[Vật lý 12] Bài tập

P

phamlananh

Một con lắc dao động trên mặt đất với chu kì To . Trên một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn xung quanh Trái đất có độ cao h nhỏ hơn rất nhiều bán kính R của Trái Đất , chu kì của con lắc là bao nhiêu ?????
A:0 B:vô cùng
C:To D:2.To
giải:
Áp dụng công thức tính chu lì của con lắc ta có:
T2/ T1 =1+ (h/R)
vì h<< R nên h/R\Rightarrow 0 suy ra T2/T1\Rightarrow 1
suy ra T2= To
ĐÁP ÁN (C)
 
J

jun11791

Còn câu 10 thì vẽ đường tròn lượng giác ra. Trên vòng tròn lượng giác có 4 điểm có độ lớn li độ bằng nửa biên độ. Tức là trong 1 chu kì ta sẽ có 4 lần dòng điện có [tex]i=\frac{I_0}{2} [/tex]. Do đề bài cho f=50Hz và thời gian t=2s nên ta tính được đáp số 400 lần.

xin lỗi, phương pháp dg` tròn xác định này mình chưa dc biết , ấy có thể giải thik kĩ hơn dc ko ? Biên độ ở đâu trên dg` tròn lượng giác , tại sao nhận biết dc , và làm sao xđ dc nửa biên độ nó ở đâu ???

jun11791 lCâu 5 thì cậu chỉ cần cho 2,4cm chia hết cho khoảng vân tạo bởi [TEX]\lambda_2[/TEX]\Rightarrow chỉ có C thoả mãn.

Nói thật, hôm nay đến lớp hỏi mấy đứa bạn bài này, rồi hỏi luôn có ia hiểu n~ dòng trên mà bjan giải ko, ai cũng lắc đầu . Khó chịu thật, đành hỏi lại ấy . Có thể giải thik kĩ hơn cho mình dc ko ? :D
 
P

phamlananh

Câu 14: Mạch dao động lí tưởng LC đang thực hiện dao động tự do. Khoảng thời gian để năng lượng từ bằng năng lượng điện 2 lần liên tiếp

GIẢI: ĐÁP Án (a)
t = T/2
 
P

phamlananh

CÂU 10: trong 1 chu kì T thì có 4 lần đô lớn của i = Io/ 2 . đó là khi nó ở vị trí
1)i= Io/2 đi theo chiều âm,
2)i=Io/2 di theo chiêu (+).
3)i= -Io/2 đi theo chều (-)
4)i= -Io/2 đi theo chiều (+)
 
Last edited by a moderator:
C

ctsp_a1k40sp

Bài 5: trong thí nghiêm của Iyâng có a=0.2 mm, D=1m chiếu đồng thời hai ánh sáng có :
[TEX]\lambda _1=0.6\mu m,\lambda _2[/TEX]. Nhận thấy các vân giao thoa chiếm bề rộng L=2.4 cm trên màng! người ta đếm được có 17 vân sáng trong đó có 3 vân trùng nhau; 2 trong 3 vân đó ở ngoài bìa L.[TEX]\lambda _2=?\mu m[/TEX]
A)0.46
B)0.50
C)0.48
D)0.45
Đề bài hơi tối nghĩa thật
Câu 10: 1 dòng điện xoay chiều có f=50Hz với biên độ [TEX]I_0[/TEX]. Trong thời gian 2s có mấy lần độ lớn của nó đạt [TEX]\frac{I_0}{2}[/TEX]?
A. 200 lần
B. 400
C. 100
D. 50
f=50Hz thì T=0,02s
như vậy trong 2s , nó đã chạy được 100 chu kì
Nhận thấy mỗi chu kì nó độ lớn của nó đạt [TEX]\frac{I_0}{2}[/TEX] 4 lần
Để dễ hình dung cho bạn cái sơ đồ,A và E là hai biên độ,C là gốc tọa độ,B và D là vị trí có li độ =1/2 biên độ
A-B-C-D-E
Một chu kì của nó đi thế này C-D-E-D-C-B-A-B-C
rõ ràng đi qua hoặc B hoặc D 4 lần :D
Nên tổng cộng có 400 lần , đán án B
 
J

jun11791

Tớ cũng góp 1 bài nhé

1 đĩa tròn có bán kính R = 50cm, m = 40kg chịu tác dụng của 1 moment lực 200N.
a. Tính vận tốc góc và quãng đường 1 chất điểm ở vành đĩa chuyển động được sau 5 giây. Biết [tex]M_h = \frac{1}{2}M[/tex].
b. Sau 10 giây , lực tác dụng thôi ko tác dụng nữa. Hỏi sau bao lâu thì đĩa dừng hẳn.
c. Tính động năng của vật ở giây thứ 10.
 
H

hocmai.toanhoc

Đề bài hơi tối nghĩa thật
Làm như bình thường

[TEX]i_1=3mm[/TEX] . số vân sáng trong khoảng L=24mm là [TEX]n=\frac{L}{i_1}+1 = 9[/TEX]
Do trong 17 vân thì có 3 vân trùng nhau nên tổng cộng có 20 vân sáng của cả 2 bức xạ .

Suy ra với bức xạ có [TEX]\lambda _2 [/TEX] có 11 vân sáng . Từ đó dễ dàng ta có :

[TEX]11=1+\frac{L}{i_2} \Rightarrow i_2=2,4mm[/TEX]

[TEX]\Rightarrow \lambda_2 = \frac{i_2a}{D} = \frac{2,4.0,2}{1} = 0,48.10^{-6}m [/TEX]
:)
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.toanhoc

_Ko bao giờ có dạng phân biệt 1 ngày là 12h với 1 ngày đêm là 24 h nhé ;).Đề bài chỉ có thể là nhanh chậm trong 1 ngày, tức tự hiểu là 24 h thôi ;)
_Công thức [TEX]86400\frac{h}{2R}[/TEX] trên kia là mình được học theo đúng giáo trình của thầy để thi, ko thể sai được :D, ko tin bạn cứ thử tìm bất kì 1 bài nào bấm máy xem có ra đúng kq ko :)&gt;-
Giải thích phần nhạy cảm nè:
Nếu [TEX]\delta << 1 ( \delta \to 0)[/TEX]
ta có hai công thức gần đúng
[TEX](1+\delta)^n = 1+n \delta[/TEX]
[TEX](1+\delta_1)(1-\delta_2)(1+\delta_3) = 1+\delta_1-\delta_2+\delta_3[/TEX]

Gọi [TEX]T_1[/TEX] là chu kì ở mặt đất,[TEX]T_2[/TEX] là chu kì ở dưới sâu [TEX]h (m)[/TEX] ta có
[TEX]\frac{T_2}{T_1}=\sqrt{(1-\frac{h}{R})^{-1}}=(1-\frac{h}{R})^{\frac{-1}{2}}=1+\frac{1}{2}.\frac{h}{R} [/TEX]


Về sau ở phần hạt nhân cũng có công thức gần đúng với [TEX]e^{-lamda.t}[/TEX] đó :D

Thực ra vấn đề này đã gây tranh cãi nhiều giữa thầy giáo mình và nhiều học sinh trong trường do độ sai lệch của nó là rất không đáng kể (vì h<<R) . Mình học lý với thầy giáo khác thì thầy cho công thức như của mình .

Còn về vấn đề phân biệt 1 ngày với 1 ngày đêm thì mình làm bài tập vẫn phân biệt và so sánh kết quả vẫn đúng . Mình cũng phản đối cái quan điểm phân biệt này lắm chứ , nhưng nghe thầy và các bạn nói phân biệt nên phải theo số đông thôi .

Có lẽ mỗi thầy một cách dạy thật , giống như bên maths.vn có bạn đưa bài toán về hàm số lên và đưa ra 2 cách giải khác nhau của 2 thầy , rồi bạn ấy ko biết phải nghe theo ai ( nếu mình ko nhầm ) :)
 
C

ctsp_a1k40sp

Thực ra vấn đề này đã gây tranh cãi nhiều giữa thầy giáo mình và nhiều học sinh trong trường do độ sai lệch của nó là rất không đáng kể (vì h<<R) . Mình học lý với thầy giáo khác thì thầy cho công thức như của mình .

Còn về vấn đề phân biệt 1 ngày với 1 ngày đêm thì mình làm bài tập vẫn phân biệt và so sánh kết quả vẫn đúng . Mình cũng phản đối cái quan điểm phân biệt này lắm chứ , nhưng nghe thầy và các bạn nói phân biệt nên phải theo số đông thôi .
Thế bạn định nghe theo ai? nghe theo thầy giáo ở trường đại học quốc gia hay thầy giáo ở lò luyện :D
Có lẽ mỗi thầy một cách dạy thật , giống như bên maths.vn có bạn đưa bài toán về hàm số lên và đưa ra 2 cách giải khác nhau của 2 thầy , rồi bạn ấy ko biết phải nghe theo ai ( nếu mình ko nhầm ) :)

Hình như bạn ấy biết phải nghe theo ai rồi :-SS
 
H

hocmai.toanhoc

Thế bạn định nghe theo ai? nghe theo thầy giáo ở trường đại học quốc gia hay thầy giáo ở lò luyện :D
sao bạn lại biết mình học đại học quốc gia được :-O :-? , chắc bạn học ở lò luyện nào à , lò luyện có thầy giáo chất lượng thì cũng ko sao đâu bạn ạ :)

Hình như bạn ấy biết phải nghe theo ai rồi :-SS

cái này mình ko được rõ lắm , vì mình đâu phải là bạn đó , mình chỉ vào đọc thôi mà ;)
 
A

a_little_demon

Chào các bạn nha!!!
mình post phương pháp giản đồ veto quay kết hợp lượng giác tự nghiên cứu đây!!
lưu ý: phương pháp chỉ dành cho người có trí tưởng tượng tốt nha!!!!
Các bạn có hình vẽ:
picture.php

Các kí hiệu:
+trục cos sẽ là trục x(li độ), chiều trục có là chiều dương
+chiều chuyển động là chiều trên hình tròn
+sin sẽ là vận tốc
+trục tan ứng dụng quan hệ giữa động năng và thế năng!!!
Các giá trị:
+ -wA cho biết V max đồng thời cho biết ở trên trục cos V âm
Ứng dụng:
picture.php

+khi đề nói rằng vật qua vị trí cân bằng theo chiều âm thì ta có [TEX]\varphi =\pi/2[/TEX]
picture.php

+giả sử góc [TEX]\varphi =\pi/3[/TEX] ta có [TEX]x=\frac{A}{2}; V=\frac{-wA\sqrt{3}}{2}[/TEX]
Thí dụ thực tiển nè!!!
phuocthinht said:
phuocthinht said:
Dao động điều hòa -một bài toán suy gẫm
Một vật dao động điều hòa đi từ một điểm M trên quỹ đạo đến vị trí cân bằng hết 1/3 chu kì .Trong 5/12 chu kì tiếp theo vậtđi được 15cm .Vật đi tiếp một đoạn s nữa thì về M đủ một chu kì .Tìm s.
A. 13.66cm B. 10cm C.12cm D.15cm


mình giải bài này như sau: (cách tự chế!!!)
picture.php

O là giao của V và X
chọn điểm M như hình vẽ - pi /3:
+hết 1/3 chu kì là phần màu vàng
+Trong 5/12 chu kì là phần màu xanh
+s =AB
dựa vào hình vẽ ta có: li độ max =10 cm
=> AO=5 cm
=> BO=10.cos(- pi/3)
vậy AB=5+5*căn(3) = 13.66 cm
=============================================
chúc anh em trong nhóm học tốt nha! Hàng tự chế xin đừng cười!!!!:)&gt;-:)&gt;-
 
Last edited by a moderator:
V

vampire91

Nhóm những người .......
CHÀO CÁC BẠN HÔM NAY CHÚNG TA BẮT ĐẦU NHA!!!!
các bài đơn giản trước nha!!!
Bài 1: Một vật dao động điều hoà có pt [TEX]x=4cos(5\pi t+\frac{\pi}{6})[/TEX]. trong khoảng thời gian t= 2 s vật đi qua điểm có li độ x=-+2 bao nhiêu lần?
A)18
B)19
C)20
D)21
câu nè ý C: 20 lần
Câu nè vẽ đường tròn lượng giác dùng giản đồ vecto quay
 
Last edited by a moderator:
J

jun11791

bt về moment

1 đĩa tròn đồng chất có m = 500kg, R = 5m. 1 người nặng 50kg đứng cách tâm đĩa và trục quay 4m. Người ta tác dụng lên đĩa 1 moment lực là cho nó quay, sau 2s thì đạt tốc độ 0,2 vòng/s.

a. Tính moment tác dụng lên đĩa, biết moment lực cản = ½ lực moment tác dụng.
b. Tính động năng và quãng đường mà người chuyển động được sau giây thứ 5.
c. Sau 5s, nếu ngừng tác dụng thì bao lâu đĩa sẽ dừng lại?
d. Người ta lại làm cho đĩa quay đều thì phải tác dụng lên điã 1 lực =?. BIết điểm đặt của lực tác dụng cách trục quay 2m và vuông góc với bán kính.
e. Đĩa đang quay đều với tốc độ 1 vòng/phút thì người chuyển động về phía tâm đĩa, đến cách tâm đĩa 2m. Tính vận tốc góc của đĩa lúc đó.
 
Last edited by a moderator:
J

jun11791

tại sao khoảng giữa cách 3 nút sóng trên dây đàn hồi là 1 bước sóng vậy

cái này tốt nhất là vẽ hình là ra mà anh, số lượng nút sóng còn ít nên có thể vẽ ra dc, cũng ko cần dài dòng như vietngocwindir đâu

------- mà anh đừng bao giờ viết chữ màu đỏ nhé, chữ đỏ chỉ dành cho mod nhắc nhở lỗi sai của thành viên, đó là quy định của diễn đàn !
 
V

vietngocwindir

Làm hộ tớ mấy bài này với!

Dốt quá nên hok làm được,mọi người chỉ giáo cho với!
Bài 1 : Biết vạch thứ hai của dãy Lyman trong quang phổ của nguyên tử [TEX]Hidro[/TEX] có bước sóng là [TEX]102,6 nm[/TEX] và năng lượng tối thiểu cần thiết để bứt [TEX]electron[/TEX] ra khỏi nguyên tử từ trạng thái cơ bản là [TEX]13,6 eV[/TEX]. Bước sóng ngắn nhất của vạch quang phổ trong dãy Pasen là:
[TEX]A.1,281 \mu m[/TEX]

[TEX]B.7,532 nm[/TEX]

[TEX]C.0,832 \mu m[/TEX]

[TEX]D.83,2 nm[/TEX]
Bài 2 :
Ba vạch quang phổ đầu tiên trong dãy Banme của nguyên tử [TEX]Hidro[/TEX] có bước sóng lần lượt là [TEX]656,3 nm, 486,1 nm[/TEX] và [TEX]434,0 nm[/TEX]. Khi nguyên tử [TEX]Hidro[/TEX] bị kích thích sao cho [TEX]electron[/TEX] nhảy lên quỹ đạo [TEX]O[/TEX],thì các vạch phổ trong dãy Pasen mà nguyên tử này phát ra có bước sóng là :
[TEX]A.1,281 \mu m & 1,874 \mu m [/TEX]

[TEX]B.1,281 \mu m & 4,340 \mu m[/TEX]

[TEX]C.1,090 \mu m & 1,142 \mu m[/TEX]

[TEX]D. 0,170 \mu m & 0,222 \mu m[/TEX]
 
A

a_little_demon

Dốt quá nên hok làm được,mọi người chỉ giáo cho với!
Bài 1 : Biết vạch thứ hai của dãy Lyman trong quang phổ của nguyên tử [TEX]Hidro[/TEX] có bước sóng là [TEX]102,6 nm[/TEX] và năng lượng tối thiểu cần thiết để bứt [TEX]electron[/TEX] ra khỏi nguyên tử từ trạng thái cơ bản là [TEX]13,6 eV[/TEX]. Bước sóng ngắn nhất của vạch quang phổ trong dãy Pasen là:
[TEX]A.1,281 \mu m[/TEX]

[TEX]B.7,532 nm[/TEX]

C.0,832

[TEX]D.83,2 nm[/TEX]
Bài 2 :
Ba vạch quang phổ đầu tiên trong dãy Banme của nguyên tử [TEX]Hidro[/TEX] có bước sóng lần lượt là [TEX]656,3 nm, 486,1 nm[/TEX] và [TEX]434,0 nm[/TEX]. Khi nguyên tử [TEX]Hidro[/TEX] bị kích thích sao cho [TEX]electron[/TEX] nhảy lên quỹ đạo [TEX]O[/TEX],thì các vạch phổ trong dãy Pasen mà nguyên tử này phát ra có bước sóng là :
A.1,281 \mu m & 1,874 \mu m

[TEX]B.1,281 \mu m & 4,340 \mu m[/TEX]

[TEX]C.1,090 \mu m & 1,142 \mu m[/TEX]

[TEX]D. 0,170 \mu m & 0,222 \mu m[/TEX]

bài 1:
[TEX]\frac{hc}{\lambda _{31}}=E_3-E_1[/TEX]
với [TEX]E_1=-13.6*1.6*10^{-19}[/TEX] eV
=>[TEX]\lambda _{\infty3}=\frac{hc}{E_3}[/TEX]
Bài 2:
ta cần tìm [TEX]\lambda _{43},\lambda _{53}[/TEX]
=>[TEX]\lambda _{53}=\frac{\lambda _{52}*\lambda _{32}}{\lambda _{32}-\lambda _{52}}=1281.3[/TEX]
=>[TEX]\lambda _{43}=\frac{\lambda _{42}*\lambda _{32}}{\lambda _{32}-\lambda _{42}}=1874.42[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
E

e_galois

Nhóm những người .......
CHÀO CÁC BẠN HÔM NAY CHÚNG TA BẮT ĐẦU NHA!!!!
các bài đơn giản trước nha!!!
Bài 1: Một vật dao động điều hoà có pt [TEX]x=4cos(5\pi t+\frac{\pi}{6})[/TEX]. trong khoảng thời gian t= 2 s vật đi qua điểm có li độ x=-+2 bao nhiêu lần?
A)18
B)19
C)20
D)21
câu nè ý C: 20 lần
Câu nè vẽ đường tròn lượng giác dùng giản đồ vecto quay

nhưng mà lúc đầu vật nó ở chỗ nào mới được :)|

[TEX]T=2\pi/5\pi=0.4(s)[/TEX]==>[TEX]t=5T[/TEX]
Trong 1T vật đi qua 2 vị trí +-2 4 lần ==> Trong 5T đi qua tổng cộng 4.5=20 lần.
 
Top Bottom