Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
+ Nhân vật trữ tình xưng "tôi"- cái tôi đầy bản lĩnh, cái tôi cá nhân đầy thi sĩ xuất hiện một cách trực tiếp, bộc lộ khát khao mãnh liệt của lòng mình. Cái tôi ấy đi ngược lại với thơ ca trung đại- nơi mà rất ít thi sĩ dám thể hiện cái tôi. Cái tôi muốn đoạt quyền tạo hoá để làm những việc mà chỉ tạo hoá mới làm được "tắt nắng đi", "buộc gió lại".
+ Bốn câu thơ sử dụng nghệ thuật điệp cấu trúc => nhấn mạnh khao khát cháy bỏng của lòng mình: khao khát muốn được lưu giữ khoảnh khắc hiện tại bằng cách chặn đứng bước đi của thời gian.
+ Ước muốn của thi sĩ thật kì lạ- ước muốn đi ngược quy luật tự nhiên, điều ấy không thể nào thực hiện được. Và ham muốn lạ lùng ấy mở ra cho ta thấy một lòng yêu nồng thắm, bồng bột với thế giới muôn màu muôn vẻ này.
+ Mong muốn càng trở nên tha thiết hơn với điệp từ "đừng" vang lên như một lời cầu xin màu đừng nhạt mất, hương đừng bay đi để giữ mãi vẻ tươi thắm của cuộc đời.
[tex]\rightarrow[/tex] Mở đầu bài thơ là một khổ thơ ngũ ngôn thể hiện ước muốn kì lạ của thi sĩ, đó là ước muốn can thiệp vào quy luật tự nhiên. Nhưng cũng chính ước muốn này, người đọc cảm nhận được khát vọng mãnh liệt ở thi sĩ bắt nguồn từ tình yêu cuộc sống. Với sự nhạy cảm của mình, Xuân Diệu đã cảm nhận rất rõ về cõi trần dào dạt nhựa sống nhưng cũng vì thế mà ông lại cảm nhận được sự phai tàn của cái đẹp trước thời gian, lại càng mong muốn níu giữ hương sắc cho cuộc đời
[tex]\Rightarrow[/tex] Chỉ với bốn câu thơ ngắn ngủi, tác giả đã diễn tả khát vọng mãnh liệt lưu giữ vẻ đẹp cuộc sống xung quanh.