[Vật lí 9] Giải thích hiện tượng vật lí.

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Lời ngỏ: Nếu bạn đã cảm thấy chán môn Vật Lí vì những bài tập khô khan chả có tính thực tiễn thì hãy tham gia topic này. Ở đây chúng ta sẽ vẫn dụng những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng thường gặp trong cuộc sống. Nếu vận dụng được kiến thức vào thực tiễn, bạn là người giỏi thực sự!

HT1) Vào những ngày khô ráo, và lặng gió thì nhiệt độ môi trường xuống 17, 16 độ C chúng ta chỉ thấy se lạnh, nhưng những ngày mưa ẩm ướt, nhiệt độ cỡ 17, 19 độ C chúng ta lại cảm thấy rét buốt. Tại sao vậy nhỉ?

Xem thêm:
[Vật lí 7] HỆ THỐNG MỤC MỤC CÁC LỚP
[Vật lí 8] HỆ THỐNG MỤC MỤC CÁC LỚP
[Vật lí 9] HỆ THỐNG MỤC MỤC CÁC LỚP
[Vật lí 10] HỆ THỐNG MỤC MỤC CÁC LỚP
[Vật lí 11] HỆ THỐNG MỤC MỤC CÁC LỚP
[Vật lí 12] HỆ THỐNG MỤC MỤC CÁC LỚP
 

jijung queens

Học sinh tiến bộ
Thành viên
27 Tháng hai 2017
92
103
151
23
Hà Tĩnh
Không hiểu sao hồi cấp 2 mk học Vật lý cũng được mà giờ kém quá à:(
Mình cũng muốn tham gia Topic này để trau dồi kiến thức vật lý của mk, bạn cho mình tham gia với nhé:)
Đầu tiên, mình nghĩ là bạn nên post thêm một vài hiện tượng nữa để mọi người biết được cái nào thì giải thích ạ
 
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
Hiện tượng dễ nhất thì mình post trước mà. Chiều ý bạn mình sẽ post thêm vài hiện tượng nữa.

HT2. Ở vùng núi, vào buổi chiều tà ta thấy mây sà xuống núi để rồi sáng sớm, từng đám mây bạc lại bay lên trời. Tại sao lại có hiện tượng trên?

HT3. Tại sao nhỏ giọt nước vào chảo dầu nóng thì phát ra tiếng nổ và dầu bắn tung tóe ra? (Chắc bạn nữ nào hay nấu nướng rất thấm hiện tượng này).

HT4. Tại sao khi đi bơi, ta càng lặn xuống sâu thì càng cảm thấy tức ngực, bùng tai?
 
  • Like
Reactions: Thoòng Quốc An

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
Thế à, coi bộ các thầy cô cũng bắt đầu quan tâm tới sự liên hệ thực tiễn của học sinh nhỉ. Bạn giải thích được cái nào không?
 

Thoòng Quốc An

Tôi yêu Hóa học | Mùa hè Hóa học
Thành viên
30 Tháng sáu 2014
969
1,264
251
Du học sinh
YALE UNIVERSITY
Thế à, coi bộ các thầy cô cũng bắt đầu quan tâm tới sự liên hệ thực tiễn của học sinh nhỉ. Bạn giải thích được cái nào không?
dc hết nhưng lười quá, tuần sau thi GKII , tuần sau nữa hsg Lý
 

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
Ghi ngắn thôi thì mình hiểu rồi. Nhất là HT3, mình rất trông chờ có người giải được đấy.
 

Thoòng Quốc An

Tôi yêu Hóa học | Mùa hè Hóa học
Thành viên
30 Tháng sáu 2014
969
1,264
251
Du học sinh
YALE UNIVERSITY
Ghi ngắn thôi thì mình hiểu rồi. Nhất là HT3, mình rất trông chờ có người giải được đấy.
Nhiệt độ hóa hơi của nước là 100 độ C, khi gặp phải chảo mỡ/dầu đang nóng (vài trăm độ) giọt nước nhanh chóng hóa hơi, nó tạo ra một áp suất lớn trong lòng dung dịch (dầu/mỡ) nên gây ra hiện tượng nổ và tất nhiên khi nổ dầu/mỡ sẽ bắn tung té ra xung quanh.
 

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
Bạn gãi đúng chỗ ngứa của mình rồi :D

Hóa hơi thì thể tích tăng đột ngột, thể tích tăng đột ngột chính là nguyên nhân phát nổ.

Coi bộ bạn là người hay chiên rán. Nếu giải thích tiếp các hiện tượng khác thì hay quá.
 
  • Like
Reactions: Thoòng Quốc An

Thoòng Quốc An

Tôi yêu Hóa học | Mùa hè Hóa học
Thành viên
30 Tháng sáu 2014
969
1,264
251
Du học sinh
YALE UNIVERSITY
Bạn gãi đúng chỗ ngứa của mình rồi :D

Hóa hơi thì thể tích tăng đột ngột, thể tích tăng đột ngột chính là nguyên nhân phát nổ.

Coi bộ bạn là người hay chiên rán. Nếu giải thích tiếp các hiện tượng khác thì hay quá.
giải thử bài điện tui đăng di8!!!
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Lời ngỏ: Nếu bạn đã cảm thấy chán môn Vật Lí vì những bài tập khô khan chả có tính thực tiễn thì hãy tham gia topic này. Ở đây chúng ta sẽ vẫn dụng những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng thường gặp trong cuộc sống. Nếu vận dụng được kiến thức vào thực tiễn, bạn là người giỏi thực sự!

HT1) Vào những ngày khô ráo, và lặng gió thì nhiệt độ môi trường xuống 17, 16 độ C chúng ta chỉ thấy se lạnh, nhưng những ngày mưa ẩm ướt, nhiệt độ cỡ 17, 19 độ C chúng ta lại cảm thấy rét buốt. Tại sao vậy nhỉ?
Theo mk thì vào những ngày khô ráo,độ ẩm trong không khí thấp do đó không có nhiều hơi nước xung quanh chúng ta nên dù nhiệt độ có thấp chúng ta cũng chỉ thấy se lạnh.Còn vào những ngày mưa ẩm thì sẽ có rất nhiều hơi nước xung quanh chúng ta kết hợp với nhiệt độ môi trường thấp sẽ gây ra cho chúng ta cảm giác rét buốt.:)
 

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
Về HT1, bạn nói có liên quan đến hơi nước là đúng. Mình sẽ giải thích rõ hơn như sau:

Đầu tiên thì con người cảm thấy nóng - lạnh khi nào?

Cơ thể người liên tục sản sinh ra nhiệt, nhiệt này thoát ra môi trường ngoài để đảm bảo nhiệt độ cơ thể ổn định là 37 độ C. Nếu nhiệt thoát quá nhanh chúng ta cảm thấy lạnh, nhiệt khó thoát (mặc đồ quá kín hoặc nhiệt độ môi trường cao) làm chúng ta cảm thấy nóng.

Cơ thể tiếp xúc môi trường thông qua lớp không khí xung quanh da. Nhiệt từ cơ thể sẽ làm nóng lớp không khí này gần bằng với nhiệt độ cơ thể. Lớp không khí này chứa càng nhiều hơi nước thì càng mất nhiều nhiệt lượng để làm nóng nó, vì c (nhiệt dung riêng) của nước lớn hơn nhiều không khí khô. Vì lẽ đó, tốc độ mất nhiệt của chúng ta lớn, cảm thấy lạnh.

Cũng có 1 yếu tố gây lạnh buốt nữa đó là gió. Gió sẽ làm không khí xung quanh chúng ta thay đổi liên tục (vừa làm ấm xong bị thổi đi mất) khiến chúng ta mất nhiệt nhanh và thấy rét buốt.


Còn 2 HT nữa nào các bạn:

HT2. Ở vùng núi, vào buổi chiều tà ta thấy mây sà xuống núi để rồi sáng sớm, từng đám mây bạc lại bay lên trời. Tại sao lại có hiện tượng trên?

HT4. Tại sao khi đi bơi, ta càng lặn xuống sâu thì càng cảm thấy tức ngực, bùng tai?
 
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

Autumn Maple

Học sinh chăm học
Thành viên
28 Tháng hai 2017
189
245
141
HT4: Khi ta lặn dưới nước ta phải chịu các lực tác dụng :
  • Lực đẩy Ác -si -mét
  • Áp suất của nước lớn hơn áp suất của khí quyển
Và khi ta càng lặn xuống sâu, các lực này tác dụng lên ngưc càng lớn --> tức ngực
Còn thiếu sót, Kỷ Băng Hà giải thích cụ thể nhé! :)
 

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
Ồ, đúng rồi, cũng không cần giải thích thêm gì đâu bạn. Khi lặn càng sâu thì áp lực nước tác dụng lên cơ thể người càng lớn gây tức ngực thôi.


HT3 có lẽ hơi khó. Mình sẽ giải luôn nhé.

Mây lơ lửng được là do các dòng khí đối lưu từ mặt đất thổi ngược lên trời.

Dòng khí đối lưu này do đâu mà có? Mặt đất chính là nơi hấp thụ ánh nắng mặt trời. Các lớp không khí gần mặt đất nóng hơn, nở ra, trọng lượng riêng thấp sẽ bị lực đẩy acsimet không khí đẩy ngược lên trên, lớp không khí lạnh nặng hơn chìm xuống gây ra đối lưu. Cũng chính vì thế người ta gọi tầng khí quyển gần mặt đất là tầng đối lưu.

Ở vùng núi cao, nhiệt độ thấp hơn so với cùng thấp. Vào buổi chiều, nhiệt độ tại mặt đất giảm, dòng khí đối lưu bị suy yếu nên không đẩy được mây nữa, các đám mây sẽ sà xuống đỉnh núi. Vào lúc sáng sớm, ánh mặt trời đốt nóng đất đá làm phát sinh dòng đối lưu đẩy mây bay ngược lên trời.

Hiện tượng này không xảy ra được ở vùng thấp vì ở vùng thấp không khí đặc, nặng hơn mây, vùng núi cao không khí loãng hơn.
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
HT5. Tại sao khi trời mưa, đứng trên mặt đất thì chúng ta thấy các giọt mưa rơi thẳng nhưng người đang chạy xe thì lại thấy hạt mưa bay xiên?

HT6. Tại sao khi chạm vào 1 viên đá mới lấy từ trong tủ lạnh ra thì tay ta có cảm giác bị dính vào nó?
 
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

Trai Họ Nguyễn

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
27 Tháng hai 2017
3,619
3,889
718
21
Hải Dương
THPT Nguyễn Trãi
HT6. Tại sao khi chạm vào 1 viên đá mới lấy từ trong tủ lạnh ra thì tay ta có cảm giác bị dính vào nó?
Vì khi chạm vào viên đá mới lấy từ trong tủ lạnh ra thì nhiệt độ của viên đá khá là thấp làm cho nước ở trên da tay(mồ hôi) bị đông lại liên kết trực tiếp với khối đá lấy từ trong tủ lạnh ra nên tay bị dính vào khối đá
làm đc mỗi câu thui mà o bít có đúng ko nx
 
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
Thế mình hỏi ngu thêm 1 ý là nếu chạm tay vào viên đá trong li nước chúng ta đang uống có bị dính không?
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
HT5. Tại sao khi trời mưa, đứng trên mặt đất thì chúng ta thấy các giọt mưa rơi thẳng nhưng người đang chạy xe thì lại thấy hạt mưa bay xiên?
Trình độ của mk còn kém nên có sai sót bạn bổ sung nha.:) Kiểu này đi thi chắc mk trượt quá.:D
HT5: Giả sử gọi vận tốc của hạt mưa so với người đứng trên mặt đất <theo phương thẳng đứng> là: [tex]v_{1}[/tex]; vận tốc của người đang chạy xe ô tô với người đứng trên mặt đất<theo phương nằm ngang> là [tex]v_{2}[/tex] và cuối cùng vận tốc của hạt mưa so với với người đang chạy xe ô tô là [tex]v[/tex].
Ta thấy [tex]v[/tex] là hợp lực của [tex]v_{1}[/tex] và [tex]v_{2}[/tex]
mà [tex]v_{1}\perp v_{2}[/tex]
=> Theo công thức vận tốc thì: [tex]v=\sqrt{v_{1}^2+v_{2}^2}[/tex]
Từ trên suy ra người đứng ở trên mặt đất thấy hạt mưa rơi thẳng (với vận tốc [tex]v_{1}[/tex]) còn người đang chạy xe thì lại thấy hạt mưa bay xiên (với vận tốc [tex]v[/tex]) và tất nhiên trên thực tế thì có cả sự tác động của gió.
Mk chỉ biết giải thích vậy thui.:confused: M.n góp ý.
 

Huyền He

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng ba 2017
51
15
81
HT6. Tại sao khi chạm vào 1 viên đá mới lấy từ trong tủ lạnh ra thì tay ta có cảm giác bị dính vào nó?
Có phải là khi lấy viên đá từ tủ lanh thì viên đá ở trạng thái khô thì nhiêt độ của tay chạm vào cục đá ban đầu cục đá đẫn nhiêt làm cho tay ta dính lại sau đó cơ thê cung cấp nhiêt làm tan chay vùng băng phía ngoài thành nước cho nên sau s đó k bị dính vào tay nữa
 

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
HT5 thì bạn @thuyhuongyc đã giải thích rồi, mình tóm tặt lại như sau: Khi ta đừng yên, hạt mưa rơi thẳng, khi ta chuyển động về phía trước thì do tính chất tương đối của vận tốc, ta sẽ thấy hạt mưa có vận tốc hướng về phía mình. Do đó mà thấy hạt mưa bay xiên.

HT6 bạn @Trai Họ Nguyễn cũng đã giải thích được. Mình giải thích kỹ hơn 1 tí.

- Viên đá mới lấy từ trong tủ lạnh ra, nhiệt độ của nó < 0 độ C nên sẽ gây đóng băng nước trên da tay khi ta tiếp xúc, làm ta có cảm giác rất dính. Bạn nào mà lấy lưỡi liếm thì dính luôn lưỡi đấy.

- Viên nước đá trong cốc nước, nhiệt độ là 0 độ C. Nó chỉ có thể làm đầu ngón tay chúng ta giảm xuống 0 độ C chứ không làm đóng băng được. Hơn nữa, nó còn bị tan chảy thành nước nên khi chạm vào ta cảm thấy rất trơn.

Tiếp mọi người nhé.

HT7. Treo cục đường lơ lửng giữa cốc nước hay để cục đường chìm tận đáy cốc thì cục đường sẽ tan nhanh hơn? Vì sao như vậy?

HT8. Một con tàu từ sông ra biển thì con tàu sẽ chìm hơn hay nổi hơn?

HT9. Tại sao những con cá bắt được từ biển sâu lên đều bị chết?

HT10. (Mang sắc màu kinh dị 1 chút). Người chết đuối trên biển sẽ chìm hẳn xuống đáy hay chìm xuống 1 độ sâu nhất định rồi lơ lửng?
 

Huyền He

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng ba 2017
51
15
81
HT8. Một con tàu từ sông ra biển thì con tàu sẽ chìm hơn hay nổi hơn?
Vì khối lượng riêng của nước biển lớn hơn khối lượng riêng của nước sông nên con tàu khi từ sông ra biển sẽ chịu lực đẩ Ácsimet tăng dần do đó sẽ càng nổi hơn

HT7. Treo cục đường lơ lửng giữa cốc nước hay để cục đường chìm tận đáy cốc thì cục đường sẽ tan nhanh hơn? Vì sao như vậy?
Khi treo cục đường lơ lửng giữa cốc thì diện tích măt tiếp xúc với nước sẽ nhiều hơn so với khi cục đường chìm tận đáy do đó khi treo lơ lửng cục đường an nhanh hơn. Mình nghĩ là như thế.
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Kybangha_10
Top Bottom