[Vật lý 12] Bài tập

V

vampire91

Nhóm những người .......
CHÀO CÁC BẠN HÔM NAY CHÚNG TA BẮT ĐẦU NHA!!!!
các bài đơn giản trước nha!!!
Bài 1: Một vật dao động điều hoà có pt [TEX]x=4cos(5\pi t+\frac{\pi}{6})[/TEX]. trong khoảng thời gian t= 2 s vật đi qua điểm có li độ x=2 bao nhiêu lần?
A)18
B)19
C)20
D)21
Bài 2: Cho mạch điện RLC, Đoạn AM chứa cuộn Cảm L có điện áp lệch pha [TEX]\pi/3[/TEX] so với cường độ dòng điện. Đoạn MB gồm R,C. Tính [TEX]U_{AB}[/TEX]? (biết rằng: [TEX]U_L=100\sqrt{3}V,U_R=100V[/TEX], [TEX]U_{AM}[/TEX] lệch pha [TEX]\pi/2[/TEX]so với [TEX]U_{MB}[/TEX])
Bài 3:Xét khoảng thời gian từ [TEX]t_1--->t_2[/TEX] có bao nhiêu hạt nhân nguyên tử chất đó phóng xạ?
A)[TEX]N_oe^{-\lambda t_1}(e^{-\lambda (t_2-t_1)}-1)[/TEX]
B)[TEX]N_oe^{-\lambda (t_2+t_1)}[/TEX]
C)[TEX]N_oe^{-\lambda t_2}(e^{\lambda (t_2-t_1)}-1)[/TEX]
D)[TEX]N_oe^{-\lambda (t_2-t_1)}[/TEX]
Bài 4: Trong dao động điện từ : phát biểu đúng về Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường là:
A) Biến thiên điều hoà
B) Chu kì dao động lớn
C) Năng lượng điện trường chỉ tập trung chủ yếu ở cuộn dây
D) tất cả đều sai
Bài 5: trong thí nghiêm của Iyâng có a=0.2 mm, D=1m chiếu đồng thời hai ánh sáng có :
[TEX]\lambda _1=0.6\mu m,\lambda _2[/TEX]. Nhận thấy các vân giao thoa chiếm bề rộng L=2.4 cm trên màng! người ta đếm được có 17 vân sáng trong đó có 3 vân trùng nhau; 2 trong 3 vân đó ở ngoài bìa L.[TEX]\lambda _2=?\mu m[/TEX]
A)0.46
B)0.50
C)0.48
D)0.45

Cậu đừng làm như thế này ! làm chương nào ra chương đấy , mình ôn chương nào quấn chiếu luôn đi , làm thế này mất thơi gian mà k hiệu quả !! DAO ĐỘNG CƠ HỌC đi ! ai có thắc mắc thì post lên
 
C

ctsp_a1k40sp

Có khi mình chém gió tiếp nhỉ.:D



Câu 13: máy dao điện 1 pha có 12 cặp cực, tần số dòng điện là 60Hz thì tốc độ qua của roto là:
A. 5 vòng/s
B. 6 vòng/s
C. 10 vòng/s
D. 12vòng/s

Câu 14: Mạch dao động lí tưởng LC đang thực hiện dao động tự do. Khoảng thời gian để năng lượng từ bằng năng lượng điện 2 lần liên tiếp là:
A. [TEX]\pi \sqrt{LC}[/TEX]

B. [TEX]\frac{\pi\sqrt{LC}}{2}[/TEX]

C. [TEX]2\pi\sqrt{LC}[/TEX]

D. [TEX]\frac{\pi\sqrt{LC}}{4}[/TEX]
Câu 15: Khi nung nóng hơi hidro thì sẽ phát quang phổ vạch trong vùng ánh sáng nhìn thấy là:
A. luôn phát 4 vạch
B. luôn phát 3 vạch
C. luôn phát 2 vạch
D. Có thể không có vạch nào.
câu 13
[TEX]f=p.n[/TEX] nên dễ có đáp án A.5 vòng
câu 14
đáp án là [TEX]\frac{T}{4}=\frac{\pi\sqrt{LC}}{2}[/TEX]
đáp án B
câu 15 là B
 
Last edited by a moderator:
H

hot_spring

Cậu đừng làm như thế này ! làm chương nào ra chương đấy , mình ôn chương nào quấn chiếu luôn đi , làm thế này mất thơi gian mà k hiệu quả !! tuấn này bắt đầu từ thứ 2 ôn chuơng DAO ĐỘNG CƠ HỌC đi ! ai có thắc mắc thì post lên

Chả nói sớm, mình thì cứ nghĩ là nên ôn 1 cách toàn diện.
 
N

niemtin_uocmo

Có khi mình chém gió tiếp nhỉ.:D


Câu 12: Chọn câu sai:
A. Sóng cơ học là sự truyền pha dao động của các phần tử môi trường vật chất.
B. 2 điểm trên phương truyền sóng dao động vuông pha cách nhau 1/2 bước sóng
C. Sóng ngang là sóng mà các phần tử môi trường có vận tốc ????vuông góc với phương truyền sóng.
D. Bước sóng là quãng đường truyền sóng trong 1 chu kì.

Câu C cũng sai mà vận tốc là sao????
đề ko chặt chẽ


Câu 13: máy dao điện 1 pha có 12 cặp cực, tần số dòng điện là 60Hz thì tốc độ qua của roto là:
A. 5 vòng/s
B. 6 vòng/s
C. 10 vòng/s
D. 12vòng/s
f=np=>n=5


Câu 14: Mạch dao động lí tưởng LC đang thực hiện dao động tự do. Khoảng thời gian để năng lượng từ bằng năng lượng điện 2 lần liên tiếp là:
A. [TEX]\pi \sqrt{LC}[/TEX]

B. [TEX]\frac{\pi\sqrt{LC}}{2}[/TEX]

C. [TEX]2\pi\sqrt{LC}[/TEX]

D. [TEX]\frac{\pi\sqrt{LC}}{4}[/TEX]

t=T/2

Câu 15: Khi nung nóng hơi hidro thì sẽ phát quang phổ vạch trong vùng ánh sáng nhìn thấy là:
A. luôn phát 4 vạch
B. luôn phát 3 vạch
C. luôn phát 2 vạch
D. Có thể không có vạch nào.
 
V

vampire91

chị be ginthlfe có hỏi 1 câu tớ post lên để mọi người cùng giải !!ở mặt đất con lắc đơn dao động với chu kì 2s. biết khối lượng trái đất gấp 81 lần khối lượng mặt trăng và bán kính trái đất gấp 3,7 lần bán kính mặt trăng.đưa con lắc đó lên mặt trăng (coi chiều dài không đổi) thì nó dao động với chu kì là bao nhiêu?
A:5s C:2s
B:3s D:6
 
Last edited by a moderator:
H

hot_spring

Tổng cộng đã có 3 người sai câu 15 rồi. Nếu như nung nóng hơi Hidro mà chưa đủ nhiệt độ cần thiết thì làm sao thu được vạch quang phổ?
 
J

jun11791

chị be ginthlfe có hỏi 1 câu tớ post lên để mọi người cùng giải !!ở mặt đất con lắc đơn dao động với chu kì 2s. biết khối lượng trái đất gấp 81 lần khối lượng mặt trăng và bán kính trái đất gấp 3,7 lần bán kính mặt trăng.đưa con lắc đó lên mặt trăng (coi chiều dài không đổi) thì nó dao động với chu kì là bao nhiêu?

bài này nếu biết công thức rồi thì ko có j` cả ;)

T phụ thuộc vào l và g , nhg l ko đổi nên ta xét sự thay đổi của g .

có công thức [tex]g_h = g_o(\frac{R}{R + h})^2[/tex]

với g_h là gia tốc trọng trg` ở độ cao h
g_o kà gia tốc trọng trg` tại mặt đất

Nhg tớ vẫn ko hiểu tại sao đề lại cho khối lượng vào nữa, chả lẽ quả lắc có khối lượng đáng kể ???

----------------

Mình đồng ý với cách ôn tập ôn n` dạng bt ở n` chương khác nhau cùng 1 lúc. Như thé đỡ nhàm chán mà đầu óc suy nghĩ hiệu wả hơn
 
Last edited by a moderator:
V

vampire91

Sai rồi !!!! bạn có tính được khoảng cách từ đây đến mặt trăng k mà áp dụng cái công thức đấy :D
 
C

ctsp_a1k40sp

bài này nếu biết công thức rồi thì ko có j` cả ;)

T ohụ thuộc vào l và g , nhg l ko đổi nên ta xét sự thay đổi của g .

có công thức [tex]g_h = g_o(\frac{R}{R + h})^2[/tex]

với g_h là gia tốc trọng trg` ở độ cao h
g_o kà gia tốc trọng trg` tại mặt đất

----------------

Mình đồng ý với cách ôn tập ôn n` dạng bt ở n` chương khác nhau cùng 1 lúc. Như thé đỡ nhàm chán mà đầu óc suy nghĩ hiệu wả hơn

Biết công thức như cậu chỉ để làm tự luận thôi
công thức làm trắc nghiệm đây này
lên cao thì chạy chậm
xuống dưới độ sâu thì chạy châm
tăng nhiệt độ thì chạy chậm
giảm nhiệt độ thì chạy nhanh

nhanh, chậm sau 1 ngày là( thay đổi nhiệt độ)
[TEX]86400 . \frac{1}{2} \alpha (t_2-t_1)[/TEX]
nhanh chậm sau 1 ngày ( lên cao)
[TEX]86400 .\frac{h}{R}[/TEX]
nhanh chậm sau 1 ngày ( xuống sâu)
[TEX]86400. \frac{h}{2R}[/TEX]

Thế thôi, gặp dạng nào bấm máy dạng đó là xong
 
V

vampire91

g=(G.M)/R^2 Áp dụng công thức đó mới tính được gia tốc trọng trường trên mặt Trăng
trong đó có G là hằng số hấp dẫn (6,68.10^-11) ,M khối lượng mặt trăng , R bán kính mặt trăng
Ý A đúng nha!!!!^^:D
Chi beginthlfe hỏi nên tớ nghĩ mọi người chắc cũng rỗng phần này (kiến thức lớp 10 :D)
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.toanhoc

Biết công thức như cậu chỉ để làm tự luận thôi
công thức làm trắc nghiệm đây này
lên cao thì chạy chậm
xuống dưới độ sâu thì chạy châm
tăng nhiệt độ thì chạy chậm
giảm nhiệt độ thì chạy nhanh

nhanh, chậm sau 1 ngày là( thay đổi nhiệt độ)
[TEX]86400 . \frac{1}{2} \alpha (t_2-t_1)[/TEX]
nhanh chậm sau 1 ngày ( lên cao)
[TEX]86400 .\frac{h}{R}[/TEX]
nhanh chậm sau 1 ngày ( xuống sâu)
[TEX]86400. \frac{h}{2R}[/TEX]

Thế thôi, gặp dạng nào bấm máy dạng đó là xong

Theo mình được biết, khi ra đề bài người ta sẽ phân biệt 1 ngày=12h với 1 ngày đêm=24h . Vì thế như bạn sẽ hoàn toàn sai . Nó phải là 43200. ...
Và thêm 1 điều nữa là công thức
nhanh chậm sau 1 ngày ( xuống sâu)
[TEX]86400. \frac{h}{2R}[/TEX]
của bạn là 1 công thức khá nhạy cảm . Vì nó phải là thế này
[TEX]\frac{h}{2(R-h)}.t[/TEX] . Do h << R nên kết quả sai lệch là không đáng kể , vì thế mới nói nó nhạy cảm
 
V

vampire91

Một con lắc dao động trên mặt đất với chu kì To . Trên một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn xung quanh Trái đất có độ cao h nhỏ hơn rất nhiều bán kính R của Trái Đất , chu kì của con lắc là bao nhiêu ?????
A:0 B:vô cùng
C:To D:2.To
 
D

ducdat091

Bài 1: Một vật dao động điều hoà có pt [TEX]x=4cos(5\pi t+\frac{\pi}{6})[/TEX]. trong khoảng thời gian t= 2 s vật đi qua điểm có li độ x=2 bao nhiêu lần?
A)18
B)19
C)20
D)21

Bài này mình giải đc 10 lần, không biết có đúng không, bạn nào biết giải thích giùm mình với.........?

mình giải pt lượng giác sau đó tìm khoảng nghiệm k và l
[tex]\left\{ \matrix{ 0 < {1 \over {30}} + {2 \over 5}k \le 2 \hfill \cr 0 < {{ - 1} \over {10}} + {2 \over 5}l \le 2 \hfill \cr} \right.(k,l \in {\rm Z}) [/tex]
 
Last edited by a moderator:
P

perang_sc_12c6

Bài này mình giải đc 10 lần, không biết có đúng không, bạn nào biết giải thích giùm mình với.........?

bài này ta sẽ tính đc: [TEX]T=\frac{2.\pi}{\omega}=\frac{2}{5}[/TEX] (s)
từ đó trong khoảng thời gian là t = 2 s thì vật sẽ thực hiện đc số DĐ toàn phần là:
[TEX]\frac{2}{T}=5[/TEX]
mà cứ 1 dao động toàn phần thì vật sẽ đi qua điểm có li độ x=2 , 2 lần
vậy trong 2 s vật đi qua điểm x=2 ,10 lần
thế thui
 
Last edited by a moderator:
C

ctsp_a1k40sp

Theo mình được biết, khi ra đề bài người ta sẽ phân biệt 1 ngày=12h với 1 ngày đêm=24h . Vì thế như bạn sẽ hoàn toàn sai . Nó phải là 43200. ...
Và thêm 1 điều nữa là công thức của bạn là 1 công thức khá nhạy cảm . Vì nó phải là thế này
[TEX]\frac{h}{2(R-h)}.t[/TEX] . Do h << R nên kết quả sai lệch là không đáng kể , vì thế mới nói nó nhạy cảm

_Ko bao giờ có dạng phân biệt 1 ngày là 12h với 1 ngày đêm là 24 h nhé ;).Đề bài chỉ có thể là nhanh chậm trong 1 ngày, tức tự hiểu là 24 h thôi ;)
_Công thức [TEX]86400\frac{h}{2R}[/TEX] trên kia là mình được học theo đúng giáo trình của thầy để thi, ko thể sai được :D, ko tin bạn cứ thử tìm bất kì 1 bài nào bấm máy xem có ra đúng kq ko :)&gt;-
Giải thích phần nhạy cảm nè:
Nếu [TEX]\delta << 1 ( \delta \to 0)[/TEX]
ta có hai công thức gần đúng
[TEX](1+\delta)^n = 1+n \delta[/TEX]
[TEX](1+\delta_1)(1-\delta_2)(1+\delta_3) = 1+\delta_1-\delta_2+\delta_3[/TEX]

Gọi [TEX]T_1[/TEX] là chu kì ở mặt đất,[TEX]T_2[/TEX] là chu kì ở dưới sâu [TEX]h (m)[/TEX] ta có
[TEX]\frac{T_2}{T_1}=\sqrt{(1-\frac{h}{R})^{-1}}=(1-\frac{h}{R})^{\frac{-1}{2}}=1+\frac{1}{2}.\frac{h}{R} [/TEX]


Về sau ở phần hạt nhân cũng có công thức gần đúng với [TEX]e^{-lamda.t}[/TEX] đó :D
 
Top Bottom