Hóa 9 Xác định m?

Only Normal

Bá tước Halloween|Cựu TMod Toán
HV CLB Hóa học vui
Thành viên
5 Tháng hai 2020
2,724
4,777
506
Hà Nội
THCS Quang Minh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,05 mol AgNO3 và 0,125 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 9,72 gam kết tủa và dung dịch X chứa 2 muối. Tách lấy kết tủa, thêm tiếp 4,2 gam bột sắt vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,68 gam kết tủa. Giá trị của m là?
Mn làm chi tiết , dễ hiểu giúp em với ạ
 
  • Like
Reactions: The Ris

The Ris

Cựu TMod Hóa
Thành viên
20 Tháng bảy 2020
925
1,304
141
20
Thái Bình
THPT Thái NInh
Dung dịch X chứa 2 muối [imath]\to[/imath] hai muối đó là [imath]Cu(NO_3)_2[/imath] và [imath]Mg(NO_3)_2[/imath]
Khi cho X tác dụng với [imath]Fe[/imath] thì chỉ có [imath]Cu(NO_3)_2[/imath] phản ứng
[imath]\to m_{tăng} = 4,68-4,2= 0,48 = 64.nCu- 56,nFe[/imath]
Mà tỉ lệ pản ứng giữa [imath]Cu(NO_3)_2[/imath] và [imath]Fe[/imath] luôn là [imath]1:1[/imath] nên ta có [imath]nCu= nFe = 0,06[/imath] mol
Vậy [imath]nCu(NO_3)_{phản-ứng} = 0,125-0,06 = 0,065[/imath]
Ta có [imath]9,72 = mCu + mAg + mMg_{dư} \to 9,72 = 5,4+ 4,16 + mMg_{dư} \to mMg_{dư}=0,16[/imath] gam
BTNT([imath]N[/imath]) ta có [imath]nNO_3^- = 2nMg(NO_3)_2 + 2nCu(NO_3)_2 = 0,3\to nMg(NO_3)_2 = 0,12[/imath] mol
[imath]\to m = 0,12.24 + 0,16 = 3,04[/imath] gam
Mình giải khó hiểu chỗ nào thì bạn cứ hỏi lại nha
Tham khảo thêm kiến thức tại đây.
 
  • Love
Reactions: Only Normal

thuyduongne113

Cựu TMod Hóa
Thành viên
26 Tháng tám 2021
1,369
1,660
216
Bình Định
Viện dầu và cây có dầu
Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,05 mol AgNO3 và 0,125 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 9,72 gam kết tủa và dung dịch X chứa 2 muối. Tách lấy kết tủa, thêm tiếp 4,2 gam bột sắt vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,68 gam kết tủa. Giá trị của m là?
Mn làm chi tiết , dễ hiểu giúp em với ạ
Magic BoyTheo thứ tự ưu tiên trong dãy điện hóa thì [imath]AgNO_3[/imath] sẽ phản ứng hết vx Mg sau đó [imath]Cu(NO_3)_2[/imath] sẽ phản ứng với Mg, do đó dung dịch X chứa 2 muối là: [imath]Cu(NO_3)_2[/imath] dư và [imath]Mg(NO_3)_2[/imath].
Khi cho X tác dụng với Fe thì chỉ có [imath]Cu(NO_3)_2[/imath] phản ứng
=> [imath]n_{Cu(NO_3)_2}[/imath] = [imath]\dfrac{4,68-4,2}{64-56}[/imath]=0,06 ( số mol [imath]Cu(NO_3)_2[/imath] dư đã phản ứng với Fe)
=> [imath]n_{Cu(NO_3)_2}[/imath] đã phản ứng với Mg = 0,125 - 0,06=0,065
Từ đây ta có thể viết PT:
1. Mg + 2[imath]AgNO_3[/imath] -> [imath]Mg(NO_3)_2[/imath] + 2Ag
0,025....<-0,05..........................................-> 0,05
2. Mg + [imath]Cu(NO_3)_2[/imath] -> [imath]Mg(NO_3)_2[/imath] + Cu
0,065...<-0,065..............................................->0,065
Khối lượng kết tủa = 0,05.108 + 0,065.64+[imath]m_{Mg}[/imath] dư=9,72
=> [imath]m_{Mg}[/imath] dư= 0,16
=> m=24(0,025 + 0,065)+0,16= 2,32
Bạn còn thắc mắc gì thì ghi bên dưới nhé ^ ^
Bạn có thể tham khảo thêm BT này tại đây: BT
 

Only Normal

Bá tước Halloween|Cựu TMod Toán
HV CLB Hóa học vui
Thành viên
5 Tháng hai 2020
2,724
4,777
506
Hà Nội
THCS Quang Minh
Theo thứ tự ưu tiên trong dãy điện hóa thì [imath]AgNO_3[/imath] sẽ phản ứng hết vx Mg sau đó [imath]Cu(NO_3)_2[/imath] sẽ phản ứng với Mg, do đó dung dịch X chứa 2 muối là: [imath]Cu(NO_3)_2[/imath] dư và [imath]Mg(NO_3)_2[/imath].
Khi cho X tác dụng với Fe thì chỉ có [imath]Cu(NO_3)_2[/imath] phản ứng
=> [imath]n_{Cu(NO_3)_2}[/imath] = [imath]\dfrac{4,68-4,2}{64-56}[/imath]=0,06 ( số mol [imath]Cu(NO_3)_2[/imath] dư đã phản ứng với Fe)
=> [imath]n_{Cu(NO_3)_2}[/imath] đã phản ứng với Mg = 0,125 - 0,06=0,065
Từ đây ta có thể viết PT:
1. Mg + 2[imath]AgNO_3[/imath] -> [imath]Mg(NO_3)_2[/imath] + 2Ag
0,025....<-0,05..........................................-> 0,05
2. Mg + [imath]Cu(NO_3)_2[/imath] -> [imath]Mg(NO_3)_2[/imath] + Cu
0,065...<-0,065..............................................->0,065
Khối lượng kết tủa = 0,05.108 + 0,065.64+[imath]m_{Mg}[/imath] dư=9,72
=> [imath]m_{Mg}[/imath] dư= 0,16
=> m=24(0,025 + 0,065)+0,16= 2,32
Bạn còn thắc mắc gì thì ghi bên dưới nhé ^ ^
Bạn có thể tham khảo thêm BT này tại đây: BT
thuyduongne113Sao chỉ có [imath]Cu(NO3)_2[/imath] phản ứng vậy ạ?
 

Myfriend_FPT

Học sinh chăm học
Thành viên
21 Tháng chín 2020
875
1,482
146
Sao Hỏa
Bến Tre
THCS Nguyễn Văn Bánh
Sao chỉ có [imath]Cu(NO3)_2[/imath] phản ứng vậy ạ?
Only Normalbạn thấy nhé kim loại mạnh hơn đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi muối
Theo dãy điện hóa thì Mg đứng trước Fe nên mạnh hơn Fe không đẩy được Mg, Fe đẩy đc Cu là do Cu nằm sau yếu hơn Fe
Bạn cũng có thể dựa vào dãy hoạt động hh kim loại SGK lớp 9 cũng tương tự kim loại trước mạnh hơn
dãy điện hóa:

1658240303702.png
dãy hđ hh của kl:

1658240492482.png
 

Only Normal

Bá tước Halloween|Cựu TMod Toán
HV CLB Hóa học vui
Thành viên
5 Tháng hai 2020
2,724
4,777
506
Hà Nội
THCS Quang Minh
Theo thứ tự ưu tiên trong dãy điện hóa thì [imath]AgNO_3[/imath] sẽ phản ứng hết vx Mg sau đó [imath]Cu(NO_3)_2[/imath] sẽ phản ứng với Mg, do đó dung dịch X chứa 2 muối là: [imath]Cu(NO_3)_2[/imath] dư và [imath]Mg(NO_3)_2[/imath].
Khi cho X tác dụng với Fe thì chỉ có [imath]Cu(NO_3)_2[/imath] phản ứng
=> [imath]n_{Cu(NO_3)_2}[/imath] = [imath]\dfrac{4,68-4,2}{64-56}[/imath]=0,06 ( số mol [imath]Cu(NO_3)_2[/imath] dư đã phản ứng với Fe)
=> [imath]n_{Cu(NO_3)_2}[/imath] đã phản ứng với Mg = 0,125 - 0,06=0,065
Từ đây ta có thể viết PT:
1. Mg + 2[imath]AgNO_3[/imath] -> [imath]Mg(NO_3)_2[/imath] + 2Ag
0,025....<-0,05..........................................-> 0,05
2. Mg + [imath]Cu(NO_3)_2[/imath] -> [imath]Mg(NO_3)_2[/imath] + Cu
0,065...<-0,065..............................................->0,065
Khối lượng kết tủa = 0,05.108 + 0,065.64+[imath]m_{Mg}[/imath] dư=9,72
=> [imath]m_{Mg}[/imath] dư= 0,16
=> m=24(0,025 + 0,065)+0,16= 2,32
Bạn còn thắc mắc gì thì ghi bên dưới nhé ^ ^
Bạn có thể tham khảo thêm BT này tại đây: BT
thuyduongne113Sao Khối lượng kết tủa = 0,05.108 + 0,065.64+m_{Mg}mMg dư=9,72 vậy ạ?
 
Last edited:
View previous replies…

thuyduongne113

Cựu TMod Hóa
Thành viên
26 Tháng tám 2021
1,369
1,660
216
Bình Định
Viện dầu và cây có dầu
  • Love
Reactions: Only Normal

Only Normal

Bá tước Halloween|Cựu TMod Toán
HV CLB Hóa học vui
Thành viên
5 Tháng hai 2020
2,724
4,777
506
Hà Nội
THCS Quang Minh
  • Like
Reactions: Myfriend_FPT

Myfriend_FPT

Học sinh chăm học
Thành viên
21 Tháng chín 2020
875
1,482
146
Sao Hỏa
Bến Tre
THCS Nguyễn Văn Bánh
Nhưng sao biết có Mg dư mà cộng vào ạ :<
Only NormalBạn thấy nhé có 0,05 mol Ag và 0,065 mol Cu trong kết tủa nếu chỉ có hai chất này thì m kết tủa = 9,56 < 9,72 ( không thõa đề bài) nên phải có Mg dư trong phản ứng (để bảo toàn khối lượng trước và sau phản ứng).
Bạn còn gì thắc mắc thì hỏi nhé !
 

MuHaiW

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng sáu 2022
209
268
51
20
Thái Bình
Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,05 mol AgNO3 và 0,125 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 9,72 gam kết tủa và dung dịch X chứa 2 muối. Tách lấy kết tủa, thêm tiếp 4,2 gam bột sắt vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,68 gam kết tủa. Giá trị của m là?
Mn làm chi tiết , dễ hiểu giúp em với ạ
Only NormalDung dịch X chứa 2 muối là : [imath]Mg(NO_3)_{2} và Cu(NO_3)_{2}[/imath]
n Fe phản ửng = [imath]\dfrac{4,68-4.2}{64-56}[/imath]=0,06< nFe ban đầu = 0,075
[imath]\leftrightarrow[/imath] dung dịch cuối cùng chứa: Fe2+= 0.06
[imath]NO_3^-[/imath]= 0,3
[imath]\rightarrow[/imath] Mg 2+= 0.09 ( BTĐT)
Bảo toàn khối lượng kim loại cả quá trình ta có
m+ 0,05.108+0,125.64+4,2= 9,72+ 4.68+ 0.06.56 + 0.09.24
[imath]\rightarrow[/imath] m= 2,32g
Bạn xem thử cách này nha. Chúc bạn học tốt!
 
Top Bottom