Văn 11 Kiến thức trọng tâm các tác phẩm lớp 11.

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các bạn, mình làm topic này để chia sẻ với các bạn một số kiến thức của các tác phẩm văn học trọng tâm lớp 11. Vì bản thân mình đã làm được 1 số file kiến thức sẵn có về học kỳ II nên mình nghĩ sẽ đăng phần kiến thức đó trước. Một số tác phẩm học kỳ I mình cũng đã từng viết (bài, chưa có dàn ý chi tiết) nên có lẽ bản thân mình sẽ dần dần hoàn thiện sau. Cảm ơn các bạn đã đón đọc.
A. Vội vàng- Xuân Diệu
*Tác giả
- Những yếu tố ảnh hưởng đến sáng tác của tác giả:
+ Quê hương: gắn bó nhiều với mảnh đất Quy Nhơn- vùng ven biển đẹp đẽ, phóng khoáng.
+Gia đình: Cha là ông đồ Hà Tĩnh, thừa hưởng đức tính cần cù, kiên nhẫn.
Mẹ là vợ lẽ, bị hắt hủi, thiếu tình thương.
+Thời đại: Văn hoá phương Tây đang xoá tan tành tàn dư của văn hoá phong kiến.
-> Tri thức Tây học
-> Khát khao là đề cao ý thức cá nhân.
- Vị trí: + nhà thơ lớn, nghệ sĩ lớn, văn hoá lớn
+ cây bút có sức sáng tạo mãnh liệt, dồi dào, có đóng góp to lớn trên lĩnh vực của nền văn học Việt Nam hiện đại.
- Phong cách NT:
+ Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới.
• ND: đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, một quan niệm sống mới mẻ.
" Xuân Diệu la một người sinh ra để mà sống" - Thế Lữ
" Một hồn thơ say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết." - Hoài Thanh
• NT: cách tân NT đầy sáng tạo
Nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ:
• Mệnh danh là: "Ông hoàng tình yêu". Thơ ông là một khu vườn tình yêu với đủ mọi hương sắc, mọi cung bậc cảm xúc.
• Nhà thơ có "đôi mắt xanh non biếc rờn".
*Bài thơ
- Rút từ tập " Thơ thơ "- tập thơ đầu tay, tiêu biểu cho sáng tác của Xuân Diệu trước cách mạng tháng 8.
- Nhan đề:
+ Tính từ chỉ trạng thái nhanh hối hả, gấp gáp.
+ Thể hiện quan điểm sống vội vàng.
Phân tích văn bản
I- 4 câu thơ đầu: Khát vọng níu giữ vẻ đẹp của đất trời
- Bài thơ mở đầu bằng những câu thơ ngũ ngôn ngắn gọn, rõ ràng.
-> 4 câu thơ như lời tuyên bố dõng dạc, dứt khoát.
- Điệp từ: " Tôi muốn " kết hợp với điệp cấu trúc ngữ pháp:
+ Nhấn mạnh khát vọng mãnh liệt , táo bạo.
+ Đề cao cái tôi cá nhân, chủ thể "tôi" xuất hiện đường hoàng.
- Niềm khao khát được dãi bày qua các động từ " tắt nắng ", " buộc gió ".
-> Hành động cụ thể tác động tới đối tượng vô hình: là những sự vật, hiện tượng thiên nhiên lớn lao, kì vĩ.
-> Khát vọng táo bạo, ngông cuồng: mốn thay đổi quy luật tự nhiên, đoạt quyền, táo bạo.
-> Hành động muốn níu giữ thời gian, ngưng đọng không gian
- Mục đích: " Cho màu đừng nhạt "
" Cho hương đừng bay "
-> Không muốn hương sắc của cuộc đời tàn phai, mất đi
-> Níu giữ vẻ đẹp của đất trời, muốn đồng hành với những gì đẹp đẽ nhất của thiên nhiên.
=> Hé mở: + Ý thức về cái tôi cá nhân
+ Lòng yêu đời, yêu thiên nhiên thiết tha, say đắm. Đó là cái tôi đối lập với cách sống " khắc kỉ ", thu mình trong XHPK.
II- Khổ 2: Bức tranh mùa xuân tươi đẹp và tâm trạng của thi nhân.
- Bức tranh mùa xuân hiện ra qua những hình ảnh cụ thể:
+ Tuần tháng mật của ong bướm: thời gian mùa xuân hoa nở vớ nhiều ong bướm rộn ràng hút nhuỵ hoa về làm mật.
-> Hình ảnh này còn gợi tới thời gian sau lễ kết hôn của cặp vợ chồng mới cưới: - Tuần trăng mật đầy ngọt ngào, hạnh phúc.
=> Dù hiểu theo nghĩa nào thì đều gợi đến khoảng khắc tràn đầy niềm vui sống mãnh liệt.
=> Câu thơ có cách tân NT táo bạo:
• Câu thơ 8 tiếng - diễn tả dòng cảm xúc tuôn chảy dào dạt.
• Đại từ " này đây ": dùng để chỉ, lặp 5 lần nhấn mạnh sự giàu có, phong phú của thiên nhiên. Tất cả các sự vật của mùa xuân như đang phơi bày, mời gọi.
• NT đảo " của ong bướm ": biểu hiện sự tiếp xúc trực tiếp, vồ vập tới đối tượng thiên nhiên.
+ Hình ảnh " hoa của đồng nội xanh rì "
-> Không gian rộng lớn, phong khoáng bao trùm màu " xanh rì " - sắc xanh đậm, căng tràn sức sống.
-> Nổi bật trên nền cảnh thiên nhiên ấy là những đoá hoa mùa xuân rực rỡ, thơm tho.
+Lá của cành tơ phơ phất:
-> Hình ảnh mang sự non tơ, mơn mởn
-> Từ láy " phơ phất ": trạng thái lay động nhẹ nhàng.
-> Cảnh xuân không chết cứng mà rất đỗi sinh động.
+Khúc tình si của " yến anh ":
-> Chim yến anh: loài chim quấn quýt có đôi có lứa.
-> Tiếng hót như tiếng hát về tình yêu si mê, ngây ngất.
=> Rộn rã, tưng bừng trong một bản nhạc tình yêu.
+ Ánh sáng chớp hàng mi vào buổi sớm:
-> Đây chính là ánh nắng vào lúc sớm mai được cảm nhận như ánh nhìn chớp mắt của "thần Vui".
-> Ánh sáng huyền ảo, thần tiên, toả rạng niềm vui ấm áp
-> Liên hệ: Xuân Diệu đã từng viết: " Rặng mi dài xao động ánh dương vui ".
=> Thi nhân đang ngỡ ngàng, phát hiện ra thiên đường có ở dưới mặt đất
=> Bức tranh mùa xuân đầy ắp sắc màu, hượng vị, âm thanh, ánh sáng, vạn vật đương lúc lên hương, toả sắc, mỗi vẻ đẹp của mùa xuân đều căng tràn nhựa sống. Đó còn là 1 thế giới đầy ắp xuân tình, vạn vật đều có đôi có lứa, đều gợi đến tình yêu, hạnh phúc.
=> Nhân vật trữ tình đang reo vui, ngây ngất, hân hoan ngắm nhìn vẻ đẹp của mùa xuân.
- Tác giả đã cảm nhận bức tranh mùa xuân:
" Tháng giêng ngon như một cặp môi gần"
+ Mùa xuân được thu gọn lại qua từ " tháng giêng "- khái niệm thời gian chứa cả không gian mùa xuân tinh khôi, thanh tân, mới mẻ.
+ " Ngon ": cảm nhận mùa xuân bằng vị giác để thấy trạng thái tươi đẹp ở mức độ cao nhất.
+ Hình ảnh so sánh: " như cặp môi gần "
-> Cảm giác của tình yêu, thấy mùa xuân quyến rũ, gợi cảm, đánh thức nỗi khao khát, rạo rực của con người..
-> Quan điểm thẩm mĩ mới mẻ: lây sver đẹp của con người làm chuẩn mực , thước đo cho vẻ đẹp của mùa xuân
- Dãi bày trực tiếp tâm trạng:
+ "Tôi sung sướng": tâm trạng vui, hạnh phúc, náo nức
-> Tâm trạng vui sướng đột ngột bị chặn lại bởi 2 dấu chấm:
+ Từ " nhưng ": đã nhấn mạnh cảm xúc đối lập với sự sung sướng: " Vội vàng một nửa "
-> Nhân vật trữ tình đang sung sướng trong sự vội vàng.
+ Dấu ":": giải thích cho tâm trạng đó : " Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân "
-> Nhớ xuân, tiếc nuối xuân ngay giữa mùa xuân.
-> Liên hệ:
+ Thế Lữ: " Hoài xuân ":
" Tiếng ve ran trong bóng cây râm mát
Giọng chim quyên ca ánh sáng mặt trời
Gió nồm treo trên hồ sen rào rạt
Mùa xuân còn, hết? Khách đa tình ơi!"
+ Chế Lan Viên:
" Ai đâu trở lại mùa thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng
Với của hoa tươi muôn cánh rã
Về đây, đem chắn nẻo xuân sang."
=> Nhà thơ đã phát hiện ra những vẻ đáng yêu, đáng say đắm của mùa xuân qua những hình ảnh thơ chân thật, tươi ngyên, tràn đầy nhựa sống. Bức tranh mang vẻ đẹp của cuộc đời trần thế bình dị, gần gũi quanh ta, không phải chốn tiên xa vời, hư ảo.
=> Qua bức tranh mùa xuân, thi nhân đã bộc lộ lòng yêu đời, say đắm cảnh trời 1 cách mãnh liệt.
III- Khổ 3: Cảm nhận về thời gian, cuộc đời con người và tuổi trẻ
- Xuân Diệu đã cảm nhận về thời gian qua hình tượng xuân:
" Xuân đương tới - xuân đương qua"
" Xuân còn non - xuân sẽ già "
+ Cặp từ đối lập nhau về nghĩa - gợi trạng thái động: mùa xuân vừa bắt đầu hiện diện đã dần trôi qua trong trạng thái gặp gỡ có mầm li biệt, trong cái trẻ trung tươi non đã có mầm già cỗi, úa tàn.
-> Mùa xuân đang trôi chảy nghiệt ngã.
-> Thời gian như một dòng chảy tuyến tính, mỗi khoảnh khắc qua đi là mất đi vĩnh viễn.
-> Liên hệ Xuân Diệu:
"Cái bay không đợi cái trôi
Từ giây phút ấy sang tôi phút này."
+"Nghĩa là": lặp -> nhấn mạnh sự giải thích, cắt nghĩa, lí giải.
-> Không còn là cảm xúc bồng bột say mê mà là mạch tư duy, nhận thức bằng lí trí.
=> Các nhà thơ thời trung đại yên trí với quan niệm thời gian tuần hoàn, nhưng Xuân Diệu đã nhận thức được quy luật mang tính khách quan, chứa đựng cả những đau đớn chủ quan đến nghẹn ngào thổn thức.
- Cảm nhận về cuộc đời con người:
"Tôi cũng mất"
"Còn trời đất , nhưng chẳng còn tôi mãi."
-> Cuộc đời con người ngắn ngủi hữu hạn, đối lập với sự trường tồn của trời đất.
- Trong cái ngắn ngủi của cuộc dời con người, tuổi trẻ lại càng ngắn ngủi hơn:
"Không cho dài thời trẻ của nhân gian
Tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại."
+Tuổi trẻ: phần ngon nhất của cuộc đời, cái đáng quý nhất của mỗi con người
+ Tuổi trẻ không chỉ ngắn ngủi mà chỉ có 1 lần duy nhất
-> Sử dụng từ phủ định " chẳng ": chứa đựng sự bất lực của thi nhân khi không vượt qua giới hạn của cuộc đời, của tuổi trẻ.
-> Với Xuân Diệu, tuổi trẻ là thức đo mùa xuân. Vì thế, ông phủ định cả quy luật tự nhiên trong sự hờn dỗi " Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn".
- Bộc lộ tâm trạng " Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời"
+ " Bâng khuâng ": trạng thái cảm xúc xao động nhẹ nhàng.
+ " Tiếc cả đất trời ": Tiếc nuối cả bức tranh mùa xuân .
-> Xuân Diệu đã thấm thía hiện thực nghiệt ngã: Thời gian trôi sẽ tàn phá vẻ đẹp của cuộc đời, làm cho vạn vật già nua, héo tàn, cằn cỗi, cuộc đời ngắn ngủi làm con người không kịp ngắm nhìn tận hưởng hết vẻ đẹp của nó.
- Từ tâm trạng đó, Xuân Diệu lại ngắm nghía bức tranh mùa xuân:
+ Thời gian: " Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi ".
-> Tiếp thu lối thơ tượng trưng, Xuân Diệu phát huy cao độ mọi giác quan để cảm nhận thời gian: khứu giác, vị giác, thị giác.
-> Thời gian mang hương, vị " mùi "; hình thể " rớm " của cuộc chia phôi - sắc màu của sự chia lìa, ly biệt.
-> Đặc biệt, từ " rớm " không chỉ cảm nhận thời gian bằng thị giác mà còn bằng cả tâm hồn, chứa đựng nỗi đau như chạm vào da thịt của con người.
-> Mỗi khoảng khắc thời gian đang lìa bỏ hiện tại, là một cuộc chia li: thời gian chia lìa với không gian, con người.
+ Bao quát không gian mùa xuân: " Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt "
-> Không gian ngân nga, vang vọng lời than tiễn biệt, chia li.
-> " Than thầm ": tiếng nói vô ngôn mà tái tê xao xác.
+ Cảnh vật:
-> " Con gió xinh thì thào, hờn vì nỗi phải bay đi"
-> " Chim - bỗng đứt tiếng reo thi" - " đứt ": ngừng lặng đột ngột - sợ hãi tột độ phai tàn.
-> Biện pháp tu từ nhân hoá thổi linh hồn vào sự vật vô tri vô giác để chim, gió mang linh hồn, mang tâm trạng của con người.
=> Mùa xuân hiện ra với dáng vẻ " sắp sửa phai tàn ", u sầu buồn bã. Xuân Diệu cảm nhận được sự li biệt trong " mùi tháng năm ", nghe được "lời tiễn biệt" của sông núi, thấu hiểu những lời "con gió xinh" thì thào trong cảnh chia tay lá biếc, chim đang rạo rực khúc tình si bỗng "dứt tiếng reo thi".
- Đoạn thơ khép lại bằng lời than:
"Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa..."
-> Ý thức được quy luật nghiệ ngã
-> Chứa đựng sự tuyệt vọng, não nề.
IV- Khổ 4: Quan điểm sống tích cực của Xuân Diệu
- Hối thúc, giục giã mọi người sống tích cực, khẩn trương:
" Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm."
+ Cụm từ " Mau đi thôi ": lời giục giã sống vội vàng, sống nhanh chóng gấp gáp hơn.
-> Xuân Diệu từng giục giã: " Mau lên chứ, vội vàng lên mới chứ "
" Em em ơi tình non sắp già rồi
Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi
Mau với chứ, thời gian không đứng đợi."
=> Giục giã )
+ Sống vội vàng để chạy đua với thời gian để mùa xuân "chưa ngả chiều hôm", tàn lụi mà đang ở độ tươi non, căng tràn sức sống nhất.
- Khao khát mãnh liệt được hưởng thụ mọi vẻ đẹp của cuộc đời:
+ " Ta muốn ôm":
-> Câu thơ chỉ có 3 tiếng như một lời tuyên bối dõng dạc, đường hoàng báo hiệu sự chuyển đoạn rất đột ngột, cảm xúc dâng trào mạnh mẽ.
-> Đại từ "tôi" -> "ta": hoà niềm khao khát của cá nhân với tất cả mọi người.
+ Điệp từ "ta muốn": lặp 5 lần.
-> Nhấn mạnh niềm khao khát cháy bỏng, tuôn trào ào ạt như thác lũ.
+ Động từ "ôm", "riết", "say", "thâu", "cắn":
-> "Ôm": hành động dùng 2 tay ôm trọn sự sống tinh khôi vùa mới bắt đầu.
-> "Riết": ghì chặt các sự vật đang ở trạng thái động.
-> "Say": tâm hồn mê say, bay lượn theo cánh bướm, tình yêu.
-> 'Thâu": cái hôn rộng mở, bao trùm, thâu tóm cả non, nước, cây cỏ.
-> "Cắn": hành động dùng răng.
=> Các hành động ngày càng mạnh mẽ hơn, vồ vập chiếm lĩnh mùa xuân một cách tham lam ngấu nghiến. Đó là những hành động khoẻ khắn, tràn trề sinh lực của tuổi trẻ.
=> Gợi sự hưởng thụ của thiên nhiên 1 cách vồ vập, đầy đủ, mãnh liệt. Sự hưởng thụ đó đã được Xuân Diệu từng khẳng định:
"Sống toàn tâm, toàn trí, sống toàn hồn
Sống toàn thân và thức nhọn giác quan"
hoặc:
" Tôi kẻ đưa răng bấu mặt trời
Kẻ uống tình yêu dập cả môi "
+ Niềm khao khát trài dâng tột độ khiến nhà thơ bật lên tiếng kêu:
"... Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi"
-> Hình ảnh "xuân hồng": gợi tới mùa xuân đang ở độ nhan sắc rực rỡ nhất.
Gợi mùa xuân giống như một người tình trẻ trung, mơn mởn khiến tác giả không thể cưỡng lại sức hút quyến rũ, mời mọc.
-> Cảm xúc hạnh phúc, thăng hoa đến tột đỉnh.
- Trạng thái tâm hồn của thi nhân sau khi hưởng thụ cuộc đời "chếnh choáng", "no nê", "đã đầy".
+ Say sưa, ngây ngất
+ Hạnh phúc thoả thuê, viên mãn khi được yêu đời, say đời.
-> Tình yêu với cuộc đời một cách nồng nhiệt, thiết tha, cháy bỏng.
=> Xuân Diệu đã bộc lộ quan điểm sống tích cực, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
V- Đặc sắc NT
- Thể thơ: tự do -> linh hoạt trong giọng điệu.
- Hình ảnh thơ: độc đáo, sáng tạo. Hình ảnh quen thuộc, tươi nguyên của cuộc sống trần thế nhưng mới mẻ, tươi nguyên trong cảm nhận của Xuân Diệu:
"Tháng giêng ngon như một cặp môi gần"
"Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi"
"Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi"
-> Đều liên tưởng tới vẻ đẹp của con người.
-> Dùng cảm giác của tình yêu để cảm nhận đối tượng mùa xuân.
-> Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác rất tinh tế.
- Ngôn từ: Bài thơ sử dụng những làn sóng ngôn từ đan xen cộng hưởng nhau theo chiều tăng tiến mỗi lúc càng dâng lên cao trào hơn:
+ Điệp từ: "tôi muốn" - "ta muốn"
+ Điệp cấu trúc ngữ pháp: khổ 1, khổ 2, khổ 3.
+ Hệ thống động từ, tính từ càng ngày càng phong phú, giàu có hơn.
Tài sử dụng ngôn ngữ rất điêu luyện, nhuần nhuyễn của nhà thơ Xuân Diệu.
- Mạch cảm xúc kết hợp với mạch luận lí 1 cách hài hoà.
+ Mạch cảm xúc: ào ạt, tuôn chảy, mang cái rạo rực,sôi nổi của 1 người trẻ tuổi, trẻ lòng.
+ Mạch luân lí: đoạn thơ lắng lại suy tư, giọng điệu triết lí khi giải thích những điều mang tính quy luật tất yếu.
+ Mạch luân lí chấm dứt, người đọc lại bị cuốn hút vào mạch cảm xúc "ta muốn"
Lưu ý: Topic này mình chỉ dành để đăng kiến thức về các tác phẩm, mình không viết phần luyện tập là vì đã có những chủ đề để các bạn trao đổi tại đó.
 

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
B. Tràng Giang - Huy Cận
I- Tác giả
- Là gương mặt tiêu biểu của thơ ca Việt Nam hiện đại:
+ Trước cách mạng tháng 8: Huy Cận là tác giả xuất sắc của phong trào thơ mới.
+ Sau cách mạng tháng 8: nhà thơ có sáng tác dồi dào.
- Phong cách nghệ thuật:
+ Trước cách mạng tháng 8: hồn thơ ảo não nhất trong dàn đồng ca đa sầu đa cảm thơ mới.
+ Sau cách mạng tháng 8: tâm hồn thơ đã tìm thấy sự hòa điệu với con người và xã hội mới.
-> Đi từ thung lũng đau thương tới cánh đồng vui.
II- Bài thơ:
1.Hoàn cảnh sáng tác:
- Mùa thu năm 1939.
- Tác phẩm gợi cảm xúc từ cảnh sông Hồng mênh mông sóng nước.
- Bài thơ hay nhất tiêu biểu nhất trong tập thơ đầu tay "Lửa Thiêng".
2.Nhan đề và lời đề từ:
- Nhan đề " Tràng Giang":
+ Từ Hán Việt: âm hưởng cổ kính trang trọng.
+ Điệp vần "ang": âm mở ngân nga vang vọng gợi một dòng sông vừa rộng vừa dài chảy từ cõi vĩnh hằng xa xưa chảy về (lớn lao trường cửu).
- Lời đề từ: " Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài"
+ Tình: bâng khuâng, nhớ nhung.
+ Cảnh: không gian vũ trụ bao la " trời rộng sông dài"
Phân tích văn bản.
I. Khổ 1: Hình ảnh dòng Tràng Giang rộng lớn mênh mông.

- Hình ảnh dòng Tràng Giang được gợi bằng những nét vẽ quen thuộc.
+ "Sóng gợn": sóng nhẹ khẽ dao động trên mặt nước.
-> Động từ "gợn" kết hợp với từ láy " Tràng Giang" gợi tới hàng ngàn con sóng nối tiếp loang xa vô tận.
-> "Buồn điệp điệp": nỗi buồn từ lòng người bao trùm thấm thía theo từng lớp sóng trên dòng Tràng Giang.
+ "Con thuyền xuôi mái": con thuyền có hai mái chèo buông xuôi, phó mặc cho dòng nước đưa đẩy.
-> Mái Chèo đã vẽ lên mặt nước luồng nước song song.
-> Câu 1 mở không gian về chiều rộng thì câu hai không gian lại vươn về chiều dài.
=> Hình ảnh con thuyền mang dấu vết của cuộc sống con người nhưng thiếu bóng dáng con người, không có sự chèo lái khỏe khoắn. Sự lẻ loi của con thuyền càng nổi bật giữa sự mênh mông dài rộng của sóng nước.
=> Hai câu thơ sử dụng nghệ thuật đối uyển chuyển linh hoạt. Hai từ láy nguyên "điệp điệp, song song" đặt cuối câu tạo áo dư ba. Lời thơ đã ngừng mà âm hưởng còn vang vọng mãi gợi sự trôi chảy triền miên và nỗi buồn vô tận trong lòng người.
- Hình ảnh gợi buồn " thuyền về nước lại":
+ Hai động từ ngược hướng "về", "lại" gợi hình ảnh thuyền nước xa cách hững hờ trái với quy luật tự nhiên.
- Dấu vết cuộc sống con người dần mất hút trên dòng Tràng Giang.
+ Nỗi buồn chia ly của thuyền và nước dàn trải lan tỏa theo cả trăm ngả nước.
-> Dòng sông lớn nhưng chất chứa nỗi buồn lớn "sâu trăm ngả."
- Hình ảnh có sức ám ảnh nổi bật trên dòng Tràng Giang:
"Củi một cành khô lạc mấy dòng"
+ Hình ảnh mới mẻ độc đáo: sử dụng chất liệu hiện thực, nôm na, đời thường tới mức "sống xít" ( Hoài Thanh). Huy Cận từng bày tỏ: "Tôi chọn lọc nhiều khả năng biểu hiện trong hình ảnh 'cành củi khô', không phải một thân gỗ xuôi dòng, một đám bèo xanh trôi nổi mà là một cành củi bập bềnh trôi dạt trên sóng nước".
+ Từ ngữ triệt để nhấn mạnh sự nhỏ bé, trôi dạt của cành củi.
· "Một": đơn độc lẻ loi.
· "Củi"," khô": cằn cỗi.
· "Cành": nhỏ nhoi.
· "Lạc": lạc lõng, trôi dạt.
+ Hình ảnh gợi liên tưởng đến kiếp người nhỏ bé, cô đơn, lạc lõng, bơ vơ giữa dòng đời. Hoài Thanh từng cảm nhận: "Cái tôi cô đơn tội nghiệp của nhà thơ mới đã tìm thấy sự tương hợp tuyệt diệu trong cành củi khô lạc loài".
v Khổ 1 đã khắc họa hình tượng trung tâm - dòng Tràng Giang trường cửu vô biên rợn ngợp nỗi buồn mênh mông bất tận, dòng sông ngoại cảnh cũng là dòng sông tâm hồn.
II- Khổ 2: tiếp tục mở rộng không gian dòng trường giang:
- Miêu tả sự nhỏ bé hữu hạn để tô đậm cái rộng lớn, mênh mông:
+ " Cồn" : những đám đất, đám cát nổi lên ở giữa sông.
-> Tính từ "lơ thơ", "nhỏ " gợi sự thưa thớt, nhỏ bé.
-> Nghệ thuật đảo ngữ "lơ thơ cồn nhỏ": nhấn mạnh trạng thái thưa vắng, tăng tính tạo hình.
+ "Gió đìu hiu" : gợi nhẹ nhưng thấm 1 màu sắc buồn.
- Hình ảnh được kế thừa trong câu thơ "Chinh phụ ngâm":
" Bến phì gió thổi đìu hiu mấy gò"
=> Câu thơ sự dụng 2 từ lấy kết hợp giới thanh bằng liên tiếp tạo âm điệu trầm buồn, góp phần miêu tả cảnh vật thêm quặn quẽ vắng vẻ.
=> Giữa cảnh sông nước mênh mông, mỗi sự vật đều trở lên nhỏ bé.
- Lắng nghe âm thanh của cuộc sống: "tiếng làng xa vãn chợ chiều".
+ Âm thanh của buổi chợ chiều đã vắng người, từ một làng xa vẳng lại.
-> Đó là âm thanh của sự sống tàn lụi xa xôi buồn bã.
-Âm thanh được đặt sau từ "đâu" với nhiều cách hiểu khác nhau:
● Đâu đó có tiếng chợ chiều vọng lại âm thanh mơ hồ như có như không.
● Đâu có tiếng làng xa vãn chợ chiều: phủ định không có là âm thanh vọng lên từ tâm tưởng.
-> Câu thơ nói lên âm thanh mà làm nổi bật sự rộng lớn tĩnh lặng của không gian cảnh vật thêm hoang vắng và xa lạ.
-> Dấu hiệu cuộc sống con người càng mờ nhạt xa xăm.
- Mở rộng không gian nhiều chiều kích:
+ Mở ra về chiều cao: "nắng xuống trời lên sâu chót vót"
· Hai hình ảnh chuyển động trái ngược nhau về hướng.
-> Động từ "xuống"," lên" tạo cảm giác chuyển động rõ rệt: nắng xuống đến đâu, trời lên cao đến đó. Không gian đang giãn nở.
● Chiều cao được đẩy lên đến tận cùng qua từ "sâu chót vót". Từ láy độc quyền diễn tả chiều cao được kết hợp với từ "sâu" tạo nhiều cách hiểu khác nhau:
-> Đây là chiều của cái nhìn nước lên, không dừng lại ở giới hạn bầu trời mà xuyên suốt cả sự thăm thẳm không cùng của vũ trụ.
-> Đây có thể là chiều cao của bầu trời dưới dòng Tràng Giang và bầu trời thực càng cao bầu trời in dưới dòng sông càng sâu thăm thẳm.
-> Cũng có ý kiến cho rằng "Huy Cận thấy cái xa thẳm của không gian của cõi vô cùng mà xáo trộn cả cảm giác trên dưới."
+ Mở ra chiều rộng chiều dài: "sông dài trời rộng bến cô liêu" :
-> Lời đề từ được nhắc lại tô đậm nỗi cô liêu.
-> Câu thơ ngắt nhịp ngắn nhấn mạnh vào các tính từ làm cho trạng thái tĩnh của các tính từ dường như đang quậy để tăng chiều kích của không gian, sông dài ra trời rộng thêm bến cô liêu đi.
-> Giữa cái dài rộng của đất trời chiếc bến càng trở nên nhỏ bé và cô liêu.
=> Huy Cận sử dụng cấu trúc đẳng đối "nắng xuống trời lên - sông dài trời rộng" tạo âm điệu nhịp nhàng uyển chuyển nhấn mạnh ấn tượng về không gian ba chiều.
v Khổ 2, không gian dòng Tràng Giang được mở ra với tất cả các chiều hướng bao, la bát ngát.
III- Khổ 3: Dòng Tràng Giang chảy trôi vô định:
- Miêu tả qua những sự vật gần gũi, quen thuộc, hiện diện trên dòng Tràng Giang.
+ Bèo: " dạt về đâu hàng nói hàng"
-> Những cánh bèo nổi trôi vô định về đâu.
-> Những cánh bèo nối tiếp phiêu bạt trên dòng Tràng Giang.
+ Bờ xanh bãi vàng:
-> Cảnh thơ mộng trữ tình nhưng xa vắng hoang vu, trải dài vô tận, chỉ có thiên nhiên nối tiếp thiên nhiên
-> Cảnh vật được miêu tả trong sự trôi xuôi lặng lẽ của dòng Tràng Giang.
=> Phụ âm " b" được lặp đi lặp lại "bèo"," bờ", "bãi" kết hợp nhiều thanh bằng gợi âm hưởng trôi chảy triền miên.
=> Bức tranh thuần túy là cảnh thiên nhiên. Nhân vật trữ tình như một người lữ khách đơn độc, khao khát được gặp gỡ, được giao lưu với con người.
- Giữa không gian mênh mông rộng lớn, thi nhân kiếm tìm dấu vết cuộc sống con người:
+ Không một chuyến đò ngang
+ Không cầu
-> Hai từ "Không" phủ định tuyệt đối.
-> "Đò ngang, cầu":những phương tiện nối liền hai bờ sông, thể hiện mối giao lưu gần gũi thân tình giữa con người với con người.
=> Không gian trường cửu lớn lao không một chút niềm thân mật làm con người cảm thấy bơ vơ cô độc trống vắng lẻ loi.
Khổ thơ đã chất chứa nỗi buồn vũ trụ của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn.
IV- Khổ 4: Cảnh hoàng hôn trên dòng Tràng Giang
-Hình ảnh bầu trời kỳ vĩ tráng lệ:
+ Mây: "lớp lớp mây cao đùn núi bạc"
-> Mây chồng xếp lên nhau thành những dãy núi.
-> Từ láy "lớp lớp" gợi tầng tầng lớp lớp mây hết lớp này đến lớp khác.
-> Động từ "đùn" là nét vẽ động diễn tả sự tuôn trào không ngừng nghỉ của mây trời. Câu thơ kế thừa từ thơ của Đỗ Phủ: "Mặt đất mây đùn cửa ải xa".
=> Cảnh hùng vĩ mà rất đỗi thơ mộng. Không gian bầu trời rộng lớn. Điển hình như cao hơn xa hơn.
+ Nét vẽ đối lập "chim nghiêng cánh nhỏ" tô đậm cái rộng lớn của bầu trời.
-> Hình ảnh ước lệ quen thuộc trong thơ ca truyền thống đã được cụ thể bằng tính từ "nghiêng, nhỏ"gợi sự nhỏ nhoi đơn lẻ mong manh chới với như một chấm buồn giữa trời cao.
-> Dấu ":" nhấn mạnh sự giải thích bóng chiều sa xuống làm chim nghiêng cánh.
-> Qua cái hữu hình của cánh chim hiện lên cái vô hình mà trĩu nặng của bóng chiều. Hình ảnh càng trở nên mong manh và yếu đuối.
=> Nỗi buồn của nhân vật trữ tình càng thấm thía trước cảnh hoàng hôn.
- Huy Cận bộc lộ trực tiếp tâm trạng của mình:
+ "Lòng quê": tấm lòng với quê hương đất nước.
-> Huy Cận: "tâm trạng không chỉ đóng khung trong cảnh sông nước ở trước mặt mà mở ra đến những chân trời của mọi miền quê xa".
+ "dợn dợn": diễn tả từng lớp sóng tình cảm lan chảy trong lòng, trào dâng theo con nước.
+ "nhớ nhà": nhớ quê nhà, nhớ mái nhà.
-> Huy Cận mượn ý thơ của Thôi Hiệu: "trên xông khói sóng cho buồn lòng ai". Những nỗi nhớ của Huy Cận là nỗi nhớ thường trực, có sẵn trong lòng, không cần nguyên cớ để tạo buồn.
-> Nỗi nhớ của con người trong hoàn cảnh đất nước mất chủ quyền, đứng trên quê hương mình mà vẫn thấy thiếu quê hương.
=> Nỗi nhớ là biểu hiện của tình yêu quê hương đất nước kín đáo mà thiết tha.
* Bài thơ đã khắc họa hình tượng dòng Tràng Giang trường Cửu vô biên gặp nỗi buồn mênh mang bất tận qua đó bộc lộ nỗi sầu vũ trụ nỗi sầu nhân thế của một hồn thơ ảo não.
V, Nghệ thuật.
(Đang cập nhật.....)
 
Last edited:

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
C. Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử
I. Tác giả
- Là hiện tượng lớn và lạ của phong trào thơ mới, là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất, đóng góp 1 lượng lớn tác phẩm cho thơ ca VN đầu thế kỉ XX.
- Phong cách NT:
+ Thơ Hàn Mạc Tử mang một diện mạo phức tạp và đầy bí ẩn, chứa đựng một tình yêu đau đớn hướng về cuộc đời trần thế.
· Hồn thơ quằn quại, đau đớn.
-) Nhan đề: "Rướm máu", "Hồn lìa khỏi xác", "Trút linh hồn", "Siêu thoát"...
-) Tuyên ngôn NT:
"Ta muốn hồn trào ra đầu ngọn bút
Mỗi lười thơ đều dính não cân ta
Bao nét chữ quay cuồng như máu vọt
Như mê man chết điếng cả làn da."
· Thế giới NT điên loạn ma quái, xa lạ với đời thực.
-) Hình tượng trăng sống động:
+ " Mới lớn trên trăng đã thẹn thò
Thơm như tình ái của ni cô."
+ " Trăng nằm sóng xoãi trên cành liễu
Đợi gió đông về để lả lơi."
-) Tạo nên 1 thế giới cuồng loạn: VD: "Anh điên", "Em điên".
+ Nhưng bên cạnh những vần thơ điên loạn , Hàn Mặc Tử vẫn sáng tạo nên những bài thơ trong trẻo, hồn nhiên đến lạ thường như: "Mùa xuân chín"; "Đà Lạt trăng mờ"; "Đây thôn Vĩ Dạ"...
II. Bài thơ
1- Hoàn cảnh sáng tác:
- 1938, khi tác giả đang ở trong trại phong Quy Nhơn.
- Bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình với một cô gái thôn Vĩ Dạ.
- Bài thơ được in trong tập "Thơ điên" - sau đổi thành "Đau thương"
2- Chủ đề của bài thơ
- Viết về bức tranh Vĩ Dạ. Qua đó bộc lộ tình quê, tình đời, tình yêu lứa đôi thầm kín xa xăm.
Phân tích văn bản
- Bài thơ có 3 khổ mang âm hưởng của 3 câu hỏi lớn buông ra mà không có lời đáp. Càng về sau càng khắc khoải u hoài.
I- Khổ 1: cảnh vườn thôn Vĩ thanh tân, trù phú:
- Bài thơ mở đầu bằng câu hỏi: "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?"
+Lời hỏi của người con gái thôn Vĩ do tác giả tưởng tượng ra.
+ Câu hỏi của chính tác giả - lời tự vấn.
+ Chứa đựng những sắc thái tình cảm:
§ Lời mời mọc ân cần mà tha thiết.
§ Lời trách móc nhẹ nhàng: đã lâu rồi anh không về thôn Vĩ
§ Lời nhắc nhở anh về thôn Vĩ.
=> Câu hỏi vút lên từ lòng thương nhớ Vĩ Dạ sâu sắc, khao khát muốn trở lại thăm cảnh cũ người xưa.
- 3 câu thơ sau: Mở ra cảnh vườn đẹp đẽ, thơ mộng:
+ Hình ảnh "nắng":
-) Lặp 2 lần: ấn tượng sâu đạm nhất với Hàn Mặc Tử về nắng Vĩ Dạ.
-) "Nắng hàng cau": nắng mới chỉ dừng lại trên hàng cau - loại cây cao nhất trong vườn, đón được những ánh nắng đầu tiên.
"Nắng mới lên": Ánh ban mai, tinh khôi, thanh tân, mới mẻ.
=> Câu thơ đã chớp được vẻ đẹp trong trẻo mát lành của 1 khoảng khắc sớm mai đặc biệt.
+ Bao quát cả khu vườn: "Vườn ai mướt quá xanh như ngọc"
· "Vườn ai": Không gian trong hoài niệm vừa thân thiết vừa xa vời, vừa quen vừa lạ, mơ hồ bâng khuâng.
· "Mướt quá": Nhấn mạnh sự xanh non, mỡ màng.
-) Khu vườn tươi tốt, trù phú.
-) "Quá": Mang âm hưởng của lời trầm trồ, khen ngợi.
· "Xanh như ngọc": Miêu tả sắc màu của khu vườn bằng hình ảnh so sánh.
-) Gợi sắc xanh sang trọng, quý phái.
-) Khu vườn mang màu xanh mướt, bên ngoài láng 1 lần ướt vì sương đêm, được ánh nắng soi chiếu giống như 1 viên ngọc khổng lồ vừa có màu vừa có ánh.
+ Cảnh vườn càng quyến rũ khi có sự xuất hiện của con người:
· "Lá trúc che ngang": Thiên nhiên với đường nét duyên dáng, thanh nhã.
-) Lá trúc dài mảnh mai, hài hoà, tinh tế khi kết hợp với vẻ đẹp của con người.
· Con người xuất hiện thấp thoáng sau thiên nhiên "mặt chữ điền":
-) Khuôn mặt vuông vức, mang ý nghĩa tượng trưng: chỉ con người hiền lành phúc hậu, dịu dàng e ấp. Con người là 1 nét vẽ trữ tình để cảnh vườn thêm gợi cảm.
=> Cảnh người hoà hợp làm nên một bức tranh bình dị mà trang nhã, thơ mộng mà quý phái cao sang.
=> Cảnh mang những nét đặc trưng của xứ Huế - mảnh đất đế đô cổ kính, nhưng cũng rất diễm lệ.
- Cảnh vườn thôn Vĩ được đặt sau từ "nhìn":
-) Nhấn mạnh ý hỏi: Cảnh vườn thôn Vĩ đẹp thế sao anh không về chơi.
- Nhân vật trữ tình hiện lên trong dòng hoài niệm về cảnh cũ người xưa: Người dành trọn tình yêu cho thôn Vĩ, gắn bó với 1 vùng quê mà Hàn Mặc Tử đã từng thân thuộc.
II- Khổ 2: Cảnh sông nước Vĩ Dạ êm đềm mà xao động, thơ mộng mà u buồn
- Cảnh vật mang tâm trạng của con người:
+ Gió, mây: Chia lìa, hờ hững
· Dấu phẩy: nhấn mạnh nhịp ngắt 4/3, chia câu thơ thành 2 vế, mỗi vế chưa 1 hình ảnh.
· Gió, mấy lặp lại 2 lầ nhưng không quấn quýt theo quy luật của tự nhiên mà theo quy luật của lòng người.
-) Cảnh ngộ của Hàn Mặc Tử: đang xa cách với cuộc đời nên nhìn đâu cũng thấy chia li.
+ Dòng nước buồn thiu
· Biện pháp nhân hoá đã thổi linh hồn vào tạo vật vô tri vô giác
-) Gợi dòng sông Hương ững lờ, ngưng đọng, trĩu nặng 1 nỗi buồn.
-) Hàn Mặc Tử đã thâu tóm nét đặc trưng của sông Hương. Nhà thơ Thu Bồn đã từng viết:
"Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng, nên Huế rất sâu."
· Từ "buồn thiu": vùa quen thuộc vừa mới mẻ.
-) Từ thể hiện trạng thái nội tâm của con người lại biểu đạt đặc điểm của dòng nước sông Hương.
+ Như hoà điệu với dòng nước, "Hoa bắp lay":
-) Động từ "lay" đã miêu tả trạng thái vận động khẽ khàng, lay lắt, vật vờ.
-) Hoa bắp thấm 1 nỗi buồn hiu hắt.
=> Nhịp điệu 4/3 được nhấn mạnh hơn bởi dấu phẩy tạo âm điệu khoan thai, nhịp nhàng, phù hợp với tâm trạng của con người, phù hợp với cảnh sắc xứ Huế.
- Cảnh sông hương trong một đêm trăng:
+ Không gian tràn ngập, bát ngát ánh trăng: Bến trăng, sông trăng, thuyền chở trăng.
-) Hình ảnh tài hoa trong trẻ đến lạ thường
-) Trăng đã trở thành đối tượng hữu hình có trọng lượng, có hình dáng.
-) Tâm hồn Hàn Mặc Tử có sự gặp gỡ, đồng điệu với nhà thơ Nguyễn Trãi:
" Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc
Thuyền chở yên hà nặng vạy then."
+ Câu hỏi: " Có chở trăng về kịp tối nay ?"
-) Chứa đựng tâm trạng: khắc khoải chờ mong con thuyền chở trăng về với mình. Nhân vật trữ tình đang ở 1 nơi thiếu ánh sáng, đang mong mỏi được gặp gỡ, được đón nhận ánh sáng ngoài kia. Hàn Mặc Tử từng đau đáu:
" Ngoài kia xuân đã tới hay chưa
Trời ở trong đây chẳng có mùa
Chẳng có niềm trăng và ý nhạt
Có nàng cung nữ nhớ thương vua."
-) Câu thơ phảng phất sự thảng thốt lo âu vì sợ thời gian ngắn ngủi gấp gáp: "kịp tối nay".
=> Nhân vật trữ tình dù đang xa cách với cuộc đời, trĩu nặng nỗi buồn chia li nhưng vẫn luôn khát hướng vọng về phía cuộc đời.
III- Hình ảnh con người thôn Vĩ (khổ 3)
- Hình ảnh hiện lên trong sự mơ tưởng của nhân vật trữ tình: "Mơ".
-) Thể hiện sự nhớ mong tha thiết, khắc khoải.
-) Hình bóng người thôn Vĩ luôn in đạm trong tâm hồn của nhân vật trữ tình.
- Hình ảnh xa xôi, có sự cách trở về địa lí: " Khách đường xa, khách đường xa".
-) Nhấn mạnh khoảng cách của người thôn Vĩ và nhân vật trữ tình.
-) Gợi hình anh người thôn Vĩ chỉ như người khách ghé thăm cuộc đời Hàn Mặc Tử, dừng chân trong khoảnh khắc ngắn ngủi rồi lại tiếp tục cuộc hành trình.
- Hình ảnh mơ hồ, hư ảo
+ "Áo em trắng quá ": màu trắng hơn mức bình thường, muốn nhìn mà lại không thể.
-) Hình ảnh tượng trưng cho 1 vẻ đẹp trong sáng, thánh thiện, ngoài tầm tay, muốn níu giữ mà không thể.
+ "Sương khói mờ nhân ảnh":
-) Sương khói mờ ảo: -> Hình ảnh người thôn Vĩ chỉ còn là 1 hình bóng mờ nhạt.
+ Đại từ để chỉ người thôn Vĩ: Khách - em - ai: phiếm chỉ, chung chung.
-) Không xác định được cụ thể người thôn Vĩ là ai.
- Câu thơ kết - câu hỏi: "Ai biết tình ai có đậm đà ?"
+ Đại từ "ai" được sử dụng biến hoá linh hoạt, kín đáo nói đến anh, em.
+ Câu thơ hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau:
"Ai biết tình ai có đậm đà ?"
-) Anh biết " làm sao biết được tình em có đậm đà hay không "
Câu hỏi chứa đựng sự hoài nghi day dứt, băn khoăn muốn tỏ nỗi lòng của người thông Vĩ.
-) "Em có biết là tình anh rất đậm đà?"- Hỏi nhưng để khẳng định tình anh rất đậm đà.
=> Nhân vật trữ tình vừa bộc lộ tình cảm tha thiết với người thông Vĩ, vừa hoài nghi vô vọng. Câu thơ ẩn chứa một tình yêu đơn phương kín dáo mà da diết.
* "Đây thôn Vĩ Dạ" là bức tranh đẹp đẽ về 1 miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu thiên nhiên, yêu cuộc đời và yêu con người.
IV, Nghệ thuật.
(Đang cập nhật.....)


 

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
D. Từ ấy - Tố Hữu
I- Tác giả
-Là nhà thơ lớn , là lá cờ đầu của nền văn học cách mạng đầu thế kỉ thứ XX
-Sự nghiệp thi ca của Tố Hữu gắn liền với sự nghiệp cách mạng, phản ánh chân thực những chặng đường cách mạng gian khổ nhưng rất đỗi hào hung.
-Phong cách thơ :
+Mang tính trữ tình chính trị
+Đậm đà màu sắc dân tộc
II- Bài thơ
1.Hoàn cảnh sáng tác :
-Sáng tác năm 1938
-Sự kiện gợi cảm hứng khi Tố Hữu được kết nạp vào Đảng đó là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời nhà thơ
-In trong tập thơ : Từ ấy
2. Chủ đề:
-Tác phẩm là tiếng hát của thanh niên yêu nước khi giác ngộ lý tưởng của Đảng
-Khi các nhà thơ mới còn băn khoăn , đắm chìm trong buồn đau thì Tỗ Hữu đã cất lên tiếng ngợi ca lí tưởng của Đảng và sự đúng đắn con đường mình đã chọn.
3. Bố cục: 3 khổ
-Khổ 1 mang nội dung quan trọng, là nền tảng tư tưởng của cả bài thơ Là gốc rễ
-Khổ 2 và 3: lá , cành, ngọn, nói về sự vận động tất yếu của thanh niên yêu nước.
PHÂN TÍCH BÀI THƠ
I. Khổ 1: Tâm trạng của nhà thơ khi đón nhận lý tưởng Đảng

-Câu mở đầu đã kể lại kỉ niệm đặc biệt trong cuộc đời nhân vật trữ tình: "Từ ấy":
+ Nhấn mạnh mẽ mốc thời gian quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc trong cuộc đời tác giả.
-) Đó là giây phút nhà thơ giác ngộ lí tưởng của Đảng là khoảng khắc thiêng liêng trang trọng đại nhớ nhất của người thanh niên yêu nước
+ Đó cũng chính là giây phút đánh dấu hai chặng đường đời của Tố Hữu. Trước "Từ ấy" là hành trình băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời , sau "Từ ấy" là một chân trời rộng mở.
-Sự thay đổi kì diệu bên trong con người nhà Tố Hữu "trong tôi bừng nắng hạ"
+bừng: bừng thức của trí tuệ tư tưởng nhận thức.
+bừng sác của tâm hồn tình cảm
-) Câu Tố thơ tràn ngập niềm hân hoan, náo nức của một con người đang quẩn quanh, bế tắc trong đêm đen, bắt gặp ánh sáng "Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng"
- Với sự thay đổi ấy, nhân vật trữ tình đã cảm nhận lý tưởng của Đảng bằng hình ảnh đẹp đẽ, tươi sáng " nắng hạ". "mặt trời:
+"nắng hạ", "mặt trời":
-) Hình ảnh ẩn dụ lấy nguồn sáng rực rỡ, chói chang để diễn tả lí tưởng của Đảng.
-) Đó không phải là ánh sáng dịu mát của mùa xuân , ánh sáng thơ mộng của buổi chiều thu mà là ánh nắng của mùa hè nóng bỏng, là mặt trời huy hoàng rực rỡ.
"Nắng xuân tưới trên thân dừa xanh dịu"
(Xuân Lòng)
"Chiều nay gió lộng . Nắng hanh
Mây bông trắng nõn, trời xanh Bác về"
+ Đặc biệt, hình ảnh " mặt trời chân lí" gợi liên tưởng đẹp đẽ: đó là nguốn sáng kì diệu tỏa ra những tư tưởng đứng đắn, hợp lẽ phải, mang lại những điều tốt lành cho cuộc đời.
-) Câu thơ có sự kết hợp sáng tạo giữa biện pháp tu từ ẩn dụ với một khái niệm trừu tượng.
+ 2 hình ảnh kết hợp với động từ "bừng","chói" diễn tả sự tác động mạnh mẽ của nguồn sáng đối với nhân vật trữ tình.
· "bừng": luồng ánh sáng rực rỡ, tỏa rộng soi chiếu một cách đột ngột.
· "chói" là ánh sáng chiếu xuyên thấu mạnh mẽ qua tim-nơi chứa đựng tình cảm con người
-) Câu thơ đã cho thấy Đảng mang sức mạnh to lớn lôi cuốn mạnh mẽ người thanh niên yêu nước đã đón nhận lý tưởng của Đảng bằng cả con tim, khối óc sôi sục, nồng cháy của mình.
-) Câu thơ đã kín đáo bộc lộ tình cảm thành kính , ngưỡng vọng với ánh sánh của Đảng .
- Cảm nhận thế giới tâm hồn:
"Hồn tôi là một vườn hoa lá"
+ Hình ảnh so sánh: cụ thể hóa khái niệm trìu tượng vô hình:"hồn tôi " với thế giới đẹp đẽ tràn ngập hương sắc, rộn rã âm thanh.
+ Gợi liên tưởng tới tâm hồn tôi ầy ắp sức sống , rạo rực niềm yêu đời.
-) Nhân vật trữ tình hân hoan đón nhận ánh sáng Đảng như cỏ cây đón ánh sáng mặt trời
-) Tố Hữu còn là một nhà thơ, vì vậy Đảng còn là khơi nguồn cảm hứng sáng tạo của thi sĩ.
v Bằng giọng điệu ngọt ngào, bút pháp trữ tình, hệ thống hình ảnh thơ ẩn dụ , so sánh và động từ , tính từ có cường độ mạnh ,khổ một đã diễn tả sinh động tâm trạng Tố Hữu khi đón nhận ánh sáng của Đảng.
II. Khổ 2 : Nhận thức mới về lẽ sống
-Lẽ sống: ràng buộc gắn bó cái tôi cá nhân vói cái ta chung của moi người :
"Tôi buộc lòng tôi với mọi người"
+ Chủ thể "tôi" tạo ra ấn tượng mạnh mẽ về sự chủ động, tự nguyện.
-) Lẽ sống là tâm nguyện của người thanh niên yêu nước đã thấm nhuần tư tưởng của Đảng.
+ Động từ mạnh "buộc" diễn tả hành động cụ thể, hướng tới đối tượng vô hình trìu tượng
-) Nhấn mạnh sự hoà nhập, sự kết nối trái tim.
-) Tố Hữu đã từ bỏ cái tôi cá nhân tiểu tư sản.
-) Lẽ sống cao quý vượt qua giới hạn nhỏ bé của cái tôi cá nhân để hướng cái ta lớn lao rộng mở.
- Nhấn mạnh mục đích, ý nghĩa của lẽ sống cao quý
+Để tình cảm trải rộng khắp "trăm nơi"
-) Trăm nơi từ phiếm chỉ gợi cuộc đời rộng lớn mênh mông.
-) Lẽ sống mới đã mang lại cho nhà Tố Hữu tình cảm chan hòa, nồng thắm với tất cả mọi người , đồng cảm sâu xa với từng mảnh đời cụ thể.
+Mang lại sức mạnh đoàn kết để " mạnh khối đời"
-) Sức mạnh đoàn kết : hồn tôi – với bao hồn khổ :sự kết nôi từ tâm hồn sau xa bền vững thiêng liêng.
-) "Khối đời: hình ảnh ẩn dụ chỉ những mảnh đời đơn lẻ liên kết thành một khối thống nhất vững chắc, hài hòa.
=> Khi có lẽ sống mới, nhân vật trữ tình đã tìm thấy tình cảm lớn, nguồn sức mạnh lớn. Tình yêu đời, yêu người của thi nhân đã nâng lên thành lí tưởng sống đẹp đẽ.
III. Khổ 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ
- Lời khẳng định rõ ràng, đầy tự hào :"Tôi đã là..."
-) Sự chuyển biến tất yếu đã thành hiện thực
- Sau điệp từ "là" : là đại từ "con", "em"", "anh":
-) Chỉ mối quan hệ ruột thịt thân thiết
-) Tố Hữu cảm nhận được sâu sắc mình là thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ.
-) Nảy nở tình cảm : thương yêu, thân thiết sự đòng cảm gắn bó sâu nặng hơn.
- Cảm nhân về quần chúng nhân dân, vạn nhà , vạn kiếp phôi pha, vạn đầu em nhỏ, cù bất cù bơ.
+Số từ "vạn": chung chung, phiếm chỉ gợi số đông quần chúng nhân dân- lực lượng đông đảo hùng hậu nhất nhưng cũng là thân phận thấp hèn trong xã hội.
+Nếu trong khổ 2, quần chúng nhân dân là"hồn khổ" là "trăm nơi", "mọi người", thì khổ 3, hình ảnh đã cụ thể hơn - là những số phận éo le bị đọa đầy :
· "Kiếp người phôi pha"; con người chịu cảnh cơ hàn đói rét, dãi nắng dầm sương gió cuộc đời.
· "Cù bất cù bơ": chỉ những cảnh dời bơ vơ, không nơi nương tựa , lang thang kiếm sống.
-) Hình ảnh quần chúng nhân dân còn mở nhạy được miêu tả ước lệ tượng trưng. Tố Hữu viết bài thơ khi ông còn là học sinh chủ yếu sông ở thành phố, chưa có điều kiện dể tìm hiểu dời sống của quần chúng nhân dân lao khổ
-) Chứa đựng tình cảm thương yêu, xót xa , đồng khổ với nỗi khổ quần chúng nhân dân một cách chân thành.
-) Lê Bảo: "Tục ngữ có câu, thương người như thể thương thân. Đó là sự cảm thông của những người cùng cảnh ngộ. Nhưng trường hợp của Tố Hữu không hoàn toàn như thế. Chưa phải sống cuộc đời sương gió nhưng đã hiểu được của cảnh ngộ của vạn kiếp phôi pha, chưa trải qua cảnh bơ vơ nhưng không vô cảm dửng dưng trước cảnh đời cầu bất cầu bơ. Câu thơ đọc lên nghèn nghẹn, rưng rưng.
- Lặp lại cấu trúc ngữ pháp: nhấn mạnh lời thơ như một lời thề,lời hứa thiêng liêng, trang trọng.
* Với tình cảm trữ tình đằm thắm, bài thơ "Từ ấy" đã dãi bày một cách tự nhiên nhuần nhụy về lý tưởng sống , quan điểm chính trị của một người dân yêu nước.
IV, Nghệ thuật.
(Đang cập nhật.....)
 
  • Like
Reactions: phamkimcu0ng

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
E. Chiều tối- Hồ Chí Minh
I- Tác giả
- Là nhà thơ nhà văn lớn trong nền văn học Việt Nam, là người đặt nền móng cho văn học cách mạng hiện đại Việt Nam
- Phong cách nghệ thuật :đa dạng, độc đáo mà thống nhất.
II- Tập thơ "Nhật ký trong tù"
1.Hoàn cảnh sáng tác
- 13 tháng: từ mùa thu 1942- mùa Tố Hữuu 1943
- Bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, bị giải quanh đi quẩn lại qua 30 nhà lao của tỉnh Quảng Tây- Trung Quốc.
2. Hình thức
-Chữ :Hán
-Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt
-Thể loại: nhật kí : ghi chép hàng ngày( riêng tư, chân thật)
3. Nội dung:
-Phản ánh những điều mắt thấy tai nghe về xã hội Trung Quốc mà người quan sát được trong nhà tù và quá trình chuyển lao.
-Phong thái:ung dung, tự tại.
-Tâm hồn :tinh tế , nhạy cảm.
-Tấm lòng nhân ái, vị tha
-Tinh thần:"thép" tinh thần bản lĩnh nghị lực kiên cường, vững vàng.
PHÂN TÍCH BÀI THƠ
I- 2 câu đầu: Cảnh núi rừng lúc chiều tối:

- Hình ảnh cánh chim giữa bầu trời rộng lớn, mênh mông:
+ Hình ảnh ước lệ quen thuộc trong thơ ca truyền thống:
"Chim nghiêng cánh nhỏ cánh chiếu sa"
(Tràng Giang- Huy Cận)
"Chim bay về núi tối rồi"
(Ca dao)
"Chim hôm thoi thóp về rừng"
(Nguyễn Du)
-) Cánh chim gắn với thời điểm sắp kết thúc một người.
-) Hình ảnh hé mở hoàn cảnh xuất hiện cuẩ nhân vật trữ tình:vào luc chiều muộn, chặng cuối của một ngày chuyển lao vất vả, gian lao.
+"Chim mỏi":trạng thái mệt mỏi sau một ngày kiếm ăn vất vả
+"Về rừng tìm chốn ngủ": hướng đến của cánh chim tìm đến nơi nghỉ ngơi bình yên.
-) Hình ảnh giản dị, quen thuộc, là cánh chim của cuộc sống đời thường , gắn với sự mưu sinh vất vả nhọc nhằn
-) Cảnh có sự tương đồng hòa hợp với con người
- Hình ảnh chòm mây trôi:
+"cô vân": đám mây lẻ loi , cô đơn.
-) Biện pháp tu từ nhân hóa đã thổi linh hồn vòa sư vật vô tri vô giác.
-) Đám mây mang tâm trạng con người: Bác cô đơn nơi đất khách quê người.
+"mạn mạn":trôi lửng lơ, nhẹ nhàng
-) Câu thơ mang âm hưởng : luyến láy nhẹ nhàng , thanh thoát.
+Hình ảnh có sự đối lập với " độ thiên không"
-) Đối lập với sự nhỏ bé với cái rông lớn mênh mông.
=> 2 câu thơ đã mở ra cảnh bầu trời khoáng đạt, điểm xuyến hình ảnh cánh chim, chòm mây.
=> Cảnh yên ả, trữ tình, tĩnh lặng quạnh hiu man mác một nỗi buồn.
=> Bút pháp chấm phá : lấy động gợi tĩnh, tả cảnh ngụ tình.
- Hé mở vẻ đẹp của Hồ Chí Minh:
+Tâm hồn tinnh tế nhạy cảm cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời trong những sự vật đời thường.
+Phong thái: ung dung, tự tại.
-) Không phải người tù lê từng bước nặng nhọc mà là một thi nhân đang ngước mắt nhìn thả hồn mình theo một cánh chim bay, một chòm mây trôi.
+Tấm lòng đồng cảm với tạo vật:
-) Bác đã quên đi cảnh ngộ của riêng mình để thấu hiểu cái mỏi mệt của cánh chim,sự cô đơn của chòm mây.
II- 2 câu thơ sau : Cảnh sinh hoạt nơi xóm núi
- Hình ảnh con người:
+"Thiếu nữ" - cô em: trẻ trung, thanh xuân.
-) Hình ảnh căng tràn sức sống tuổi xuân .
-) Có thể thay thế bằng: thiếu phụ/ lão bá vẫn đảm bảo luật bằng trắc nhưng mất đi sự duyên dáng, trẻ trung đầy chất thơ.
-) Ngòi bút tinh tế trong chọn lọc hình ảnh.
+ Đặt trong khung cảnh "xóm núi": nơi thôn quê, nơi con người vất vả lao động, khác với không gian lầu son gác tía nơi khuê các.
-) Bác luôn hướng về người lao động bình dị.
+Công việc: xay ngô:
-) Nặng nhọc , đòi hỏi sự cần mẫn, miệt mài.
-) Hình ảnh rất khỏe khoắn, mạnh mẽ, khác với hình ảnh thiếu nữ mảnh mai yếu đuối trong thơ trung đại:
"Liễu yếu đào tơ"
"Điệu buồn như cúc, điệu gầy như mai".
+ Điệp ngữ "ma bao túc" - "bao túc ma" được đặt ở cuối dòng thơ thứ 3 - đầu dòng thơ thứ 4 đã tạo âm điệu tuần hoàn nhịp nhàng.
-) Gợi vòng quay của cối xay ngô miệt mài đều đặn
-) Gợi hành động xay ngô uyển chuyển nhẹ nhàng sự quan sát chăm chú lặng lẽ của Bác
=> Theo vòng quay của cối xay ngô,thời gian đã chuyển dần từ chiều sang tối.
"Câu thơ thật giản dị, giản dị đến mức đơn sơ. 7 chữ chỉ có 4 từ. Một câu thuật tối giản, như một thông báo bình thường không miêu tả. Một câu thơ ít giọng thơ, gần với một câu văn xuôi lại đẹp lung linh sống động đến lạ thường".
- Hình ảnh "bếp lửa hồng"
+Vị trí: xuất hiện ở cuối bài thơ
Công việc xay ngô kết thúc
+Hình ảnh tỏa sáng rực rỡ - màu của lò than đượm lửa rực lửa,lan tỏa sự ấm áp , mang sức nóng.
-) Tự thân hình ảnh là điểm sáng trong cuộc sống sinh hoạt, là nét vẽ tươi tắn đầy chất thơ.
+ Ý nghĩa:
· Gợi thời gian: bóng tối bao trùm khắp nơi, điểm nhìn lại thu hẹp, lò than rực hồng nổi bật giữa đêm đen.
· Gợi sự vân động theo chiều hướng tích cực tốt đẹp: hơn màu của tương lai tươi sáng, của chiến thắng huy hoàng, kín đáo bộc lộ niềm lạc quan cách mạng, niềm tin tất thắng vào ngày mai.
· Đánh thức khao khát được đoàn tụ với gia đình của tù nhân xa sứ.
- Chế Lan Viên: "Bác đã lấy niềm vui của cuộc đời , đánh bật mọi sự đau thương của riêng mình.Chữ 'hồng' tỏa ra từ tấm lòng nhân ái, lạc quan của Hồ Chí Minh".
-Hoàng Trung Thông : "Một chữ 'hồng' cân nặng bằng 27 từ còn lại".
-Khắc họa chân dung tinh thần Hồ Chí Minh :
+Tấm lòng: yêu người, gắn bó với cuộc đời.
+Tinh thần thép: bản lĩnh vững vàng trong mọi hoàn cảnh. Lạc quan, yêu đời, niềm tin tất thắng vào ngày mai.
III, Nghệ thuật.
- Sự kết hợp giữa cổ điển- hiện đại.
+ Màu sắc cổ điển:
  • Thể thơ tứ tuyệt hàm súc, cô đọng
  • Văn tự
    ` Đề tài: thiên nhiên cao rộng, khoáng đạt
    ` Hình ảnh thơ: cánh chim, chòm mây, quen thuộc trong thơ cổ.
    ` Bút pháp miêu tả: những nét chấm phá, gợi chứ ko tả.
+ Tinh thần hiện đại:
  • Hình ảnh thơ: hình ảnh đời sống sinh hoạt ngày thường, giản dị, chân thực: cánh chim mỏi, cô gái xay ngô, lò than đượm hồng.
  • Sự vận động của bài thơ hướng về ánh sáng khỏe khoắn.
  • Bóng dáng, chân dung con người Bác là 1 người chiến sĩ với tinh thần thép.
 
  • Like
Reactions: phamkimcu0ng

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Tiếp đây là một số bài văn đã được mình viết và được đăng lên ICAN. (Lưu ý lại là ICAN là trang của Học Mãi nhé. Trên đó HM đăng rất nhiều bài viết hay mà không phải là văn mẫu tràn lan ở trên mạng. Các bạn có thể tham khảo tại đó.)
Đề bài: Cảm nhận của em về nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao.

Trước khi mất, vua Phổ cầm tay Moda và nói: “Ta tiêu biểu cho trật tự, ngươi tiêu biểu cho cái đẹp. Biết đâu hậu thế sẽ quên ta mà vẫn luôn nhắc đến ngươi”. Con người chỉ xuất hiện một lần trong đời và cũng chỉ một lần ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những gì là thơ, là văn, là nghệ thuật đích thực thì vẫn còn mãi với thời gian và nguyên vẹn nguyên giá trị. Có lẽ, mãi về sau, ta vẫn gặp một Chí Phèo - tác phẩm đặc sắc và hay nhất viết về người nông dân trước cách mạng tháng Tám của Nam Cao. Truyện là bức bức chân dung người nông dân bị đẩy vào bước đường cùng bế tắc và không lối thoát. Qua nhân vật Chí Phèo, nhà văn đã mang đến cho người đọc những giá trị nhân văn sâu sắc và những bài học quý giá.
Chí Phèo được sáng tác năm 1941, lấy nguyên mẫu từ những con người thật, sự việc thật tại làng Đại Hoàng, được tác giả hư cấu khiến tác phẩm trở thành kiệt tác trong văn xuôi Việt Nam. Cái lò gạch cũ do Nam Cao đặt khi xuất bản lần đầu vì đó là hình ảnh mở đầu cũng như kết thúc tác phẩm, là hình ảnh quen thuộc với người nông dân. Nó tạo kết cấu vòng tròn cho tác phẩm và gợi sự ám ảnh về cuộc sống quẩn quanh bế tắc về số phận người nông dân, đồng thời nhấn mạnh quy luật tha hóa trong xã hội cũ. Hạn chế của cái tên chính là cái nhìn bi quan về số phận người nông dân. Nhà xuất bản đã tự ý đổi lại là Đôi lứa xứng đôi vì căn cứ vào mối tình hình Chí Phèo - Thị Nở để đánh vào thị hiếu và sự tò mò của người đọc. Điều đó tạo nên một hướng tiếp cận sai lệch về tác phẩm, khiến người đọc chỉ chú ý đến mối tình Chí Phèo và Thị Nở mà không để tâm đến tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Tác giả đã đặt lại là Chí Phèo vì lấy tên nhân vật chính đặt cho tên tác phẩm là cách làm quen thuộc trong văn học Việt Nam nói chung, trong sáng tác của Nam Cao nói riêng. Nó định hướng cách tiếp cận tác phẩm theo nhân vật chính hướng đúng vào tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
Chí Phèo vốn là người nông dân lương thiện, từng sống một quãng đời cơ cực cay đắng nhưng là quãng đời của một con người lương thiện. Xuất phát điểm của nhân vật bắt đầu bằng con số không: không cha không mẹ không họ hàng thân thích, không một tấc đất cắm dùi “một anh đi thả ống lươn một buổi sớm tinh sương nhặt được Chí Phèo trần truồng và xám ngắt trong một váy đụp để bên cái lò gạch bỏ không”. Tuổi thơ Chí Phèo bơ vơ thiếu tình yêu thương chăm sóc của cha mẹ, đi ở hết nhà này đến nhà khác. Tuổi trưởng thành là một người khỏe mạnh làm canh điền cho nhà bá kiến. Đó là những ngày tháng tươi đẹp nhất trong trẻo nhất của con người lương thiện khi Chí Phèo kiếm sống bằng chính sức lao động của mình. Chí Phèo mang những phẩm chất đáng quý của người nông dân. Chí hiền lành chất phác, thật thà. Khi biết rằng con vợ chủ sai làm việc không chính đáng, hắn vừa làm vừa run sợ. Bên cạnh đó, Chí còn là người có nhân cách, có lòng tự trọng biết xấu hổ khi mình bị coi là một thứ công cụ thỏa mãn dục vọng bà ba “hắn thấy nhục hơn là thấy thích hắn chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì”. Chí còn có ước mơ đẹp đẽ giản dị, xây đắp hạnh phúc bằng chính đôi bàn tay mình. Hắn mơ ước có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng, khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm.
Chí Phèo đã trượt dài trên cái dốc huỷ hoại về nhân cách – con quỷ dữ làng Vũ Đại. Nguyên nhân chính là do hoàn cảnh bần cùng sau khi đi ở tù, không kế sinh nhai, không một thước đất cắm dùi, do sự liều lĩnh của một tên lưu manh, do sự xảo quyệt của Bá kiến lợi dụng Chí Phèo biến hắn thành tay sai đắc lực kẻ đi đòi nợ thuê. Chí Phèo hành động như một con quỷ dữ. Hắn ngày càng hung hãn, ngang ngược “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả .Mỗi lần tức tối, hắn sẽ ghé vào bất kỳ nhà nào đập một cái gì đó cho bõ tức. Cái thằng Chí Phèo vừa đập đầu rạch mặt mà đâm chém người chỉ sống bằng giật cướp. Đây là hành động tàn nhẫn bất lương làm đổ máu , nước mắt dân làng Vũ Đại huỷ hoại mái ấm biết bao người dân vô tội. Cuộc đời Chí triền miên trong những cơn say. Chưa bao giờ Chí Phèo tỉnh. Người ta sai hắn làm những việc khác trong cơn say/ Chí Phèo đã thực hiện tội ác bằng bản năng của một con vật, bị đẩy xuống vực sâu của sự tha .
Điển hình cho sự tăm tối của người nông dân không chỉ đói cơm rách áo mà còn bị phá hủy bị cướp đoạt về nguyên hình nhân tính. Chí Phèo là một hiện tượng mang tính quy luật trong xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng, một bộ phận người nông dân bị đẩy vào con đường cùng quay lại chống trả bằng sự lưu manh.Thái độ nhà văn là sự thanh minh cho những người nông dân bị lưu manh vì đó không phải là bản chất mà là sản phẩm của xã hội tức có thái độ thương cảm với nhân vật và lên án với xã hội.
Cuộc gặp gỡ với Thị Nở đã khiến Chí Phèo thức tỉnh. Thời gian lúc đó mang tính phỏng đoán “Mặt Trời chắc đã lên cao và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ”. Không gian là trong căn lều ẩm thấp luôn ảm đạm. Chí Phèo tỉnh ngộ để cảm nhận cuộc đời mình từ quá khứ hiện tại đến tương lai. Quá khứ đẹp đẽ với một mơ ước giản dị trong sáng của những anh canh điền khỏe mạnh ngày xưa. Còn hiện tại là một cuộc đời thê thảm già nua mà vẫn cô độc , cơ thể thì đã hư hỏng nhiều. Hắn đã sang cái dốc bên kia của đời. Tương lai thì đáng sợ hơn. Hình như hắn đã trông thấy trước tuổi già của hắn đói rét ốm đau cô độc. Cái đáng sợ hơn cả là sự cô độc. Đó là sự tự thương mình có phần yếu đuối trước cuộc đời, nhất là sự cô độc càng chứng minh cho khao khát về một mái ấm của Chí Phèo.
Sau khi nhận sự chăm sóc của nó qua bát cháo hành, Chí Phèo trong tâm hồn hồi sinh những cảm xúc rất con người “thằng này rất ngạc nhiên, hắn ngạc nhiên thì hắn thấy mắt mình ươn ướt vì lần đầu tiên được hưởng sự chăm sóc bởi một bởi bàn tay một người đàn bà” thể hiện cảm xúc mong manh tinh tế nhưng lại là dấu hiệu của sự thức tỉnh. Chí Phèo đã nảy nở những cảm xúc mới mẻ của tình yêu. Chí Phèo nhìn bát cháo bốc khói mà bâng khuâng, cảm nhận về Thị Nở “trông thị thế mà có duyên. Tình yêu làm cho có duyên”. Đó là cái nhìn của tình yêu, của những rung động. Tâm hồn Chí có được những cảm xúc rất phức tạp mâu thuẫn. Hắn vừa vui vừa buồn và một cái gì nữa giống như là ăn năn. Đó là cảm xúc của một tâm hồn bắt đầu hướng thiện. có sự trăn trở day dứt về những lỗi lầm mình đã phạm phải. Chí hạnh phúc sung sướng khi nhận ra hương vị ngọt ngào của bát cháo hành “Trời ơi cháo mới thơm làm sao. Những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo hành ăn rất ngon. Như vậy bát cháo đó mang hương vị của tình yêu, hương vị của tình người, không chỉ cái ngon của cảm giác mà cảm nhận cái ngon bằng cả tâm hồn. Chí nhìn cuộc đời mình vì bát cháo. Chí suy nghĩ về Hạnh Phúc muộn màng mà mình được đón nhận. Trong cuộc đời nào có ai nấu cho mà ăn đâu. Hắn chưa bao giờ được chăm sóc bởi một bàn tay đàn bà. Hắn suy nghĩ về con đường phía trước. Bát cháo hành của Thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều hơn, có thể tìm được bạn được sao phải gây kẻ thù. Như vậy Chí rất muốn xây dựng mối quan hệ tốt với những người xung quanh.
Chí đã hồi sinh những cảm xúc trong sáng thậm chí non nớt ngây thơ như một đứa trẻ. Chí thấy lòng thành trẻ con và muốn làm nũng với Thị như với mẹ. Hành động hiền lành lấy tay áo quệt ngang một cái rồi cười rồi lại ăn. Trong cảm nhận của Thị Nở “Trời ơi sao mà hắn hiền. Ai dám bảo đó là cái thằng Chí Phèo vẫn đập đầu rạch mặt mà ăn vạ đâm chém người. Chính Nam Cao cũng lý giải “Đó là bản tính của hắn ngày thường bị lấp đi”.Thông qua hành động và cảm nhận, tác giả khẳng định lương thiện chính là bản tính vốn có. Sau bao nhiêu năm tha hóa, bản tính đó bị vùi lấp ở đáy sâu tâm hồn nay được cảm hóa thức tỉnh bằng tình thương của Thị Nở. Chí khao khát làm người lương thiện đẩy lên mãnh liệt nhất thông qua câu cảm thán” Trời ơi hắn thèm lương thiện”.
Chí Phèo dần hi vọng mình sẽ được sống một cuộc đời lương thiện. Hắn mong muốn được làm hòa với mọi người, xóa đi mọi hiềm khích, muốn rút ngắn khoảng cách giữa Chí với mọi người. Chí Phèo đặt hết sự kỳ vọng vào Thị Nở. Thị sẽ mở đường cho hắn. Thị sẽ là cầu nối giữa hắn với Làng Vũ Đại. Thị có thể sống yên ổn với hắn thì người dân làng Vũ Đại cũng có thể. Chí bày tỏ niềm khao khát bằng lời ướm mỏi chân thành ‘hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui’.
Khi bị Thị Nở từ chối tình yêu và khao khát làm người lương thiện bị gạt đi một cách phũ phàng, Chí Phèo đau đớn và thất vọng. Chí bàng hoàng sững sờ và nuối tiếc. Hắn nghĩ một tí rồi hình như hiểu hắn bỗng ngẩn người. Chó chí xót xa tiếc nuối, thoáng một cái hắn lại như hít thấy hơi cháo hành. Hơi cháo hành chính là dư vị ngọt ngào của tình yêu, tình người ở đâu đó mà không nắm bắt được.Chí tha thiết níu kéo áo. đứng lên gọi lại thị. Hắn đuổi theo thị, nắm lấy tay thì thị đẩy hắn ngã lăn khoèo xuống sân. Hắn định lấy gạch đập đầu nhưng chưa thật say. Hắn uống rượu nhưng càng uống càng tỉnh, càng thấm thía hơn cảnh ngộ của mình Chao ôi là buồn hơi rượu không sáng sủa hơn, hắn cứ thấy thoang thoảng hơi cháo hành . Đó là một hình ảnh mơ hồ không rõ ràng của một khoảnh khắc đẹp trong quá khứ hiện lên trong lúc trí đau khổ nhất khiến hắn càng đắng cay, càng trĩu nặng nỗi buồn. Hắn ôm mặt khóc rưng rức. Đó là tiếng khóc thổn thức bật ra từ lòng ngực. Nó vỡ òa cảm xúc đau khổ tuyệt vọng.
Nỗi phẫn uất và tuyệt vọng dâng lên khi Chí Phèo nhận ra kẻ thù đích thực của đời mình . Uống say Chí ra đi với con dao ở thắt lưng định đâm chết cả nhà nó, đâm chết cái con khọm già nhà nó nhưng bước chân của hắn quên rẽ vào nhà Thị Nở mà cứ thẳng đường mà đi. Như vậy, Chí đã xác định được kẻ thù gây nên nỗi đau cho cuộc đời mình là bá kiến. Đó là sự tỉnh táo về lý trí dù thể xác say mềm. Chí Phèo đã dõng dạc đòi quyền lương thiện “Tao muốn làm người lương thiện”. Tuy nhiên Chí Phèo cũng ý thức được tình thế tuyệt vọng của mình “ai cho tao lương thiện. Tao không thể là người lương thiện nữa”. Chí đã đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời. Hành động đó chứng tỏ Chí Phèo không còn con đường nào khác, hoàn toàn rơi vào bế tắc. Cái chết của Chí là một tất yếu, Chí lựa chọn cái chết của một con người chứ không thể tiếp tục sống kiếp của một con vật, Chí chết trên ngưỡng cửa trở lại làm người. Như vậy, Nam Cao đã thể hiện sự thấu hiểu đồng cảm với nỗi đau của Chí trên hành trình vận động để quay lại làm người lương thiện và bộc lộ niềm tin mãnh liệt vào bản chất lương thiện vốn có trong tâm hồn một con người bị tha hóa. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật Phân tích tâm lý rất tài tình phù hợp với quy luật tình cảm của con người. Tác giả nhập thân vào những nhân vật để chỉ ra quá trình tâm lý phức tạp mà tinh tế đồng thời lên án phê phán xã hội thực dân phong kiến đã không tạo cơ hội mở đường cho những người cho lầm đường lạc lối.
Cái chết của Chí đã thể hiện bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đồng thời thể hiện cái nhìn hạn chế của nhà văn Nam Cao chưa tìm được lối thoát cho người nông dân . Cái chết thể hiện niềm khao khát mãnh liệt được trở lại làm người lương thiện khi bản tính lương thiện được đánh thức. Chí Phèo không bằng lòng quay lại sống cuộc đời của một con quỷ dữ. Cái chết thể hiện sự quyết liệt của Chí để bảo vệ chút phẩm giá còn sót lại.
Thành công của tác giả là xây dựng được cốt truyện dựa trên người thật, việc thật, trên quê hương của tác giả nhưng đã được hư cấu, nâng tầm khái quát của tác phẩm. Cách kể chuyện hấp dẫn, nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc biệt phân tích quá trình tâm lí Chí Phèo tinh tế phức tạp nhưng rất phù hợp với quy luật tình cảm. Cách kể chuyện phong phú đa dạng có lời của tác giả nhân vật có những loại nhà văn hóa thân vào nhân vật có ngôn ngữ đối thoại và độc thoại đã làm nổi bật lên chân dung Chí Phèo - Chân dung của một kẻ lưu manh nhưng lại là một nạn nhân đau khổ mang trong mình nỗi cô đơn, bị cự tuyệt quyền làm người. Qua đó thể hiện sự cảm thông sâu sắc với khát vọng lương thiện bên trong con người và sự bế tắc của những khát vọng trong xã hội phong kiến đen tối đương thời.
“Một tác phẩm thật giá trị phải vượt lên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Đúng vậy, nghệ thuật vượt ra ngoài sự băng hoại của thời gian, chỉ mình nó không thừa nhận cái chết. Đọc tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao hiểu được tấm lòng của tác giả, tôi hiểu vì sao tác phẩm ấy mãi “không chịu thừa nhận cái chết”, bởi nó có đủ sức ám ảnh và mãi lay động tâm hồn người đọc bao thế hệ.

Đề bài: Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong Chữ Người Tử Tù (Nguyễn Tuân).

Puskin từng nói “linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm, cây cỏ sống được là nhờ ánh sáng, chim muốn sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút”. Và nhà văn Nguyễn Tuân đã để tiếng lòng của mình cất lên và viết nên một câu chuyện có sức lan tỏa vượt thời gian trong đó Chữ người tử tù đã bay lên qua hình tượng nhân vật vật Huấn Cao đặc biệt là thái độ của ông đối xử với viên quản ngục.
Nguyễn Tuân là người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông có nhiều đóng góp cho văn học hiện đại Việt Nam, góp phần thúc đẩy tùy bút đạt đến trình độ nghệ thuật cao và làm phong phú thêm ngôn ngữ văn học. Ông đem đến cho nền văn xuôi hiện đại một phong cách tài hoa và độc đáo. Nguyễn Tuân là một người tri thức yêu nước, có tinh thần dân tộc cao, là người ý thức đề cao cái tôi cá nhân và là người rất mực tài hoa am hiểu nhiều bộ môn nghệ thuật khác nhau. Sự nghiệp đa dạng với nhiều truyện ngắn bút ký tùy bút. Nguyễn Tuân nổi tiếng với tập Vang bóng một thời gồm 11 truyện ngắn. Nhân vật là các nhà nho cuối mùa - những con người lấy sự tài hoa thiên lương của mình để đối lập với xã hội phàm tục, phô diễn lối sống đẹp thanh cao như một thái độ phản ứng trật tự xã hội đương thời. Chữ Người Tử Tù được viết năm 1938. Lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng, đăng trên tạp chí Tao Đàn. Về sau đổi thành Chữ Người Tử Tù in trong vang bóng một thời năm 1940. Chữ người tử tù đã xây dựng được một hình tình huống ảnh độc đáo như trước trêu đó là cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao và viên quản ngục.
Tình huống gặp gỡ đã tạo nên mối quan hệ đặc biệt giữa Huấn Cao và với viên quản ngục. Xét trên bình diện xã hội, họ ở vị trí đối lập. Huấn Cao là kẻ phản nghịch chống lại triều đình, bị kết án tử hình. Quản ngục đại diện cho bộ máy triều đình phong kiến, đứng đầu nhà lao có chức vụ cai quản và trừng phạt tù nhân. Trên bình diện nghệ thuật, họ là những tri âm tri kỷ. Huấn Cao là người có tài có thể sáng tác ra nhiều cái đẹp nghệ thuật. Quản ngục có tâm hồn yêu quý ngưỡng mộ tôn thờ cái đẹp, kính trọng người sáng tạo ra cái đẹp. Huấn Cao là nhân vật được xây dựng dựa trên nguyên mẫu Cao Bá Quát- nhân vật lịch sử nhuốm màu sắc huyền thoại. Huấn Cao là nhân vật lý tưởng hiện thân cho tài đức kết tinh nhiều giá trị phẩm chất cao quý của con người. Còn nhân vật quản ngục là nhân vật phụ nhưng góp phần quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
Đầu tiên là thái độ của Huấn Cao khi chưa biết tấm lòng của viên quản ngục. Hành động “Rỗ mạnh gông, cúi đầu thúc mạnh đầu thang xuống đất đánh thuỳnh một cái”, bất chấp lời đe dọa của tên lính, phá đi sự trang nghiêm của chốn ngục tù cho thấy thái độ thản nhiên coi thường uy quyền của một người luôn làm chủ tình thế, biểu thị sức mạnh phi thường của một con người ngang tàng, mạnh mẽ tư thế đàng hoàng, hiên ngang.
Tiếp đến là thái độ của tử tù khi được biệt đãi. Ông Huấn Cao vẫn thản nhiên nhận rượu thịt coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình, lúc chưa bị giam cầm. Điều đó cho thấy phong thái ung dung tự tại của con người làm chủ chốn lao tù. Khi quản ngục phép mở cửa buồng giam giãi bày mong ước được biệt đãi “Ngài muốn gì xin cho tôi biết tôi sẽ cố gắng chu cấp” thì Huấn Cao đã mắng chửi xua đuổi “ Ngươi bảo ta cần gì, ta chỉ cần ngươi đừng đặt chân vào đây nữa”. Điều đó thể hiện sự cao ngạo, ngang tàng bản lĩnh. Thái độ ấy của Huấn Cao đối với viên quản ngục là một điều hiển nhiên, tất yếu. Bởi vì Huấn Cao chưa nhận ra tấm lòng của viên quản ngục, Ông mang trong mình nhân cách và khí phách của một người anh hùng, một bậc hào kiệt dám dựng cờ khởi nghĩa chống lại triều đình thối nát nên ông coi viên quản ngục là kẻ tiểu nhân, tay sai cho chính quyền phong kiến tàn lụi mà ông căm ghét: “ tất cả bọn chúng đều đáng khinh và đáng coi thường mà thôi.”
Nhưng về sau khi nhận ra tấm lòng của quản ngục, ông Huấn đã cảm động và thấy ân hận, ông “lặng nghĩ một lát rồi mỉm cười”, “Ta cảm thấy tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi. Ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có sở thích cao quý đến như vậy. Thiếu chút nữa ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ”. Chính vì vậy mà Huấn Cao vốn chỉ cho chữ những người mà ông coi là tri kỉ thì nay ông đã dành tặng nét chữ cuối đời, cuối cùng cho viên quản ngục, xem viên quản ngục trở thành tri kỉ của mình. Đối chiếu với thái độ khinh bỉ khi mắng chửi ngục quan, Huấn Cao thể hiện sự ân hận một cách chân thành, hé mở quan điểm sống của ông: không cúi đầu trước vàng bạc quyền thế nhưng biết cúi đầu trước tấm lòng cao cả. Đây cũng là quan điểm sống của Cao Bá Quát: “nhất sinh đê thủ bái mai hoa”. Trong hành động đồng ý cho chữ một kẻ tiểu lại mà trước đây ông vẫn khinh miệt thì đây là hành động của một tấm lòng đền đáp một tấm lòng, hành động của một người sáng tạo ra cái đẹp với một người biết yêu quý trân trọng cái đẹp. Chẳng những vậy, ông còn khuyên giải: “Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi…tìm về quê mà ở…rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ cho thiên lương lành vững và rồi cũng nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”.Trong nhân cách Huấn Cao thì ông quả là người tinh tế, độ lượng. Qua diễn biến tâm lí của Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã khẳng định quan điểm nhân sinh: cái đẹp, cái thiện có thể sinh ra từ cái ác – xấu, trong bất cứ hoàn cảnh nghiệt ngã nào nhưng không thể sống chung, sống lẫn lộn với cái ác cái xấu. Cái đẹp có thể cảm hóa con người.Nó chỉ có thể đi liền với thiên lương lành vững. Đoạn văn miêu tả cảnh cho chữ đã mang nhiều cảm xúc cho người đọc, xứng đáng là “cảnh tượng” đẹp nhất trong văn học Việt Nam, tập trung nhiều tinh hoa trong bút lực của Nguyễn Tuân. Như vậy ở Huấn Cao hội tụ một vẻ đẹp toàn diện bởi sự thống nhất tài hoa khí phách và thiên lương.
Để làm rõ thái độ của Huấn Cao với viên cai ngục, tác giả đã dựng nên câu chuyện chặt chẽ kịch tính, xây dựng được tình huống truyện độc đáo đặc biệt, éo le và thành công trong nghệ thuật khắc họa tính cách các nhân vật: nhân vật Huấn Cao sử dụng nghệ thuật phương Đông cổ điển vẽ mây lạnh nảy trăng còn nhân vật quản ngục mang đến nhiều bất ngờ cho người đọc. Bên cạnh đó tác giả đã phục chế không khí cổ xưa qua việc sử dụng ngôn ngữ trang trọng cổ kính của nghệ thuật xây dựng cánh tạo hình và bút pháp lãng mạn.
Qua đây, ta thấy thái độ của Huấn Cao đối xử với viên cai ngục khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau.. Đó không chỉ là những thái độ mà nó còn thể hiện những ý nghĩa sâu sắc. Nó thể hiện ý thức về giá trị của cái tài cái đẹp. Tài hoa khí phách và thiên lương bổ sung, nâng đỡ cho nhau.
 

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Tiếp đây, mình sẽ giới thiệu đến các bạn kiến thức của học kỳ I lớp 11.
A, Tự tình II
Hồ Xuân Hương
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn,
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!

Phân tích chi tiết:
*Luận điểm 1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Cuộc đời Hồ Xuân Hương lận đận, nhiều éo le.
- Là 1 người tài hoa, phóng túng, có cá tính mạnh mẽ, sắc sảo.
- Hồ Xuân Hương là nhà thơ rất độc đáo: viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng.
=> Hồ Xuân Hương được mệnh danh là "ƠBà chúa Thơ Nôm".
- Tự tình (bài II) nằm trong chùm thơ Tự tình gồm ba bài của Hồ Xuân Hương.
*Luận điểm 2: Tâm trạng buồn của 1 con người lẻ loi, cô đơn với sự tủi hổ, bẽ bàng:
a, Bối cảnh: Thời gian, không gian:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
- Thời gian:
+ Đêm khuya: thời gian tĩnh lặng, con người nghỉ ngơi; với người có tâm trọng: dễ bộc lộ cảm xúc vì có thể đối diện với chính mình.
+ Âm thanh: tiếng trống báo chuyển canh: từ láy “văng vẳng” gợi âm thanh từ xa vọng lại.
+ Cách viết câu: Đêm khuya văng vẳng-> nhấn mạnh chữ đêm khuya, gợi cảm giác nhiều đêm như vậy.
-> Tâm trạng chất chứa những suy tư.
+ Từ “dồn” gợi tính chất nhanh, gấp, dồn dập của tiếng trống canh, bước đi của thời gian khiến tâm trạng của con người ngày càng nặng nề, vàng rối bời, ngổn ngang.
- Không gian: rộng, yên ắng, tĩnh lặng, vắng vẻ.
=> Không gian quen thuộc để người có tâm trạng giãi bày với lòng mình.
b, Bóng dáng con người xuất hiện trong cô đơn, lẻ loi:
Trơ cái hồng nhan với nước non.
- “Hồng nhan” : người con gái đẹp.
+ Kết hợp từ “cái”-> mỉa mai, châm biếm, rẻ rúng. Không mang tính chất cá nhân mà mang nghĩa khái quát cho thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đặc biệt là người phụ nữ có tài.
+ Trơ: lẻ loi, cô độc; tủi hổ, bẽ bàng; sự thách thức của con người có bản linh.
-> Qua câu thơ, bóng dáng con người hiện lên với sự lẻ loi, cô đơn, tủi hổ về duyên phận. Nhưng cũng là con đường đầy bản lĩnh như thách thức với đời.
c, Tâm trạng xót xa, ngậm ngùi:
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn,

+ “chén rượu” gợi tâm trạng buồn.
+ “say lại tỉnh”- ở trong vòng luẩn quẩn, bế tắc, không tìm ra lối thoát.
=> Cảm giác tạm thời là mãi mãi và càng tỉnh, càng ý thức được nỗi đau.
- Thiên nhiên:
+ “vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”- tả thiên nhiên, cuộc đời con người không ở cái tuổi thanh xuân mà hạnh phúc chưa được tròn đầy, viên mãn, vẫn phải chịu cảnh lẻ loi, bi kịch.
=> Củng cố tâm trạng: xót xa, cay đắng khi nhìn lại cuộc đời.
Luận điểm 3: Tâm sự của 1 con người có sức sống mãnh liệt, tinh thần phản kháng:
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
- Nghệ thuật đối tô đậm thêm nỗi sầu đơn lẻ của người muộn màng lỡ dở.
- Niềm mong mỏi thoát khỏi cảnh thực tại của nỗi chán chường, đau đớn ê chề không tìm ra lối thoát.
+ Hình ảnh “rêu”, “xiên ngang đất”
+ hình ảnh “đá” đâm toạc chân mây.
=> Nghệ thuật đảo ngữ, động từ mạnh, tính từ chỉ mức độ.
-> Nhấn mạnh sức sống của rêu và đá.
-> Gợi tới con người với sức sống mãnh liệt, sự phẫn uất, phản kháng không chấp nhận số phận đau khổ, bất hạnh.
=> Đây là con người có bản lĩnh, khát vọng sống.
Luận điểm 4: Tâm sự của con người chán chường, tuyệt vọng, bế tắc không lối thoát.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!
- “ngán” ngán ngẩm, chán ngán, chán nản, chán trường.
- “xuân”: mùa xuân thì tuần hoàn còn xuân của lòng người thì 1 đi không trở lại.
- “lại”: thứ nhất là thêm 1 lần, thứ hai là quay trở lại.
=> Sở dĩ ngán ngẩm, muốn buông xuôi là vì xuân đất trời thì tuần hoàn, nhưng sự tuần hoàn ấy lại rút ngắn xuân của con người.
“mảnh tình” ít, nhỏ bé.
- “san sẻ” chia ra, bớt đi.
- “tí con con” rất ít, chẳng đáng là bao.
=> tâm trạng bất lực (không mang tính cá thể, tâm trạng chung của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đặc biệt là người chịu làm lẽ)
=> Kết luận: Dù bản lính, gắng gượng, có sức sống nhưng cuối cùng nhân vật trữ tình vẫn rơi vào bế tắc, bi kịch, tuyệt vọng.
=> Thái độ:
+ Đồng cảm xót xa.
+ Trân trọng khát vọng sống, bản lĩnh, nghị lực của nhân vật.
+ Lên án xã hội cướp đi quyền sống ciat con người.
Khái quát nội dung nghệ thuật, đánh giá.
- nội dung: tâm sự của HXH trong bài thơ:
+ Tâm trạng buồn, cô đơn.
+ Sức sống mãnh liệt, tinh thần phản kháng và khát vọng sống.
- Nghệ thuật:
+ Chất trào phúng và trữ tình.
+ Hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ giàu giá trị tạo hình, biểu cảm, gợi nhiều liên tưởng đối với người đọc. Ngôn ngữ bình dị, gần gũi nhưng sắc nhọn, thể hiện cá tính nữ sĩ.
+ Sử dụng thành công thể thơ đường luật.
- Đánh giá: là tác phẩm sống mãi trong lòng người đọc bởi nó mang 1 sự đồng cảm sâu sắc.
 

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Vào phủ chúa Trịnh
Lê Hữu Trác
I, Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả:

- Xuất thân trong một gia đình có truyền thống học hành và đỗ đạt làm quan.
- Ông là một danh ý, một nhà thơ, nhà văn lớp cuối thế kỷ 18.
2. Tác phẩm: "Thượng kinh ký sự"
- Thể loại: thể ký, ghi chép những sự việc, câu chuyện có thật và tương đối hoàn chỉnh.
- Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm hoàn thành năm 1785, tác giả ra kinh đô để chữa bệnh cho thế tự Trịnh Cán và chúa.
- Nội dung:
+ Giá trị hiện thực: cung cấp cho người đọc hiểu về cuộc sống của nhà chúa
+ Thể hiện thái độ của tác giả: sự coi thường danh lợi.
3. Đoạn trích:
- nói về việc Lê Hữu Trác lên tới kinh đô, bắt mạch để kê đơn cho Trịnh Cnas.
II, Phân tích:
1, Quang cảnh và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa:
a, Quang cảnh phủ chúa:

* Chi tiết:
- Qua rất nhiều lần cửa, ra vào phải có thẻ trình.
- Những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp.
- Canh gác nghiêm ngặt: lính gác cửa, thẻ trình lên,..
- Cách bài trí: cầu kỳ, khác lạ với cây cối, chim kêu, danh hoa đua thắm, gió thoang thoảng mùi hương.
- Trong phủ là những "đại đường", "quyển bồng", "mâm vàng chén bạc",...
- Nội cung thế tử: sập vàng, ghế rộng, nệm gấm, màn là,..
=> Đây là chốn xa hoa, tráng lệ, lộng lẫy không đâu sánh bằng.
=> Chốn thâm nghiêm, kín cổng cao tường.
-> Gợi về cuộc sống hưởng lạc.
b, Cung cách sinh hoạt:
* Chi tiết:
-Guồng máy phục vụ: người giữ cửa.. truyền báo... như mắc cửi...
- Phải có thánh chỉ mới được vào phủ.
- Chúa luôn có phi tần hầu trực, tác giả không được gặp trực tiếp, phải khúm núm đứng từ xa. Xem bệnh xong phải viết ra một tờ giấy, sau đó dâng lên quan chánh đường.
- Lời lẽ nhắc đến chúa: thánh thượng, thánh chỉ-> lễ phép cung kính, ngang hàng với vua.
- Thế tử ốm luôn có 7-8 người hầu trực, hầu cận. Tác giả phải lạy 4 lạy trước khi khám và 4 lạy sau khi khám.
=> Gợi sự quyền quý, cao sang đến tột cùng.
+ Gợi về cuộc sống ăn chơi hưởng lạc trên mồ hôi, nước mắt và máu của nhân dân.
+ Gợi về sự lộng hành của phủ chúa, ngang hàng thậm chí còn vượt xa vua. -> Uy thế nghiêng trời lệch đất của chúa.
=> Giá trị hiện thực: sự ăn chơi hưởng lạc, sự thối nát của xã hội phng kiến thời bấy giờ.
2. Tâm trạng và thái độ của tác giả.
a, Tâm trạng khi đối diện với cách sống:

- Thể hiện qua cách quan sát tỉ mỉ, ghi chép 1 cách cụ thể, chân thực.
- Trực tiếp qua lời nhận xét.
- Bình qua câu thơ "cả Nam sang nhất là đây!", "bấy giờ tôi mới biết cái phong vụ..."
-> Thái độ ngạc nhiên, sững sờ, choáng ngợp trước cảnh giàu sang.
-> Còn là thái độ dửng dưng, thờ ơ, lạnh lùng, thậm chí có chút mỉa mai, châm biếm.
b, Khi khám bệnh và kê đơn thuốc cho thế tử:
- Lập luận về căn bệnh của thế tử:
+ Nguyên nhân do thế tử ở màn che trướng rủ quá no, mặc quá ấm.
+ Nguồn gốc: sự xa hoa, giàu sang, hưởng lạc gây nên.
- Cách chữa:
+ Chữa được: bị ràng buộc bởi danh lợi, không thể níu-> chiawx một cách cầm chừng, hòa hoãn, vô thưởng vô phúc.
+ "cha ông mình đời đời..."
-> không thể phụ công lao của cha ông. Đồng thời xuất phát từ lương tâm của 1 thầy thuốc.
=> Sự phân vân, nhưng y đức của người thầy thuốc đã chỉ hướng.
-> Con người Lê Hữu Trác:
+ Coi thường lợi danh, quyền thế.
+ Thầy thuốc tài giỏi, giàu kinh nghiệm.
+ Dám nói thẳng sự thật và kiên quyết bảo vệ chính kiến.
+ Thích tự do, sống òa hợp với thiên nhiên.
+ Thầy thuốc có lương tâm.
3. Bút pháp ký sự:
- Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động.
- Cách kể khéo lé, có những chi tiết thú vị.
- Trong lời kể có thể xen 1 bài thơ tăng chất trữ tình cho tác phẩm.
:Tuzki33Có thể bạn quan tâm::Tuzki32
  • Kiến thức về tác giả, tác phẩm trọng tâm lớp 7.
 
  • Like
Reactions: phamkimcu0ng

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Câu cá mùa thu
Nguyễn Khuyến
I, Giới thiệu chung:
1. Tác giả, tác phẩm:

- Xuất thân trong một gia đình nhà nho.
- Là con người có tài năng, cốt cách thanh cao, nặng lòng với đất nước nhưng lại bất lực trước thời cuộc.
- Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam.
2. Sự nghiệp:
- Sáng tác cả chữ Hán, chữ Nôm và có hơn 800 bài.
* Nội dung:
- Tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, bạn bè.
- Phản ánh được cuộc sống của con người khổ cực.
- Lên án, đả kích bọn thực dân, bọn thống trị.
* Nghệ thuật:
- Sự hòa quyện giữa yếu tố trào phúng và trữ tình (nhẹ nhàng mà sâu cay)
3. Tác phẩm:
- Nằm trong chùm thờ thu.
II, Phân tích chi tiết:
1. 6 câu đầu:

* Điểm nhìn: Từ gần đến xa, cao rồi lại trở về gần.
-> Đón nhận cảnh thu theo nhiều chiều, vừa khái quát vừa cụ thể.
* Đặc điểm:
- Mang hồn vía, cảnh sắc mùa thu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ:
+ Hình ảnh "ao thu"- "lạnh lẽo", "trong veo"-> sự vắng vẻ, làn nước trong veo chính là sắc nước mùa thu, "thuyền câu"- "bé tẻo teo".
Lòi bình: "Vùng đồng bằng chiêm trũng Bắc Bộ có nhiều ao nhỏ, điều đó lại càng làm cho thuyền câu thêm nhỏ, vừa xinh vừa bé".
+ "Sóng biếc" thì "hơi gợn tí" tức là xanh, gợn nhẹ trên mặt ao thu.
-> Mặt nước ao thu với những chuyển động nhẹ nhàng của từng gợn sóng nối nhau.
+ "Lá vàng" - "khẽ đưa vèo" -> chiếc lá thu rụng nhưng nó bay xoay xoay trong không gian và khẽ khàng đậu xuống"
+ "tầng mây lơ lửng" - từ láy gợi về trạng thái động rất nhẹ của mây.
+ "Ngõ trúc quanh co": gợi về 1 không gian hẹp, hai bên trồng tre trúc đúng tính chất làng quê xưa.
-> Gợi hồn vía làng mạc quê hương; không gian hết sức vắng lặng.
=> Chất liệu để làm nên bức tranh thu được lấy từ vùng đồng bằng chiêm trũng- quê hương của tác giả, không còn mang tính ước lệ của thơ ca trung đại.
- Màu sắc: các điệu xanh: xanh của trời, xanh của nước, của bèo, của sống cây chen ngang điệu vàng của chiếc lá thu rơi.
-> Màu sắc đặc trưng của mùa thu.
- Không gian rộng, tĩnh lặng.
- Tràn đầy sức sống của mùa thu bởi vạn vật đang chuyển động.
-> Tình cảm của tác giả: yêu thiên nhiên, gắn với mảnh đất mình sinh sống, có thể tạo được bức tranh thu có thần thái, sinh động.
2. Tình thu
* Tình yêu thiên nhiên và những rung động khi thu về để có một bức trnh thu tuyệt đẹp.
* Tâm sự của Nguyễn Khuyến:
- Tư thế ngồi câu "tựa gối buôn cần"-> không chăm chú vào việc câu cá mà lấy đó như một cái cở đễ giãi bày tâm sự.
- Sự chờ đợi "lâu chẳng được"
- Câu cuối: "cá đâu đớp động dưới chân bèo".
+ Ở đâu đó cá đang đớp động.
+ Đâu có cá đớp động.
-> Tâm sự nặng lòng với đất nước mà đành bất lực, mượn việc câu cá để ký thác việc riêng.
3. Nghệ thuật:
- Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.
- Hình ảnh thơ thân thuộc, bình dị.
- Ngôn ngữ bình dị mà tinh tế, đặc biệt thành công ở các từ láy "lạnh lẽo", "tẻo teo",...
- Cách gieo vần "eo" khiến cho mọi vật dường như thu nhỏ lại.

:Tuzki33Có thể bạn quan tâm::Tuzki32
  • Kiến thức về tác giả, tác phẩm trọng tâm lớp 7.​
 
  • Like
Reactions: phamkimcu0ng

Bùi Nhi

Cựu TMod Văn
Thành viên
17 Tháng tám 2021
466
508
86
17
Cà Mau
Trung học phổ thông Nguyễn Văn Nguyễn
Chữ người tử tù
-Nguyễn Tuân-
I- Tìm hiểu chung.
1- Tác giả

+ Nguyễn Tuân (1910-1987), sinh ra trong một gia đình nhà nho, khi Hán học đang trên đà tàn lụi.
+Ông là một nghệ sĩ tài hoa, uyên bác, có cá tính độc đáo và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo cũng như sử dụng ngôn ngữ.
+ Nguyễn Tuân - một nghệ sĩ dành cả cuộc đời của mình để kiếm tìm cái đẹp, để tưởng nhớ lại những giá trị nghệ thuật chân chính đã vang bóng một thời. Ông là nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại với những đóng góp xuất sắc trong cả hai giai đoạn trước và sau năm 1945.
+ Nguyễn Tuân sáng tác ở nhiều thể loại song đặc biệt thành công với ở thể loại tùy bút.
+ Các tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có và điêu luyện.
2-Tác phẩm
+ Xuất xứ:” Chữ người tử tù” được rút từ tập truyện “vang bóng một thời”(1940). Là một văm phẩm đạt gần tới sự toàn diện và hoàn mỹ.
+ Trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”, Nguyễn Tuân đã khắc họa hình tượng nhân vật Huấn Cao- một con người tài hoa, có cái tâm liêm minh, trong sáng và khí phách hiên ngang, bất khuất.Qua đó thể hiện quan niệm cái đẹp và khẳng định sự bất tử của cái đẹp trong mọi hoàn cảnh.
II- Phân tích tác phẩm
1-Tình huống truyện.

- Cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao, là một tội nhân triều đình, đang chờ ngày ra pháp trường lĩnh tội và viên quản ngục - người đại diện cho triều đình, cho trật tự xã hội đương thời.Thế nhưng cả hai lại có một điểm chung đó là một tâm hồn nghệ sĩ chân chính, trên phương diện nghệ thuật. Và như thế hai con người tưởng trừng như đối lập, bài trừ nhau lại trở thành tri âm tri kỉ.
- Tình huống gặp gỡ độc đáo này đã làm nổi bật vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao, làm sáng tỏ tấm lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục. đồng thời thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm: ca ngợi cái đẹp, cái thiện có thể chiến thắng cái xấu cái ác ngay ở nó đang ngự trị.
2. Vẻ đẹp các nhân vật
* Nhân vật Huấn Cao

- Huấn Cao được lấy nguyên mẫu từ hình tượng Cao Bá Quát , một nhà thơ, nhà cách mạng lỗi lạc ( Là nhà thơ tiêu biểu trong nền văn học trung đại Việt Nam), với tài nghệ hơn người, cốt cách thanh cao chính trực.
- Huấn Cao là người nghệ sĩ tài hoa:
+ Là người có “tài viết chữ rất nhanh, rất đẹp” được cả vùng tỉnh Sơn ca ngợi.
+ Hơn thế trên mỗi nét chữ vuông vấn, tươi tắn của Huấn Cao còn chứa đựng khát vọng, hoài bão tung hoành cả đời người.
+ Tài năng hơn người của Huấn Cao được thể hiện qua lời ngợi ca và mong ước cháy bỏng của viên quản ngục: “Chữ ông Huấn Cao vuông lắm, đẹp lắm “, “Có được chữ ông Huấn là có được báu vật ở đời”.
⇒ Ca ngợi sự tài hoa hơn người của Huấn Cao. Đồng thời thể hiện sự trân trọng cuả Nguyễn Tuân với cái nét đẹp cổ xưa, với những con người đã kiến tạo ra những nét đẹp đích thực- những nét đẹp tồn tại vĩnh cữu với thời gian.
- Huấn Cao là người có tâm hồn trong sáng, cao đẹp
+ Ông “ không vì vàng ngọc hay quyền thế mà phải ép mình viết câu đối “
+ Trừ chỗ tri kỉ, bạn bè thân thiết ra thì ông không cho chữ bất kì ai .
+ Câu nói”sống là phải xứng đáng với những tấm lòng. Phụ tấm lòng cao đẹp của người khác là không thể tha thứ.” Đã phần nào bộc lộ lối sống và lối suy nghĩ tốt đẹp của Huấn Cao.
+ Ban đầu thì tỏ thái độ kinh miệt viên quản ngục, nhưng sau khi hiểu được tấm chân tình của hắn thì chẳng những cho chữ mà còn kết bạn vơi nhau trở thành tri âm, tri kỉ.
-Huấn Cao, một trang anh hùng dũng liệt, với khí phách hiên ngang, bất khuất.
+ Huấn Cao dám chống lại triều đình mà ông câm ghét, dám đứng lên, dám chiến đấu vì chính nghĩa, vì đời sống của nhân dân.
+ Thông quua hành động”dỗ ngông” và thái đọ không thèm quan tâm đén lời dọa dẫm của tên lính áp giải
=>Dù thân thể bị giam cầm, xiềng xích nhưng Huấn Cao hoàn toàn tự do về tinh thần, ông không cảm thấy sợ hãi hay có thái độ khuất phục, nhúng nhường trước thế lực xấu xa.
+ Trong mọi hoàn cảnh khí phách hiên ngang ấy vẫn không thay đổi. Chiến đấu vì chính nghĩa, hi sinh vì chính nghĩa là lẽ sống mà Huấn Cao hướng đến.
⇒ Huấn Cao là hình tượng của vẻ đẹp uy nghi giữa tài và tâm của người nghệ sĩ, của bậc anh hùng tuy thất thế nhưng vẫn hiên ngang.
=>Hình tượng nhân vật Huấn cao hội tụ đủ ba phẩm chất cơ bản của một nhân cách đẹp: tài năng, khí phách và thiên lương. Chính vì thế Huấn Cao chính là mẫu hình lý tưởng mà Nguyễn Tuân và người đời tôn thời và ngưỡng mộ.
* Nhân vật viên quản ngục.
- Nhân vật viên quản ngục được. xây dựng trái ngược lại với nhân vật Huấn Cao. Một người là phạm nhân mang đại tội một người là mệnh quan triều đình.
- Là một người có phẩm chất tốt đẹp , và có niềm đam mê nghệ thuật cháy bổng.
- Nhận thức được giá trị cao quý của Huấn Cao.
-Có tấm lòng biễn nhỡn nhân tài- thái độ trân trọng đối với những người nghệ sĩ tài năng . Dù Huấn Cao đang là tội nhân chịu sự cai quản của viên quản ngục nhưng ngục quan vẫn giữ thái độ kính trọng đối với tài năng và nhân cách con người của Huấn Cao. Thông qua các chi tiết :
+ Khi nghe tin Huẫn Cao sắp đến trong đoàn tử tù, quản ngục đã thăm dò qua thơ lại một cách cẩn trọng, kín đáo nhưng vẫn không giấu nổi thái độ kính nể và sự ngưỡng mộ. Con người quản ngục đã hiện rõ hơn ở tâm tư, dáng vẻ của ông trong đêm đợi tù
+Ông luôn đem rượu thịt đến cho Huấn Cao trước giờ ăn
=>Một hành động có phần mạo hiểm bởi lẽ đó là hành vi trái lại với chức trách, nhiệm vụ của ông.
+Cách xưng hô: tự xưng là tôi, gọi Huấn Cao là ngài.=> Thể hiện sự kính nể và tôn trọng của ông đối với Huấn Cao.
+ Không sử dụng các mánh khóe hành hạ phạm nhân như lũ lính canh.=> Thể hiện sự liêm minh, chính trực.
+ Khi được tin ông Huấn phải vào kinh chịu án tử hình, viên quản ngục “tái nhợt người”, đó là nét mặt của một người đang sợ hãi và xúc động đến cực điểm, trước hết, đó là sự thương tiếc, sau là nỗi tiếc hận đau đớn khi án tử hình sẽ mang cả Huấn Cao lẫn những “báu vật” mà quản ngục khao khát cả cuộc đời vào cõi hư vô
- Có sở thích cao quý: chơi chữ.
=> Nếu Huấn Cao là kết tinh của vẻ đẹp tài năng và khí phách thì viên quản ngục là đại diện cho những nhân cách cao đẹp hiếm hoi còn tồn tại trong bộ máy quan lại mục nát, tham ô và bất lương lúc bấy giờ, ông chính là” một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật điều hỗn loạn xô bồ”
=> Tuy không phải là người sáng tạo ra cái đẹp nhưng ông biết trân trọng và thưởng thức cái đẹp đó. Như vậy, tuy không phải nhân vật chính với vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ, quản ngục vẫn là nhân vật được Nguyễn Tuân khám phá trong phương diện tài hoa nghệ sĩ bởi tấm lòng biệt nhỡn liên tài, là nhân vật thể hiện những quan niệm độc đáo, tích cực của nhà văn về con người và nghệ thuật.
3- Cảnh cho chữ:
- Nguyên nhân cho chữ: Là việc làm đáp lại tấm lòng của người chi âm dành cho người tri kỉ. Có thể thấy cái tâm đang điều khiển cái tài. Và đồng thời cái tài cái tâm cái dũng đã hòa vào nhau để tạo nên cái đẹp.
-“Cảnh tượng xưa nay chưa từng có”
- Không gian: ngục tối ẩm ướt, bẩn thỉu, khói bụi vương vãi làm cay hết hết cả mắt
- Thời gian: đêm khuya tĩnh lặng.
- Bên dưới ngọn đuốt cháy rực là ba con ngườichumj lại xung quanh một khuôn vải trắng tinh. Một người chân đầy xiềng xích, cổ đeo gông, đang đậm tô nét chữ và từ đó cái đẹp được khai sinh.
- Nghịch lý:
+ Người cho chữ là tử tù, người xin chữ là quản ngục
=>Trong cảnh đối lập đó người cho chữ và người nhận chữ vẫn say mê, hào hứng và thành kính thiêng liêng.
+ Người cho chữ mất tự do cổ đeo gông chân vướng xiềng nhưng vẫn hiên ngang, chủ động trong khi quản ngục - người xin chữ khúm núm, bị động.
+ Tử tù lại là người khuyên răn, chỉ bảo cho viên quản ngục . Huấn Cao khuyên quản ngục nên rời xa chốn quan trường đầy những mưu mô, cạm bẩy để giữ cho tâm hồn mình sự thanh thãn, thiện lương. Từ đó mới có thể tung hoành với niềm đam mê nghệ thuật của bản thân.
- Sự tráo đổi vị trí:
+Biểu hiện:Người tử tù chịu án chém lại toát ra uy quyền, sự cao quý, thanh tao. Trong khi người đại diện cho tầng lớp thống trịlaij run rẫy chấp tay.
+ Ý nghĩa lời khuyên của Huấn Cao: cái đẹp có thể sản sinh ở nơi đất chết, nơi tội ác ngự trị nhưng không thể sống chung với cái xấu cái ác. Người ta chỉ xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương.
+ Tác dụng: cảm hóa, thức tỉnh con người.
⇒ Điều lạ lùng ở đây không chỉ là thú chơi chữ tao nhã, thanh cao được thể hiện ở nơi tối tăm bẩn thỉu, người trổ tài là kẻ tử tù mà đặc biệt hơn là trong chốn lao tù tối tăm ấy cảnh cho chữ là sự thăng hoa của cái tài, cái đẹp, người tử tù sắp chết lại cảm hóa được viên quản ngục. Chính những điều này đã tạo nên hào quang rực rỡ, bất tử cho hình tượng Huấn Cao. Từ đó thể hiện sự trân quý của tác giả đến những giá trị nghệ thuật đã “vang bóng một thời”, sự nuối tiếc về những cái đẹp đã bị suy tàn theo năm tháng- nhưng vẫn khẳng định cái đẹp ấy luôn được trân trọng và nhớ đến.
III- Nghệ thuật.
-Bút pháp lãng mạng: cảnh cho chữ được viết theo lối tương phản. Đó là sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, cái thiện và cái ác, cái cao cả và thấp hèn.
-Tình huống truyện độc đáo.
-Sử dụng ngôn từ giàu tính tạo hình.
-Sử dụng thủ pháp đối lập
-Nghệ thuật dựng cảnh khắc hoạ tính cách nhân vật độc đáo,trang trọng.
 

Bùi Nhi

Cựu TMod Văn
Thành viên
17 Tháng tám 2021
466
508
86
17
Cà Mau
Trung học phổ thông Nguyễn Văn Nguyễn
Hai đứa trẻ
-Thạch Lam-
I- Giới thiệu chung
1 -Tác giả, tác phẩm
:
*Tác giả
-Thạch Lam ( 1910-1942), tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh,ông sinh ra tại Hà Nội , trong một gia đình công chức gốc quan lại.
-Ông là một trong ba thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn.
-Là người đôn hậu ,tinh tế và có tài năng văn học vượt trội, ông đã thử sức với khá nhiều thể loại nhưng đặc sắc nhất vẫn là truyện ngắn.
-Truyện ngắn của ông thường không chứ đựng nội dung gì đáng kể thế nhưng bằng việc đi sâu vào phân tích , khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những xúc cảm, mong manh mơ hồ, với những lời văn giản dị mà tinh tế, đã giúp cho các tác phẩm của Thạch Lam dể dàng chậm đến trái tim của nhiều đọc giả.
- Truyện của ông như một bài thơ trữ tình, với giọng điệu đạm ,chứa đựng những tình cảm yêu mến và sự nhạy cảm trước những biến đổi của cuộc đời
*Tác phẩm
- Xuất xứ
+ Tác phẩm được trích trong tập truyện ngắn “ Nắng trong vườn” (1938)
+Là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn của Thạch Lam
+ Tác phẩm là sự cảm nhận chân thực của tác giả về cả cảnh vật lẫn con người , bởi lẽ chính ông đã có một tuổi thơ gắn liền với sự khó nghèo nơi phố huyện Cẩm Giàng ( Quê ngoại của Thạch Lam)
-Khái quát nội dung, nghệ thuật: Bằng một truyện ngắn trữ tình có cốt đơn giản , Thạch Lam đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót thương đối với những kiếp người sống cơ cực, quẩn quanh nơi phố huyện nghèo nàn trước cách mạng . Đồng thời, ông cũng biểu lộ sự trân trọng đồng cảm với những ước mong đổi đời dù vẫn còn mơ hồ với họ.
II- Phân tích tác phẩm:
1 – Hoàn cảnh truyện

-An và Liên vốn vĩ đang có cuộc sống hạnh phúc, yên bình nơi Hà Nội uyên náo, xa hoa. Thì đột nhiên biến cố ập tới, bố mất việc, gia đình phải rời bỏ Hà Nội về quê sinh sống. Để phụ giúp gia đình ,Hai chị em được mẹ giao cho việc trông coi một tiệm tập hóa nhỏ ở phố huyện. Nơi mà những kiếp sống mõi mòn, cùng cực đang lam lũ mưu sinh
2- Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn
a)Bức tranh thiên nhiên nơi phố huyện lúc chiều tàn:

-Toàn bộ quang cảnh lúc chiều tả đều được miêu tả thông qua cái nhìn của Liên.
+Âm thanh: Tiếng trống thu không gọi chiều về, tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng, tiếng muỗi vo ve. +Hình ảnh, màu sắc:“Phương tây đỏ rực như lửa cháy”, “Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”. +Đường nét:dãy tre làng cắt hình rõ rệt trên nền trời.
+Nhịp điệu: chậm rãi, thong thả, giàu tính nhạc. -> đã góp phần khơi dậy cảm xúc, tình cảm của người đọc .
⇒Dưới cái nhìn của Liên, khung cảnh hoàng hôn nơi phố huyện hiện lên một cách yên tĩnh và trầm lặng nhưng lại mang một nét gì đó đượm buồn. Đồng thời cho thấy được sự cảm nhận tinh tế, chân thực của Thạch Lam về quang cảnh nơi phố huyện.
b. Cảnh phiên chợ tàn và những kiếp người nơi phố huyện
- Cảnh chợ tàn:
+Chợ đã vãn từ lâu, người về hết và tiếng ồn ào cũng mất
+Chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía.
+Trên nền đất chỉ còn rác rưởi, mùi ẩm móc bốc lên đan xen với hơi nóng ban ngày và mùi các
- Con người:
+ Đứa trẻ con nhà nghèo tìm tòi, nhặt nhạnh những thứ còn sót lại ở chợ.
+Mẹ con chị Tí: với cái hàng nước đơn sơ, vắng khách.
+Bà cụ Thi: hơi điên đến mua rượu lúc đêm tối rồi đi lần vào bóng tối.
+Bác Siêu với gánh hàng phở - một thứ quà xa xỉ đối với những người dân nghèo nơi phố huyện.
+Gia đình bác xẩm mù sống bằng lời ca tiếng đàn và lòng hảo tâm của khách qua đường.Nhưng nó cũng ế ẩm không kém các giang hàng khác.
⇒ Cảnh chợ tàn và những kiếp người tàn tạ: sự tàn lụi, sự nghèo đói, tiêu điều cứ đeo bám, bủa vây không chừa một ai nơi phố huyện.
c. Tâm trạng của Liên
- Đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị.
- Cảm nhận được” mùi hương riêng của đất , của quê hương này”
=> Tâm hồn nhạy cảm, đầy suy tư, đời sống nội tâm sâu sắc và lắng động.
- Nỗi buồn thấm thía trước cảnh ngày tàn và những kiếp người tàn tạ:
+Động lòng xót thương với những đứa trẻ nhà nghèo phải lượm lặt những thức ăn thừa còn rơi vãi trên nền đất cát nhưng không có gì cho chúng.
+Xót thương mẹ con chị Tí: ngày mò cua bắt tép, tối lại dọn cái hàng nước chè tươi ra bán từ lúc sập tối cho đến khuya, chăm chỉ là thế nhưng chả kiếm được bao nhiêu .
+ Xót thương bà cụ Thi điên, không người thân chăm sóc
⇒ Tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, có lòng trắc ẩn, yêu thương con người. Đây cũng là nhân vật mà Thạch Lam gửi gắm tâm tư của mình.
=> Cái khổ nghèo, khắt nghiệt của cuộc sống cũng không thể che mờ đi nét đẹp nhân cách và tâm hồn của những người lao động nghèo. Họ luôn đồng cảm, yêu thương và san sẻ cho nhau những nổi khổ đau, bất hạnh.
d) Tâm trạng của nhân vật An
- Khác hoàn toàn vơi Liên, An vẫn còn quá nhỏ để nhận thức được những gì mình đang phải trải qua.
- An chỉ biết nghe theo lời dặn dò của mẹ và làm theo những gì mà chị Liên bảo. Trong tâm trí của An cái khoảng khắc ngày tàn kia, sự tối tâm và thống khổ kia chẳng lại ấn tượng gì với nó cả. Nó không cảm thấy khổ sở, hay mệt mỏi gì cả...nhưng trong lòng đứa trẻ ấy vẫn có cảm giác gì đó nhớ nhung, An nhớ lắm cuộc sống êm đềm nơi Hà Nội, nhớ lắm một tuổi thơ hạnh phúc trang ngập niềm vui và ánh sáng.
3. Bức tranh phố huyện lúc đêm khuya
a. Sự đối lập giữa “bóng tối” và “ánh sáng”
- Phố huyện về đêm ngập chìm trong bóng tối:
+“Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối”.
+“Tối hết con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng càng sẫm đen hơn nữa”.
⇒ Bóng tối bao trùm lên cả phố huyện , lên cả những kiếp vốn đã người cùng cực và bế tắc .
+Ánh sáng của sự sống hiếm hoi, le lối qua từng ngõ ngách: khe sánh, quầng sáng, chấm lửa nhỏ, hột sáng…
⇒ Thứ ánh sáng yếu ớt, chập chềnh kia như tượng trưng cho cuộc sống bất bênh, bế tắc của những người dân phố huyện. Họ đã và đang từng ngày sống một cách len lổi, thầm lặng và cùng cực nơi đáy sâu của cuộc sống xã hội
⇒ Bóng tối dường như bao trùm tất cả mọi thứ trong khi ánh sáng chỉ le lối, yếu ớt và nhỏ bé
⇒ Những kiếp người nhỏ bé sống leo lét, tàn lụi, bần cùng trong sự tối tâm, cùng cực của xã hội cũ.
* Ánh sáng đoàn tàu
Ánh sáng con tàu tượng trưng cho cả đoàn tàu hay chính là tượng trưng cho cả một thế giới khác "vui vẻ và huyên náo" hơn. Nó đối lập với cái u buồn, thinh lặng của không gian phố huyện. "Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua". Nơi phố huyện nghèo, mỗi tối chỉ có một vài ánh sáng nhỏ nhoi soi sáng, vì vậy, ánh sáng rực rỡ của đoàn tàu trở nên thật nổi bật. Ánh sáng đoàn tàu còn là niềm hi vọng, ước mơ, khát khao của những con người nơi đây về tương lai tốt đẹp hơn, không còn tẻ nhạt, u buồn nữa. Tuy nhiên, thứ ánh sáng ấy lại ở xa, vụt đến lại vụt đi
* Ánh sáng ngọn đèn
Ánh sáng ngọn đèn là ánh sáng của các cửa hàng xung quanh sạp hàng nhà Liên. Thứ ánh sáng ấy không sáng rực rỡ như ánh sáng đoàn tàu mà le lói, nhỏ nhoi, vụn vặt, cảm tưởng như có thể vụt tắt bất cứ lúc nào. Ánh sáng ấy tượng trưng cho sự tẻ nhạt, buồn bã nơi phố huyện nghèo. Và nó ở gần, ngay trước mắt, như cái nghèo, cái khổ ở đây
Tác giả đã dùng thủ pháp tương phản
Tác dụng: làm nên vẻ đẹp lãng mạn, tinh tế cho văn bản, đồng thời nổi bật lên sự nghèo khó, vất vả, u uất của nơi phố huyện nghèo, tuy có ánh sáng nhưng lại vô cùng yếu ớt, luôn có khả năng tắt bất cứ lúc nào
b. Đời sống của những kiếp người nghèo khổ trong bóng tối:
- Những công việc hằng ngày lặp đi lặp lại:
+Chị Tí dọn hàng nước ra bán từ chập tối cho tới khuya , nhưng chỉ có lác đát vài lượt khách.
+Bác Siêu hàng phở hằng đêm ghánh phở đi bán khấp phố huyện . Nhưng đấy là một thức ăn quá xa xỉ đối với người trong chợ huyện, thế nên nó vũng ế ẩm không kém gí hàng nước của mẹ con chị Tý.
+Gia đình Xẩm “ngồi trên manh chiếu rách, cái thau sắt để trước mặt”, “Góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bật trong im lặng”
+ Liên, An trông coi cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu, xập xệ.
⇒ Những hành động quen thuộc, nhịp sống của người dân phố huyện cứ lập đi , lập lại một cách đơn diệu, tẻ nhạt và nhàm chán. Tuy thế người dân phố huyện vẫn mong chờ vào một thứ gì đó tươi sáng hơn cho sự sống nghèo khổ của họ bây giờ. Họ không bao giờ bỏ cuộc, họ vẫn hành động vẫn hi vọng vào một cuộc sống tốt hơn trong tương lai.
+Vẫn mơ ước: “chừng ấy người trong bóng tối đang mong đợi một cái gì tươi sáng cho cuộc sống nghèo khổ hàng ngày của họ”
⇒ Lời văn trầm buồn tha thiết thể hiện phần nào sự thương cảm của Thạch Lam đối với những mãnh đời bất hạnh, đồng thời nâng niu trân trọng những ước mơ giản đơn của họ
4. Hình ảnh chuyến tàu và tâm trạng chờ mong chuyến tàu đêm của Liên và An
*Cảnh đợi tàu:

-Hôm nào hai chị em Liên cũng cố thức cho đến khuya để được nhìn chuyến tàu đêm cuối cùng trong ngày đi qua.
- Dấu hiệu cho thấy đoàn tàu đến:
+Liên cũng trông thấy “ngọn lửa xanh biếc”
+Hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi.
- Khi tàu đến:
+Các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường.
+Những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng.
- Khi tàu đi vào đêm tối:
+Để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt.
+Chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre.
=>Chuyến tàu được miêu tả tỉ mỉ, theo trình tự thời gian, qua tâm trạng mong chờ của hai chị em và người dân nơi phố huyện.
⇒ Đoàn tàu xuất hiện mang lại sự sôi động và ánh sáng rực rỡ cho toàn phố huyện. Nó như đã xóa tan hoàn toàn sự tối tâm, u uất cho cả cảnh vật lẫn lòng người.
=>Nó đến thật nhanh và cũng đi thật nhanh để lại trong lòng của hai chị em và cả những người dân trong phố huyện nhiều sự u buồn, tiếc nuối và hụt hẵng.
*Ý nghĩa của đoàn tàu:
- Đoàn tàu có thể coi là hình ảnh nổi bật nhất, có chiều sâu nhất trong tác phẩm "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam
- Đoàn tàu xuất hiện không phải buổi sáng sớm tinh mơ hay lúc xế chiều hoàng hôn mà nó xuất hiện lúc đêm khuya, đó là hoạt động sống cuối cùng của phố huyện. Tàu đến, cả không gian như bừng tỉnh, thoát khỏi cái âm u, ảm đạm của cả ngày dài nhưng tàu cũng chỉ khuấy động bầu không khí hoang vắng của phố huyện lên một chút mà thôi. Sau khi đoàn tàu đi khỏi, cả phố huyện sẽ lại thu mình trong bóng tối.
- Đối với hai chị em Liên:là hình ảnh của Hà Nội( xa xâm, sáng rực , uyên náo và vui vẻ), của hạnh phúc, của những kí ức tuổi thơ êm đềm.
-Đối với tất cả người dân nơi phố huyện:Là biểu tượng của một thế giới thật đáng sống với sự giàu sang và rực rỡ ánh đèn. Nó đối lập hoàn toàn với cuộc sống mỗi mòn, nghèo nàn, tối tâm và quẩn quanh của những người dân nơi phố huyện.
Chúng cố đợi là để được hoà vào nhịp sống sôi động hiếm hoi đó. Nghĩa là từ sâu trong hồn hai đứa trẻ có một sự chối bỏ, không chịu thoả hiệp với cuộc sống tẻ ngắt ở chốn này. Nghĩa là chúng thèm sống biết bao ! Nếu còn một đoàn tàu khác, hẳn chúng cũng sẽ cố đợi chờ thôi.
- Đoàn tàu là niềm vui duy nhất trong ngày. Từ đầu đến cuối tác phẩm, ta nhận ra cuộc sống tẻ nhạt nơi phố huyện. Từng khung cảnh tàn cho đến những mảnh đời tàn. Tất cả tạo nên một không khí ngột ngạt, khó chịu.
- Đoàn tàu đến còn là cơ hội mưu sinh cho con người nơi đây. Đối với chị em Liên, hai đứa trẻ đợi tàu để có thể bán được chút ít đồ. Và hơn nữa, cũng là để nhìn cái phồn hoa, náo nhiệt khác biệt hẳn so với nơi đây. Đó chính là lí do hai chị em nhất định phải chờ tàu đi mới chịu dọn hàng. Với bé An, có thể nói, đoàn tàu đã thành một thứ đồ chơi. Chừng nào chưa được chơi cái trò nhìn đoàn tàu, chừng ấy chưa thể ngủ yên, chưa sống trọn vẹn một ngày.
- Không những thế, đoàn tàu còn là ánh sáng hi vọng, mang tới một thế giới khác. Nó hoàn toàn tương phản với phố huyện. Ánh sáng con tàu tượng trưng cho cả đoàn tàu hay chính là tượng trưng cho cả một thế giới khác "vui vẻ và huyên náo" hơn. Nó đối lập với cái u buồn, thinh lặng của không gian phố huyện. "Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua". Nơi phố huyện nghèo, mỗi tối chỉ có một vài ánh sáng nhỏ nhoi soi sáng, vì vậy, ánh sáng rực rỡ của đoàn tàu trở nên thật nổi bật. Ánh sáng đoàn tàu còn là niềm hi vọng, ước mơ, khát khao của những con người nơi đây về tương lai tốt đẹp hơn, không còn tẻ nhạt, u buồn nữa. Tuy nhiên, thứ ánh sáng ấy lại ở xa, vụt đến lại vụt đi
III – Ý nghĩa.
-Tác phẩm đã phần nào bọc lộ sự đồng cảm chân thành của tác giả đối với những kiếp sống mỗi mòn, quẩn quanh, và bế tắc nơi phố huyện nghèo nàn trước cách mạng. Đồng thời biểu lộ sự trân trọng , nâng niu với những ước muốn đổi đổi đời dù còn khá mơ hồ của họ.
-Khẳng định sức sống mãnh mẽ của những người dân lao động nghèo, dù cuộc sống hiện tại của họ vẫn còn đấy những khó khăn, thiếu thốn, thế nhưng họ vẫn giữ cho mình niềm tin, ước mơ và hi vọng vào một tương lai tươi sáng.
III- Nghệ thuật
-Cốt truyện đơn giản, nổi bật là những dòng tâm trạng chảy trôi, những cảm xúc cảm giác mong manh, mơ hồ trong tâm hồn nhân vật.
-Bút pháp tương phản đối lập.=> Làm nổi bật sự khác biệt giữa cuộc sống giàu có , xa hoa trên tuyến tàu đêm với cuộc sống túng cùng, tối tâm nơi phố huyện.
- Ngôn ngữ hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng
- Miêu tả sinh động những biến đổi tinh tế của cảnh vật cũng như của tâm trạng con người.
- Giọng điệu trầm buồn, mang đậm chất chữ tình.
- Hai yếu tố hiện thực và lãng mạng được đan cài và xen kẽ nhau, giúp tạo ra cho người đọc một mạch cảm xúc nối tiếp, liên hồi ,vừa mới mẻ vừa sâu sắt, và thấm đượm tính nhân văn.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Thạch Lam
+ Thạch Lam là nhà văn với sự tinh tế trong cách miêu tả và khắc họa hình ảnh nhân vật, miêu tả nội nhân vật đặc sắc
+ Tâm lý nhân vật được thể hiện qua từng chi tiết, diễn biến và cách khắc họa chi tiết ấy
+ Tâm lý nhân vật in sâu trong lòng người đọc thông qua biểu hiện tâm lý trong mọi hoàn cảnh
+ Nhân vật của Thạch Lam ít nói nhưng suy tư nhiều, mang đến vẻ đẹp của tình người
 

Bùi Nhi

Cựu TMod Văn
Thành viên
17 Tháng tám 2021
466
508
86
17
Cà Mau
Trung học phổ thông Nguyễn Văn Nguyễn
Hạnh phúc của một tang gia
-Vũ Trọng Phụng-




I – Tìm hiểu chung.
1 - Tác giả

-Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939), sinh ra tại Hà Nội trong một gia đình nghèo khó. Cha ông mất sớm vì bệnh lao và chính ông cũng ra đi vì cân bệnh ấy. Do hoàn cảnh gia đình, ông phải nghỉ học để đi làm kiếm sống. Sau khi mất việc ông chuyển sang kiếm sống bằng nghề viết báo và viết văn chuyên nghiệp.
- Tuy thời gian cầm bút chỉ võn vẹn 8 năm , thế nhưng sức sáng tạo của Vũ Trọng Phụng là vô cùng lớn. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi ấy, ông đã cho ra đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ, với nhiều thể loại khác nhau nhưng tiêu biểu hơn cả vẫn là phóng sự và tiểu thuyết. Đặc biệt Vũ Trọng Phụng còn được mệnh danh là “ ông vua phóng sự đất Bắc”
- Ông được xem là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc nhất trước cách mạng, với cái nhìn sắc sảo, sức phê phán mạnh mẽ đối với cái xã hội đen tối, thối nát đương thời.
2- Tác phẩm
* Hoàn cảnh sáng tác
: ra đời năm 1936 – năm đầu của Mật trận dân chủ Đông Dương. Xã hội Việt Nam bắt đầu bị văn hóa phương Tây xâm nhập, từ đó giai cấp tư sản thành thị bắt đầu chạy theo lỗi sống tân thời đầy sự nhố nhăn, đồi bại.
* Tiểu thuyết "Số đỏ" đăng báo năm 1936, được xếp vào hàng những tác phẩm xuất sắc nhất của văn xuôi Việt Nam từ khi có chữ quốc ngữ
- Đoạn trích "Hạnh phúc của một tang gia" thuộc chương XV của tác phẩm "Số Đỏ", tiêu đề đầy đủ của chương là "Hạnh phúc của một tang gia - Văn Minh nữa cũng nói vào - Một đám ma gương mẫu".
* Nhan đề đoạn trích
- “Tang gia” mà lại “hạnh phúc”, nhà có người mất mà lại sung sướng, vui mừng . => Một điều tưởng chừng vô lý nhưng thật sự đã xảy ra.
=> Đấy là niềm hạnh phúc của một gia đình vô phước, bất hạnh, là nổi vui mừng của lũ con cháu đại bất hiếu.
=> Nhan đề vừa gây hứng thú cho người đọc vừa phản ánh đúng một sự thật mỉa mai, hài hước và tàn nhẫn.
*Tóm tắt :Ba ngày sau, cụ cổ Tổ hơn 80 tuổi chết thật. Cụ cổ Hồng, vợ chồng Văn Minh, ông phán mọc sừng, cậu tú Tân, cô Tuyết... Đám con cháu vô cùng sung sướng, tưng bừng vui vẻ đi đưa giấy cáo phó, nóng lòng chờ phát phục. Bảy giờ sáng hôm sau thì cất đám. Có 2 tên cảnh sát Min Đơ, Min Toa được thuê để giữ trật tự. Tuyết mặc bộ đồ “ngây thơ đi mới trầu, cô định nhân cơ hội hiếm có này để giả vờ thể hiện mình là ngườu con gái ngoan hiền , thùy mị. Đám ma theo cả lối Ta, Tàu, Tây. Cổ kiểu bát cống, có lợn quay đi lọng, có đến ba trăm câu đối, vải ba trăm người đi đưa. Có lốc bốc xoảng, bu dịch và vòng hoa. Khi đám ma đi được 4 phố thì bỗng có 6 chiếc xe, trên có sự chùa Bà Banh, xe nào cũng che 2 lọng xuất hiện. Hai vòng hoa đỗ sộ, một của bảo Gõ Mõ, một của Xuân len vào hàng đầu. Cậu từ Tân vội bấm máy để khoe khéo cái máy ảnh mới mua. Cụ bà chạy lên, sung sướng vì ông đốc tờ Xuân đã không giận mà lại giúp đáp phúng viếng đến thế, và đám ma như kể đã là danh giá nhất tất cả. Bọn quan khách thửcười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau,... Lúc hạ huyệt, cậu tủ Tẫn bắt bẻ từngngười một để chụp ảnh. Ông phán mọc sừng, khóc to "Hứt. Hiet! Hirt!" bí mật dúi vào tay Xuân tóc đỏ cái giấy bạc năm đồng gấp tư... Nó nắm tay cho khỏi có người nom thấy. Quang cảnh một đám tang nháo nhào, náo nhiệt chẳng có tí nào gọi là thương đau.
*Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật: Bằng nghệ thuật trào phúng sắc bén, Vũ Trọng Phụng đã phơi bày những trò nhố nhăng, phi đạo đức của một bộ phận tư sản thành thị luôn nấp mình dưới đế giầy của bọn thực dân xâm lược.
II – Phân tích tác phẩm.
1-Niềm vui, niềm hạnh phúc của các thành viên trong và ngoài gia đình trước sự ra đi của cụ cố Tổ.
a/ Niềm hạnh phúc của những người trong gia đình cụ cố Hồng
.
-Cả gia đình tràn ngập trong niềm vui, sự mong chờ và hạnh phúc bởi lẽ khi cụ cố tổ mất thì cũng là lúc cái chúc thư đi vào thời kì thực hành chứ không còn lí thuyết viễn vông trên giấy tờ nữa.
*Niềm vui của từng thành viên trong gia đình:
- Cố Hồng con trai trưởng “ chí hiếu” của cụ cố Tổ:
+ Vui mừng vì sấp được diễn cái trò già yếu trước mặt mọi người.
+ Dẫu chỉ mới độ 50 tuổi nhưng lâu nay ông ta luôn ước mong được gọi là cụ cố , nên nay sung sướng ngất ngay vì nhờ cái chết của cha mà mình, nhờ cái đám tang kia mà ông mới cia cơ hội mặc lên người cái áo xô gai, lụ khụ ho khạc mếu máo để người ta nghĩ “úi kìa con giai nhớn đã già thế kia kìa”.
⇒ Cái chết của cụ cố Tổ chính là dịp để đứa con trai khoe khoang sự giàu có và phô trương lòng hiếu thuận của mình, nhưng thật chất hắn chỉ là một con người háo danh bề ngoài, không hề tiếc thương gì trước cái chết của chính người sinh ra mình.
- Ông Văn Minh: cháu đích tôn của cụ cố Tổ thì vui sướng vô cùng vì cái chúc thư kia bây giờ đã đi vào thời kì thực hành chứ không còn trên lý thuyết viễn vông nữa. Và đồng thời đây cũng chính cơ hội để ông được dịp lăng xê những mốt trang phục mới lạ và tạo bạo nhất của của hàng mình.
⇒ Người cháu bất hiếu, đầy dã tâm.
- Bà Văn Minh: mừng rỡ vì được lăng xê những mốt y phục tân thời táo bạo nhất của tiệm may Âu hóa.
⇒ Người cháu dâu thực dụng, thiếu tình người. Chỉ biết lợi dụng cái chết của cụ cố Tổ để quảng bá cho tiệm may và chưng diện cho bản thân.
- Cô Tuyết: Được dịp mặc bộ y phục “ngây thơ” để chứng tỏ mình hãy còn trinh tiết. Cô như chẳng chút mẩy may, đau buồn trước sự ra đi của người cha quá cố, nhưng lại đau khổ như kim châm vào lòng khi không thấy Xuân tóc đỏ đâu với khuôn mặt “buồn lãng mạn”.
⇒ Người con gái hư hỏng, lẳng lơ và bất hiếu.
- Cậu Tú Tân: sướng điên người lên vì được dịp sử dụng cái máy ảnh đã lâu không có dịp dùng đến
⇒ Là một con người vô tâm,kém hiểu biết, cậu ta xem cái chết của cụ Tổ như một cơ hội để phô bày, khoe khoang và thử nghiệm đồ dùng.
- Ông Phán: Sung sướng vì không ngờ rằng cái sừng trên đầu mình lại có giá trị đến thế, bởi nó giúp ông có thêm hẵng mấy nghìn đồng..
⇒ Là một người đàn ông nhu nhược, không có liêm sĩ và cũng chả có lòng tự trọng. Luôn nghĩ tới những thứ lợi ích cỏn con, nhỏ nhạch.
b- Niềm hạnh phúc của người ngoài gia đình.
- Xuân tóc đỏ: Hạnh phúc đặc biệt vì nhờ hắn mà cụ Tổ chết, danh giá uy tín lại càng cao hơn, đây cũng là dịp để hắn đánh bóng cái danh hiệu tri thức giả mạo của mình.
+ Cảnh sát Min Đơ và Min Toa: đang lúc buồn rầu vì thất nghiệp … thì vui sướng vô cùng khi được thêu giữ trật tự cho đám tang.
+ Bạn bè cụ cố Hồng: Được dịp khoe huân chương, huy chương, nào là Bắc Đẩu bội tinh, Cao Miên bội tinh...và râu ria các loại” hoặc dài , hoặc ngắn, hoặc đen hoặc hung”, “ cảm động “ khi thấy làn da trắng thập thò trên cánh tay và ngực của Tuyết
=> Những kẻ đó vừa háo danh, vừa háo sắc, họ chỉ giả vờ đến chia buồn chứ thật chất để khoe khoang, cả tac phong lẫn lời nói không hề có vẻ gì là buồn bã.
+ Hàng phố: đám ma đi đến đâu huyên náo đến đấy, cả phố nhốn nháo khoe đám ma to, thiên hạ chỉ chú ý vào những kiểu quần áo tang, đến sự xa hoa của tang lễ chứ chẳng ai tỏ vẻ xót thương cho sự ra đi của cụ cố Tổ.
+Đám “ giai thanh gái lịch” : là dịp để họ bình phẩm, chê bai, ghen tuông, hẹn hò với nhau.
+ Sư cụ tâng phú: “ sung sướng và vênh váo” vì tin rằng sẽ có người nhận ra rằng mình đã đánh dỗ được hội phật giáo.
+ Ông TYPN : chờ các sáng chế của mình được sớm ngày ra mắt công chúng.
⇒ Bức tranh trào phúng sắc xảo, mang đậm tính hài hước. Tố cáo sâu cay và chân thực sự thối nát, vô nhân đạo của xã hội tư bản thành thị Việt Nam lúc bấy giờ.
=> Đám con cháu đại bất hiếu, không một chút đau xót trước sự ra đi của người thân ngược lại còn cảm thấy vui mừng và hạnh phúc . Bấy nhiêu đó thôi cũng đã cho ta thấy sự đồi bại về nhân cách và suy tàn về đạo đức con người trong cái giai đoạn được gọi là “Tây hóa”
-> Vạch trần bản chất giả dối và sự lố lăng, đồi bại của tầng lớp thượng lưu thành thị Việt Nam trước cách mạng.
2- Cảnh đám tang
- Cách tổ chức: theo lối ta, Tây, Tàu kết hợp =>Nhằm để khoe khoang sự giàu có.
- Cảnh đám ma đi trên đường: Chậm chạp, nhốn nháo như hội rước.
- Người đưa tang: đủ mọi thể loại, từ già đến trẻ, từ cảnh sát đến nhà sư, từ thằng manh giả hiệu nhà cải cách, đốc tờ đến nhà thiết kế thời trang... thế nhưng họ đi theo chỉ như góp vui cho buổi tang khi chỉ bàn tán, nói cười rơm rả.
- Cảnh hạ huyệt:
+ Mở đầu: cậu tú Tân thì dàn dựng việc chụp hình một cách giả dối và vô văn hóa.
+ Tiếp theo: Ông Phán thì diễn cảnh khóc thương bi thảm..thế nhưng lại tranh thủ nhét tờ tiền vào tay Xuân tóc đỏ.
+ Cụ cố Hồng thì giả vờ mếu máo, ho khan để gây sự chú ý.
⇒ Đó là một màn tấn đại hài kịch thể hiện sự lố lăng, đồi bại, bất hiếu, bất nghĩa của xã hội thượng lưu trước 1945.
_Tình huống trào phúng đặc sắc
Được hình thành từ những mâu thuẫn trái tự nhiên do chính các nhân vật của màn bi hài kịch này gây ra
- Nhan đề: nhan đề của chương truyện là "Hạnh phúc của một tang gia": tang gia bao giờ cũng gắn liền với sự mất mát, đau thương, sầu não nhưng tang gia ở đây lại đi với hai chữ "hạnh phúc". Chương truyện đã cho ta thấy rõ một cảnh tượng ngược đời đúng như cái nhan đề ấy.
- Sau tiêu đề, mâu thuẫn trào phúng đã được nhà văn miêu tả cụ thể, sinh động, sắc sảo trong diễn biến đám tang. Đó là mâu thuẫn giữa bất hạnh và hạnh phúc, giữa đau khổ và sung sướng, giữa trang nghiêm và sự bát nháo, lố lăng.
+ Cái chết của cụ tổ không làm con cháu buồn khổ theo lẽ thường mà trái lại đó là cái chết được đợi chờ, khao khát từ lâu. Để có được cái chết mà gia đình hằng mong ước bấy lâu, ông cháu rể phải dùng khổ nhục kế một cách hào hứng, bỏ tiền ra thuê thằng Xuân tóc đỏ tố cáo việc ông ta mọc sừng khiến cụ tổ uất lên mà chết. Từ "thật" trong câu "ông cụ già chết thật" như một tiếng reo hò vui tươi, một tiếng thở phào sung sướng, nhẹ nhõm sau bao ngày mong chờ, phấp phỏng.
+ "Hạnh phúc" do cái chết của cụ tổ đem đến cho con cháu đã được miêu tả rất sinh động. Đó là thứ hạnh phúc tột bậc, tràn trề và không thể kiềm chế dành cho tất cả mọi người, từ trong tới ngoài tang gia. Những từ "hạnh phúc", "sung sướng", "vui vẻ" được lặp đi lặp lại suốt trong đoạn trích càng khẳng định niềm hạnh phúc.
+ Đoạn văn đã dựng lại sinh động cảnh tang gia bối rối với tất cả những băn khoăn, lo lắng, bận rộn,.... Nhưng nguyên nhân của chúng lại là việc tổ chức sao cho to tát, linh đình, long trọng một "ngày vui" để đem lại lợi ích, danh giá cho người còn sống chứ tuyệt nhiên không phải vì sự ra đi của người đã khuất.
+ Không hề có không khí trang nghiêm, thành kính cần có mà chỉ có sự lố bịch, kệch cỡm và giả dối tột cùng của đám tang
- Trạng thái tâm lí tương phản trước và sau khi phát phục
+"Với một bầy con cháu chỉ nóng ruột muốn chôn cái xác chết của cụ tổ" thì việc chậm trễ của lễ tang bị coi là điều đáng chỉ trích, phê phán. Tất cả sự bất bình ấy đều xuất phát từ nguyên nhân: mong muốn riêng tư của họ bị trì hoãn vì chưa có lệnh phát phục
+ Nếu với đám tang bình thường, lệnh phát phục là giây phút thiêng liêng, đau buồn nhất của tử biệt sinh li thì ở đây đó lại là giây phút sung sướng, hạnh phúc hằng ao ước vì có vậy thì mới làm thoả được sự chờ đợi của những người ở đó
- Mâu thuẫn giữa hình thức và nội dung trong đám tang: Bên ngoài là hình thức của một tang gia chí tình chí hiếu, lo tổ chức một đám ma to tát nhưng đằng sau những khuôn mặt đau buồn, giọt nước mắt đau khổ là sự sung sướng tột cùng, phấn khích vì lợi ích mà đám ma mang lại.
=> Lên án một xã hội nhố nhăng, giả tạo và vô nhân tính, trong xã hội ấy những kẻ lộc lừa, bất tài như Xuân tóc đỏ lại có thể được tuân hô như một người tri thức thông thái, những thứ hư danh, vật chất phù phiếm lại quan trọng hơn cả tình cảm con người.
III. Giá trị nghệ thuật
- Xây dựng trào phúng tình huống độc đáo
- Phát hiện những chi tiết đối lập gây gắt cùng tồn tại trong một con người, sự vật, sự việc.
- Thủ pháp cường điệu, nói ngược, nói mỉa,… được sử dụng một cách linh hoạt.
- Miêu tả biến hóa, linh hoạt và sắc sảo đến từng chi tiết.
- Bút pháp trào phúng sắc xảo và thâm thúy.
 
Last edited by a moderator:

Bùi Nhi

Cựu TMod Văn
Thành viên
17 Tháng tám 2021
466
508
86
17
Cà Mau
Trung học phổ thông Nguyễn Văn Nguyễn
Chí Phèo
- Nam Cao –
I- Tìm hiểu chung
1-Tác giả.
*Cuộc đời:

- Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri (1917 – 1951), quê ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân ( nay thuộc xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân), tỉnh Hà Nam. Ông xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo.
- Từ năm 1943 ông tham gia Hội văn hóa cứu quốc. Năm 1951, Nam Cao hi sinh trên đường đi công tác. Năm 1996, ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
*Con người:
- Là người có đời sống nội tâm phong phú và sâu sắc.
- Là người trí thức trung thực luôn nghiêm khắc đấu tranh với chính mình để thoát khỏi lối sống tầm thường, nhỏ nhen và bế tắc hiện tại.
- Là nhà văn có tấm lòng đôn hậu , gắn bó sâu nặng với quê hương và những người nông dân nghèo khổ
* Quan điểm nghệ thuật.
- Sáng tác của Nam Cao tuân theo quan điểm "nghệ thuật vị nhân sinh", văn học phải vì con người mà khai sinh, do con người mà phát triển, nhờ con người mà tồn tại và thiết yếu nó phải mang đến một giá trị nhất định nào đó cho người đọc.
- Đồng thời ông cũng lên án thứ văn chương phi thực tế, thứ nghệ thuật vị nghệ thuật bởi ông quan niệm rằng nghệ thuật không cần và cũng không nên là ánh trăng lừa dối.
=> Chính vì thế mà Nam Cao được xem là một trong những nhà văn hiện thực nhân đạo hàng đầu của nền văn học hiện đại Việt Nam trong giai đoạn cả trước và sau cách mạng tháng Tám.
- Các đề tài chính:
+ Trước cách mạng tháng Tám Nam Cao tập trung vào hai đề tài chính là : người tri thức nghèo và người nông dân nghèo.
+ Trong giai đoạn cách mạng thì ông đã dùng ngòi bút của mình phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Pháp( Nhật kí ở rừng)
2- Tác phẩm.
*Hoàn cảnh sáng tác
: Xuất bản lần đầu vào năm 1941. Tác giả đã dựa vào “ người thật , việc thật” tại làng Đại Hoàng, sau đó hư cấu thêm để tạo ra tác phẩm.
*Nhan đề: Lúc đầu có tên là” Cái lò gạch cũ” sau đó nhà xuất bản tự ý đổi tên thành” Đôi lứa xứng đôi” nhằm gây hiệu ứng cho đọc giả, cuối cùng sau khi in lại tác giả đã quyết định đổi tên thành “ Chí Phèo”.
* Tóm tắt tác phẩm:Tác phẩm kể về nhân vật cùng tên Chí Phèo – một đứa trẻ mồ côi bị bà rơi trong một cái lò gạch cũ. Hắn được người làng chuyền tay nhau nuôi. Lớn lên, Chí Phèo phải đi ở cho hết nhà này đến nhà nọ và làm canh điền cho lí Kiến. Nhưng vì thói ghen tuông vô tội vạ của mình mà Bá Kiến đã nhẫn tâm đẩy Chí Phèo vào tù. Bảy năm sau Chí Phèo trở về làng trong một bộ dạng khác hẳn. Hắn bị Bá Kiến lợi dụng và biến thành tay sai. Hắn trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, chuyên giở trò rạch mặt ăn vạ và gây ra biết bao nhiêu là tai họa cho người trong làng. Cuộc gặp gỡ với Thị Nở đã làm Chí Phèo hồi sinh, hắn khao khát được làm lại từ đầu, được sống một cách thiện lương .Nhưng bà cô Thị Nở và cái xã hội đương thời đã hoàn toàn chặn đức con đường trở về làm người lương thiện của Chí. Tuyệt vọng, hắn tìm giết Bá Kiến và sau đó tự sát. Nghe tin Chí Phèo chết, Thị Nở nhìn xuống bụng và thầm nghĩ đến một cái lò gạch bị bỏ không, xa đường cái và vắng người qua lại.
3- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật.
- "Chí Phèo" là một kiệt tác của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Qua truyện ngắn Nam Cao đã khái quát phần nào thực trạng của xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám ,một bộ phận nông dân lao động lương thiện đã bị chính những thế lực tàn bạo , xấu xa đã bị chính cái xã hội độc ác vô nhân đạo kia đẩy vào con đường tha hoá, bị chèn ép mức mất đi nhân dạng lẫn tính người.
=>Giá trị nội dung : Nhà văn đã kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo, cùng những thế lực độc tài vô nhân tính đã chà đạp, dụng lợi những người nông dân thiện lương, nghèo khổ, đồng thời ông còn khẳng định bản chất lương thiện của họ, ngay cả khi họ đã bị vùi dập đến mất cả nhân hình lẫn nhân tính.
-Chí Phèo là một tác phẩm có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ.
II – Phân tích chi tiết tác phẩm.
1-Làng Vũ Đại

- Đây có thể được xem là không gian nghệ thuật của cả tác phẩm. Bởi lẽ nó là nơi đã chứng kiến toàn bộ chuỗi bi kịch của nhân vật Chí Phèo. Là thế giới thu nhỏ của một xã hội tồi tàn và mục nát, một xã hội chỉ toàn sự dối trá, lộc lừa và tàn bạo.
+ Mâu thuẫn giai cấp gay gắt, âm thầm mà quyết liệt, giữa những người nông dân thiện lương nghèo khổ với bọn địa chủ gian trá, xấu xa => Một làng quê tưởng chừng như bình yên, hạnh phúc nhưng thực chất lại chứa đựng đầy rẫy những uẩn khuất, mưu mô cùng với đó là những tiếng oán than, trách mắng của những phận người hèn mọn luôn phải chịu biết bao sự chà đạp và bất công.
- Đời sống của người nông dân vô cùng khổ cực bị đẩy vào đường cùng không lối thoát.
⇒ Không gian nghệ thuật chính cơ sở quan trọng giúp đi sâu vào việc khai thác hình tượng nhân vật, đồng thời thấy được giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm
2- Hình tượng nhân vật thị Nở và Bá Kiến
*Nhân vật Thị Nở

Miêu tả khách quan, trần trụi: một người “ngẩn ngơ như những người đần trong cổ tích và xấu ma chê quỷ hờn”
+ Ngẩn ngơ: hành động theo bản năng
+ Xấu ma chê quỷ hờn: từng đường nét trên khuôn mặt không giống với những gì nên có trên khuôn mặt con người
+ Đã vậy, Thị còn nghèo và nhà có mả hủi
⇒Thị khó có được hạnh phúc bởi một con người mang trên mình toàn những điều bất hạnh . Nhưng đâu đó trong cô là một tấm lòng đôn hậu và đầy tình yêu thương
*Nhân vật Bá Kiến ( nguyên do của mọi bi kịch)
- Tiếng cười Tào Tháo, mềm nắn rắn buông, dùng đầu bò trị đầu bò… ⇒ Xảo quyệt, gian hùng, thủ đoạn
- Nhân cách ti tiện bỉ ổi, vừa xảo trá độc ác lại mưu mô thâm độc. Chính hắn đã trực tiếp gây ra biết bao nhiêu là lầm than cho cả làng Vũ Đại, là bàn tay đã trực tiếp đẫy Chí Phèo vào vũng lầy tha hóa.
⇒ Điển hình cho loại địa chủ cường hào ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng
2- Hình tượng nhân vật Chí Phèo.
* Sự xuất hiện độc đáo của nhân vật Chí Phèo
:
- Nam Cao mở đầu truyện bằng hình ảnh Chí Phèo vừa đi, vừa chửi.
- Nội dung tiếng chửi: chửi trời, chửi đất chửi cha, chửi mẹ, chửi cả cái làng Vũ Đại.
- Chi tiết Chí chửi bới cả làng, cả ngày nhưng chẳng ai thèm đếm xỉa, quan tâm hay chửi lại. Từ đó, cho thấy hắn ta dường như là một kẻ vô hình trong mắt cả dân làng Vũ Đại. Trong mắt mọi người hắn dường như chẳng có gì đáng để quan tâm, đáng để đáp lại cả ; sự tồn tại của Chí Phèo bây giờ chẳng khác nào là một sự thừa thãi và chướng mắt =>Một con người nhưng không có giá trị của một con người.
- Ý nghĩa của tiếng chửi:
+ Thể hiện sự tha hóa của Chí Phèo.
+ Thể hiện sự cô độc, khao khát được chú ý được quan tâm, được giao tiếp với mọi người xung quanh.=> Dù đó có là lời chửi bới, hay trách móc, sỉ nhục đi chăng thì đối với Chí nó vẫn tốt hơn nhiều so với việc bị người khác xem như kẻ vô hình.
+ Tâm trạng uất hận, căm phẩn.
+ Sự thấu hiểu, cảm thông của nhà văn với hoàn cảnh nhân vật.
*Xuất thân và hoàn cảnh sống trước khi vào tù.
- Chí Phèo từ khi mới sinh ra đã bị chính cha mẹ ruột của mình bỏ lại nơi cái lò gạch cũ. Sau khi được một anh thả ống lươn lượm về, Chí được người làng truyền tay nhau nuôi lớn.
- Lớn lên Chí trở thành một anh canh điền khỏe mạnh, cần cù và nổi tiếng là hiền như đất.
- Nhân cách:
+ Có lòng tự trọng: cảm thấy nhục nhã khi phải xoa bóp cho vợ của Bá Kiến.
+ Có ước mơ chính đáng về một cuộc sống bình yên, hạnh phúc.
= > Là một người nông dân lương thiện, có nhân cách đáng quý nhưng số phận lại vô cùng đáng thương và bi thảm
*Sau khi vào tù.
- Lý do vào tù : Do ghen tuông nên Bá Kiến nhẫn tâm đẩy Chí vào tù, dù Chí hoàn toàn vô tội.
- Trong tù: Sự tàn ác của Bá Kiến cùng sự tiếp tay của nhà tù phong kiến đã thành công tha hóa Chí Phèo về cả nhân hình lẫn nhân tính.
+ Trong tù Chí không ngừng bị hành hạ, đánh đập đến thừa sống thiếu chết. => Sự phẩn nộ, oan ức cùng sự đau khổ, căm hận tột cùng khi bị tra tấn đã khiến tâm tình, suy nghĩ và thái độ của Chí thay đổi từng ngày theo chiều hướng vô cùng tiêu cực.
=>Sự tàn bạo của nhà tù phong kiến thực dân, sự vô nhân tính, bất lương của những kẻ quyền thế, luôn cho mình cái quyền chà đạp, điều khiển số phận con người... đã trực tiếp biến một người nông dân thật thà lương thiện thành một con quỷ dữ, hung tàn và ngang ngược.
* Từ khi ra tù đến trước khi gặp thị Nở.
- Chính vào lúc được giải thoát khỏi nơi tù đày đầy tâm tối thì cũng chính là lúc Chí Phèo đã hoàn toàn trở thành một con người khác, trở thành chính kiểu người mà hắn từng khinh thường và chán ghét.
- Hậu quả: nhân cách trở nên méo mó, quái dị và biệt lập. Hắn cứ triền miên trong cơn say xỉn, trong tiếng chửi rủa thất thanh , trong sự uất ức và oán hận . Thay đổi hoàn toàn về nhân hình lẫn nhân tính.
+ Hình dạng: biến đổi thành con quỷ dữ, người ngợm lếch nhếch, trông như thằng săng đá, cái đầu trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn....nhìn thật quái dị và hung bạo. Gương mặt Chí đầy những vết sẹo tự rạch để ăn vạ.
+ Nhân tính : Trở thành một kẻ liều mạng, tàn ác và ngang ngược. Hắn hết chửi bới rồi lại đập phá và thậm chí là chém giết....Chí trở thành một con quỷ dữ hung hăng trong mắt của cả dân làng Vũ Đại.
- Một lần nữa bị Bá Kiến lợi dụng và biến thành tay sai của hắn.
⇒ Chí triền miên, lẫn quẫn trong những cơn say khướt, biến mình thành một kẻ mù quáng, ngang tàng, trực tiếp gây ra biết bao tai họa cho những người vô tội.
=> Chí hoàn toàn bị khai trừ ra khỏi cộng đồng xã hội.
*Sau khi gặp thị Nở.
- Tình huống gặp gỡ: Chẳng giống những lần đầu gặp gỡ lãng mạn, như trong ca dao hay tiểu thuyết, lần gặp đầu tiên của Thị Nở và Chí Phèo lại đến theo một cách ngớ ngẩn và buồn cười. Một người đi gánh nước mệt quá nên ngủ quên, một người lại rượu chè quá chén sau đó ngã ngủ giữa đường.
- Sau trận say tối hôm gặp Thị, Chí Phèo ốm nặng, và đây là lần đầu tiên sau khi ra khỏi tù hắn cảm thấy mình tỉnh táo. Chính sự tỉnh táo đó đã gây ra những thay đổi nhất định về tâm lý của Chí Phèo :
+ Nhận ra dấu hiệu hiện hữu của cuộc sống : “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá ! Có cả tiếng nói cười của những người đi chợ” -> Thế nhưng lòng hắn lại cảm thấy đơn độc và đượm buồn.
+ Hồi tưởng lại quá khứ của mình : Hình như cũng có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cày thuê cuốc mướn vợ dệt vải....sống một cuộc đời êm đềm , hạnh phúc
+ Hắn nhớ mình trong quá khứ, trong lúc hắn vẫn còn là một chàng canh điền lương thiện, hiền lành và dễ mến.
+ Chí bắt đầu có ý thức về tình trạng hiện tại của bản thân, hắn thấy mình đã già rồi mà vẫn còn cô độc, và bắt đầu sợ hãi sự cô đơn sẽ lôi trong những năm tháng cuối đời.
+ Chí khao khát và mong muốn được làm hòa với dân làng, được hòa nhập lại với đời sống của cộng đồng. Bởi Chí đã ngán ngẫm và sợ hãi sự đơn độc và cách biệt.
-Khi đón nhận bát cháo hành
+ Hoàn cảnh : đang trong lúc hắn tưởng mình đã bị cả xã hội ruồng bỏ và cô lập, thì chính sự xuất hiện của thị Nở đã chớm lên cho hắn một niềm tin, một niềm hạnh phúc tuy đơn sơ bé nhỏ nhưng đối với Chí bây giờ là cả một gia tài.
+ Diễn biến tâm trạng khi nhận được bác cháo từ thị Nở:"Hắn ngạc nhiên cảm động, mắt như ươn ướt" vừa vui vừa buồn vừa ăn năn hối hận
=> Nhờ thị Nở mà Chí Phèo lại thèm muốn được lương thiện, được làm lại cuộc đời. Chí hi vọng rằng Thị Nở sẽ là cầu nối giúp Chí trở lại cái xã hội bằng phẳng và lương thiện.
=> Hình ảnh bát cháo hành là hình ảnh độc đáo, chân thật và giàu ý nghĩa: lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng Chí được ăn trong tình yêu thương và hạnh phúc.
- Bi kịch bị cự tuyệt : hạnh phúc vừa chớm nở chưa được bao lâu, niềm tin yêu vừa mới xuất hiện và cứu lấy tâm hồn của con người bần cùng ấy thì bi kịch lại một lần nữa ập tới . Khi hắn bị chính thị Nở - Cầu nối và là niềm tin, động lực duy nhất để Chí sống và làm lại cuộc đời
- Nguyên nhân: do bà cô Thị Nở không cho Thị lấy Chí Phèo → định kiến của xã hội .
- Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo:
+ Lúc đầu: Chí ngạc nhiên trước thái độ của Thị Nở
=>Lúc này Chí Phèo thật sự đã chẳng còn gì cả, hắn thất vọng chán nãn thù hận và bất mãn vô cùng. Bất mãn trước số phận, trước cuộc đời , trước sự đê hèn của chính bản thân, với sự mưu mô và thâm độc của bọn độc tài phon kiến. Và rồi ai cho hắn thiện lương đây, ai cho hắn sống một cuộc đời bình yên như hắn từng mong ước.
+ Trước sự bế tắc và cùng cực, Chí quyết định giết Bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời mình.
⇒ Cái chết của Chí Phèo là cái chết của con người trong bi kịch đau đớn trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống làm người.
* Chi tiết Cái lò gạch cũ: xuất hiện hai lần trong tác phẩm: là nơi Chí bị bỏ rơi ( đầu tác phẩm) và lúc Chí mất Thị Nỡ nhìn vào bụng bầu và nghĩ về cái lò gạch cũ.
+ Lại là một vòng tròn lẫn quẩn không lối thoát, lại một Chí Phèo con ra đời, sẽ lại tiếp bị đọa đầy và tha hóa, lại tiếp tùng chịu sự áp bức tàn nhẫn của xã hội phong kiến đương thời hay sẽ vùng lên và đổi khác..điều ấy không ai biết và ngay cả tác giả cũng chẳng biết. Chúng ta chỉ biết rằng những phận người như Chí Phèo vẫn còn đấy , vẫn phải từng ngày gòng mình ghánh chịu sự áp bức đọa đầy của tầng lớp thống trị bất nhân
4 Đặc sắc nghệ thuật
- Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo.
- Ngôn ngữ giản dị, diễn đạt độc đáo.
- Kết cấu truyện mới mẻ, tưởng như tự do nhưng lại rất chặt chẽ, lôgic.
- Cốt truyện và các tình tiết hấp dẫn, biến hóa giàu kịch tính.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom