P
phamminhkhoi
ban đầu chỉ là một đĩa khí bụi, sao đó do sự va chạm và "ngưng tụ" ( gần giống cách mà các hạt nước lớn lên trong những đám mây) mà tạo ra các hạt bụi ngày càng to hơn, rồi đến các viên đá, tiểu hành tinh, rồi đến hành tinh, chúng kết nhau bằng lực hấp dẫn của mình, nên nhớ tốc độ và vào nhau của chúng không hề nhỏ, do định luật bảo toàn năng lượng, mô men động lượng chuyển hóa thành nhiệt năng nung chảy phần va đập của 2 vật thể, cứ như vậy các hành tinh lớn lên với bề mặt là chất lỏng macma, vì là chất lỏng nên chúng có thể di chuyển dễ dàng hơn, lực hấp dẫn kéo những vật chất ở vị trí cao đến chỗ thấp hơn ( nước chảy chỗ trũng, hay đưa về vị trí có nặng lượng hay thế năng thâp hơn) cứ như vậy, ngoài ra còn có một lực quan trọng đó là sức căng bề mặt của chất lỏng, nó có xu hướng kéo vật về hình dạng có diện tích bề mặt nhỏ nhất và hình đó là hình cầu, thế nên các hành tinh có hình cầu là vì lí do đó.
bản chất của quá trình là lực hập dẫn từ các hành tinh thường là rất lớn nên nó có xu hướng "ép" các phần tử vật chất ở ngoài vào trong tâm. Với những thiên thể có kích thước vừa phải thì lực hấp dẫn này ở trong tầm kiểm soát được (do ảnh hướng bởi áp suất điện tử) và ta có những thiên thể hình cầu. Với những thiên thể có khối lượng lớn hơn giới hạn cho phép (gọi là giới hạn Chandrasekhar ), lực hút này mạnh đến nỗi thắng mọi trở lực và toàn bộ các phần tử vật chất co vào trung tâm hành tinh thành một điểm kỳ dị, một lỗ đen.
Cái này khi nào rảnh anh mở một pic bàn về thiên văn cho những ai yêu thích
Last edited by a moderator: