Sinh ra tại thành phố Rome vào năm 1901, Enrico Fermi, nhà vật lí học người Mĩ gốc Italia đã có những cống hiến to lớn trong việc lấp khoảng cách giữa vật lí học thuyết và vật lí ứng dụng. Ông là người đồng phát minh và thiết kế ra lò phản ứng nguyên tử nhân tạo đầu tiên trong một thí nghiệm bí mật ở Trường Đại học Tổng hợp Chicago vào ngày 2-12-1942. Trong bức điện nổi tiếng công bố thành công của cuộc thí nghiệm tới toàn thành phố Washington, người ta ví Enrico Fermi như “nhà thám hiểm Italia đã đặt chân lên một thế giới mới”.
Enrico Fermi sinh trưởng trong một gia đình viên chức, bố ông là một nhà quản lý trong ngành đường sắt quốc gia Italia. Enrico Fermi đến với vật lí từ năm 14 tuổi. Một lần khi đang thơ thẩn trong một hiệu sách cũ ở Rome, Enrico Fermi đã tìm thấy 2 cuốn vật lí sơ cấp. Cậu đọc say mê, sửa lỗi cho cả những bài toán trong đó, tuyệt nhiên không để ý rằng cuốn sách được viết bằng tiếng Latin. Với sự hướng dẫn của một người quen là kĩ sư, cậu bé tiến bộ vượt bậc, và thậm chí bài luận thi đại học của cậu được đánh giá ngang hàng với luận văn tiến sĩ. Năm 1920, khi vẫn còn chưa tốt nghiệp, Enrico Fermi đã tham gia giảng dạy cho giáo viên ở Trường Đại học Tổng hợp Pisa. Đây cũng là lúc ông đưa ra học thuyết đầu tiên có giá trị lâu dài cho ngành vật lí. Thất bại duy nhất của Enrico Fermi là khi ông học bậc trên tiến sĩ ở Đức năm 1923 cùng các tên tuổi lớn như Wolfgang, Pauli, Wegener Heisengerg. Thời điểm ấy, người ta chưa hề nhận ra tài năng thiên phú của ông. Bản chất là một công dân mẫu mực, ông ghét sự khoa trương mà chỉ thích sự đơn giản, cụ thể. Học giả Mĩ Jacob Robert Oppenheiner sau này đã phác họa ông là con người đam mê sự minh bạch và đơn giản, không bao giờ muốn điều gì đó không rõ ràng. Enrico Fermi trở thành giáo sư vật lí lí thuyết của Trường Đại học Tổng hợp Rome năm 25 tuổi và nhanh chóng tập hợp một nhóm các nhà vật lí trẻ hàng đầu nhằm thực hiện nhiệm vụ hàng đầu do ông tự đề ra: “Phục hồi ngành vật lí của Italia”.
Cùng với các đồng sự của mình, ông đã gần như tìm ra sự phân chia nguyên tử từ năm 1934 trong một thí nghiệm nhằm tìm kiếm sự biến đổi sóng xa. Nhưng may mắn đã không mỉm cười với họ do độ dày của mẫu uranium. Bù lại thất bại này, Enrico Fermi đã đưa ra được khám phá vĩ đại nhất trong cuộc đời ông, đó là việc làm chậm quá trình chuyển động của các neutron. Đây là một phát hiện cho phép giải phóng năng lượng nguyên tử trong lò phản ứng. Enrico Fermi và các đồng nghiệp người Do Thái đã chế tạo được lõi của quả bom nguyên tử. Năm 1939, Enrico Fermi và Sziland đồng phát minh ra lò phản ứng hạt nhân tại Trường Đại học Tổng hợp Columbia.
Enrico Fermi sớm qua đời vào năm 1954 tại Chicago vì căn bệnh ung thư dạ dày. Trước đó ông đã kịch liệt lên án Hoa Kì về ý định phát triển bom hidro khi dự án này được đưa ra xem xét vào năm 1949. Ông gọi đó là thứ vũ khí diệt chủng. Khám phá của ông về sự giải phóng năng lượng nguyên tử thực sự đã đam lại những lợi ích lâu dài cho nhân loại. Đó là sự phát triển của một nguồn năng lượng bất tận mới và ngăn chặn kịp thời chiến tranh ở toàn cầu.
Sưu tầm