[Vật lý 12] Bài tập

J

jun11791

Câu hỏi số 13
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về năng lượng trong mạch dao động LC lí tưởng?
A. Năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện và năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm.
B. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên tuần hoàn với cùng một tần số.
C. Năng lượng toàn phần của mạch dao động được bảo toàn.
D. Khi năng lượng điện trường cực đại thì năng lượng từ trường cực đại

Câu hỏi số 14
Chọn câu đúng.
A. Động năng của vật rắn chuyển động tịnh tiến bằng động năng của khối tâm mang khối lượng của vật rắn.
B. Động năng của vật rắn chuyển động tịnh tiến bằng thế năng của vật rắn chuyển động tịnh tiến
C. Động năng của vật rắn chuyển động tịnh tiến bằng động năng quay của khối tâm mang khối lượng của vật rắn.
D. . . . Câu B và C đúng.

Câu hỏi số 15
Một con lắc lò xo gồm vật nặng khối lượng m = 0,1 kg, lò xo có độ cứng
k = 40 N/m. Khi thay m bằng m’ = 0,16 kg thì chu kì của con lắc tăng
A. 0,0038 s
B. 0,083 s
C. 0,0083 s
D. 0,038 s

Câu hỏi số 16
O1, O2 là hai nguồn kết hợp phát sóng cơ học. Cho rằng biên độ sóng bằng nhau ở mọi điểm. Xét điểm M nằm trong vùng giao thoa; cách O1 một khoảng d1; cách O2 một khoảng d¬2. Gọi \lambda là bước sóng của sóng, k thuộc Z.
A. Vị trí cực đại giao thoa thỏa d1 - d2 = k \lambda /2 khi 2 nguồn cùng pha
B. Vị trí cực tiểu giao thoa thỏa d1 - d2 = (k + 1/2 ) khi 2 nguồn ngược pha
C. Vị trí cực đại giao thoa thỏa d1 - d2 = k \lambda /2 khi hai nguồn cùng pha
D. Vị trí cực đại giao thoa thỏa d1 - d2 = (k + 1/2 ) khi hai nguồn ngược pha

Câu hỏi số 19
Hai nguồn sóng kết hợp S1 và S2 (S1S 2 = 12cm) phát 2 sóng kết hợp cùng tần số f = 40Hz, vận tốc truyền sóng trong môi trường là v = 2m/s. Số vân giao thoa cực đại xuất hiện trong vùng giao thoa là
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2

Câu hỏi số 24
Chọn phát biểu đúng trong những phát biểu sau đây.
A. Khi chất điểm qua vị trí cân bằng thì vận tốc và gia tốc có độ lớn cực đại.
B.Khi chất điểm qua vị trí cân bằng thì vận tốc cực đại và gia tốc cực tiểu.
C. Khi chất điểm đến vị trí biên thì vận tốc triệt tiêu và gia tốc có độ lớn cực đại.
D. Khi chất điểm đến vị trí biên âm thì vận tốc và gia tốc có trị số âm.

Câu hỏi số 29
Hãy chọn phát biểu sai về con lắc lò xo.
A. Chu kì dao động điều hòa tỉ lệ thuận với căn bậc hai của khối lượng vật nặng.
B. Tần số dao động điều hòa tỉ lệ thuận với căn bậc hai của độ cứng lò xo.
C. Khi con lắc lò xo được treo thẳng đứng thì lực tổng hợp gây ra dao động điều hòa bằng với lực đàn hồi của lò xo.
D. Khi con lắc lò xo được treo thẳng đứng thì chu kì dao động điều hòa tỉ lệ thuận với căn bậc hai của độ dãn lò xo khi vật nặng ở vị trí cân bằng.

Câu hỏi số 32
Một tia sáng đơn sắc truyền trong thủy tinh, chiết suất của thủy tinh đối với tia sáng này là n = 1,5. Vận tốc truyền của ánh sáng trong môi trường thủy tinh là
A. 3.10^8m/s
B. 4,5.10^8m/s
C. 2.10^8m/s
D. 1,5.10^8m/s

Câu hỏi số 33
Trong một thí nghiệm Young, khoảng cách giữa hai khe F1, F2 là 0,7mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 0,8m. Ánh sáng đơn sắc sử dụng có bước sóng 0,63ìm. Xét hai điểm A và B cách vân chính giữa là 2,16mm và 6,5mm, tại A và B là
A. vân sáng thứ ba, vân tối thứ bảy.
B. vân sáng thứ ba, vân tối thứ sáu.
C. vân tối thứ ba, vân sáng thứ bảy.
D. vân tối thứ ba, vân sáng thứ sáu.

Câu hỏi số 34
Chọn câu sai.
A. Trong vật rắn có các nội lực liên kết các chất điểm với nhau nhưng chúng từng đôi trực đối nên không có tác dụng gì đến chuyển động của khối tâm.
B. Các vật hay hệ vật biến dạng do tác dụng của nội lực, sự biến dạng này không ảnh hưởng đến chuyển động của khối tâm.
C. Các vật hay hệ vật biến dạng do tác dụng của nội lực, sự biến dạng này ảnh hưởng đến chuyển động của khối tâm.
D. . . . Câu A và B đúng.

Câu hỏi số 36
Công suất của đoạn mạch RLC nối tiếp là
A. P = U.I
B. [tex]P = U.I.cos2 \varphi [/tex]
C. [tex]P = \frac{U^2}{R}cos^2 \varphi[/tex]
D. [tex]P = \frac{U^2}{R}cos \varphi[/tex]

Câu hỏi số 37
Phát biểu nào sau đây về quang phổ của nguyên tử hiđrô là sai?
A. Các vạch trong dãy Pasen đều nằm trong vùng hồng ngoại.
B. Các vạch trong dãy Banme đều nằm trong vùng ánh sáng thấy được.
C. Các vạch trong dãy Laiman đều nằm trong vùng tử ngoại.
D. Dãy Pasen tạo ra khi êlectron từ các tầng năng lượng cao chuyển về tầng M

Câu hỏi số 38
Vận tốc của sóng truyền trên một sợi dây đàn hồi sẽ phụ thuộc vào
A. biên độ sóng.
B. năng lượng sóng.
C. bước sóng.
D. sức căng dây.

Câu hỏi số 39
[tex]U_{238}^{92}[/tex] sau một số lần phân rã a và \b- biến thành hạt nhân bền là [tex]Pb_{206}^{82}[/tex]. Hỏi quá trình này đã phải trải qua bao nhiêu lần phân rã a và b-?
A. 6 lần phân rã a và 8 lần phân rã b-
B. 8 lần phân rã a và 6 lần phân rã b-
C. 32 lần phân rã a và 10 lần phân rã b-
D. 10 lần phân rã a và 32 lần phân rã b-

Câu hỏi số 40
Chọn câu sai.
A. Lực của các bắp thịt con người là nội lực có thể làm thân thể đổi dạng nhưng không thể làm khối tâm người chuyển động được.
B. Phải có ma sát thì khi chân người đạp vào mặt đất thì mới có phản lực của mặt đất tác dụng vào chân, phản lực này là ngoại lực làm cho khối tâm người chuyển động được.
C. Phải có ma sát thì khi chân người đạp vào mặt đất thì mới có phản lực mặt đất tác dụng vào chân, phản lực này là ngoại lực làm cho khối tâm người không chuyển động được.
D. . . . Câu A và B đúng

 
Last edited by a moderator:
B

burzum

Câu hỏi số 13
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về năng lượng trong mạch dao động LC lí tưởng?
A. Năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện và năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm.
B. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên tuần hoàn với cùng một tần số.
C. Năng lượng toàn phần của mạch dao động được bảo toàn.
D. Khi năng lượng điện trường cực đại thì năng lượng từ trường cực đại

Câu hỏi số 14
Chọn câu đúng.
A. Động năng của vật rắn chuyển động tịnh tiến bằng động năng của khối tâm mang khối lượng của vật rắn.
B. Động năng của vật rắn chuyển động tịnh tiến bằng thế năng của vật rắn chuyển động tịnh tiến
C. Động năng của vật rắn chuyển động tịnh tiến bằng động năng quay của khối tâm mang khối lượng của vật rắn.
D. . . . Câu B và C đúng.

Câu hỏi số 15
Một con lắc lò xo gồm vật nặng khối lượng m = 0,1 kg, lò xo có độ cứng
k = 40 N/m. Khi thay m bằng m’ = 0,16 kg thì chu kì của con lắc tăng
A. 0,0038 s
B. 0,083 s
C. 0,0083 s
D. 0,038 s

Câu hỏi số 16
O1, O2 là hai nguồn kết hợp phát sóng cơ học. Cho rằng biên độ sóng bằng nhau ở mọi điểm. Xét điểm M nằm trong vùng giao thoa; cách O1 một khoảng d1; cách O2 một khoảng d¬2. Gọi  là bước sóng của sóng, k thuộc Z.
A. Vị trí cực đại giao thoa thỏa d1 - d2 = k \lambda /2 khi 2 nguồn cùng pha
B. Vị trí cực tiểu giao thoa thỏa d1 - d2 = (k + 1/2 ) khi 2 nguồn ngược pha
C. Vị trí cực đại giao thoa thỏa d1 - d2 = k \lambda /2 khi hai nguồn cùng pha
D. Vị trí cực đại giao thoa thỏa d1 - d2 = (k + 1/2 ) khi hai nguồn ngược pha

Câu hỏi số 19
Hai nguồn sóng kết hợp S1 và S2 (S1S 2 = 12cm) phát 2 sóng kết hợp cùng tần số f = 40Hz, vận tốc truyền sóng trong môi trường là v = 2m/s. Số vân giao thoa cực đại xuất hiện trong vùng giao thoa là
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2

Câu hỏi số 24
Chọn phát biểu đúng trong những phát biểu sau đây.
A. Khi chất điểm qua vị trí cân bằng thì vận tốc và gia tốc có độ lớn cực đại.
B.Khi chất điểm qua vị trí cân bằng thì vận tốc cực đại và gia tốc cực tiểu.
C. Khi chất điểm đến vị trí biên thì vận tốc triệt tiêu và gia tốc có độ lớn cực đại.
D. Khi chất điểm đến vị trí biên âm thì vận tốc và gia tốc có trị số âm.

Câu hỏi số 29
Hãy chọn phát biểu sai về con lắc lò xo.
A. Chu kì dao động điều hòa tỉ lệ thuận với căn bậc hai của khối lượng vật nặng.
B. Tần số dao động điều hòa tỉ lệ thuận với căn bậc hai của độ cứng lò xo.
C. Khi con lắc lò xo được treo thẳng đứng thì lực tổng hợp gây ra dao động điều hòa bằng với lực đàn hồi của lò xo.
D. Khi con lắc lò xo được treo thẳng đứng thì chu kì dao động điều hòa tỉ lệ thuận với căn bậc hai của độ dãn lò xo khi vật nặng ở vị trí cân bằng.



Câu hỏi số 33
Trong một thí nghiệm Young, khoảng cách giữa hai khe F1, F2 là 0,7mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 0,8m. Ánh sáng đơn sắc sử dụng có bước sóng 0,63ìm. Xét hai điểm A và B cách vân chính giữa là 2,16mm và 6,5mm, tại A và B là
A. vân sáng thứ ba, vân tối thứ bảy.
B. vân sáng thứ ba, vân tối thứ sáu.
C. vân tối thứ ba, vân sáng thứ bảy.
D. vân tối thứ ba, vân sáng thứ sáu.

Câu hỏi số 34
Chọn câu sai.
A. Trong vật rắn có các nội lực liên kết các chất điểm với nhau nhưng chúng từng đôi trực đối nên không có tác dụng gì đến chuyển động của khối tâm.
B. Các vật hay hệ vật biến dạng do tác dụng của nội lực, sự biến dạng này không ảnh hưởng đến chuyển động của khối tâm.
C. Các vật hay hệ vật biến dạng do tác dụng của nội lực, sự biến dạng này ảnh hưởng đến chuyển động của khối tâm.
D. . . . Câu A và B đúng.

Câu hỏi số 36
Công suất của đoạn mạch RLC nối tiếp là
A. P = U.I
B. [tex]P = U.I.cos2 \varphi [/tex]
C. [tex]P = \frac{U^2}{R}cos^2 \varphi[/tex]
D. [tex]P = \frac{U^2}{R}cos \varphi[/tex]

Câu hỏi số 37
Phát biểu nào sau đây về quang phổ của nguyên tử hiđrô là sai?
A. Các vạch trong dãy Pasen đều nằm trong vùng hồng ngoại.
B. Các vạch trong dãy Banme đều nằm trong vùng ánh sáng thấy được.
C. Các vạch trong dãy Laiman đều nằm trong vùng tử ngoại.
D. Dãy Pasen tạo ra khi êlectron từ các tầng năng lượng cao chuyển về tầng M

Câu hỏi số 38
Vận tốc của sóng truyền trên một sợi dây đàn hồi sẽ phụ thuộc vào
A. biên độ sóng.
B. năng lượng sóng.
C. bước sóng.
D. sức căng dây.


Câu hỏi số 40
Chọn câu sai.
A. Lực của các bắp thịt con người là nội lực có thể làm thân thể đổi dạng nhưng không thể làm khối tâm người chuyển động được.
B. Phải có ma sát thì khi chân người đạp vào mặt đất thì mới có phản lực của mặt đất tác dụng vào chân, phản lực này là ngoại lực làm cho khối tâm người chuyển động được.
C. Phải có ma sát thì khi chân người đạp vào mặt đất thì mới có phản lực mặt đất tác dụng vào chân, phản lực này là ngoại lực làm cho khối tâm người không chuyển động được.
D. . . . Câu A và B đúng


Sai thì giải thích giùm tớ nhé! :) .
 
J

jun11791

Sai thì giải thích giùm tớ nhé! :) .

tớ đếm sơ qua bạn sai 6 câu. Tớ có cảm giác như phần lý thuyết cậu làm bừa ! Xem kĩ lại nha. Mình biết thế nào cũng có ng` bị bẫy mà ;))

Ah các bạn làm dc tiện thể giải thik giúp mình các câu 15, 19, 32, 39. Mình chỉ có đáp án thôi
 
Last edited by a moderator:
H

harry18

Câu hỏi số 13
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về năng lượng trong mạch dao động LC lí tưởng?
A. Năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện và năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm.
B. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên tuần hoàn với cùng một tần số.
C. Năng lượng toàn phần của mạch dao động được bảo toàn.
D. Khi năng lượng điện trường cực đại thì năng lượng từ trường cực đại

Câu hỏi số 14
Chọn câu đúng.
A. Động năng của vật rắn chuyển động tịnh tiến bằng động năng của khối tâm mang khối lượng của vật rắn.
B. Động năng của vật rắn chuyển động tịnh tiến bằng thế năng của vật rắn chuyển động tịnh tiến
C. Động năng của vật rắn chuyển động tịnh tiến bằng động năng quay của khối tâm mang khối lượng của vật rắn.
D. . . . Câu B và C đúng.

Câu hỏi số 15
Một con lắc lò xo gồm vật nặng khối lượng m = 0,1 kg, lò xo có độ cứng
k = 40 N/m. Khi thay m bằng m’ = 0,16 kg thì chu kì của con lắc tăng
A. 0,0038 s
B. 0,083 s
C. 0,0083 s
D. 0,038 s

Câu hỏi số 16
O1, O2 là hai nguồn kết hợp phát sóng cơ học. Cho rằng biên độ sóng bằng nhau ở mọi điểm. Xét điểm M nằm trong vùng giao thoa; cách O1 một khoảng d1; cách O2 một khoảng d¬2. Gọi  là bước sóng của sóng, k thuộc Z.
A. Vị trí cực đại giao thoa thỏa d1 - d2 = k \lambda /2 khi 2 nguồn cùng pha
B. Vị trí cực tiểu giao thoa thỏa d1 - d2 = (k + 1/2 ) khi 2 nguồn ngược pha
C. Vị trí cực đại giao thoa thỏa d1 - d2 = k \lambda /2 khi hai nguồn cùng pha
D. Vị trí cực đại giao thoa thỏa d1 - d2 = (k + 1/2 ) khi hai nguồn ngược pha
Ko thấy câu nào đúng cả!

Câu hỏi số 19
Hai nguồn sóng kết hợp S1 và S2 (S1S 2 = 12cm) phát 2 sóng kết hợp cùng tần số f = 40Hz, vận tốc truyền sóng trong môi trường là v = 2m/s. Số vân giao thoa cực đại xuất hiện trong vùng giao thoa là
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2

Câu hỏi số 24
Chọn phát biểu đúng trong những phát biểu sau đây.
A. Khi chất điểm qua vị trí cân bằng thì vận tốc và gia tốc có độ lớn cực đại.
B.Khi chất điểm qua vị trí cân bằng thì vận tốc cực đại và gia tốc cực tiểu.
C. Khi chất điểm đến vị trí biên thì vận tốc triệt tiêu và gia tốc có độ lớn cực đại.
D. Khi chất điểm đến vị trí biên âm thì vận tốc và gia tốc có trị số âm.

Câu hỏi số 29
Hãy chọn phát biểu sai về con lắc lò xo.
A. Chu kì dao động điều hòa tỉ lệ thuận với căn bậc hai của khối lượng vật nặng.
B. Tần số dao động điều hòa tỉ lệ thuận với căn bậc hai của độ cứng lò xo.
C. Khi con lắc lò xo được treo thẳng đứng thì lực tổng hợp gây ra dao động điều hòa bằng với lực đàn hồi của lò xo.
D. Khi con lắc lò xo được treo thẳng đứng thì chu kì dao động điều hòa tỉ lệ thuận với căn bậc hai của độ dãn lò xo khi vật nặng ở vị trí cân bằng.

Câu hỏi số 32
Một tia sáng đơn sắc truyền trong thủy tinh, chiết suất của thủy tinh đối với tia sáng này là n = 1,5. Vận tốc truyền của ánh sáng trong môi trường thủy tinh là
A. 3.108m/s
B. 4,5.108m/s
C. 2.108m/s
D. 1,5.10 8m/s

Câu hỏi số 33
Trong một thí nghiệm Young, khoảng cách giữa hai khe F1, F2 là 0,7mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 0,8m. Ánh sáng đơn sắc sử dụng có bước sóng 0,63ìm. Xét hai điểm A và B cách vân chính giữa là 2,16mm và 6,5mm, tại A và B là
A. vân sáng thứ ba, vân tối thứ bảy.
B. vân sáng thứ ba, vân tối thứ sáu.
C. vân tối thứ ba, vân sáng thứ bảy.
D. vân tối thứ ba, vân sáng thứ sáu.
Vân sáng thứ 3 và 1 vân nào đó ( 9,023...) ko thuộc 2 vân trên.

Câu hỏi số 34
Chọn câu sai.
A. Trong vật rắn có các nội lực liên kết các chất điểm với nhau nhưng chúng từng đôi trực đối nên không có tác dụng gì đến chuyển động của khối tâm.
B. Các vật hay hệ vật biến dạng do tác dụng của nội lực, sự biến dạng này không ảnh hưởng đến chuyển động của khối tâm.
C. Các vật hay hệ vật biến dạng do tác dụng của nội lực, sự biến dạng này ảnh hưởng đến chuyển động của khối tâm.
D. . . . Câu A và B đúng.

Câu hỏi số 36
Công suất của đoạn mạch RLC nối tiếp là
A. P = U.I
B. [tex]P = U.I.cos2 \varphi [/tex]
C. [tex]P = \frac{U^2}{R}cos^2 \varphi[/tex]
D. [tex]P = \frac{U^2}{R}cos \varphi[/tex]

Câu hỏi số 37
Phát biểu nào sau đây về quang phổ của nguyên tử hiđrô là sai?
A. Các vạch trong dãy Pasen đều nằm trong vùng hồng ngoại.
B. Các vạch trong dãy Banme đều nằm trong vùng ánh sáng thấy được.
C. Các vạch trong dãy Laiman đều nằm trong vùng tử ngoại.
D. Dãy Pasen tạo ra khi êlectron từ các tầng năng lượng cao chuyển về tầng M

Câu hỏi số 38
Vận tốc của sóng truyền trên một sợi dây đàn hồi sẽ phụ thuộc vào
A. biên độ sóng.
B. năng lượng sóng.
C. bước sóng.
D. sức căng dây.

Câu hỏi số 39
[tex]U_{238}^{92}[/tex] sau một số lần phân rã a và \b- biến thành hạt nhân bền là [tex]Pb_{206}^{82}[/tex]. Hỏi quá trình này đã phải trải qua bao nhiêu lần phân rã a và b-?
A. 6 lần phân rã a và 8 lần phân rã b-
B. 8 lần phân rã a và 6 lần phân rã b-
C. 32 lần phân rã a và 10 lần phân rã b-
D. 10 lần phân rã a và 32 lần phân rã b-

Câu hỏi số 40
Chọn câu sai.
A. Lực của các bắp thịt con người là nội lực có thể làm thân thể đổi dạng nhưng không thể làm khối tâm người chuyển động được.
B. Phải có ma sát thì khi chân người đạp vào mặt đất thì mới có phản lực của mặt đất tác dụng vào chân, phản lực này là ngoại lực làm cho khối tâm người chuyển động được.
C. Phải có ma sát thì khi chân người đạp vào mặt đất thì mới có phản lực mặt đất tác dụng vào chân, phản lực này là ngoại lực làm cho khối tâm người không chuyển động được.
D. . . . Câu A và B đúng
 
V

vht2007

câu 15 là B. 0,083 s
Cứ thay vô mà tính là dễ hiểu nhất :D
[tex] T_1 = 2 . \pi . \sqrt {\frac{ m_1 }{ k }} = 2 . \pi . \sqrt {\frac{ 0,1 }{ 40}} = \frac{ \pi }{ 10 }[/tex]

[tex] T_2 = 2 . \pi . \sqrt {\frac{ m_2 }{ k }} = 2 . \pi . \sqrt { \frac{ 0,16 }{40}} = \frac{ \pi . \sqrt{ 10 }}{25} [/tex]

[tex] => T_2 - T_1 \approx 0,083 s [/tex]
 
Last edited by a moderator:
B

b0ypr0_nkq_9x

15, Chu kì tăng [TEX]= {T}_{2}-{T}_{1}= 2\pi .\frac{\sqrt{{m}_{2}}-\sqrt{{m}_{1}}}{\sqrt{k}}[/TEX]
Thay số = đáp án B

19, Số vân giao thoa cực đại .Đây là công thức tính nhanh

[TEX]{N}_{CD}=2.{\frac{{S}_{1}{S}_{2}}{\lambda }}+1[/TEX]

Giá trị [TEX]\frac{{S}_{1}{S}_{2}}{\lambda } = 2,4[/TEX] thì ta lấy tròn thành 2

==>[TEX] N= 2.2+1 =5 [/TEX]điểm.

39, Dễ thôi mà Áp dụng định luật bảo toàn A và Z
[TEX] 238=206+4x+0.y[/TEX]
[TEX]92=82+2x+y.(-1)[/TEX]
Từ đó ==> [TEX]x=8[/TEX] [TEX]y=6[/TEX]

32, có
 
Last edited by a moderator:
B

b0ypr0_nkq_9x

32
Có [TEX]{n}_{1}=\frac{c}{{v}_{1}}[/TEX] [TEX]{n}_{2}=\frac{c}{{v}_{2}}[/TEX]

[TEX]\Rightarrow \frac{{n}_{2}}{{n}_{1}}=\frac{{v}_{1}}{{v}_{2}}=1,5[/TEX]

==> [TEX]{v}_{1}=\frac{{v}_{2}}{1,5}=\frac{3.{10}^{8}}{1,5}=2.{10}^{8}[/TEX]
 
J

jun11791

@Harry18: còn sai 5 câu nhé ;)
@ b0ypr0_nkq_9x: uh, bài 19 mình thực sự chưa biết ct này (chỉ biết n=L/2i . Số vân sáng N_s = 2n+1 , n lấy nguyên) cảm ơn nhé. bài 32 nói mình mới nhớ ra ct này, nhg ko sao bài đó mình làm vẫn đúng nhờ suy luận hihi
 
B

b0ypr0_nkq_9x

13 B - Đúng fải là:Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên điều hoà với cùng một tần số.
29 C
 
Last edited by a moderator:
H

harry18

@Harry18: còn sai 5 câu nhé ;)
@ b0ypr0_nkq_9x: uh, bài 19 mình thực sự chưa biết ct này (chỉ biết n=L/2i . Số vân sáng N_s = 2n+1 , n lấy nguyên) cảm ơn nhé. bài 32 nói mình mới nhớ ra ct này, nhg ko sao bài đó mình làm vẫn đúng nhờ suy luận hihi

Cụ thể tí đi, còn sai những câu nào???????????

Nói đi tui còn sửa chứ! Ko thì bit đâu mà lần!
 
J

jun11791

Câu hỏi số 13
D. Khi năng lượng điện trường cực đại thì năng lượng từ trường cực đại

Câu hỏi số 14
A. Động năng của vật rắn chuyển động tịnh tiến bằng động năng của khối tâm mang khối lượng của vật rắn.

Câu hỏi số 16
D. Vị trí cực đại giao thoa thỏa d1 - d2 = (k + 1/2 ) \lambda khi hai nguồn ngược pha
(câu này mình cũng ko hiểu)

Câu hỏi số 24
C. Khi chất điểm đến vị trí biên thì vận tốc triệt tiêu và gia tốc có độ lớn cực đại.

Câu hỏi số 29
C. Khi con lắc lò xo được treo thẳng đứng thì lực tổng hợp gây ra dao động điều hòa bằng với lực đàn hồi của lò xo.

Câu hỏi số 33
A. vân sáng thứ ba, vân tối thứ bảy.
(cái này mình cũng tính ra giống harry18, nhg mình chọn đáp án gần nhất là A)

Câu hỏi số 34
C. Các vật hay hệ vật biến dạng do tác dụng của nội lực, sự biến dạng này ảnh hưởng đến chuyển động của khối tâm.

Câu hỏi số 36
C. [tex]P = \frac{U^2}{R}cos^2 \varphi[/tex]

Câu hỏi số 40
C. Phải có ma sát thì khi chân người đạp vào mặt đất thì mới có phản lực mặt đất tác dụng vào chân, phản lực này là ngoại lực làm cho khối tâm người không chuyển động được.
 
A

a_little_demon


Câu hỏi số 16
O1, O2 là hai nguồn kết hợp phát sóng cơ học. Cho rằng biên độ sóng bằng nhau ở mọi điểm. Xét điểm M nằm trong vùng giao thoa; cách O1 một khoảng d1; cách O2 một khoảng d¬2. Gọi \lambda là bước sóng của sóng, k thuộc Z.
A. Vị trí cực đại giao thoa thỏa d1 - d2 = k \lambda /2 khi 2 nguồn cùng pha
B. Vị trí cực tiểu giao thoa thỏa d1 - d2 = (k + 1/2 ) khi 2 nguồn ngược pha
C. Vị trí cực đại giao thoa thỏa d1 - d2 = k \lambda /2 khi hai nguồn cùng pha
D. Vị trí cực đại giao thoa thỏa d1 - d2 = (k + 1/2 ) khi hai nguồn ngược pha


Giả sử
[TEX]O_1=Acos(wt)[/TEX]
[TEX]O_2=Acos(wt+\pi)[/TEX]
ta có điểm M cách O1,O2 lần lượt d1, d2
=> phương trình dao động tại M
[TEX]OM_1=Acos(wt-\frac{2\pi d_1}{\lambda })[/TEX]
[TEX]OM_2=Acos(wt-\frac{2\pi d_2}{\lambda }+\pi)[/TEX]
=> tổng hợp có [TEX]A_M=2ACos/\frac{\pi (d_1-d_2)}{\lambda }- \frac{\pi}{2}/[/TEX]
Vậy [TEX]A_Mmax[/TEX] khi ta chọn câu D nếu không biết tại sao nữa thì:eek::eek::eek:
================================
Hì cái này tốt nhất nên học thuộc lòng!!! còn có 2 nguồn lệch pha pi/2 nữa mấy bạn cũng tự chứng minh nha dễ cho thi lắm!!!
 
H

harry18

Giả sử
[TEX]O_1=Acos(wt)[/TEX]
[TEX]O_2=Acos(wt+\pi)[/TEX]
ta có điểm M cách O1,O2 lần lượt d1, d2
=> phương trình dao động tại M
[TEX]OM_1=Acos(wt-\frac{2\pi d_1}{\lambda })[/TEX]
[TEX]OM_2=Acos(wt-\frac{2\pi d_2}{\lambda }+\pi)[/TEX]
=> tổng hợp có [TEX]A_M=2ACos/\frac{\pi (d_1-d_2)}{\lambda }- \frac{\pi}{2}/[/TEX]
Vậy [TEX]A_Mmax[/TEX] khi ta chọn câu D nếu không biết tại sao nữa thì:eek::eek::eek:
================================
Hì cái này tốt nhất nên học thuộc lòng!!! còn có 2 nguồn lệch pha pi/2 nữa mấy bạn cũng tự chứng minh nha dễ cho thi lắm!!!

Bạn để ý xem cái đáp án D có chữ lamda nào ko.

Nếu thêm chữ lamda vào thì nó sẽ tự khắc đúng. Cách giải thì bạn đã giải.
 
A

a_little_demon

Câu 1: Quá trình phát ra tia X là kết quả của sự tương tác giữa:
a)electron với electron ở các tầng điện tử bên trong lớp vỏ nguyên tử
b)photon với electron ở các tầng điện tử bên trong lớp vỏ nguyên tử
c)electron với hạt nhân
d)electron với hạt nhân và với electron ở các tầng điện tử bên trong lớp vỏ nguyên tử

picture.php

Câu 2: Dây cao su có buộc 1 chất điểm m, tại O dãn ra 1 đoạn [tex]x_o[/tex]. Kéo m đến B(hình vẽ) rồi buông ra khong vận tốc đầu. Chuyển động của m trên quỹ đạo BOMC là:
a)dao động điều hòa
b)Trên BO là dao động đh, OC là chuyển động biến đổi đều
c)trên BM là dao động đh, BM là chuyển động thẳng đều
d)trên BM là dao động đh, BM là chuyển động thẳng biến đổi đều

Câu 3: Con lắc đơn dao động tắc dần với biên độ giảm theo cấp số nhân sau mỗi chu kì( công bội 0.9). Biết chiều dài sợi dây là l=1m, m=200g. Để duy trì dao động với biên độ 0.1 rad, sau mỗi chu kì phài cung cấp cho con lắc năng lượng bằng: (lấy g=10 m/s2)
a)19.10^-4 J
b)81.10^-4 J
c)1,9.10^-4 J
d)0.19 J

Câu 4:vật có khối lượng m, hình trụ tiết diện thẳng S, nổi trên mặt chất lỏng, khối lượng riêng là D. Kích thích cho vật dao động đh trên phương thẳng đứng biểu thức hợp lực là
a)F=-DgSx/2
b)F=-DgSx
c)F=-4DgSx
d)F=-2DgSx

Câu 5: chuyển động quay nhanh dần đều từ trạng thái đứng yên, 1 giây đầu tiên góc quay là 2 rad, thời gian quay góc 2 rad kế tiếp là:
a)1 giây..........B)0.5 giây.........c)0.8 giây..........d)0.4 giây

Câu 6: con lắc đơn dao động đh khi qua vị trí cân bằng, lực căn dây là T=
a)[TEX]mg+\frac{mv^2}{l}[/TEX]
b)[TEX]/mg-\frac{mv^2}{l}/[/TEX]
c)mg
d)[TEX]\frac{mv^2}{l}[/TEX]

Câu 7:phần cảm của máy phát điện một pha có 2 cặp cực, roto có vận tốc quay là 1500 vòng/phút thì từ thông cực đại qua mội cuộn dây phần ứng là Phio=5.10^-3 Wb và suất điện động hiệu dụng là E=120v, số vòng dây của cuộn dây phần ứng là:
a)82..........b)164.................c)212.............d)108

Câu 8: Một hạt cơ bản có điện tích thì phản hạt có:
a) cùng điện tích và thời gian sống
b)cùng điện tích khác thời gian sống
c)cùng độ lớn diện tích nhưng trái dấu và khác thời gian sống
d)cùng độ lớn diện tích nhưng trái dấu và cùng thời gian sống

Câu 9: (Tưởng tượng) tôi đang đi trên chiếc tàu bay siêu tốc với v=0.6c. Tôi có khả năng nhìn thấy được các hạt photon. Vậy theo bạn trên khi tôi trên chiếc tàu ấy nhìn thấy 1 photon bay ngược chiều chuyển động của chiếc tàu sẽ có vận tốc là:
a)0.8c.............b)0.4c...............c)1.6c............d)tấ cả đều sai

Câu 10: Mạch điện xoay chiều RLC không phân nhánh, với R=[TEX]10\sqrt{3}[/TEX] , L=0.3/pi H, [TEX]C=\frac{500}{3\pi} \mu F[/TEX], Điện áp đặt vào 2 đầu mạch là u=120cos100pit. biểu thức điện áp 2 đầu cuộn dây thuần cảm là:
a)[TEX]u_L=60cos(100\pi t-\frac{\pi}{3})[/TEX]
b)[TEX]u_L=60\sqrt{3}cos(100\pi t-\frac{\pi}{3})[/TEX]
c)[TEX]u_L=60cos(100\pi t-\frac{5\pi}{6})[/TEX]
d)[TEX]u_L=60\sqrt{3}cos(100\pi t+\frac{5\pi}{6})[/TEX]

Mời anh em cùng làm nha!!!!!:p:p:p:p
 
Last edited by a moderator:
T

tramngan

Câu 6:

Giả sử quả nặng đang ở ly độ góc là a. Khi đó, thành phần của trọng lực theo phương của dây là [tex]mgcos\alpha[/tex] , xem như bằng mg, do [tex]\alpha[/tex] rất bé. Như vậy, theo phương của dây thì:
[TEX]T - mg = ma_{huong tam} = \frac{mv^2}{L}[/TEX]
Như vậy, T lớn nhất khi v lớn nhất, tức là khi quả nặng qua vị trí cân bằng; T nhỏ nhất khi v nhỏ nhất, quả nặng ở vị trí biên độ.

Dựa vào biểu thức trên thì ở vị trí cân bằng: [TEX]T = mg + \frac{mv^2}{L}.[/TEX]
 
J

jun11791

Câu 1:
d)electron với hạt nhân và với electron ở các tầng điện tử bên trong lớp vỏ nguyên tử

Câu 2:
b)Trên BO là dao động đh, OC là chuyển động biến đổi đều

Câu 4:
b)F=-DgSx

Câu 5:
d)0.4 giây

Câu 8:
d)cùng độ lớn diện tích nhưng trái dấu và cùng thời gian sống

Câu 9:
d)tất cả đều sai

Câu 10:
a)[TEX]u_L=60cos(100\pi t-\frac{\pi}{3})[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom