[vật lý 10] lớp lý dành cho mem 97 ( lớp học )

Status
Không mở trả lời sau này.
A

allmystery_isadream

Nhóm 1

Bài 9:
a) *Chiều chuyển động: Vật xuất phát tại điểm M(OM ngược hướng Ox) cách O 1 đoạn 10km.
*Tọa độ ban đầu:-10(km).
*Vận tốc của vật: 4(km/h)
b) với: t=1,5 ta có x1=4*1,5-10=-4
t=1 ta có x2=4*1-10=-6
độ dời của vật là: s=x1-x2=2(km).
Bài 10:
ta có: x0=200(km), v=80(km/h)
PTCĐ: x=80t-200
Bài 11:
Ta có: x0=0, v=12(m/s),to=-2
PTCĐ: x=12*(t+2)

nhóm 1
 
H

helpme_97

mặc dù biết bạn đầu tiên đã làm bài tập 1 nhưng mình thấy hình như có vấn đề

Vẫn hình vẽ như vậy
Lời giải
Tọa độ OA =-200
Tọa độ OB= 300
 
D

doraemon9x000

Mấy anh ơi!
Phần lí thuyết em hok hiễu gì hết? Và phần bài bập có hướng dẫn thì anh giải em cũng hok hiễu! Mấy anh cho em xin cái nick Yahoo để em dễ học hỏi! Nick của em là: hacker_hotboykutepro9x@yahoo.com!
Mấy anh giúp em với nha!
 
T

tomandjerry789

46912df8c377a5d95730e4cfd24180ca_48113850.untitled333.bmp


Chọn hệ quy chiếu:
+ GTĐ: HN
+ Chiều dương: HN ~~> HP
+ Trục toạ độ: trùng với đoạn đường HN ~~> HP
+ GTG: 8h

Xe 1:
+ $v_1=54 km/h$
+ $x_{o1}=0$
+ $t_{o1}=-2$
PT: $x=x_{o1}+v_1.(t-t_{o1})=54(t+2)$

Xe 2:
+ $v_2=-60 km/h$
+ $x_{o2}=100 km$
+ $t_{o1}=-2$
PT: $x=x_{o2}+v.(t-t_{o2})=100-60(t+2)$

P/s: Làm lại cho 1 mem dễ hiểu . ;))
 
Last edited by a moderator:
K

kakashi_hatake

Bài 17, chọn hệ quy chiếu
Gốc tọa độ : A
Chiều từ A->B
Gốc thời gian : 8h30

Xe từ A
Xe A đi trước gốc thời gian là 8h30-8h=30'=0.5h
[TEX]x_A=x_0 + v_1 t[/TEX] = 0.5 . 50 +50t=25+50t

Xe đi từ B
[TEX]x_B=x_0+ v_2 .t[/TEX]=160-40t

Khi 2 xe gặp nhau [TEX]x_A=x_B \Leftrightarrow 25+50t = 160-40t \Leftrightarrow t=1.5[/TEX]

Vậy 2 xe gặp nhau lúc 8h30 +1.5h =10h
 
N

nvk1997bn

Sao lâu có bài giảng tiếp vậy mọi người
mình học đả giốt nay không có bài lại càng giốt hơn . Ai đó làm cách gì đi
 
N

nvk1997bn

chị MOD ơi dạy đến chuyển động tròn đi chị . mấy ngày em ngồi chờ bài giảng mà vẫn chưa có
 
H

heroineladung

Xin lỗi tất cả các em, có lẽ phần lí thuyết của chị post lên ít người hiểu dc.
Lí do vì phần lí thuyết này chỉ là cách thống kê lại những gì cốt yếu, nhiều cái không có trong sách giáo khoa,(tại đây chị nói luôn chỉ học SGK thì học Vật lí không giỏi dc, cần có cái nâng cao ngoài nữa) nên những ai chưa dc học thêm thì không hiểu dc, còn ai học qua rồi thì hiểu ngay và làm bài tập rất tốt!
Nhưng lớp học của chúng ta mở ra vì mục đích giúp cho tất cả các em học tập tốt hơn, ai cũng cần phải hiểu bài và làm dc bài tập. Đó là mục đích của việc mở lớp học Lí này. Vì vậy, chị quyết định là sẽ học lại từ đầu, học từ từ, chỗ nào các em không hiểu thì hỏi luôn tại pic này hoặc có thể nhờ các bạn học khá hơn giải thích giùm!
Môn Vật lí là một môn học cũng không khó quá nhưng cũng không phải dễ, đặc biệt là Vật Lí 10, chị phải công nhận rằng là khó, học trên lớp chỉ có 45', cô giáo chị giảng ngồi nghe như vịt nghe sấm, phải đi học thêm ngoài mới hiểu kĩ dc. Dạy học bằng ngôn ngữ nói còn khó khăn huống chi là chúng ta dạy qua ngôn ngữ viết, nên việc truyền tải kiễn thức đến các em là rất khó, chị hy vọng rằng các em cố hiểu cho chị! ;)
Không hiểu chỗ nào thì phải hỏi ngay, để học tốt Lí 10 thì trước tiên chúng ta phải hiểu dc bài rồi mới làm dc bài tập.
Một số bạn đã dc học rồi rất muốn học tiếp, nhưng học chung nên chúng ta phải để các bạn chưa dc học hiểu dc bài, cần từ từ...
Chị đã cố đi lùng bài giảng bằng video cho các em dễ hiểu hơn nhưng chỉ một số bài có thôi, một số bài không có nên chị đành chịu thôi! ;( Mong các em thông cảm!
Còn bây giờ chúng ta học lại từ đầu nhé! Mong rằng sẽ vẫn đuổi kịp chương trình học của chúng ta trên trường! :)
 
H

heroineladung

Chuyển động cơ.

BÀI 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ
(Bài này không quan trọng lắm nên chúng ta sơ qua lí thuyết thôi nhé!)

%%- 1) Chuyển động cơ là gì?
a) Định nghĩa:
- Chuyển động cơ là sự thay đổi vị trí (dời chỗ) của vật theo thời gian.
b) Tính chất:
- Mọi trạng thái chuyển động và đứng yên chỉ có tính tương đối. (Thường chọn mặt đất làm mốc khi khảo sát chuyển động).

%%- 2) Chất điểm - Quỹ đạo chuyển động của chất điểm.
a) Chất điểm là gì?
- Khi một vật có kích thước rất nhỏ so với kích thước quãng đường chuyển động hoặc phạm vi khảo sát ta coi vật là 1 điểm có khối lượng bằng khối lượng của vật gọi là chất điểm.
b) Quỹ đạo chuyển động của chất điểm:
- Khí chất điểm chuyển động nó vạch lên một đường trong không gian gọi là quỹ đạo.

%%- 3) Cách xác định vị trí của vật trong không gian.
a) Khi chất điểm chuyển động thẳng:
- Chọn một trục Ox trùng với đường thẳng quỹ đạo, chọn 1 điểm trên quỹ đạo làm gốc O. Chọn một chiều dương.

e7aa0be14c379115e84532e2d309f60b_48261955.datga.bmp


- Vị trí M của chất điểm M của chất điểm được xác định bằng tọa độ x = $\overline OM$.
+ x > 0 nếu M thuộc phía chiều dương của trục Ox.
+ x < 0 nếu M thuộc phía chiều âm của trục Ox.

b) Khi chất điểm chuyển động trên đường cong trong một mặt phẳng.

69d01a8b5acd061777b01ac96db10525_48262542.addgvaaaaw.bmp


- Chọn hệ trục Ox, Oy vuông góc với nhau gắn với vật mốc.
\Rightarrow Vị trí M xác định bởi :
[TEX]\left\{\begin{x = \overline OP}\\{y = \overline OQ}[/TEX]

%%- 4) Xác định thời gian:
- Dùng đồng hồ để chọn 1 thời điểm làm mốc thời gian (quy ước lúc đó là 0h).
\Rightarrow Khoảng thời gian từ thời điểm ban đầu ta đến thời điểm thời gian là $\Delta t= t - to$.
- Nếu chọn thời điểm ban đầu làm mốc thời gian (to = 0) thì $\Delta t = t$.

%%- 5) Hệ quy chiếu:
Gồm:
- Một hệ trục tọa độ gắn với một vật đc chọn làm mốc.
- Một đồng hồ và 1 mốc thời gian.

%%- 6) Chuyển động tịnh tiến.
- Khi vật chuyển động tịnh tiến, mọi điểm của nó có quỹ đạo giống hệt nhau, có thể chồng khít lên nhau được. Vì thế, muốn khảo sát chuyển động tịnh tiến của một vật, ta chỉ cần xét chuyển động của một điểm bất kì của nó.
- Quỹ đạo của chuyển động tịnh tiến: đường cong, đường thẳng, đường tròn.
(Phần chuyển động không áp dụng đến trong chương này nhiều, đến bài cân bằng vật rắn chúng ta mới dùng đến nó nên chỉ cần biết qua thôi nhé! ;).)

 
Last edited by a moderator:
T

tieuhuunguyen97

Chị heroineladung ơi, chị có thể giúp em những công thức về "thời gian nghe thấy âm thanh" được không ạ? Em làm các bài tập về vận tốc mà lại có sự hiện diện của âm thanh (bóp còi, sóng âm....). Ra nhiều kết quả mà mò đi mò lại thì mệt quá, sách lớp 7 thì em đem bán hết rồi =''=. Và em thực sự muốn hiểu rõ về quy luật truyền âm và ý nghĩa công thức của chúng....Cảm phiền chị.
 
M

mrmoneyngan

Ủa chị heroineladung ơi, bài này mình không học cái chuyển động tịnh tiến à!? thấy trong sách có mục này mà chị!
 
H

heroineladung

Phần Lí thuyết bài Chuyển động thẳng đều.

BAÌ 2: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU.

%%- I. Chuyển động thẳng đều:
1) Độ dời về đường đi:
a) Độ dời:
- Tại thời điểm ban đầu, chất điểm ở vị trí Mo.
- Tại thời điểm t, chất điểm ở vị trí M.
\Rightarrow Vecto MoM gọi là vecto độ dời trong thời gian $\Delta = t - to$
(*) Trong chuyển động thẳng:
- $\bar{MoM}$ thuộc quỹ đạo và cùng chiều chuyển động.
- Chọn trục Ox trùng với quỹ đạo .
\Rightarrow Độ dời đại số của vecto độ dời là: $\bar{MoM} = \Delta x = x - xo$

2c43ce2f348a8463b9be9ffa5fc88ff1_48264342.untitledooooooooo.bmp



5d1d87127daba5af9b015284e26a36ff_48264348.untitledhhhhhhhhhhh.bmp



- Nếu chuyển động cùng chiều với chiều (+) thì $\Delta x$ >0.
- Nếu chuyển động ngược chiều với chiều (+) thì $\Delta x$ <0.

b) Quãng đường và độ dời trong chuyển động thẳng:
- Khí vật chuyển động theo chiều (+) thì S = $\Delta x$
S = $|\Delta x| = |x - xo|$

2) Vận tôc trung bình và tốc độ trung bình.
a) Tốc độ trung bình:

$V_{TB} = \frac{S}{\Delta t}$

S: Quãng đường.(m, km)
$\Delta $t: Thời gian chuyển động.(s,h)

- Là đại lượng vô hướng, luôn (+).
- Cho biết mức độ nhanh chậm của chuyển động.

b) Vận tốc trung bình:

$\overline {V_{TB}} = \frac{\Delta x}{\Delta t} = \frac{x2 - x1}{t2 - t1}$

$\Delta x$: độ dời của vật.
$\Delta t$: khoảng thời gian chuyển động.

- Là giá trị đại số có thể (+), có thể (-) đặc trưng cho hướng dời đi của vật so với vị trí ban đầu.
- Vận tốc trung bình không thể đặc trưng cho sự nhanh chậm của chuyển động.

3) Chuyển động thẳng đều:
a) Định nghĩa:
- Chuyển động thẳng đều là chuyển động trên một đường thẳng và ở mọi điểm nó đều có vận tốc như nhau.
b) Chú ý:
Vtb = V (v: Vận tốc tức thời)
\Rightarrow S = $v.\Delta t$

%%- II. Phương trình và đồ thị của chuyển động thẳng đều:
1. Phương trình tọa độ - thời gian của cđ thẳng đều:

- Chọn trục Ox trùng quỹ đạo cđ của vật. Gốc O là 1 điểm trên quỹ đạo, chọn chiều dương, chọn mốc thời gian.
$v = \frac{x - xo}{t - to}$

\Rightarrow x = v(t - to) + xo.
(*) Quy ước dấu:
+) v > 0 khi vật cđ cùng chiều (+).
v < 0 khi vật cđ ngược chiều (+).
+) xo, x > 0 khi vị trí đầu và vị trí tại thời điểm t của vật ở phía chiều (+) của Ox.
xo, x < 0 khi vị trí đầu và vị trí tại thời điểm t của vật ở phía chiều (-) của Ox.

2. Đồ thị của chuyển động thẳng đều:
u_ste1.gif
- Đồ thị toạ độ theo thời gian:

Đồ thị là nửa đường thẳng:
+ có độ dốc (hệ số góc) là v
+ giới hạn bởi điểm (xo,to).

87f385862f32fc58ab961308fcdf95aa_48075612.untitled3vl.bmp


u_ste1.gif
- Đồ thị vận tốc theo thời gian:

Đồ thì là nửa đường thẳng:
+ song song với trục thời gian.
+ giới hạn bởi điểm to.

d4241f3c81f868da237483266738aec4_48075617.untitled4vl.bmp


GHI CHÚ:
- Trên đồ thị vận tốc, đường đi s được biểu diễn bởi diện tích S.

%%- III. Công thức cộng vận tốc (đổi vận tốc theo hệ quy chiếu):
Đây là phần nâng cao kiến thức, các em có thể tham khảo để áp dụng làm bài tập chương này và dùng cả đến các chương sau nữa, ;) Đây là phần kiến thức của bài Tính tương đối của chuyển động sau mấy bài nữa là chúng ta sẽ sờ đến nó :D

2991271467_ecc635a2a3_o.png


- Vận tốc tương đối là vận tốc của vật trong hệ quy chiếu chuyển động.
- Vận tốc kéo theo là vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động so với hệ quy chiếu đứng yên.
- Vận tốc tuyệt đối là vận tốc của vật trong hệ quy chiếu đứng yên.
(*) - Ta thường gọi vật đang khảo sát chuyển động là vật 1 (tàu, thuyền,...)
- Hệ quy chiếu chuyển động là vật 2 (dòng nước...)
- Hệ quy chiếu đứng yên là vật 3 (bờ sông, mặt đất,...)

75bf3f6deb13ee6ddcbc82f5411da412_48075630.untitled5vl.bmp


Các trường hợp đặc biệt:
%%- Các vecto vận tốc cùng phương, cùng chiều:

0be037cd1dfc73f716a3697e2ac56238_48075636.untitledcungchieu.bmp


v13 = v12 + v23.

%%- Các vecto vận tốc cùng phương, ngược chiều:

63de1cde1bfa564156cdd4a3ce8ad50f_48075657.untitlednguocchieu.bmp


v13 = v12 - v23.(v12 > v23)

%%- Các vecto vận tốc vuông góc với nhau:

149ea21395e25329c617da3a404bb912_48075586.untitledvuonggoc.bmp


$v13 = \sqrt{v12^2 + v23^2}$

%%- Các vecto vận tốc bằng nhau, tạo với nhau 1 góc $\alpha$:

47af9f3332d4c1fc039c7084fc2631aa_48075607.untitled2canhjbangnhau.bmp


$v13 = 2.v12.cos(\frac{a}{2})$

%%- Các vecto vận tốc bất kì hợp với nhau 1 góc a:

1a4e8cece1d993a62de75e2312808507_48075653.untitledlonn.bmp


$v13 = \sqrt{v12^2 + v23^2 + 2.v12.v23.cosa}$





 
H

heroineladung

Chị heroineladung ơi, chị có thể giúp em những công thức về "thời gian nghe thấy âm thanh" được không ạ? Em làm các bài tập về vận tốc mà lại có sự hiện diện của âm thanh (bóp còi, sóng âm....). Ra nhiều kết quả mà mò đi mò lại thì mệt quá, sách lớp 7 thì em đem bán hết rồi =''=. Và em thực sự muốn hiểu rõ về quy luật truyền âm và ý nghĩa công thức của chúng....Cảm phiền chị.

%%- Trả lời:
Đối vs dạng bài này thì em nên dùng công thức cộng vận tốc để giải loại bài tập này. Gọi thời gian nghe thấy âm thanh phản xạ là t.
Ta có: $t = \frac{s}{u + v}$
S : Quãng đường truyền âm.
u: Vận tốc của âm.
v: Vận tốc của tàu, thuyền...

Ủa chị heroineladung ơi, bài này mình không học cái chuyển động tịnh tiến à!? thấy trong sách có mục này mà chị!


%%- Trả lời:
Uhm, thanks em. Nếu ai dùng sách giáo khao nâng cao thì mới có phần này, còn dùng sách ban cơ bản thì không có nên chị bỏ qua. Nhưng nếu em muốn thì chị sẽ bổ sung thêm vào bài. Thanks em nhiều nhá! ;)
 
T

tieuhuunguyen97



%%- Trả lời:
Đối vs dạng bài này thì em nên dùng công thức cộng vận tốc để giải loại bài tập này. Gọi thời gian nghe thấy âm thanh phản xạ là t.
Ta có: $t = \frac{s}{u + v}$
S : Quãng đường truyền âm.
u: Vận tốc của âm.
v: Vận tốc của tàu, thuyền...


Vậy thì nếu nó không phải là âm phản xạ thì thời gian nghe thấy âm thanh được tính như thế nào ạ? Chị cho em hỏi, "thời gian truyền âm", "thời gian nghe thấy âm thanh" và "thời gian nguồn âm tới chỗ nghe thấy âm thanh" có mối liên hệ gì không ạ?
 
N

nqs_sunshine

chị heroineladung ơi
chị cho thêm kiến thức trong sách nâng cao nữa chị nhé
chị bổ sung thêm nhé
em thanks chị nhiều lắm
tại em học theo sách nâng cao mà
 
H

heroineladung

Vậy thì nếu nó không phải là âm phản xạ thì thời gian nghe thấy âm thanh được tính như thế nào ạ? Chị cho em hỏi, "thời gian truyền âm", "thời gian nghe thấy âm thanh" và "thời gian nguồn âm tới chỗ nghe thấy âm thanh" có mối liên hệ gì không ạ?

Trả lời:
:D Khó hiểu thế nhể? Chị không hiểu ý của em lắm!
Chị giải thích thế này nhé!
Có phải em muốn hỏi về bài toán có sự xuất hiện của tín hiệu âm đúng không?
Có thể chia ra làm 2 giai đoạn:
1) Phát tín hiệu:
Thời gian truyền âm đi: $to = \frac{S}{u - v}$
2) Thu tín hiệu:
Thời gian âm truyền lại tới chỗ ta: $t = \frac{S}{u + v}$
Chú thích: S: Quãng đường âm thanh truyền.
u: vận tốc âm thanh
v: vận tốc tàu, thuyền,...
Chị cũng chưa gặp nhiều bài toán này bao giờ nên cũng không rõ lắm!
Chị nghĩ là thời gian truyền âm = thời gian nghe thấy âm thanh = thời gian nguồn âm tới chỗ nghe thấy âm thanh = t + to.
Hay là em gửi bài đó lên đi, xem các bạn có giải giúp em dc không? Đọc đề may ra còn hiểu, chứ nói thế này không hiểu lắm! :D
 
T

tieuhuunguyen97

1) Một chiến sĩ dùng súng bắn thẳng vào bia. Thời gian từ lúc bắn đến lúc đạn trúng mục tiêu là 0.6s ; từ lúc bắn đến lúc nghe thấy tiếng đạn nổ khi trúng mục tiêu là 2.1s . Xem như đạn chuyển động thẳng đều và vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s.
a) Tính khoảng cách từ chỗ dặt súng đến vị trí bia.
b) Tính vận tốc của viên đạn.

2) Để đo tốc độ của một xe hơi đang chạy trên đường cao tốc, một thanh tra viên giao thông sử dụng nguồn phát sóng siêu âm phát ra những tín hiệu xung dưới dạng sóng siêu âm với khoảng thời gian là t0= 6.10^-6s đến xe đang chạy về phia mình. Biết rằng tín hiệu xung siêu âm phản xạ từ xe có thời gian là t= 5.10^-6s và vận tốc âm thanh trong không khí là u=330m/s. Hỏi tốc độ của xe hơi đang chạy về phía thanh tra viên là bao nhiêu?

3) Một đoàn tàu đang chạy trên đường ray thẳng nằm ngang với tốc độ 90km/h. Khi còn ở cách nhà ga A, l=1km, người lái tàu bóp còi phát ra tín hiệu âm thanh trong thời gian 3.5s. Biết tốc độ âm thanh trong không khí là 330m/s. Xác định thời gian nghe âm thanh tiếng còi của một người:
a) Ở tại nhà ga A
b) Ở tại B cách nhà ga 300m
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom