Sử 12 Việt Nam và ASEAN

rainbow dragon

Học sinh
Thành viên
6 Tháng tư 2017
17
17
21
22

thaykhonganh096@gmail.com

Học sinh
Thành viên
16 Tháng mười hai 2017
30
12
21
28
Hà Nội
thụy khuê,tây hồ
Vì sao quá trình phát triển và mở rộng của Tổ chức ASEAN gặp nhiều khó khăn?Mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN
mình nghĩ là do chiến tranh chống thực dân pháp và đế quốc mĩ,cụ thể là mâu thuẫn giữa 3 nước đông dương chođến khi có hiệp ươccs bali
..còn mqh...mình nghĩ là hợp tác phát triển....hiii
 
  • Like
Reactions: Đình Hải

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
quá trình phát triển và mở rộng của Tổ chức ASEAN gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn 1967 - 1991 do một số bất đồng trong quan hệ giữa các nước sáng lập đầu tiên, trong đó bất đồng lớn là vấn đề lợi ích quốc gia và chủ quyền lãnh thổ. Trong chiến tranh Việt Nam, một số nước sáng lập còn tham gia chiến đấu bên cạnh quân đội Mĩ với tư cách là đồng minh. Sau Đại thắng 1975 ở Việt Nam và hai nước anh em là Lào và Campuchia, một số quốc gia sáng lập ASEAN lại bất đồng trong "vấn đề Campuchia" và không đặt quan hệ với Việt Nam, khiến nước ta bị "đóng băng quan hệ ngoại giao" suốt thời gian dài
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Vì sao quá trình phát triển và mở rộng của Tổ chức ASEAN gặp nhiều khó khăn?Mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN
Vì:
  • Khó khăn trước hết là do chiến tranh lạnh => những chuyển biến phức tạp của quan hệ giữa các nhóm nước sáng lập ASEAN và 3 nước Đông Dương
  • Trong giai đoạn 1967 - 1975, nhiều nước ASEAN như Thái Lan, Philippin trở thành chư hầu của Mĩ trong chiến tranh xâm lược Đông Dương => đối với các nước Đông Dương thì ASEAN chỉ là 1 tổ chức đồng minh của Mĩ ở khu vực Đông Nam Á
  • sau thất bại của Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, các nước ASEAN đã điều chỉnh lại hoạt động của mình nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài và duy trì an ninh ổn định trong khu vực. Tháng 2/1976, hiệp ước Bali được kí kết,quan hệ giữa Đông Dương và ASEAN được cải thiện.
  • Nhưng đến cuối những năm 70 của thế kỉ XX, tình hình hai nhóm nước trở nên căng thẳng bởi vấn đề Campuchia, đến giữa những năm 80 của thế kỉ XX, khi thế giới diễn ra xu thế hòa hoãn đông Tây thì Việt Nam và ASEAN mới bắt đầu quá trình đối thoại.
  • Ngoài tác động của chiến tranh lạnh thì đặc điểm của tình hình chính trị mỗi nước cũng tác động không nhỏ đến quá trình mở rộng và phát triển của ASEAN: Brunay đến 1984 mới tuyên bố là quốc gia độc lập và là thành viên thứ 6 của ASEAN; Mianma sau gần 30 năm thực hiện chính sách tự lực hướng nội đến 1988 mới tiến hành cải cách mở cửa và 1997 mới gia nhập ASEAN; Campuchia 1993 mới ổn định về chính trị tiến hành xây dựng phát triển đất nước và đến 1999 mới chính thức là thành viên thứ 10 của tổ chức.
Mối quan hệ:
  • Sau khi hiệp ước Bali được kí kết thì mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN được cải thiện rõ rệt như thiết lập quan hệ ngoại giao và có những chuyến viếng thăm lẫn nhau của các nguyên thủ quốc gia
  • 1897, do vấn đề Campuchia mà mối quan hệ giữa ba nước Đông Dương và ASEAN trở nên căng thẳng
  • Cuối những năm 80, ASEAN chuyển từ chính sách đối đầu sang đối thoại, hợp tác với 3 nước Đông dương. Từ khi vấn đề Campuchia được giải quyết, Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại "muốn làm bạn với các nước" thì quan hệ của Việt Nam và ASEAN được cải thiện.
  • 7/1992, Việt Nam gia nhập hiệp ước Bali
  • 7/1995 Việt Nam gia nhập ASEAN. Mối quan hệ giữa Việt Nam cùng các nước trong tổ chức ASEAN lúc này là hợp tác thân thiện cùng phát triển
 
Top Bottom