[vật lí 11] Ôn Lí cho những kì kiểm tra!!!!!!!

M

messitorres9

1.phát biểu nào sau đây đối với vật dẫn cân bằng điện là không đúng ?
A.cường độ điện trường trong vật dẫn bằng không.
B.vectơ cường độ điện trường ở bề mặy vật dẫn luôn vuông góc với bề mặt vật dẫn.
C. điện tích của vật dẫn chỉ phân bố trên bè mặt vật dẫn.
D. điện tích của vật dẫn luôn phân bố đều trên bề mặt vật dẫn.

2.gỉa sử ng ười ta lam cho một ố electron tự do từ một miếng sắt trung hoà điện di chuyển sang vật khác.khi đó
A.bề mặt miếng sắt vẫn trung hoà điện.
B.bề mặt miếng sắt nhiễm điện dương.
C.bề mặt miếng sắt nhiễm điện âm
D.trong lòng miếng sắt nhiễm điện dương.

3.phát biểu nào sau đây không đúng
A.khi đưa một vật dẫn nhiễm điện dương lại gần một quả cầu bấc(điện môi) thì quả cầu bấc bị hút về phía vật nhiễm điện dương.
B. khi đưa một vật dẫn nhiễm điện âm lại gần một quả cầu bấc(điện môi) thì quả cầu bấc bị hút về phía vật nhiễm điện âm
C. khi đưa một vật dẫn nhiễm điện âm lại gần một quả cầu bấc(điện môi) thì quả cầu bấc bị đẩy ra xa vật nhiễm điện âm
D.khi đưa 1 vật nhiễm điện lại gần một quả cầu bấc(điện môi)thì quả cầu bấc bị hút về phía nhiễm điện
4.Một quả cầu rỗng được nhiễm điện thì điện tích của quả cầu
A.chỉ phân bố ở mặt trong của quả cầu
B.chỉ phân bố ở mặt ngoài của quả cầu
C.phân bố ở cả mặt trong và mặt ngoài của quả cầu
D.phân bố ở mặt trong nếu quả cầu nhiễm điện dương, ở mặt ngoài nếu quả cầu nhiễm điện âm

5.Phát biểu nào sau đây là đúng?
A.một vật dẫn nhiễm điện dương thì điện tích luôn luôn được phân bố đều trên bề mặt vật dẫn.
B.một quả cầu bằng đồng nhiễm điện âm thì vectơ cường độ điện trường tại điểm bất kì bên trong quả cầu có hướng về tâm quả cầu.
C.vectơ cường độ điện trường tại một điểm bên ngoài vật nhiễm điện luôn có phương vuông góc với mặt vật đó.
D. điện tích ở mặt ngoài của một quả cầu kim loại nhiễm điện được phân bố như nhau tại mọi điểm.

6.2 quả cầu kim loại có bán kính như nhau,mang điện tích cùng dấu.Một quả cầu đặc,một quả cầu rỗng.ta cho 2 quả cầu tiếp xúc với nhau thì
A. điện tích của 2 quả cầu bằng nhau
B. điện tích của quả cầu đặc lớn hơn điện tích của quả cầu rỗng
C. điện tích của quả cầu rỗng lớn hơn điện tích của quả cầu đặc
D.2 quả cầu đều trở thành trung hoà điện
7. đưa một cái đũa nhiễm điện lại gần những mẩu giấy nhỏ,ta thấy mẩu giấy bị hút về phía đũa.Sau khi chạm vào đũa thì
A.mẫu giấy càng bị hút chặt vào đũa
B.mẫu giấy bị nhiễm điện tích trái dấu với đũa
C.mẫu giấy bị trở nên trung hoà điện nên bị đũa đẩy ra
D.mẫu giấy bị đẩy ra khỏi đũa do nhiễm điện cùng dấu với đũa
1C
2D
3B
4B
5D
6A
7D
Thế này mà nó bảo là ko đủ kí tự, thật là ép người quá đáng mà.
 
S

stupid_secret

Một số thủ thuật làm bài thi trắc nghiệm môn vật lí

Chiêu thứ 1.
Khi 4 đáp số nêu ra của đại lượng cần tìm có tới 3, 4 đơn vị khác nhau thì hãy khoan tính toán đã, có thể người ta muốn kiểm tra kiến thức về thứ nguyên (đơn vị của đại lượng vật lí) đấy.
Ví dụ: Một động cơ có thể kéo một chiếc tàu đi xa 100m trong khoảng thời gian 20 giây với lực phát động trung bình 5000N. Công suất của động cơ này là
A. 500 000 J;
B. 500 000 kg.m/s;
C. 34 CV;
D. 34 N.s.
Với bài toán này, sau một loạt tính toán, bạn sẽ thu được đáp số là 34 CV. Tuy nhiên, chỉ cần nhanh trí một chút thì việc chọn đáp số 34 CV phải là hiển nhiên, không cần làm toán.
Chiêu thứ 2.
Đừng vội vàng “tô vòng tròn” khi con số bạn tính được trùng khớp với con số của một phương án trả lời nào đấy. Mỗi đại lượng vật lí còn cần có đơn vị đo phù hợp nữa.
Ví dụ: Một hòn đá nặng 5kg đặt trên đỉnh một tòa nhà cao 20m. Lấy mốc thế năng bằng không tại mặt đất và g = 10m/s2. Thế năng của hòn đá này là
A. 100 J;
B. 100 W;
C. 1000 W;
D. 1 kJ.
Giải bài toán này, bạn thu được con số 1000. Nhưng đáp án đúng lại là 1 cơ. Hãy cẩn thận với những bài toán dạng này, “giang hồ hiểm ác” bạn nhé.
Chiêu thứ 3.
Phải cân nhắc các con số thu được từ bài toán có phù hợp với những kiến thức đã biết không. Chẳng hạn tìm bước sóng của ánh sáng khả kiến thì giá trị phải trong khoảng 0,400 đến 0,760 mm. Hay tính giá trị lực ma sát trượt thì hãy nhớ là lực ma sát trượt luôn vào khoảng trên dưới chục phần trăm của áp lực. Trong ví dụ sau, hai con số 0,5 N và 6,48 N rõ ràng là không thể chấp nhận được.
Ví dụ: Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động với vận tốc 36 km/h thì tắt máy, sau khi đi được đoạn đường 200m thì dừng hẳn. Lực ma sát trung bình tác dụng lên ô tô trong quá trình này có độ lớn
A. 500 N;
B. 0,5 N;
C. 6,48 N;
D. 6480 N.
Bao giờ cũng vậy, trong 4 phương án trả lời, với một chút tinh ý và óc phán đoán nhanh, trên cơ sở kiến thức đã học, bạn luôn luôn có thể loại trừ ngay 2 phương án không hợp lí.
Chiêu thứ 4.
Luôn luôn cẩn thận với những từ phủ định trong câu hỏi, cả trong phần đề dẫn lẫn trong các phương án trả lời. Không phải người ra đề thi nào cũng “nhân từ” mà in đậm, in nghiêng, viết hoa các từ phủ định cho bạn đâu. Hãy đánh dấu các từ phủ định để nhắc nhở bản thân không phạm sai lầm.
Ví dụ: Hệ số đàn hồi (hay độ cứng) của một vật đàn hồi không phụ thuộc vào
A. tiết diện ngang của vật đàn hồi;
B. chiều dài ban đầu của vật đàn hồi;
C. bản chất của vật đàn hồi;
D. khối lượng riêng của vật đàn hồi.
Hãy nhớ là mỗi kì thi có không ít sĩ tử “trận vong” chỉ vì những chữ “không” chết người như trên đây !
Chiêu thứ 5.
Tương tự, bạn phải cảnh giác với những câu hỏi yêu cầu nhận định phát biểu là đúng hay sai. Làm ơn đọc cho hết câu hỏi. Thực tế có bạn chẳng đọc hết câu đã vội trả lời rồi.
Ví dụ: Chọn câu phát biểu ĐÚNG.
A. Khi các phân tử ở rất gần nhau, lực tương tác giữa chúng là lực hút;
B. Không có nhiệt độ thấp hơn 0 K;
C. Trong quá trình đẳng áp, thể tích khí tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối;
D. Trong hệ tọa độ (p, V), đường đẳng nhiệt là một parabol.
Cho như câu này là nhân đạo lắm ! Sĩ tử có thể chết “bất đắc kì tử” vì những câu “thòng” phía sau như câu sau đây, mà không hiểu sao, có nhiều bạn không thèm đọc đến khi làm bài !
Ví dụ: Khi vận tốc của một vật biến thiên thì
A. động lượng của vật biến thiên;
B. thế năng của vật biến thiên;
C. động năng của vật biến thiên;
D. cơ năng của vật biến thiên.
Chọn đáp án SAI.
Chiêu thứ 6.
Đặc điểm của bài kiểm tra trắc nghiệm là phạm vi bao quát kiến thức rộng, có khi chỉ những “chú ý”, “lưu ý”, “nhận xét” nhỏ lại giúp ích cho bạn rất nhiều khi lựa chọn phương án trả lời. Nắm chắc kiến thức và tự tin với kiến thức mà mình có, không để bị nhiễu vì những dữ kiện cho không cần thiết.
Xét ví dụ sau: Ném một vật lên cao với vận tốc ban đầu 5 m/s. Biết lực cản của không khí tỉ lệ với bình phương vận tốc của vật. Vận tốc của vật khi rơi xuống chạm đất có giá trị
A. vẫn là 5 m/s;
B. lớn hơn 5 m/s;
C. nhỏ hơn 5 m/s;
D. không thể xác định được.
Trong bài toán này, chi tiết “tỉ lệ với bình phương vận tốc” đưa ra chỉ với một mục đích là làm cho bạn bối rối. Mấu chốt vấn đề là ở chỗ có sự xuất hiện của lực cản trong bài toán. Đơn giản thế thôi. Hãy vứt đi chi tiết “tỉ lệ với bình phương vận tốc”, là dữ kiện không cần thiết (dữ kiện gây nhiễu), bài toán hẳn là đơn giản đi rất nhiều.

Trên đây là một số thủ thuật làm bài kiểm tra trắc nghiệm vật lí. Hi vọng là mấy “chiêu thức” đơn sơ này có thể giúp ích cho bạn phần nào khi bước vào phòng thi. Tuy nhiên, có một điều nhấn mạnh với bạn rằng: Cho dù hình thức kiểm tra, đánh giá có thay đổi như thế nào đi nữa thì học cho chắc và bình tĩnh, tự tin khi làm bài vẫn là hai yếu tố then chốt quyết định cho sự thành công của bạn. Chúc may mắn.
 
M

messitorres9

Cảm ơn Ngọc nhìu, tớ xin post 1 bài kho khó lên mọi người cùng tham khảo, nếu ko ai giải tớ sẽ đưa ra cách trong thời gian sớm nhất:
hai điện tích điểm q_1=q_2=10^-8C đặt tại hai điểm A,B trong ko khí với AB=8cm. một điểm M trên đường trung trực AB, cách AB một đoạn h. Tìm h để cường độ điện trường tại M cực đại, tính giá trị cực đại đó.
 
M

madocthan

Bài này mình làm tự luận không làm trắc nghiệm. Đề từ đầu đến cuối chương không bỏ cái gì. Mà mấy bài chắc cũng không đến mức khó như bên cái topic Ôn tập lí 11 kia đâu. :(
Mình chắc không có tg onl nữa chỉ còn tg vào đọc thui. Cảm ơn Quân nhé :)
 
S

stupid_secret

1.Hai điện tích q1=q2=q>0. Đặt tại A, B trong không khí biết AB = 2a. Xác định E tại M, trên đường trung trực của AB và cách AB một khoảng h ? Định h để [tex]\mathcal{E}[/tex]M cực đại ?
2.cho 2 điện tích +Q đăt tại trục x là +a va -a đặt 1 điện tích thử q tại trục z (z) tìm vị trí của z để lực tác dụng vào q là lớn nhất.
 
Last edited by a moderator:
Y

you_and_me_t1993

Một số thủ thuật làm bài thi trắc nghiệm môn vật lí

Chiêu thứ 1.
Khi 4 đáp số nêu ra của đại lượng cần tìm có tới 3, 4 đơn vị khác nhau thì hãy khoan tính toán đã, có thể người ta muốn kiểm tra kiến thức về thứ nguyên (đơn vị của đại lượng vật lí) đấy.
Ví dụ: Một động cơ có thể kéo một chiếc tàu đi xa 100m trong khoảng thời gian 20 giây với lực phát động trung bình 5000N. Công suất của động cơ này là
A. 500 000 J;
B. 500 000 kg.m/s;
C. 34 CV;
D. 34 N.s.
Với bài toán này, sau một loạt tính toán, bạn sẽ thu được đáp số là 34 CV. Tuy nhiên, chỉ cần nhanh trí một chút thì việc chọn đáp số 34 CV phải là hiển nhiên, không cần làm toán.
Chiêu thứ 2.
Đừng vội vàng “tô vòng tròn” khi con số bạn tính được trùng khớp với con số của một phương án trả lời nào đấy. Mỗi đại lượng vật lí còn cần có đơn vị đo phù hợp nữa.
Ví dụ: Một hòn đá nặng 5kg đặt trên đỉnh một tòa nhà cao 20m. Lấy mốc thế năng bằng không tại mặt đất và g = 10m/s2. Thế năng của hòn đá này là
A. 100 J;
B. 100 W;
C. 1000 W;
D. 1 kJ.
Giải bài toán này, bạn thu được con số 1000. Nhưng đáp án đúng lại là 1 cơ. Hãy cẩn thận với những bài toán dạng này, “giang hồ hiểm ác” bạn nhé.
Chiêu thứ 3.
Phải cân nhắc các con số thu được từ bài toán có phù hợp với những kiến thức đã biết không. Chẳng hạn tìm bước sóng của ánh sáng khả kiến thì giá trị phải trong khoảng 0,400 đến 0,760 mm. Hay tính giá trị lực ma sát trượt thì hãy nhớ là lực ma sát trượt luôn vào khoảng trên dưới chục phần trăm của áp lực. Trong ví dụ sau, hai con số 0,5 N và 6,48 N rõ ràng là không thể chấp nhận được.
Ví dụ: Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động với vận tốc 36 km/h thì tắt máy, sau khi đi được đoạn đường 200m thì dừng hẳn. Lực ma sát trung bình tác dụng lên ô tô trong quá trình này có độ lớn
A. 500 N;
B. 0,5 N;
C. 6,48 N;
D. 6480 N.
Bao giờ cũng vậy, trong 4 phương án trả lời, với một chút tinh ý và óc phán đoán nhanh, trên cơ sở kiến thức đã học, bạn luôn luôn có thể loại trừ ngay 2 phương án không hợp lí.
Chiêu thứ 4.
Luôn luôn cẩn thận với những từ phủ định trong câu hỏi, cả trong phần đề dẫn lẫn trong các phương án trả lời. Không phải người ra đề thi nào cũng “nhân từ” mà in đậm, in nghiêng, viết hoa các từ phủ định cho bạn đâu. Hãy đánh dấu các từ phủ định để nhắc nhở bản thân không phạm sai lầm.
Ví dụ: Hệ số đàn hồi (hay độ cứng) của một vật đàn hồi không phụ thuộc vào
A. tiết diện ngang của vật đàn hồi;
B. chiều dài ban đầu của vật đàn hồi;
C. bản chất của vật đàn hồi;
D. khối lượng riêng của vật đàn hồi.
Hãy nhớ là mỗi kì thi có không ít sĩ tử “trận vong” chỉ vì những chữ “không” chết người như trên đây !
Chiêu thứ 5.
Tương tự, bạn phải cảnh giác với những câu hỏi yêu cầu nhận định phát biểu là đúng hay sai. Làm ơn đọc cho hết câu hỏi. Thực tế có bạn chẳng đọc hết câu đã vội trả lời rồi.
Ví dụ: Chọn câu phát biểu ĐÚNG.
A. Khi các phân tử ở rất gần nhau, lực tương tác giữa chúng là lực hút;
B. Không có nhiệt độ thấp hơn 0 K;
C. Trong quá trình đẳng áp, thể tích khí tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối;
D. Trong hệ tọa độ (p, V), đường đẳng nhiệt là một parabol.
Cho như câu này là nhân đạo lắm ! Sĩ tử có thể chết “bất đắc kì tử” vì những câu “thòng” phía sau như câu sau đây, mà không hiểu sao, có nhiều bạn không thèm đọc đến khi làm bài !
Ví dụ: Khi vận tốc của một vật biến thiên thì
A. động lượng của vật biến thiên;
B. thế năng của vật biến thiên;
C. động năng của vật biến thiên;
D. cơ năng của vật biến thiên.
Chọn đáp án SAI.
Chiêu thứ 6.
Đặc điểm của bài kiểm tra trắc nghiệm là phạm vi bao quát kiến thức rộng, có khi chỉ những “chú ý”, “lưu ý”, “nhận xét” nhỏ lại giúp ích cho bạn rất nhiều khi lựa chọn phương án trả lời. Nắm chắc kiến thức và tự tin với kiến thức mà mình có, không để bị nhiễu vì những dữ kiện cho không cần thiết.
Xét ví dụ sau: Ném một vật lên cao với vận tốc ban đầu 5 m/s. Biết lực cản của không khí tỉ lệ với bình phương vận tốc của vật. Vận tốc của vật khi rơi xuống chạm đất có giá trị
A. vẫn là 5 m/s;
B. lớn hơn 5 m/s;
C. nhỏ hơn 5 m/s;
D. không thể xác định được.
Trong bài toán này, chi tiết “tỉ lệ với bình phương vận tốc” đưa ra chỉ với một mục đích là làm cho bạn bối rối. Mấu chốt vấn đề là ở chỗ có sự xuất hiện của lực cản trong bài toán. Đơn giản thế thôi. Hãy vứt đi chi tiết “tỉ lệ với bình phương vận tốc”, là dữ kiện không cần thiết (dữ kiện gây nhiễu), bài toán hẳn là đơn giản đi rất nhiều.

Trên đây là một số thủ thuật làm bài kiểm tra trắc nghiệm vật lí. Hi vọng là mấy “chiêu thức” đơn sơ này có thể giúp ích cho bạn phần nào khi bước vào phòng thi. Tuy nhiên, có một điều nhấn mạnh với bạn rằng: Cho dù hình thức kiểm tra, đánh giá có thay đổi như thế nào đi nữa thì học cho chắc và bình tĩnh, tự tin khi làm bài vẫn là hai yếu tố then chốt quyết định cho sự thành công của bạn. Chúc may mắn.
ông ơi cái này cổ điểm lăm rồi
ai làm trắc nghiệm mà chẳng biết
bí quyết làm trăc nghiệm khi đi thi làddungfwd khoanh vợi, đến gần hết giờ bắt đầu tia của 10 đứa. đáp án nào nhiều thì khoanh . chỉ nhìn bài thằng giỏi . đừng nhinnf bài thằng Ngu
 
Y

you_and_me_t1993

Tiếp tục 10 bài nữa nha.
1. Khi độ lớn điện tích thử đặt tại 1 điểm tăng lên gấp đôi thì điện thế tại đó:
A. ko đổi.
B. tăng gấp đôi.
C. giảm một nửa.
D. tăng gấp 4.
2. đơn vị của điện thế (V) ,1V bằng:
A. 1J.
B. 1J/C.
C. 1N/C.
D. 1J/N.
3. Trong các nhận định dưới đây về HĐT, nhận định ko đúng là:
A. hiệu điện thế đặc trưng cho khả năng sinh công khi dịch chuyển điện tích trong điện trường.
B. đơn thị của hiệu điện thế là V/C.
C. HĐT giữa 2 điểm ko phụ thuộc điện tích dịch chuyển giữa 2 điểm đó.
D. HĐT giữa 2 điểm phụ thuộc vào vị trí của 2 điểm đó.
4. Phát biểu nào sau đây là ko đúng:
A. Công của lực điện tác dụng lên một điện tích ko phụ thuộc vào dạng đường đi của điện tích mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của đoạn đườn đi trong điện trường.
B. HĐT giữa 2 điểm trong điện trường là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường làm dịch chuyển điện tích giữa 2 điểm đó.
C. HĐT giữa 2 điểm trong điện trường là đại lượng đặc trưng cho điện trường tác dụng lực mạnh hay yếu khi đặt điện tích thử tại 2 điểm đó.
D. điện trưuòng tĩnh là một trường thế.
5. Mối liên hệ giữa hiệu điện thế [TEX]U_{MN}[/TEX] và HĐT [TEX]U_{MN}[/TEX] là:
A. [TEX]U_{MN}=U_{NM}[/TEX]
B. [TEX]U_{MN}=-U_{NM}[/TEX]
C. [TEX]U_{MN}=\frac{1}{U_{NM}[/TEX]
D.[TEX]U_{MN}=-\frac{1}{U_{NM}[/TEX]
6. hai điểm M và N nằm trên cùng 1 đường sức của 1 điện trường đều có cường độ E, HĐT giữa M và N là [TEX]U_{MN}[/TEX], khoảng cách MN=d. Công thức nào sau đây là ko đúng?
A. [TEX]U_{MN}= V_M-V_N[/TEX].
B. [TEX]U_{MN}=E.d[/TEX].
C. [TEX]A_{MN}=q.U{MN}[/TEX]
D. [TEX]E=U_{MN}.d[/TEX]
7. quan hệ giữa cường độ điện trường E và HĐT U giữa 2 điểm mà hình chiếu đường nối 2 điểm đó lên đường sức là d thì cho bởi biểu thức.
A. [TEX]U=E.d[/TEX].
B. [TEX]U=\frac{E}{d}[/TEX].
C. [TEX]U=qEd[/TEX].
D. [TEX]U=\frac{q.E}{d}[/TEX].
8. Công của lực điện trường dịch chuyển 1 điện tích [TEX]10^{-6}C[/TEX] dọc theo chiều 1 đường sức trong 1 điện trường đều 1000V/m trên quãng đường dài 1m là:
A. 1000 J.
B. 1 J.
C. 1 mJ.
D. 1 uJ.
9. Công của lực điện trường dịch chuyển 1 điện tích [TEX]-2.10^{-6}C[/TEX] ngược chiều với 1 đường sức trong 1 điện trường đều 1000V trên quãng đường dài 1m:
A. 2000 J.
B. -2000 J.
C. 2 mJ.
D. -2 mJ.
10. cho điện tích dịch chuyển giữa 2 điểm cố định trong 1 điện trườn đều với cường độ 150 V/m thì công của lực điện trường là 60mJ. Nếu cường độ điện trường là 200V/m thì công của lực điện trường dịch chuyển điện tích giữa 2 điểm đó là:
A. 80 J.
B. 40 J.
C. 40 mJ.
D. 80 mJ.
Oa oa, hôm trước gõ ko mệt thế rùi, mà hôm nay phải gõ latex nữa mệt chết lun, lần này chắc phải ngủ cả tối quá........ Hic........Thank giùm phát nha mấy bạn.
1 A
2 B
3D
4 chọn sằng C
5 A
6B
7A
8C
9D
câu 10 loại trừ dc C
ko biết sai hay đúng
mong mọi thông cảm mình ko có giấy nháp ko có bút ko có sách . bài hiệu điện thế chưa học . nên mình làm sằng thôi
 
V

vin_loptin

1 A
2 B
3D
4 chọn sằng C
5 A
6B
7A
8C
9D
câu 10 loại trừ dc C
ko biết sai hay đúng
mong mọi thông cảm mình ko có giấy nháp ko có bút ko có sách . bài hiệu điện thế chưa học . nên mình làm sằng thôi
Lấy bài của mình mà so sánh là biết ngay thôi ý mà ;)). Bài mình làm ...... ko chắc chắn đúng nữa :|!!
À , mình cảm ơn cái phương pháp làm trắc nghiệm của bạn, theo lý thuyết thì có vẻ rất hay ho, và hôm sau có bài kiểm tra 1 tiết mình sẽ .....thực hành ngay để kiểm tra chất lượng;)) ......bài viết của bạn ;))và... khả năng tia của mình :))
 
Last edited by a moderator:
V

vin_loptin

Cảm ơn Ngọc nhìu, tớ xin post 1 bài kho khó lên mọi người cùng tham khảo, nếu ko ai giải tớ sẽ đưa ra cách trong thời gian sớm nhất:
hai điện tích điểm q_1=q_2=10^-8C đặt tại hai điểm A,B trong ko khí với AB=8cm. một điểm M trên đường trung trực AB, cách AB một đoạn h. Tìm h để cường độ điện trường tại M cực đại, tính giá trị cực đại đó.

Đồng ý với madocthan là bài tập bên này ko khó bằng bên topic lý 11 :D Nhưng cái tật cẩu thả của mình đi đâu cũng thế :-<.
Giải bài này như sau: Gọi 2a là khoảng cách từ A đến B nhé.
[tex]AM=\sqrt{a^2+h^2}\\E_A=k\frac{|q_1|}{a^2+h^2}\\E_M=2k\frac{|q_1|.h}{(a^2+h^2)\sqrt{a^2+h^2}}[/tex]
Ta có : [tex]a^2+h^2=\frac{a^2}{2}+\frac{a^2}{2}+h^2 >=3^{3_{\sqrt{\frac{a^4}{4}.h^2}}}\\<=>(a^2+h^2)^3>=3^3.\frac{a^4}{4}.h^2\\=>\sqrt{(a^2+h^2)^3} >=3\sqrt{3}.\frac{a^2}{2}.h[/tex]
[tex]=>E_M =< \frac{2kq}{3\sqrt{3}.\frac{a^2}{2}}\\=> E_{M(max)}=\frac{4kq}{3\sqrt{3}a^2}[/tex]
Khi [tex]\frac{a^2}{2}=h^2\\=> h=\sqrt{\frac{a^2}{2}} =\frac{a}{\sqrt{2}}=[/tex]...tính hộ mình cái nhé ^^!
 
Last edited by a moderator:
M

messitorres9

1.Hai điện tích q1=q2=q>0. Đặt tại A, B trong không khí biết AB = 2a. Xác định E tại M, trên đường trung trực của AB và cách AB một khoảng h ? Định h để [tex]\mathcal{E}[/tex]M cực đại ?
2.cho 2 điện tích +Q đăt tại trục x là +a va -a đặt 1 điện tích thử q tại trục z (z) tìm vị trí của z để lực tác dụng vào q là lớn nhất.
Hợp lực tác dụng vào -Q là:
[TEX]\large\rightarrow_F=\large\rightarrow_{F_1}+\large\rightarrow_{F_2}[/TEX]
Ta có thể chứng minh đc 3 điện tích nằm trên đỉnh một hình vuông, do đó:
[TEX]F=F_1\sqrt2=k\sqrt2\frac{Q^2}{a^2}[/TEX]
0.630111001251992703.jpg
 
Last edited by a moderator:
M

messitorres9

Có 3 bài tớ cảm thấy khó mún post lên cho mọi người giải:
1. Giữa hai bản kim loại phẳng song song cách nhau 1cm có HĐT 4,55V. Chiều dài mỗi bản là 5cm. Mỗi electron đi vào giữa 2 bản theo phương song song với 2 bản, với vận tốc [TEX]10^6m/s[/TEX]. Tính độ lệch khỏi phuơng ban đầu khi nó vừa đi ra khỏi 2 bản kim loại.
A. 0 B. 2,755mm C. 4mm D. 4,55mm
2. Giữa 2 bản kim loại phẳng song song cách nhau 2cm, được tích điện trái dấu nhau. Chiều dài mỗi bản là 5cm. Một proton đi vào khoảng giữa 2 bản theo phương song song với 2 bản, vận tốc [TEX]2.10^4m/s[/TEX]. Để cho proton đó ko ra khỏi 2 bản HĐT nhỏ nhất giữa 2 bản là:
A. 0,668V B. 1,336V C. 66,8V D. 133,6V
3. Cho 2 bản kim loại phẳng hình tròn, đường kính 10cm, đặt đối diện và cách nhau 2cm. HĐT giữa 2 bản là 1,82V. Từ tâm của bản âm, các electron đc bắn ra theo mọi hướng với vận tốc [TEX]3.10^5m/s[/TEX]. Bán kính của vùng trên bản dương có electron đập vào là:
A. 1,2cm B. 1,5cm C. 2cm D. 5cm
Các bạn ơi, đặc bik giúp mình bài 3 nhá, còn bài 3 mình giải ko ra:D
 
C

conech123

3. Cho 2 bản kim loại phẳng hình tròn, đường kính 10cm, đặt đối diện và cách nhau 2cm. HĐT giữa 2 bản là 1,82V. Từ tâm của bản âm, các electron đc bắn ra theo mọi hướng với vận tốc [TEX]3.10^5m/s[/TEX]. Bán kính của vùng trên bản dương có electron đập vào là:
A. 1,2cm B. 1,5cm C.2cm D. 5cm

có [TEX]F = q.E = q.\frac{U}{d} = 1,456.10^{-17}[/TEX]
-->[TEX] a = \frac{F}{m_e}=1,6.10^{13}[/TEX]
do e được bắn từ tâm --> quỹ đạo là nhánh của parabol
[TEX]x = v_0.\sqrt{\frac{2.d}{a}} = 0,015 m = 1,5 cm[/TEX]
kiểm tra lại xem mình có sai chỗ nào k :)
 
Last edited by a moderator:
M

messitorres9

3. Cho 2 bản kim loại phẳng hình tròn, đường kính 10cm, đặt đối diện và cách nhau 2cm. HĐT giữa 2 bản là 1,82V. Từ tâm của bản âm, các electron đc bắn ra theo mọi hướng với vận tốc [TEX]3.10^5m/s[/TEX]. Bán kính của vùng trên bản dương có electron đập vào là:
A. 1,2cm B. 1,5cm C.2cm D. 5cm

có [TEX]F = q.E = q.\frac{U}{d} = 1,456.10^{-17}[/TEX]
-->[TEX] a = \frac{F}{m_e}=1,6.10^{13}[/TEX]
do e được bắn từ tâm --> quỹ đạo là nhánh của parabol
[TEX]x = v_0.\sqrt{\frac{2.d}{a}} = 0,015 m = 1,5 cm[/TEX]
kiểm tra lại xem mình có sai chỗ nào k :)
Cảm ơn Nhi nha, thank vì đã giúp mình nhìu.:):D:))
 
M

messitorres9

Hai bản phẳng song song nằm ngang dài l=5cm, cách nhau một khoảng d=1cm. Một electron đi vào ko gian giữa 2 bản với động năng [TEX]W_đ=1500eV[/TEX] và xiên 1 góc [TEX]\alpha =15[/TEX] độ so với phương ngang. Xác định HĐT U giữa 2 bản sao cho electron khi ra khỏi các bản sẽ chuyển động song song với các bản.
 
W

wichgirl

Có 3 bài tớ cảm thấy khó mún post lên cho mọi người giải:
1. Giữa hai bản kim loại phẳng song song cách nhau 1cm có HĐT 4,55V. Chiều dài mỗi bản là 5cm. Mỗi electron đi vào giữa 2 bản theo phương song song với 2 bản, với vận tốc [TEX]10^6m/s[/TEX]. Tính độ lệch khỏi phuơng ban đầu khi nó vừa đi ra khỏi 2 bản kim loại.
A. 0 B. 2,755mm C. 4mm D. 4,55mm
2. Giữa 2 bản kim loại phẳng song song cách nhau 2cm, được tích điện trái dấu nhau. Chiều dài mỗi bản là 5cm. Một proton đi vào khoảng giữa 2 bản theo phương song song với 2 bản, vận tốc [TEX]2.10^4m/s[/TEX]. Để cho proton đó ko ra khỏi 2 bản HĐT nhỏ nhất giữa 2 bản là:
A. 0,668V B. 1,336V C. 66,8V D. 133,6V
3. Cho 2 bản kim loại phẳng hình tròn, đường kính 10cm, đặt đối diện và cách nhau 2cm. HĐT giữa 2 bản là 1,82V. Từ tâm của bản âm, các electron đc bắn ra theo mọi hướng với vận tốc [TEX]3.10^5m/s[/TEX]. Bán kính của vùng trên bản dương có electron đập vào là:
A. 1,2cm B. 1,5cm C. 2cm D. 5cm
Các bạn ơi, đặc bik giúp mình bài 3 nhá, còn bài 3 mình giải ko ra:D
Mình làm bài 1 nha:
e chịu tác dụng của lực điện \Rightarrowbị hút về phía bản dương và độ lệch là h
Chuyển động của e tương tự chuyển động của 1 vật ném ngang có vo khác 0
\Rightarrow chuyển động thẳng đều theo phương Ox
Quãng đường đi được l=vo.t\Rightarrow t=l/vo
e chuyển động nhanh dần đều theo phương Oy với v1=0
Quãng đường đi đượch=a.t^2/2=a/2.(l/vo)^2
mà a=F/m=e.U/(m.d)
\Rightarrow h=(e.U.l^2)/(m.d.vo^2)=4mm
 
Last edited by a moderator:
C

conech123

Hai bản phẳng song song nằm ngang dài l=5cm, cách nhau một khoảng d=1cm. Một electron đi vào ko gian giữa 2 bản với động năng [TEX]W_đ=1500eV[/TEX] và xiên 1 góc [TEX]\alpha =15[/TEX] độ so với phương ngang. Xác định HĐT U giữa 2 bản sao cho electron khi ra khỏi các bản sẽ chuyển động song song với các bản.
để
electron khi ra khỏi các bản sẽ chuyển động song song với các bản
-->[TEX] v_y = 0[/TEX]
\Leftrightarrow [TEX]v_0.sin\alpha+a.t = 0[/TEX]
\Leftrightarrow [TEX]v_0.sin\alpha + \frac{F.t}{m}=0[/TEX]
\Leftrightarrow [TEX]v_0.sin\alpha + \frac{E.Q.t}{m}=0[/TEX]
\Leftrightarrow [TEX]v_0.sin\alpha + \frac{U.Q.t}{d.m}=0 [/TEX](*)
có [TEX]l = x = v_0.cos\alpha.t --> t = \frac{l}{v_0.cos\alpha}[/TEX]
thế (*) --> [TEX]v_0.sin\alpha + \frac{U.Q.l}{d.m.v_0.cos\alpha} = 0[/TEX]
\Leftrightarrow [TEX]{v_0}^2.sin\alpha.cos\alpha.d.m + U.Q.l = 0[/TEX]
\Leftrightarrow [TEX]U = - \frac{{v_0}^2.m.sin2\alpha.d}{2.Q.l} = - \frac{W.sin2\alpha.d}{Q.l} = 150 V[/TEX]
--> [TEX]\red{U=150V}[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
C

conech123

Bài tiếp :
1 điện tử mang năng lượng 1500 eV bay vào 1 tụ điện phẳng theo hướng // 2 bản tụ , chiều dài mỗi bản là 5cm , đặt cách nhau 1cm. Tính hiệu điện thế giữa 2 bản tụ để e bay ra khỏi tụ điện tạo với bản tụ 1 góc [tex]11^o[/tex]
 
Last edited by a moderator:
M

messitorres9

Mới học dòng điện ko đổi , ra mấy bài làm thử:D
1. Duy trì 1 HĐT 2V ở đầu 2 điện trở R 20[TEX]\om[/TEX] trong thời gian 20s.
a0 Tính I đi qua điện trở và điện lượng tải qua điện trở này.
b) tính số electron đã di chuyển qua điện trở trong thời gian 20s trên.
 
Top Bottom