[Hóa 11] Hỏi lý thuyết hóa

D

duynhan1

P

pntnt

Lập pic để hỏi cho tiện :D

1.Tại sao [TEX]Zn[/TEX] lại tác dụng với [TEX]OH-[/TEX] ;) ? Còn KL nào tác dụng với OH- được nữa không :D

Vì đó là KL lưỡng tính ! Các KL lưỡng tính thường gặp: Al, Zn, Sn, Cr, Pb, Cu ( Pb và Cu chỉ tan trong dd kiềm đặc )
Có thể chia thành 2 quá trình:
Đầu tiên là KL khử nước, giải phóng hidro đồng thời tạo Hidroxit KL
Sau đó do Hidroxit KL lưỡng tính nên tác dụng với kiềm

vd:
[TEX]Zn +2OH^{-} +2H_2O \rightarrow [Zn(OH)4]^{2-} +H_2 [/TEX]


@ bn đọc: có sai sót về từ ngữ nhưng mà để lại cho bn đọc rút kn :)
 
Last edited by a moderator:
T

tvxq289

Các kim loại ấy có oxit và hiddroxit tương ứng là lưỡng tính.Nên có tính chất trên
 
J

jojokute92

Cậu ơi, có hidroxit lưỡng tính, k có KL lưỡng tính đâu. Thực chất Zn tác dụng với OH- là do Zn tác dụng với H2O trước, tạo hidroxit, sau đó hidroxit đó mới tác dụng với OH- :D. Trong thi trắc nghiệm, lâu lâu cũng bị lừa tình ngay câu "KL lưỡng tính" đó, cậu cẩn thận nhé hehehe :D
 
D

duynhan1

2.

[TEX]N_2, N_2O, NO_2, NO [/TEX] chất nào phản ứng với [TEX]NaOH[/TEX]. Ghi rõ điều kiện phản ứng :D
 
M

muoihaphanhtoi

Cho mìh hỏi Fe, Cr và Al có bị thụ động hoá trong HCl đặc nguội ko????????????
 
S

sky9x

cho mình hỏi trong các phản ứng hoá học của các chất phản ứng nào xảy ra trước tiên
trong phản ứng axit-bazo thì cứ kim loại mạnh phản ứng trước ak
có uuw tiên gì không
 
M

muoihaphanhtoi

cho mình hỏi trong các phản ứng hoá học của các chất phản ứng nào xảy ra trước tiên
trong phản ứng axit-bazo thì cứ kim loại mạnh phản ứng trước ak
có uuw tiên gì không
Trong pư axit-bazơ thì pư trung hoà luôn dc ưu tiên pư trước
H+ + OH- ---------> H2O
Tiếp sau đó là các pư tạo kết tủa hoặc bay hơi
Còn đối với các pư có KL hoặc ion KL thì KL có tính khử mạnh hơn sẽ pư trước
vd: Al và Fe t/d vs HCl thì Al pư trc sau đó hết thì mới tới Fe
 
M

matma_nguyen

ak! cho mình hoỉ có mấy phương pháp cân bằng phản ứng ôxi hóa khử? mình biết có 4 cách ak! Đó là phương pháp đại số, cân bằng electron, ion- electron, cân bằng oxihoa
 
P

pntnt

K

ken73n

Tiện thể cho mình hỏi cái luôn :
1. Khả năng tạo phức của cation kim loại với NH3 có dính líu gì đến tính lưỡng tính của hidroxit (của cation kl đó) ko ?
2. Tại sao các cation kim loại tạo phức đc với NH3 nhờ AO trống ở phân lớp d nhỉ ?
Sao vẽ cấu hình AO mà ko thấy trống đâu cả .
VD: Cu2+ , Cu+ , Zn2+
3. Fe, Cr, Al bị thụ động trong HNO3 vì có màng oxit bọc .
Vậy tại sao xuất hiện lớp màng oxit này ạ ?
Cảm ơn . :D
 
P

pntnt

Tiện thể cho mình hỏi cái luôn :
1. Khả năng tạo phức của cation kim loại với NH3 có dính líu gì đến tính lưỡng tính của hidroxit (của cation kl đó) ko ?
2. Tại sao các cation kim loại tạo phức đc với NH3 nhờ AO trống ở phân lớp d nhỉ ?
Sao vẽ cấu hình AO mà ko thấy trống đâu cả .
VD: Cu2+ , Cu+ , Zn2+

Khả năng tạo phức của NH3 là do cặp electron tự do của Phân tử NH3
images

cặp e(-) tự do của N sẽ bị các hạt nhân (+) của các Ion KL nhóm B hút vào các phân lớp d trống để tạo thành liên kết trong phức chất, Có thể nói đó là Liên Kết Cho Nhận.
(phần này liên quan đến Axit-Bazo theo thuyết Lewis,lên ĐH thì biết thêm)

Còn ion KL nhóm B mới có AO d [TEX](nd^{10})[/TEX] trống vì khi tạo ion thì chúng mất đi e + sự nhảy mức năng lượng của e ở phân lớp (n-1)d -> ns

3. Fe, Cr, Al bị thụ động trong HNO3 vì có màng oxit bọc .
Vậy tại sao xuất hiện lớp màng oxit này ạ ?
Cảm ơn . :D
images


N trong HNO3 muốn Oxh KL thì phải phá vỡ đc các liên kết O=N, [TEX]N \rightarrow O[/TEX] và N-OH

trong đó thì LK Cho-nhận là LK kém bền nhất nên sẽ bị đứt ra đầu tiên, giải phóng O ngtử. Oxi ngtử có tính Oxh mạnh, t/d với các KL tạo Oxit.
Sau đó N mới bắt đầu Oxh tiếp tạo muối.
Do LK O-H trong HNO3 khá bền nên H+ không thể "giành quyền" Oxh với O và N đc !

matma_nguyen said:
sao bạn lại học phục vụ cho minh mà
không hiểu nhăn gì nữa
Học nhiều nặng đầu, nghĩ đơn giản cho đời thanh thản bn àh ! :)
 
Last edited by a moderator:
D

duynhan1

images


N trong HNO3 muốn Oxh KL thì phải phá vỡ đc các liên kết O=N, [TEX]N \rightarrow O[/TEX] và N-OH

trong đó thì LK Cho-nhận là LK kém bền nhất nên sẽ bị đứt ra đầu tiên, giải phóng O ngtử. Oxi ngtử có tính Oxh mạnh, t/d với các KL tạo Oxit.
Sau đó N mới bắt đầu Oxh tiếp tạo muối.
Do LK O-H trong HNO3 khá bền nên H+ không thể "giành quyền" Oxh với O và N đc !

Tại sao các KL như Cu lại ko bị thụ động hoá :-? /:)
Giải thích như trên thì tất cả các KL đều bị thụ động hoá ràu.
 
D

duynhan1

Tiếp :D.

1.Muối nào sau đây thuỷ phân tạo môi trường kiềm :D

[TEX]KClO, KClO_2, KClO_3, KClO_4, KBr, KF[/TEX]

Câu ni nhớ hỏi rồi mà chừ quên :D

2.Các muối [TEX]CaCO_3, BaCO_3, MgCO_3, FeCO_3,......[/TEX] tan trong những môi trường nào.

3. Hoàn thành phản ứng sau :
[TEX]Fe(NO_3)_3 + Na_2CO_3 \longrightarrow [/TEX]

[TEX]HCl + FeS \longrightarrow [/TEX]


 
Top Bottom