vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

A

amaranth

Nguyễn Ái Quốc cũng khâm phục cái "ngẩng đầu" của Phan Sào Nam, nhưng Người chọn con đường khác, ra khỏi nhà, đi tìm cột, kèo, đinh, ốc... đi gọi bạn bè giúp sức rồi mới quay về dỡ mái nâng lầu. Kẻ thức thời mới là quân tử. :)
Tiện đây lại xin nêu ra một câu kết luận sau khi đọc sơ sơ qua sử Chiến Quốc... "Chết vì tổ quốc, ai làm cũng được; Sống vì tổ quốc, mới cần đến anh tài!"
 
1

153

neu_em_khong_phai_giac_mo said:
amaranth said:
Có thế mà cũng hỏi tới nói lui cho dài dòng.
Bệnh của Đan Thiềm là bệnh si mê cái đẹp, không tiếc hy sinh thân mình vì nghệ thuật. Vì thế mà Đan Thiềm đã quý mến và thần tượng Vũ Như Tô.
Tác giả cũng vậy, cũng si mê cái đẹp, cũng sẵn sàng hy sinh vì nghệ thuật, vì thế mà ông "cầm búτ, viết ra vở kịch này, cũng vì quý mến và thần tượng Vũ Như Tô.
Cũng không hẳn như Am nói. Bệnh Đan Thiềm được nhắc đến ở đây không chỉ là bệnh si mê cái đẹp mà chính xác hơn nó là bệnh "Khao khát và quý giá chỉ một cái đẹp siêu đẳng". Đây là điểm chung gặp gỡ lớn nhất của Như Tô và Đan Thiềm mặc dù tên gọi của nó chỉ "vinh dự" dành cho nàng cung nữ. Mình rất đồng tình với những điều nutac đã phân tích ở trên. Riêng về ý cuối cùng mà bạn hỏi: "cầm bút chẳng qua là đồng bệnh với Đan Thiềm" thì theo mình nên đặt vở kịch vào bối cảnh lịch sử cũng như những đặc trưng của thể loại để lí giải. Vũ Như Tô là một vở kịch lịch sử (lấy đề tài lịch sử) - một vở bi kịch mà khi kết thúc, trên sàn diễn sân khấu, các nhân vật chính đều nhận cái chết thảm khốc, cái đẹp bị hủy hoại. Với sự nhạy cảm và tấm lòng "biệt nhỡn liên tài", cảm thông và thấu hiểu cho khát vọng sáng tạo cống hiến, khao khát hướng về cái đẹp tuyệt đối của người nghệ sĩ, trí thức, tác giả đã xây dựng cặp nhân vật Như Tô - Đan Thiềm tiêu biểu cho những phẩm chất ấy. Bên cạnh đó, bằng cái nhìn lí trí, tỉnh táo, nhà văn cũng nhận thấy rõ những hiện thực của cuộc sống vô hình trung đã mâu thuẫn gay gắt với khao khát chính đáng của người nghệ sĩ. Mâu thuẫn ấy không thể điều hòa (trong bối cảnh xã hội loạn lạc thời Lê Tương Dực) và được đẩy đến cao trào khi "những kẻ giết Như Tô" kéo đến đốt phá Cửu trùng đài, giết Như tô và Đan thiềm. Từ đó nêu bật tư tưởng của tác phẩm: mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, của người nghệ sĩ và cuộc đời, Nghệ thuật phải vị nhân sinh, phải đồng hành cùng lợi ích của nhân dân, dân tộc thì mới được tồn tại, bảo vệ, nâng niu.
Là một nghệ sĩ, Nguyễn huy tưởng đương nhiên dành nhiều cảm thông, chia sẻ cho những khao khát sáng tạo chính đáng hướng về cái đẹp của Như tô - Đan thiềm. Việc "đồng bệnh tương liên" không phải là một hiện tượng quá mới lạ trong văn học (chúng ta chẳng đã được học bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du đó ư). Lấy đề tài lịch sử nhưng vở kịch thực sự đã đề cập đến những vấn đề mang tính thời sự (nhà văn, văn nghệ và cuộc kháng chiến của dân tộc) và đã động đến cả những vấn đề siêu thời đại (mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống). Không chỉ có vậy, nhà văn dường như cũng đã tiên cảm và cảnh báo về nguy cơ những đám đông quần chúng vì thiếu hiểu biết hay quá khích động mà sẵn sàng phá đi những di sản văn hóa quý giá của dân tộc và nhân loại (điều này đã được kiểm chứng ở nhiều quốc gia trong nhiều thời kì lịch sử khác nhau).
Các bạn quan tâm có thể tham khảo thêm bài viết này nhé: http://evan.com.vn/News/doi-song-van-nghe/2006/03/3B9ACCD7/

thank!
 
Top Bottom