Xu hướng đề thi Đại học năm 2008.

C

conu

hp_dell said:
đề văn này có phải đề chính thức không đấy, khối C ấy
Đề chính thức khối C đấy.
Đề khối C năm nay không khó, nhưng phải nắm chắc kiến thức, phải có khả năng cảm nhận, và biết tổng hợp, khái quát, phân tích vấn đề (Câu 2 chẳng hạn), đề khối C hơi dài một chút, nhưng ko đánh đố, có thể phân loại học sinh. Mình thi khối H, có sử dụng đề khối C văn, gặp đề này cũng may, câu 3 hơi chệch tủ nhưng vẫn viết được.
 
C

conu

Đề khối D năm nay dễ quá, ko có gì phải băn khoăn nữa, cứ thế mà làm hết mình và viết cho hay thôi. Đề nay ngắn và dễ hơn nhiều so với đề khối C. các bạn khối D năm nay may mắn thật đấy. ;)
Chúc mọi người thi tốt ở các môn học tiếp theo. :D
 
C

conu

Đề năm nay khá hay, mionhf thích nhất câu II, người ta đặt thế đầu có ý cả, rõ ràng là phải phân tích sự giống nhau và khác nhau về nỗi nhớ của hai nhà thơ với địa danh Tây Bắc, ngoài ra còn cần chỉ sự khác nhau của HCST - thời điểm lịch sử có tác động thế nào... Đề này ko khó cũng ko dễ, hơi dài. Câu I trúng tủ nhưng câu III thì hơi trật một chút. Có điều ko ngờ đề khối D lại dễ như vậy.
 
M

Moderator

GỢI Ý TRẢ LỜI ĐỀ THI MÔN VĂN
KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2008


PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH

Câu 1. (2 điểm)

1. Tập thơ Từ ấy (1937 - 1946) là chặng đường đầu mười năm thơ Tố Hữu, cũng là mười năm hoạt động sôi nổi, say mê từ giác ngộ qua thử thách đến trưởng thành của người thanh niên cách mạng trong một giai đoạn lịch sử sôi động đã diễn ra nhiều biến cố to lớn làm rung chuyển và đổi thay sâu sắc xã hội Việt Nam.

`- Tập thơ Từ ấy gồm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích và Giải phóng, tương ứng với ba chặng đường trong mười năm đầu hoạt động của người thanh niên cách mạng Tố Hữu.

Nội dung chủ yếu là thể hiện cái tôi trữ tình của nhà thơ, yêu thương những con người lao khổ, khơi dậy ở họ tinh thần đấu tranh và tin tưởng ở tương lai, thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của người chiến sĩ cộng sản, là tiếng reo vui khi đất nước được giải phóng.

Dù còn những hạn chế nhưng tập thơ vẫn thể hiện được giọng điệu thiết tha, sôi nổi, chân thành và tràn đầy chất lãng mạn.

2. Tập thơ Việt Bắc (1947 – 1954) là chặng đường thơ Tố Hữu trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Vào cuộc kháng chiến, thơ Tố Hữu hướng vào thể hiện con người quần chúng kháng chiến, trước hết là công nông binh, với một nghệ thuật thơ giàu tính dân tộc và đại chúng.

Việt Bắc là bản hùng ca của cuộc kháng chiến chống Pháp, phản ánh những chặng đường gian lao, anh dũng và những bước đi lên của cuộc kháng chiến cho đến ngày thắng lợi. Tập thơ kết tinh những tình cảm lớn của con người Việt Nam kháng chiến, mà thống nhất và bao trùm là tình yêu nước.

Tập thơ Việt Bắc là một trong những thành tựu xuất sắc của văn học thời kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954).

Câu 2. (5 điểm)

Cả hai đoạn thơ đều nói về nỗi nhớ nhưng mỗi bài thơ là một nỗi nhớ riêng và được biểu hiện bằng những hình ảnh và cách thể hiện riêng.

1. Vị trí của đoạn trích: Đoạn thơ được trích trong bài Tây Tiến là đoạn mở đầu của bài thơ Tây Tiến, là nỗi nhớ về chặng đường hành quân đầy gian nan hiểm trở của đoàn binh Tây Tiến.

- Mở đầu bài thơ là tiếng gọi làm nao lòng người , nỗi nhớ thương như nén chặt bỗng trào dâng:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Từ “ơi” bắt vần với từ láy “chơi vơi”làm cho âm điệu câu thơ trở nên tha thiết sâu lắng bồi hồi. Hai từ “nhớ” trong một câu thơ như hai nốt nhấn gợi tả nỗi nhớ chơi vơi theo hình non dáng núi cháy bỏng khôn nguôi. Từ phù Lưu Chanh ông nhớ về sông Mã, nhớ núi rừng miền Tây, nhờ đoàn quân Tây Tiến – một đơn vị bộ đội đã hoạt động tại vùng rừng núi miền Tây Thanh Hoá, Hoà Bình – biên giới Việt – Lào trong những năm đầu kháng chiến. Bao kỉ niệm của một thời chiến binh bỗng sống dậy gần gũi và thân thiết vô cùng, những tên bản tên làng của rừng xưa lối cũ hiện về bỗng trở nên gần gũi làm xao xuyến tâm hồn yêu thương chiến sĩ.

“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi”

Những Sài Khao, Mường Lát, những địa danh vời vợi nghìn trùng từng in dấu chân đoàn binh Tây Tiến. Giữa biển sương mù của núi rừng đoàn quân mỏi tưởng như bị lấp đi bị trĩu xuống bởi mệt mỏi gian truân nhưng thật bất ngờ trong đó xuất hiện hình ảnh “hoa về trong đêm hơi”. Cái mệt mỏi gian truân như đã tiêu tan, 6 thanh bằng liên tiếp “Mường Lát hoa về trong đêm hơi” diễn tả cái nhẹ nhàng, cái lâng lâng trong tâm hồn người lính trẻ đi tới đích sau những chặng đường dài hành quân đầy thử thách.

Cả đoạn thơ là nỗi nhớ cháy bỏng của Quang Dũng về đoàn binh Tây Tiến, về chặng đường hành quân đầy gian khổ và đã thể hiện được bút pháp tài hoa, tinh tế, giàu chất lãng mạn của nhà thơ Tây Tiến.

2. Vị trí của đoạn trích: Đoạn thơ được trích trong bài thơ “Tiếng hát con tàu” nằm trong phần 2 của bài thơ, phần thể hiện tình cảm, suy nghĩ của nhà thơ đối với những kỉ niệm sâu sắc về Tây Bắc. Đoạn thơ này là những hoài niệm qua bao năm tháng được khái quát thành triết lí của tình cảm, tâm hồn…

- Hình ảnh những bản làng miền Tây hiện về đầy ắp trong tâm tưởng:

“Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ”.

Ống kính nghệ sĩ như lùi ra xa để thu về hình ảnh “bản sương giăng” và “đèo mây phủ”. Cảnh chập chờn ảo mộng rất đúng với cái sương khói của hoài niệm. Điệp từ “nhớ” làm tăng tính nhạc, tăng độ da diết của cảm xúc.

- Hình ảnh những bản làng miền Tây hiện về, nhà thơ như hướng vào lòng nói với chính lòng mình

“Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thương”

Hướng nội mà cũng là hướng ngoại, nói với mình mà cũng là nói với mọi người, tìm sự đồng cảm của mọi người. Nhạc thơ trầm lắng diễn tả những xúc động sâu xa.

- Những suy ngẫm sâu lắng nâng tới tầm khái quát triết lí:

“Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn”

Cấu trúc câu thơ như hai vế của một câu đối làm nổi bật sự đối lập giữa hai trạng thái cảm xúc: khi ở - khi đi và bật ra một quy luật của đời sống tình cảm con người với những miền đất từng một thời gian gắn bó. Thi sĩ đã nói giúp ta một quy luật tình cảm bằng những câu cô đúc như một mệnh đề và giản dị như một chân lí.

Đoạn thơ (cũng như cả bài thơ) thể hiện đậm nét phong cách thơ Chế Lan Viên: giàu chất trí tuệ, chất triết luận. Chất trí tuệ ấy được tựa vào những cảm xúc dồi dào tạo nên những câu thơ đẹp có sức cuốn hút người đọc.

Đánh giá chung về hai đoạn thơ: Cả hai đoạn thơ đều thể hiện nỗi nhớ thiên nhiên Tây Bắc và thể hiện tình cảm con người với địa danh Tây Bắc. Nhưng đoạn thơ của bài thơ Tây Tiến là nhớ về chính những năm chiến đấu, gian khổ của người lính còn đoạn thơ của bài thơ Tiếng hát con tàu lại nhớ về Tây Bắc khi đất nước đã xây dựng cuộc sống mới.

PHẦN RIÊNG. Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu.

Câu III. a (3 điểm)

1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

- Truyện ngắn Chữ người tử tù là tác phẩm được trích tập truyện ngắn Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân.

- Nhân vật quản ngục là nhân vật làm nổi bật và bổ sung cho vẻ đẹp của nhân vật chính (Huấn Cao)


2. Giải thích và chứng minh

a. Giải thích câu nói của nhà văn

+ “một bản đàn mà nhạc điệu đều hỗn loạn xô bồ”: chỉ môi trường, hoàn cảnh sống tăm tối của nhân vật quản ngục.

+ “một thanh âm trong trẻo”: chỉ tấm lòng trong sáng, lương thiện ( thiên lương) của quản ngục.

→ Cách so sánh đầy nghệ thuật đã khái quát được đặc điểm nổi bật của một trong hai nhân vật chính của tác phẩm: con người có một thiên lương trong sáng bất chấp hoàn cảnh sống éo le.

b. Chứng minh

- Nhân vật quản ngục rơi vào bi kịch, muốn làm người tốt, người lương thiện nhưng lại sống trong một hoàn cảnh éo le, đầy cạm bẫy.

- Môi trường bủa vây xung quanh quản ngục đúng là “một bản đàn mà nhạc điệu đều hỗn loạn xô bồ”

- Đặc thù, tính chất công việc của quản ngục: Hoàn cảnh tù ngục tăm tối dễ khiến con người khó giữ được thiên lương.

- Giữa một môi trường sống như vậy, tấm lòng của quản ngục vẫn như “một thanh âm trong trẻo, chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”

+ Biết tri nhận, thưởng thức, thấu hiểu và mong muốn lưu giữ cái đẹp (Thái độ nhất mực kính trọng Huấn Cao - người sáng tạo cái đẹp, niềm hạnh phúc nếu được treo chữ Ông Huấn trong nhà…)

+ Tấm lòng”biệt nhỡn liên tài”: luôn “biệt đãi” người tử tù tài hoa; nhẫn nhịn, khiêm nhường khi bị Huấn Cao khinh bỉ, thậm chí sỉ nhục…

+ Kết tinh cho vẻ đẹp thiên lương của quản ngục là dòng nước mắt khi “ bái lĩnh” di huấn thiêng liêng của Huấn Cao (chú ý: Tập trung phân tích sâu ý này: phân tích sự đối lập giữa bối cảnh tù ngục và cảnh tượng cái đẹp, thiên lương thăng hoa)

→ Nhân vật quản ngục luôn luôn được đặt trong quan hệ bổ sung cho nhân vật Huấn Cao.

Cách nói của Nguyễn Tuân là một ẩn dụ về sức sống, sự bất tử của thiên lương giữa môi trường tù ngục tăm tối, hòa vào bài ca bất diệt của cái đẹp. Nhân vật viên quản ngục góp phần làm nổi bật tư tưởng của tác phẩm.

Câu III. b (3 điểm)

Trong tác phẩm “Một người Hà Nội”, tác giả Nguyễn Khải gọi nhân vật bà Hiền là “hạt bụi vàng của Hà Nội” vì bà Hiền là mẫu hình của người Hà Nội với tất cả sự lịch lãm, với lối sống, bản lĩnh văn hoá của một người Hà Nội sắc sảo, nhạy bén, luôn thích ứng với mọi hoàn cảnh mà vẫn giữ được phẩm giá của mình.

- Những nét đẹp trong suy nghĩ

+ Trong công việc gia đình, nuôi dạy con cái cũng như trách nhiệm với cộng đồng, với đất nước, cái chuẩn suy nghĩ của bà Hiền là lòng tự trọng (dạy con cái không sống tuỳ tiện, buông tuồng; đồng ý cho con đi chiến đấu vì “không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè”…”

+ Bà luôn tin vào vẻ đẹp trường tồn, bất diệt trong lối sống, cốt cách và bản sắc văn hoá Hà Nội (“Mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thể. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho mỗi lứa tuổi”)

- Những nét đẹp trong cách ứng xử:

+ Bà Hiền ứng xử có bản lĩnh trước những thay đổi diễn ra trong xã hội, luôn luôn dám là mình, thẳng thắn, chân thành đồng thời cũng khéo léo, thông minh.

+ Bà Hiền luôn giữ gìn những nét đặc trưng trong lối sống Hà Nội, biểu lộ phong thái lịch lãm, sang trọng của người Hà thành (cách trang trí phòng khách, những bữa ăn của gia đình bà đều toát lên vẻ cổ kính, quý phái và óc thẩm tinh tế của chủ nhân…)

Nhân vật bà Hiền gợi lên những vẻ đẹp và chiều sâu văn hoá của người Hà Nội. Nhân vật bà Hiền được trần thuật từ điểm nhìn của nhân vật “tôi” (người kể chuyện) và qua những tình huống gặp gỡ với những nhân vật khác, qua nhiều thời đoạn của đất nước.

Các bạn có thể vào đây để xem chi tiết gợi ý trả lời:
http://hocmai.vn/mod/resource/view.php?id=15797
 
T

tranquang

GỢI Ý LÀM BÀI
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2008

KHỐI D


PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH

Câu 1 (2 điểm)

Nam Cao (1915 - 1951) tên thật là Trần Hữu Tri, ông là nhà văn có quan điểm về nghệ thuật tiến bộ, nhất quán trong quá trình sáng tác của mình. Những nội dung quan điểm tuy không phát biểu trực tiếp nhưng đã được nhà văn gửi gắm trong những sáng tác của mình. Một trong những yếu tố làm nên sự thành công xuất sắc của Nam Cao là quan điểm nghệ thuật được thể hiện một cách hệ thống, nhất quán và toàn diện.

- Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao trước hết là nghệ thuật vị nhân sinh. Đó là văn chương phản ánh chân thực đời sống, phục vụ cho đời sống con người. Theo ông, người cầm bút không được trốn tránh sự thực. Trong truyện ngắn Trăng sáng, ông đã nói rõ: “Nghệ thuật không nên là ánh trăng sáng lừa dối, không cần ánh trăng lừa dối; nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than…”

- Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao là quan điểm hiện thực và nhân đạo. Nam Cao cho rằng, tác phẩm phải có giá trị nhân đạo sâu sắc. Trong tác phẩm Đời thừa, ông đã viết: “… nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao mạnh mẽ vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình. Nó làm cho người gần người hơn.”

- Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao còn coi lao động nghệ thuật là một hoạt động nghiêm túc, công phu. Ông xem người viết văn phải là người sáng tạo. “Nhà văn phải biết khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có…” (Đời thừa). Ông đòi hỏi người viết phải có lương tâm nghề nghiệp, nhất là không được cẩu thả. Ông đã từng lên tiếng: “Cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”.

- Tóm lại, quan điểm nghệ thuật của Nam Cao là quan điểm tiến bộ có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Với quan điểm đó cùng tài năng của mình, Nam Cao đã có một ảnh hưởng và cống hiến lớn lao cho nền văn học Việt Nam hiện đại, xứng đáng được tôn vinh như một hiện tượng văn học không thể thay thế.

Câu 2 (5 điểm)

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả: Tô Hoài là nhà văn có những sáng tác cả trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945, trên nhiều thể loại: truyện ngắn, truyện dài, hồi kí, kịch bản phim...Ở thể loại nào, ông cũng để lại những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao.

- Giới thiệu tác phẩm và nhân vật: Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ được trích trong tập Truyện Tây Bắc in năm 1953 (được nhận giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 - 1955). Đây là thành quả chuyến đi công tác của Tô Hoài cùng bộ đội lên giải phóng Tây Bắc năm 1952. Mị - nhân vật trung tâm của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, đánh dấu tài năng nghệ thuật đặc sắc của tác giả, nhất là trong nghệ thuật xây dựng nhân vật. Tình huống Mị cắt dây trói cứu A Phủ là sự kiện cao trào, thể hiện rõ nét tính cách nhân vật, tư tưởng của tác phẩm cũng như tài năng nghệ thuật của Tô Hoài.

2. Thân bài

- Mị vốn là một cô gái thông minh, xinh đẹp, hiếu thảo nhưng phải chịu số phận bất hạnh, phải làm "con dâu gạt nợ" cho nhà thống lí Pá Tra. Bị người nhà thống lí bóc lột, hành hạ vô cùng tàn nhẫn, Mị tưởng như đã mất hết sức sống, mất hết sự phản kháng, không còn chút hy vọng nào vào tương lai. Nhưng điều kì diệu là, không một thế lực tàn bạo nào có thể dập tắt được ngọn lửa khao khát sống, khao khát hạnh phúc của Mị. Sức sống tiềm tàng trong cô đã được khơi dậy và thể hiện trong "đêm tình mùa xuân" nhưng nhanh chóng bị A Sử vùi dập tàn nhẫn.

- Tâm trạng của Mị trước đêm cởi trói: Cuộc sống đoạ đày trong nhà thống lý Pá Tra biến cô trở thành người câm lặng trước mọi sự. A Phủ bị bắt trói trong nhà nhưng dường như Mị hoàn toàn không để ý, hoàn toàn vô cảm, cô vẫn "thản nhiên thổi lửa, hơ tay".

- Diễn biến hành động, tâm trạng của Mị trong đêm cứu A Phủ:

+ Chi tiết mang tính chất tiền đề, tạo sự đổi thay mạnh mẽ trong tâm lí Mị: Mị nhìn thấy "một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã đen xạm lại" của A Phủ. Những giọt nước mắt khổ đau, tuyệt vọng đã đánh thức trong Mị lòng thương xót đối với bản thân mình, với A Phủ.

+ Mị nhận thức rõ ràng và kết tội gia đình chồng, cũng là kết tội cái chế độ xã hội tàn bạo, độc ác vùi dập con người: "chúng nó thật độc ác"

+ Mị "phảng phất nghĩ" đến sự vô lí trong cái chết của A Phủ "người kia việc gì mà phải chết thế". Và cô nghĩ đến việc giải thoát cho A Phủ, hình dung tình thế của mình khi A Phủ đã trốn thoát và mình thì phải "trói thay vào đấy", "phải chết trên cái cọc ấy". Nhưng Mị không hề thấy sợ hãi.

+ Từ sự thức tỉnh về nhận thức, từ những suy nghĩ nội tâm, Mị đã quyết định hành động táo bạo: cắt dây trói cứu A Phủ và cũng là tự giải phóng cho mình. Hành động đó của Mị là kết quả của sự thôi thúc mãnh liệt của tình thương người, của khao khát tự do đang trỗi dậy mãnh liệt trước tình thế bức bách.

+ Hành động tự giải phóng: sau khi giải cứu A Phủ, chứng kiến A Phủ được tự do, trong khoảnh khắc quyết định ấy, Mị đã quyết định vùng bỏ chạy cùng A Phủ.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí và hành động nhân vật của Tô Hoài:

+ Nhà văn đã mô tả tâm lí nhân vật rất biện chứng phù hợp với hoàn cảnh, tính cách nhân vật, trong mối quan hệ giữa ngoại cảnh và nội lực.

+ Quá trình diễn biến tâm lí nhân vật được thể hiện sinh động, tỉ mỉ, tinh tế, vừa tự nhiên, vừa bất ngờ thông qua việc tác giả phân tích những diễn biến nội tâm nhân vật, thủ pháp độc thoại nội tâm, qua các suy nghĩ, hành động, lời nói của nhân vật.

3. Kết luận:

- Mị là một nhân vật phụ nữ miền núi được xây dựng thành công trong nền văn xuôi Cách mạng Việt Nam. Cuộc đời và số phận của cô tiêu biểu cho quá trình nhận thức, giác ngộ, trưởng thành và vùng lên đấu tranh tự giải phóng của đồng bào miền núi.

- Xét về mặt nghệ thuật, Mị cũng đánh dấu tài năng nghệ thuật đặc sắc của Tô Hoài trong việc thể hiện quá trình phát triển tính cách, miêu tả nội tâm, mối quan hệ biện chứng giữa tâm lí và hành động....


PHẦN RIÊNG (Thí sinh chọn làm một trong hai câu III.a hoặc III.b)

Câu III.a Cảm nhận về đoạn thơ trong bài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu.

1. Giới thiệu bài thơ và vị trí của đoạn thơ phải bình giảng:

- Đây mùa thu tới được rút từ tập Thơ thơ, xuất bản năm 1938, tập thơ đầu tay của Xuân Diệu.

- Bài thơ bộc lộ cảm xúc trữ tình của Xuân Diệu qua một bức tranh miêu tả bước đi của trời đất ở thời điểm chuyển mùa từ nóng qua lạnh, từ hạ sang thu. Đây là một trong những tác phẩm thể hiện đầy đủ nhất cách cảm nhận thiên nhiên tinh tế, mới mẻ và nghệ thuật thơ đầy tính cách tân của một tác giả được gọi là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”.

- Bài thơ gồm 4 khổ. Đoạn thơ phải bình giảng là khổ thứ hai, có vị trí đặc biệt trong mạch vận động của thi tứ.

2. Tâm trạng trữ tình và cách cảm nhận thiên nhiên tinh tế của Xuân Diệu

- So với khổ thơ mở đầu, ở khổ thơ thứ hai, cảnh thu được mở rộng. Nhưng bước đi của thiên nhiên vẫn được cảm nhận chủ yếu ở phía cận cảnh. Trong vườn, hoa rụng, rồi cây cối đổi sắc, những luồng gió lạnh tràn về, lá “run rẩy rung rinh”, tất cả như đang chia lìa, rời bỏ nhau, để cuối cùng chỉ còn trơ lại “đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”. Cảnh mở ra trong không gian mà nói được bước đi của thời gian. Chi tiết nào cũng gợi buồn. Tất cả hợp lại thành một bức tranh thiên nhiên thấm đẫm tâm trạng của cái tôi nhạy cảm với sự sống, khát khao giao cảm với đời.

- Hai câu trước của khổ thơ nói về những thay đổi của thiên nhiên được cảm nhận chủ yếu qua cái nhìn thị giác. Bằng mắt thường, có thể nhìn thấy hoa rụng. Cũng có thể quan sát bằng mắt thường cảnh “trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh”. Chữ “rủa” có bản viết là “rũa”. Viết là “rủa”, câu thơ làm nổi bật sự tương phản, xung đột giữa “sắc đỏ” và “màu xanh”. Có người nói, Xuân Diệu đã mượn cách diễn đạt của văn chương Pháp. Chữ “rũa” lại có nghĩa là bào mòn, mài mòn dần. “Sắc đỏ” đang bào mòn, mài mòn dần “màu xanh”. Viết như thế, câu thơ gợi tả được sự thay đổi, sự ngả màu, có cả cái gì như là sự tan rã đang diễn ra âm thầm, mà dữ dội trong thiên nhiên. Dù viết thế nào thì ý thơ vẫn nói về sự đổi thay. Cảnh tàn mà vẫn tươi, vẫn trong sáng, vì “sắc đỏ” là màu rực rỡ, thuộc gam nóng.

- Ở hai câu sau, sự thay đổi của thiên nhiên được diễn tả bằng một chi tiết tạo hình độc đáo giống như bức tranh vẽ bằng mực nước theo kiểu hội hoạ phương Đông. Trên cái nền tương phản, xung đột giữa “sắc đỏ” và “màu xanh”, nổi lên vài nhánh cây khô gầy guộc, mỏng manh, với mấy chiếc lá còn sót lại đang run rẩy trước gió, chuẩn bị lìa cành. Đang có hai cách hiểu khác nhau về câu thơ thứ ba. Cách hiểu thứ nhất: những luồng gió làm lá “run rẩy rung rinh”.Vẫn là hình ảnh có thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng cái nhìn thị giác đang chuyển dần vào cái nhìn nội tâm. Bởi vì, lá “run rẩy rung rinh” là hình ảnh nhân hoá, làm nổi bật cái lạnh được cảm nhận bằng xúc giác. Cách hiểu thứ hai: có “những luồng run rẩy”, luồng sống đang “rung rinh”trong gân lá, cuống lá. Sự vận động này không nhìn thấy bằng mắt thường, mà chỉ có thể cảm nhận bằng da thịt. Hiểu theo cách nào, thì trước mắt ta vẫn là một hình ảnh thiên nhiên

Câu III.b. Cảm nhận về khổ thơ thứ hai trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

1. Giới thiệu chung về tác giả và tác phẩm

- Hàn Mặc Tử là một trong số những nhà thơ xuất sắc của phong trào Thơ mới lãng mạn 1932-1945. Ông đã để lại nhiều tập thơ đặc sắc, trong đó có những bài thơ rất trong trẻo và tươi sáng, hình ảnh đẹp như trong ca dao, cổ tích. Đó là các bài Tình quê, Mùa xuân chín và đặc biệt là bài Đây thôn Vĩ Dạ in trong tập Thơ điên của nhà thơ.

- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Bài thơ được sáng tác khi Hàn Mặc Tử đang mang bệnh nặng, phải điều trị cách li với mọi người. Nhân được nhận tấm bưu ảnh của Hoàng Thị Kim Cúc (có bức ảnh về thôn Vĩ và đằng sau là những lời thăm hỏi của Hoàng Cúc - là người bạn gái của Hàn Mặc Tử), ông đã sáng tác bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.

- Khổ thơ phân tích là khổ thơ thứ hai của bài thơ.

2. Bình giảng khổ thơ

- Nội dung: Nội dung cảm xúc bao trùm toàn bộ khổ thơ là nỗi buồn, sự cô đơn, niềm hoài vọng, khắc khoải của tác giả.

+ Hai câu thơ đầu: Vẫn là bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ, xứ Huế nhưng không tươi đẹp, trinh khiết như trong khổ thơ đầu mà thiên nhiên đã nhuốm màu u buồn, khắc khoải. Các hiện tượng, sự vật vốn gắn bó với nhau(gió, mây) nay chia lìa, li tán. Những sự vật đẹp đẽ (dòng sông, hoa) mang một vẻ "buồn thiu". Sự sống như bị phai nhạt, bị rút đi, bị vơi hụt rất nhiều.

+ Hai câu sau: Xuất hiện con người, nhưng hình ảnh con người xa xôi, mờ ảo, vô định (đại từ phiếm chỉ "ai"). Thông qua hệ thống hình ảnh mang tính biểu tượng cao (thuyền, bến, sông, trăng) câu thơ thể hiện khát khao cháy bỏng muốn được giao cảm với con người, với cuộc đời nhưng đồng thời, nhà thơ cũng ý thức rõ được hoàn cảnh thực tại nên cảm xúc thơ càng trở nên da diết, khắc khoải vô cùng. Niềm khao khát, ước mong trở thành nỗi băn khoăn, da diết (câu hỏi tu từ: "Có chở trăng về kịp tối nay?")

- Nghệ thuật: Tác giả đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật nhằm thể hiện sinh động những cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình.

+ Sử dụng những hình ảnh thơ mang tính biểu tượng và giàu giá trị biểu cảm: gió - mây, thuyền - bến, sông trăng.

+ Sử dụng câu hỏi tu từ: Câu thơ cuối "Có chở trăng về kịp tối nay?" khép lại khổ thơ với sự hoài nghi, nỗi khắc khoải, da diết của nhà thơ.

+ Sử dụng đại từ phiếm chỉ "ai".

+ Nhịp thơ có sự thay đổi nhằm diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau của nhân vật trữ tình (câu thơ đầu khổ thơ như bị "bẻ đôi" thể hiện sự chia lìa, li tán của thiên nhiên tạo vật, hai câu sau nhịp thơ liền mạch thể hiện dòng cảm xúc khắc khoải, băn khoăn da diết của nhà thơ).

3. Kết luận

Tiếp nối khổ thơ đầu, khổ thơ thứ hai của bài Đây thôn Vĩ Dạ thể hiện tâm trạng u buồn, cô đơn, niềm khát khao, mong ước đến khắc khoải da diết của nhà thơ. Từ những câu thơ, những hình ảnh thơ, ta nhận ra một Hàn Mặc Tử luôn khát khao giao cảm với cuộc đời, khát sống, khát yêu, một trái tim luôn thiết tha, gắn bó với tình đời, tình người. Bài thơ cũng thể hiện rõ nét phong cách thơ của Hàn Mặc Tử.
(Hocmai.vn)
 
F

faustvn01

conu said:
Đề khối D năm nay dễ quá, ko có gì phải băn khoăn nữa, cứ thế mà làm hết mình và viết cho hay thôi. Đề nay ngắn và dễ hơn nhiều so với đề khối C. các bạn khối D năm nay may mắn thật đấy. ;)
Chúc mọi người thi tốt ở các môn học tiếp theo. :D

Đồng ý với nhận định này của Conu. Hôm nay anh đến Học viện Quan hệ Quốc tế, thấy có mấy em làm xong trước giờ 45 phút. Đề khối D năm nay dễ, không có câu hỏi yêu cầu tổng hợp kiến thức. Đề khối C rõ ràng "nặng kí" hơn, hay hơn (cách ra đề đòi hỏi không chỉ thuộc, hiểu mà còn phải có kĩ năng so sánh, tổng hợp - câu 2). Anh cũng khá bất ngờ với câu hỏi về quản ngục.

Nhân đây, các mem thử thảo luận xem, trong câu 2, đề khối C, các điểm Giống và Khác nhau giữa nỗi nhớ trong hai đoạn thơ của hai bài Tây Tiến và Tiếng hát con tàu là gì?

Mong các em làm thật tốt các bài thi còn lại.
 
N

nutac98

Đề khối D giống hệt mấy bài kiểm tra 15 với 1 tiết của mjn` hồi lớp 11 :D Hok ngờ là đề năm nay đơn giản hơn dự tính :D
 
T

tranquang

nutac98 said:
Đề khối D giống hệt mấy bài kiểm tra 15 với 1 tiết của mjn` hồi lớp 11 :D Hok ngờ là đề năm nay đơn giản hơn dự tính :D

>>> Anh nghĩ: Khó thì khó chung, và dễ thì cả làng cùng dễ...

Càng dễ học sinh càng dễ mắc lỗi và để mất điểm!

Thêm nữa, không chứng tỏ được mình!
 
L

leejunki18

ôi

ước j` mình thi năm nay nhỉ

có 2 bài:cả Đây Mùa thu tớ vs Đây thôn Vĩ Dạ mình đều thấy hay & phân tích trên lớp cũng khá ổn

hjz

còn Vợ chồng A Phủ thì chưa học nhưng câu này thấy Văn mẫu đầy....đọc đến chán rùi.........

Khối D may thiệt nhé

:D :D :D
 
T

tranquang

leejunki18 said:
ôi

ước j` mình thi năm nay nhỉ

có 2 bài:cả Đây Mùa thu tớ vs Đây thôn Vĩ Dạ mình đều thấy hay & phân tích trên lớp cũng khá ổn

hjz

còn Vợ chồng A Phủ thì chưa học nhưng câu này thấy Văn mẫu đầy....đọc đến chán rùi.........

Khối D may thiệt nhé

:D :D :D

>>> Khổ cho khối D năm sau... Thường thì bao giờ cũng thế!

Đề năm nay dễ >>> Dư luận sẽ lên tiếng >>> Sau đó lại sẽ có đề khó cho các em khóa sau >>> Dư luận kêu gọi >>> Đề sẽ lại dễ cho khóa tiếp theo >>> Và cứ thế... thành một quy luật!

Tóm lại thì quan trọng vẫn là nỗ lực của chính bản thân mình chứ không vì đề khó hay dễ!

Phải không nhỉ?
 
G

galaxy186

Gal đương thi, còn khoảng 1h30' nữa mới hết bài, ông giám thị kêu ầm lên là còn 1h nữa thu bài, làm quáng làm quàng bài Mị để chiến Đây mùa thu tới,vì xác định DMTT là chủ đạo (mình thik bài này :))

Rõ chán
làm vội làm vàng xong xuôi, nộp bài
Ngồi chơi gần 30'
>"<

Cho nên bài làm ko dc kĩ lắm
Chán ấu >"<
 
M

miucondangyeu

conu said:
Đề năm nay khá hay, mionhf thích nhất câu II, người ta đặt thế đầu có ý cả, rõ ràng là phải phân tích sự giống nhau và khác nhau về nỗi nhớ của hai nhà thơ với địa danh Tây Bắc, ngoài ra còn cần chỉ sự khác nhau của HCST - thời điểm lịch sử có tác động thế nào... Đề này ko khó cũng ko dễ, hơi dài. Câu I trúng tủ nhưng câu III thì hơi trật một chút. Có điều ko ngờ đề khối D lại dễ như vậy.

em thấy đề khối D cũng ko dễ đâu , đc cái ko dài
Giá như năm sau đề cũng tương tự như thế [-O<
 
T

trinhluan

hix đê` khôi' c hâu` như toan` lơp' 11 chỉ co' 1 hoặc 2 câu lơp' 12 hỏi lơp' 11 cũng nhiều nhỉ

hiii sang năm không thj tốt nghiệp đai học chung nữa ma` vẫn thi như nay` rõ khổ, lam` khôi' hoc sinh lơp' 11 chạy lo khôn' khổ?
 
L

lemon_ice

Đề khối C câu 2 vào 2 bài hay nhỉ

Khối D tất nhiên đâu= khôi C đc

Quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh:(,đau thật
 
P

phuongkoyeu

đề khối C hay chứ
đề khối D dễ hơn nhìu nhưng ko hay bằng
sửa ra thì còn thiếu vài ý về : môi trường, hoàn cảnh sống của viên quản ngục , chỉ nói sơ wa thôi
chán
 
N

ngotanthanh2785

tui đọ dáp án văn khá đủ ý ,câu cú o sai,o lủng củng.liệu họ có chấm cho mình tử tế o ?tui viết có 2 tờ thui.hechec
 
N

nutac98

Văn _ Đại học

Có bạn nào có đề văn thi thử đại học hok ^^ Cảm phiền share nhé ^^ Sắp đến gần ngày thi rồi nên cần phong phú đề thi đến lúc đj thi sẽ đạt kết quả tốt hơn ^^
:-* :-* :-* :-* :-* :-* :-* :-* :-*
 
H

hunganhqn

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN CHÁNH
THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2009
Môn thi: VĂN, Khối C,D
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề


PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH

Câu I (2 điểm)
Anh/ chị hãy giải thích nhan đề đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài ( trích “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng)

Câu II (3 điểm)
Anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến sau đây của nhà văn Lỗ Tấn:
Ước mơ không phải là cái gì sẵn có, cũng không phải là cái gì không thể có.
(bài viết không quá 600 từ)

PHẦN RIÊNG____________Học sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu:III.a hoặc III.b_______

Câu III.a (5 điểm)

Một trong những nét nổi bật của phong cách thơ Tố Hữu là tính dân tộc đậm đà.
Anh (chị) hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc để làm sáng tỏ:
“ … Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung….”
(Việt Bắc - Tố Hữu, SGK Văn 12, Tập một, NXB Giáo dục 2008 Tr. 111)

Câu III.b (5 điểm)
Bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đưa người đọc đến với dòng chảy của Hương giang qua những chuyển hướng, đổi dòng trong không gian và những biến thiên của thời gian để cảm nhận vẻ đẹp của dòng sông, của tâm hồn con người xứ Huế. Đến với bài kí cũng để hiểu và thêm yêu cái tôi của tác giả.
Anh/ chị có nghĩ như vậy sau khi đọc bài kí ấy?

-------------------------------Hết-----------------------------
 
T

trinhluan

Trường ĐHSP HÀ NỘI
KHỐI CHUYÊN THPT ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN:NGỮ VĂN

Phần I: Bắt buộc với các thí sinh
câu 1: anh chị hãy trình bày ngắn gọn đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến CMT8

Câu 2: Danh dự là viên ngọc vô giá đừng để ai chà đạp lên đó cả dù người đó có là ai dù họ có quyền lực đến mức nào đi chăng nữa"Trích"Nhật Kí Đặng Thuỳ Trâm"

Anh chị hãy viết một bài văn ngắn khoảng 600 tiếng trình bày suy nghĩ của quan niềm trên

Phần II: Thí sinh chọn một trong hai đề

ĐỀ I: Anh chị hãy phân tích tác phẩm Hai Đứa Trẻ của nhà văn Thạch Lam để thấy được vẻ đẹp của những con người nơi phố huyện

ĐỀ II: Cho đoạn thơ sau
:Đường chỉ tay đã đứt
dòng sông rộng vô cùng
LOR CA bơi sang ngang
trên chiếc ghi ta màu bạc

chàng ném lá bùa cô gái DIGAN
Vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình
vào lặng yên bất chợt

"trích Đàn ghi ta của Lor ca", Thanh Thảo

Anh chị cảm nhận được những gì qua những đoạn thơ trên
 
Top Bottom