KEY NÈ CẢ NHÀ!
Câu 1:
Khi kéo một vật trượt trên bề mặt một vật khác, nếu mặt tiếp xúc giữa chúng càng gồ ghề thì lực ...... càng lớn.
- ma sát nghỉ
- ma sát lăn
- hút của Trái Đất
- ma sát trượt (kéo một vật trên một mặt phẳng)
Câu 2:
Trong các trường hợp lực xuất hiện sau đây, trường hợp nào không phải là lực ma sát?
- Lực xuất hiện làm mòn đế giày.
- Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường.
- Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay bị dãn. (lực đàn hồi)
- Lực xuất hiện giữa dây cu roa với bánh xe truyền chuyển động.
Câu 3:
Khi ta gõ mạnh cán búa xuống đất, cán búa đột ngột bị dừng lại, đầu búa tiếp tục chuyển động do ...... và ngập sâu vào cán búa.
- ma sát
- quán tính
- trọng lực
- lực
Câu 4:
Một ô tô chuyển động từ Hà Nội đến thành phố Huế, trong 3 giờ đầu ô tô chạy với vận tốc trung bình là 60km/h; trong 5 giờ sau ô tô chạy với vận tốc trung bình là 50km/h. Vận tốc trung bình của ô tô trong suốt thời gian chuyển động trên là:
Cách giải:
Vận tốc trung bình:[tex]v_{tb}=\frac{s}{t}=\frac{3.60+5.50}{3+5}=53,75(km/h)[/tex]
- 55km/h
- 50km/h
- 60km/h
- 53,75km/h
Câu 5:
Để đo khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng, người ta phóng lên mặt trăng một tia laze. Sau 2,66s máy thu nhận được tia laze phản hồi về mặt đất. Cho biết vận tốc của tia laze là 300.000km/s. Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng là:
Cách giải:
[tex]s=\frac{2,66.300 000}{2}=399 000(km)[/tex]
- 1.596.000km
- 199.500km
- 399.000km
- 798.000km
Câu 6:
Khi ta đẩy thùng hàng trên sàn nhà, thì có lực ma sát trượt tại mặt tiếp xúc của thùng hàng với sàn nhà, ta có thể đặt các thùng hàng lên các xe lăn (hay con lăn) để di chuyển chúng được dễ dàng hơn. Như vậy, lực ma sát trượt đã được thay thế bằng:
Cách trả lời: Lăn thì giảm lực mà sát => Ma sát lăn
- Lực ma sát lăn.
- Lực ma sát trượt.
- Trọng lực.
- Lực ma sát nghỉ.
Câu 7:
Ổ khóa nhà em lâu ngày bị rỉ sét, rất khó mở hay đóng. Em đã nhỏ vài giọt dầu nhớt để bôi trơn để dễ dàng mở khóa hơn. Cách thực hiện này đã làm lực ma sát giữa khóa và ổ khóa:
- Cân bằng.
- Giảm đi. (mình nhỏ nhớt vào bôi trơn -> bề mặt bớt sần sùi -> ma sát giảm đi)
- Tăng lên.
- Không thay đổi.
Câu 8:
Một người đi xe đạp trên một đoạn đường dài 1,2 km hết 6 phút. Sau đó người đó đi tiếp một đoạn đường 0,6 km trong 4 phút rồi dừng lại. Vận tốc trung bình trên đoạn đường người đó đã đi trong thời gian trên là:
Cách giải:
[tex]v_{tb}=\frac{1,2+0,6}{\frac{6}{60}+\frac{4}{60}}=\frac{1,8}{\frac{1}{6}}=10,8(km/h)[/tex]
- 10,8km/h
- 10km/h
- 9km/h
- 12km/h
Câu 9:
Hai ô tô xuất phát cùng một lúc từ hai địa điểm A và B cách nhau 40km, chuyển động đều ngược chiều với vận tốc lần lượt là 40km/h và 30km/h. Sau 30phút, khoảng cách giữa 2 xe là:
Cách giải:-30 phút= 0,5 (giờ)
- Gọi quãng đường xe ô tô có vận tốc 40km/h đi được là s1 (km)
- Khi đó quãng đường xe ô tô có vận tốc 30km/h đi được là s2. (km)
- Khoảng cách giữa hai xe là s3 (km)
- Quãng đường AB là s = 40 (km)
- Ta có:
+) [tex]s_{1}=40.0,5=20(km)[/tex]
+) [tex]s_{2}=30.0,5=15(km)[/tex]
Tổng 2 vận tốc s1 và s2:
[tex]s^{'}=s_{1}+s_{2}=20+15=35(km)[/tex]
Vì : [tex]s^{'}<s (35<40)[/tex]
=>
[tex]s_{2}=s-s^{'}=40-35=5(km)[/tex]
Vậy: 2 xe ô tô cách nhau 5 km.
Câu 10:
Lúc 7h hai ô tô cùng khởi hành từ hai điểm A và B cách nhau 96 km và đi ngược chiều nhau. Vận tốc của xe đi từ A là 36km/h, vận tốc của xe đi từ B là 28km/h. Thời điểm lúc 2 xe gặp nhau là:
Cách giải:
Tổng hai vận tốc:
[tex]s=36+28=64(km)[/tex]
Thời gian từ lúc xuất phát đến chỗ hai xe gặp nhau là:
[tex]t=\frac{s}{v}=\frac{96}{64}=1,5(h)[/tex]
Thời điểm hai xe gặp nhau:
[tex]7+1,5=8,5(h)[/tex] = 8 giờ 30 phút
P/s: Đó là đáp án. Đề tiếp theo sẽ được đăng trong ít phút sau.
@Một Nửa Của Sự Thật ,
@Lưu Thị Thu Kiều,
@Ngọc's,
@anhthudl coi giúp đáp án nhé! Đánh mệt quá hết 20 phút. (Đánh công thức + lời giải).