguyên tử gồm các hạt nào mang điện tích gì?
- Nguyên tử gồm hạt pronton(mang điện tích dương), nơtron(không mang điện), electron(điện tích dương).
- hạt nhân nguyên tử được tạo bởi hạt nào? mang điện tích gì?
-
Hạt nhân nguyên tử tạo bởi 2 loại proton(mang điện tích dương), nơtron(không mang điện)
- Tại sao nói nguyên tử trung hoà về điện?
Vì điện tích của hạt nhân là điện tích dương còn điện tích của electron là diện tích âm.
- Tại sao khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử:p;)
-
Vì khối lượng của electron rất nhỏ so với khối lượng của hạt nhân nên người ta xem khối lượng hạt nhân(số khối) chính là khối lượng của nguyên tử(nguyên tử khối
"Vì điện tích của hạt nhân là điện tích dương còn điện tích của electron là diện tích âm" Câu này không biết có đúng không nữa.
 
J

jelly_nguy3n96tn

"Vì điện tích của hạt nhân là điện tích dương còn điện tích của electron là diện tích âm" Câu này không biết có đúng không nữa.
Câu đó bổ sung thêm nhá cưng :D:
Vì điện tích hạt nhân là điện tích dương còn điện tích của e là điện tích âm và số lượng của p = số lượng của e trong nguyên tử nên nguyên tử trung hoà về điện.
================
1 vài câu dễ nhá các em:
- Hãy nói tên, kí hiệu và điện tích của những hạt mang điện.
- Những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào trong hạt nhân?
- Trong nguyên tử, e chuyển động và sắp xếp như thế nào? Lấy ví dụ minh hoạ với nguyên tử oxi;)
 
P

pety_ngu

Câu đó bổ sung thêm nhá cưng :D:
Vì điện tích hạt nhân là điện tích dương còn điện tích của e là điện tích âm và số lượng của p = số lượng của e trong nguyên tử nên nguyên tử trung hoà về điện.
================
1 vài câu dễ nhá các em:
- Hãy nói tên, kí hiệu và điện tích của những hạt mang điện.
- Những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào trong hạt nhân?
- Trong nguyên tử, e chuyển động và sắp xếp như thế nào? Lấy ví dụ minh hoạ với nguyên tử oxi;)
-
hạt electron e
hạt proton p
hạt nơtron n
-cùng hạt e và p( em đoán là thế , lâu ngày nên quên mất )
1[TEX]s_^2[/TEX]

2[TEX]s_^2[/TEX] \Rightarrow 2[TEX]p_^6[/TEX]
mấy em không vẽ ra đc paint hư mất nếu ghi ra thì chắc không hỉu đc
ai hỉu và vẽ đc thì vẽ giúp cái còn lại nha
 
P

pety_ngu

[TEX]1_^2[/TEX]\Rightarrow2[TEX]s_^2[/TEX]\Rightarrow2[TEX]p_^6[/TEX]\Rightarrow3[TEX]s_2[/TEX]\Rightarrow[TEX]3p_^6[/TEX]\Rightarrow[TEX]4s_^2[/TEX]\Rightarrow[TEX]3d_^10[/TEX]\Rightarrow[TEX]4p_^6[/TEX]\Rightarrow[TEX]5s_^2[/TEX]\Rightarrow[TEX]4d_^10[/TEX]\Rightarrow[TEX]5p_^6[/TEX]\Rightarrow[TEX]6s_^2[/TEX]\Rightarrow[TEX]4f_^14[/TEX]\Rightarrow[TEX]5d_^10[/TEX]\Rightarrow[TEX]6p_^6[/TEX]\Rightarrow[TEX]7s_^2[/TEX]\Rightarrow[TEX]5f_^14[/TEX]\Rightarrow[TEX]6d_^10[/TEX]\Rightarrow[TEX]7p_^6[/TEX]\Rightarrow[TEX]6f_^14[/TEX]\Rightarrow[TEX]7d_^10[/TEX]\Rightarrow[TEX]7f_^14[/TEX]
paint nhà em hư nên chỉ có thể ghi ra như thế thôi
 
P

pety_ngu

vd với nguyên tố oxi
lớp 1 có 2e (1[TEX]s_^2[/TEX]
lớp 2 có 8 e(2[TEX]s_^2[/TEX],2[TEX]p_^6[/TEX])
lớp 3 có 6e (3[TEX]s_^2[/TEX],3[TEX]p_^4[/TEX])
 
J

jelly_nguy3n96tn

típ nhá các em:
- Nguyên tố hoá học là gì?
- Những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào trong hạt nhân?
- Hãy kể 2 tính chất giống và khác nhau giữa nước khoáng và nước cất:p;)
 
Y

yumi_26

típ nhá các em:
- Nguyên tố hoá học là gì?
- Những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào trong hạt nhân?
- Hãy kể 2 tính chất giống và khác nhau giữa nước khoáng và nước cất:p;)

1. Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.
2. Những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong nhân.
3. Giống nhau: đều là chất lỏng, ko màu, ko mùi.
Khác nhau:
- Nước cất là chất tinh khiết, có nhiệt độ sôi 100 độ C, D = 1g/ml
- Nước khoáng là hh, nhiệt độ sôi dưới 100 độc C, D dưới 1g/ml
 
J

jelly_nguy3n96tn

Khí nito và khí oxi là 2 thành phần chính của không khí. Trong kĩ thuật, người ta có thể hạ thấp nhiệt độ để hoá lỏng không khí. Biết nito lỏng sôi ở - 196 độ C, oxi lỏng sôi ở - 183 độ C. Làm thế nào để tách riêng được khí oxi và khí nito từ không khí
 
R

rish

Khí nito và khí oxi là 2 thành phần chính của không khí. Trong kĩ thuật, người ta có thể hạ thấp nhiệt độ để hoá lỏng không khí. Biết nito lỏng sôi ở - 196 độ C, oxi lỏng sôi ở - 183 độ C. Làm thế nào để tách riêng được khí oxi và khí nito từ không khí
Để tách [TEX]N_2[/TEX] với [TEX]H_2[/TEX] thì mình làm như sau:
Cho hỗn hợp trên tác dụng với [TEX][Cl_2/TEX] sau đó hòa vào nước.Sau khi hòa vào nước có 1 khí thoát ra là [TEX]N_2[/TEX] do [TEX]N_2[/TEX] không tác dụng với [TEX]Cl_2[/TEX].Khi hòa vào nước thì ta có HCl ở trạng thái khí chuyển sang thành dung dịch.Cho Zn vào dung dịch trên , ta thu lại khí [TEX]H_2[/TEX]
[[TEX]H_2+Cl_2====>HCl[/TEX]
[TEX]Zn+HCl====>ZnCl_2+H_2[/TEX]
Nếu có lẫn hơi nước thì dùng CaO để thu được khí cần tách
 
Last edited by a moderator:
J

jelly_nguy3n96tn

Một bài típ nhá:
- Cho biết khí CO2 là chất có thể làm đục nước vôi trong. Làm thế nào để nhận biết được khí này có trong hơi ta thở ra:p;)
 
L

lovelybones311

Một bài típ nhá:
- Cho biết khí CO2 là chất có thể làm đục nước vôi trong. Làm thế nào để nhận biết được khí này có trong hơi ta thở ra:p;)
dùng ống hút thổi vào cốc nước vôi trong dư,thấy có kết tủa trắng tạo thành,chứng minh được có [TEX]CO_2 [/TEX]
[TEX] CO_2 + Ca(OH)_2-->CaCO_3 + H_2O [/TEX]
 
Y

yumi_26

Một bài típ nhá:
- Cho biết khí CO2 là chất có thể làm đục nước vôi trong. Làm thế nào để nhận biết được khí này có trong hơi ta thở ra:p;)


Thổi vào dd đựng nước vôi trong --> nước vôi bị đục
Tiếp:
Có 3 lọ, mỗi lọ đựng riêng biệt 1 trong những chất sau: bột sắt, than, lưu huỳnh.
a) Hãy dựa vào tính chất dặc trưng của mỗi chất để nhận biết chất đựng trong mỗi lọ.
b) Trộn lẫn 3 chất trên với nhau, làm thế nào để tách riêng bột sắt?
 
Last edited by a moderator:
1

11thanhkhoeo

A lưu huỳnh màu vàng Sắt đen có ánh kim, than đen

Cách 1 dùng nam châm

Cách 2 cho vào HCl Sau đó lọc lấy dung dịch cuối cùng cho bột nhôm
 
J

jelly_nguy3n96tn

@ yumi: em đưa ra dạng bài này c sợ các em lớp 8 chưua làm được, hình như các em đó chưa học đến đoạn này em, lần sau đưa đề em cố gắng đưa ra dạng lớp 8 ở học kì một nhá:p;).
===============
bài típ theo:
Bài 1: Hãy chỉ ra đâu là vật thể đâu là chất trong các câu sau:
a, Hơi nước ngưng tụ thành các đám mây dày đặc.
b, Dọc bờ biển Nha Trang có những bãi cát trắng.
c, Bình này đựng nước còn bình kia đựng rượu
d, Sông Cầu nước chảy lơ thơ.
Bài 2: Hãy phân biệt các khái niệm sau đây và cho thí dụ minh hoạ:
a, Đơn chất và hợp chất
b, Nguyên chất và hỗn hợp
c, Tạp chất và chất tinh khiết
:)>-;):p

 
L

lomonosov_98

@ yumi: em đưa ra dạng bài này c sợ các em lớp 8 chưua làm được, hình như các em đó chưa học đến đoạn này em, lần sau đưa đề em cố gắng đưa ra dạng lớp 8 ở học kì một nhá:p;).
===============
bài típ theo:
Bài 1: Hãy chỉ ra đâu là vật thể đâu là chất trong các câu sau:
a, Hơi nước ngưng tụ thành các đám mây dày đặc.
b, Dọc bờ biển Nha Trang có những bãi cát trắng.
c, Bình này đựng nước còn bình kia đựng rượu
d, Sông Cầu nước chảy lơ thơ.
Bài 2: Hãy phân biệt các khái niệm sau đây và cho thí dụ minh hoạ:
a, Đơn chất và hợp chất
b, Nguyên chất và hỗn hợp
c, Tạp chất và chất tinh khiết
:)>-;):p

Bài 1
Vật: mây, bình, sông
Chất: hơi nước, cát, nước, rượu,
Bài 2:
a) Đơn chất: nước (H20), muối ăn (NaCl),...
Hợp chất: nước muối =))
b) Nguyên chất: Al, Ag, Au, Mg, Mn, F, Cl,...
Hỗn hợp: thuốc tím, kali clorua,...
c) Tạp chất: nước sông, hồ, suối
Chất tinh khiết: nước cất
ps: chị cho mấy bài cân bằng phương trình hoá học đi :D
 
9

9xletinh

bài 1
vật thể : b,d
chất : a, c
bài 2
a,
Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học.
Hợp chất là những chất tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học trở lên
Vd : đơn chất ........... Fe , Al , Cu
.......Hợp chất ...........FeCL2 , ALCL3
b,
Nguyên chất: chất ở hiện trạng ban đầu, k lẫn các tạp chất khác hay đã qua phản ứng
hỗn hợp gồm các chất lẫn với nhau trong 1 bình
Vd: nguyên chất Fe nguyên chất 100 %
..... hỗn hợp ..... hỗn hợp gồm Al và Fe
c,
tạp chất là nhưng chất có lẫn thêm 1 hay nhiều chất khác
chất tinh khiết là những chất không lẫn những chất khác ( nguyên chất 100 %
Vd : tạp chất .... Fe lẫn Cu
...... chất tinh khiết ..... Fe nguyên chất 100 %
 
Top Bottom