[Vật lí] 10 vạn câu hỏi vì sao.

  • Thread starter anhtrangcotich
  • Ngày gửi
  • Replies 116
  • Views 31,384

P

pyn.gianganh

Theo em nghĩ thì khi trời mưa, các tần số xung quanh bị thay đổi làm ảnh hưởng đến xung thần kinh của chúng ta, gây ra hiện tượng buồn ngủ.:D:D:D
 
M

minhtuyb

Vì sao ở trong phòng kín mà ta vẫn bị lạnh nhỉ, đóng hết cửa sổ rùi mà :((. Cảm tưởng như vẫn có gió vậy :-?
P/s:Bỏ qua khoảng các giữa các nguyên tử :D
-->Pety: lí do của bà chuẩn, nhưng tui muốn đề cập vấn đề nữa liên quan đến gió :D
 
Last edited by a moderator:
P

pety_ngu

theo mềnh nghĩ khi ở trong phòng kín nhiệt độ trong phòng cao hơn bên ngoài nên nhiệt sẽ truyền từ trong phòng ra ngoài
tương tự như vậy cơ thể ta cũng truyền một phần luwọng nhỏ ra mt trong phòng
khi ta bị mất nhiệt ta sẽ cảm thấy lạnh
 
P

pety_ngu

Câu 06 : Tại sao con người chịu nóng ở 600C trong không khí mà lại bị bỏng trong nước cũng ở nhiệt độ đó ?
tôi nghĩ gộp câu trả lừoi của padawan và tôi lại thì đủ câu trả lờii hoàn chỉnh
 
Last edited by a moderator:
P

pyn.gianganh

Vì sao ở trong phòng kín mà ta vẫn bị lạnh nhỉ, đóng hết cửa sổ rùi mà :((. Cảm tưởng như vẫn có gió vậy :-?
P/s:Bỏ qua khoảng các giữa các nguyên tử :D
-->Pety: lí do của bà chuẩn, nhưng tui muốn đề cập vấn đề nữa liên quan đến gió :D


Cho dù bạn đã đóng hết cửa sổ nhưng vẫn có thế có gió đi vào được ( Không khí cũng phải đi vào phòng chứ, không sao thở được). Vì vậy, nếu ngoài trời có gió quá to thì ở trong phòng ta vẫn cảm thấy lạnh một tí. Nhiệt độ trong phòng có thể sẽ hạ thâp dần nếu bạn không có thứ gì làm ấm lên như là lò sưởi hay là bếp ga,.....
 
P

padawan1997

Cơ thể ta truyền nhiệt cho kk xung quanh, kk ở dưới nóng lên và bay lên trên gây ra hiện tg đối lưu, nên ta cảm thấy như bị gió lùa.
 
S

spibluvip25797

Câu 06 : Tại sao con người chịu nóng ở 600C trong không khí mà lại bị bỏng trong nước cũng ở nhiệt độ đó ?
tôi nghĩ gộp câu trả lừoi của padawan và tôi lại thì đủ câu trả lờii hoàn chỉnh

Vìở nhiệt độ cao trong không khí , cơ thể người đổ mồ hôi và bốc hơi ra từ cơ thể làm nhiệt độ cơ thể giảm nên da không bị bỏng!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!1
 
P

pyn.gianganh

Câu 06 : Tại sao con người chịu nóng ở 600C trong không khí mà lại bị bỏng trong nước cũng ở nhiệt độ đó ?

Con người chỉ chịu đựng tối đa đến 160 độ C thôi bạn àk, không phải là 600 độ C như bạn nghĩ đâu, như vậy thì cháy thành than mất rồi. Còn tại sạo thì rất đơn giản thôi. Vì thực tế, cơ thể con người không tiếp cận với nhiệt độ đó, mà vẫn giữ nhiệt độ gần với nhiệt độ tiêu chuẩn. Cơ thể con người chống cự với nhiệt độ cao bằng phương pháp đổ mồ hôi, khi mồ hôi bay hơi sẽ hút rất nhiều nhiệt ở lớp không khí dính sát với da ta làm cho nhiệt độ của lớp không khí giảm đi rất nhiều. Nhưng điều kiện cần thiết duy nhất giúp cơ thể con nguời chịu được nhiệt độ cao là: cơ thể con người không tiếp xúc trực tiếp với nguồn nhiệt, không khí phải khô ráo. Và đặc biệt, nhiệt độ phải tăng từ từ nhé.
Nói thêm: Hai người đã chịu được nhiệt độ 160 độ C là 2 nhà vật lý người Anh Blagơđen và Tsentơri. Họ đã đứng hàng giờ trong lò nướng nóng bỏng mà sau đó đi ra vẫn bình thường.
 
P

pety_ngu

tớ áp dụng bên sinh cái hiên tượng khuếch tán khí từ nơi áp suất coa đén thấp... hay gì gì đó và cân bằng nhiệt để gải thích + thêm cái ck padawan nói nữa
ông xem có hợp lý không
@ cái đó là 60^0 C đó bạn
do tớ khong dùng latex nên thế
cậu phải giải thích 2 trường hợp trong nước và trong kk
 
T

thangprodk1997

Trả lời cho pety: Con người ta tỏa nhiệt bằng cách đổ mồ hôi. Vì tính chất của nước và không khí khác nhau, ở môi trường không khí, tính dẫn nhiệt của không khí kém và mồ hôi vẫn có thể bay hơi khiến ta có thể chịu được. Còn đối với môi trường nước, mồ hôi của chúng ta sẽ không thoát ra được, tính dẫn nhiệt của nước lại tốt nên khiến ta trở thành thịt quay trong chốc lát :D:D
 
P

pety_ngu

@@ thắng chuẩn
Câu 07 : Vẩy nước lên thanh sắt được nung ở [TEX]100^0C[/TEX]và thanh sắt đã nung đỏ chói thì giọt nước ở thanh nào bay hơi nhanh hơn ?
 
Z

zotahoc

Mình nghĩ thanh sắt đỏ chói sẽ làm nước nhanh bốc hơi hơn vì nó có nhiệt độ rất cao..................
 
A

anhtrangcotich

Nước tiếp xúc với thanh sắt ở 100 độ C sẽ bay hơi nhanh hơn vì giọt nước sẽ loang ra và nóng lên đều hơn.

Giọt nước tiếp xúc với thanh thép nóng đỏ thì lớp nước ngoài cùng bay hơi trước tạo thành lớp màn bao quanh hạt nước, ngăn cản sự bay hơi. Hạt nước chỉ nổ lách tách chứ rất khó bay hơi hoàn toàn.

Trên youtube có clip về thí nghiệm này, nhưng anh quên mất địa chỉ rồi.



- Các em trả lời câu hỏi và đặt câu hỏi cần có thái độ nghiêm túc tí. Đây là topic để tập trung kiến thức, trả lời dù đúng hay sai cũng phải có cơ sở chứ không trả lời cảm tính.

@padawan1997: Vấn đề em hỏi hoàn toàn không liên quan đến vật lí, mà nó liên quan đến vấn đề giáo dục. Đó là do sự sắp xếp của Bộ.
 
Last edited by a moderator:
C

conan193

Câu mưa :
Đó là do khi trời mưa, mưa liên tục và lặp đi lặp lại ( cái này là cái tớ gọi là tần số ). Điều này khiến thần kinh ức chế và cảm thấy buồn ngủ.
 
Last edited by a moderator:
P

padawan1997

Nước tiếp xúc với thanh sắt ở 100 độ C sẽ bay hơi nhanh hơn vì giọt nước sẽ loang ra và nóng lên đều hơn.

Giọt nước tiếp xúc với thanh thép nóng đỏ thì lớp nước ngoài cùng bay hơi trước tạo thành lớp màn bao quanh hạt nước, ngăn cản sự bay hơi. Hạt nước chỉ nổ lách tách chứ rất khó bay hơi hoàn toàn.

Trên youtube có clip về thí nghiệm này, nhưng anh quên mất địa chỉ rồi.



- Các em trả lời câu hỏi và đặt câu hỏi cần có thái độ nghiêm túc tí. Đây là topic để tập trung kiến thức, trả lời dù đúng hay sai cũng phải có cơ sở chứ không trả lời cảm tính.

@padawan1997: Vấn đề em hỏi hoàn toàn không liên quan đến vật lí, mà nó liên quan đến vấn đề giáo dục. Đó là do sự sắp xếp của Bộ.

Rất liên quan là đằng khác :|.
TK rìa mỏng có độ dày ko đáng kể, do đó khi ta chiếu 1 tia sáng tới, đi qua môi trường thủy tinh, trở lại sẽ ngay lập tức cho tia ló bị khúc xạ ở mặt phân cách thứ 2.
Còn vs TK rìa dày thì tia sáng sẽ bị khúc xạ 2 lần, khi đó cách xác định đg đi của tia sáng sẽ phức tạp hơn.
 
S

spibluvip25797

@@ thắng chuẩn
Câu 07 : Vẩy nước lên thanh sắt được nung ở [TEX]100^0C[/TEX]và thanh sắt đã nung đỏ chói thì giọt nước ở thanh nào bay hơi nhanh hơn ?

Giọt nước trên thanh sắt được nung ở 1000C bốc hơi nhanh hơn. Giọt nước trên thanh sắt đã nung đỏ chói bốc hơi chậm hơn vì khi đó xung quanh giọt nước xuất hiện một lớp hơi nước bao bộc, lớp hơi nước này dẫn nhiệt kém nên giọt nước cứ nhảy bắn lên bắn xuống trong một khoảng thời gian. Trong khi đó ở thanh sắt kia, giọt nước lan tràn tức khắc và bốc hơi ngay. có lẽ
 
P

pyn.gianganh

Câu tiếp theo nè: Bạn hãy thử đóng một cái cọc thật sâu xuống đất nhé (làm sao để cực kì khó kéo được cái cọc ấy lên đấy nhé), trên đầu cọc phải có một cái gì đó như là cái quai,... để có thể dễ dàng nắm được. Sau đó, bạn hãy đứng trên mặt đất và kéo cái cọc ấy lên. Thật là kì lạ, cái cọc dường như không di chuyển (dĩ nhiên rùi :D, nói vậy cho văn thơ một tí) mà ngược lại, cơ thể chúng ta như bị kéo về phía mặt đất, nếu chúng ta kéo với một lục quá mạnh, chân chúng ta có thể bị lún vào đất (nếu là đất hơi mềm một tí). Hãy giải thích hiện tượng kì lạ này.
 
T

thangprodk1997

Mình nghĩ là khi kéo thanh gỗ, thân ta sẽ có chiều hướng lên trên, còn tay sẽ giữ chặt thanh gỗ. Do lực ma sát nghỉ của thanh gỗ quá lớn nên ta có cảm giác bị kéo xuống, đồng thời ta tập chung nhiều lực vào chân nên nó sẽ bị lún xuống
p.s: Diễn đạt ý dở quá không biết mọi người có hiểu không
 
H

huutrang93

Mình nghĩ là khi kéo thanh gỗ, thân ta sẽ có chiều hướng lên trên, còn tay sẽ giữ chặt thanh gỗ. Do lực ma sát nghỉ của thanh gỗ quá lớn nên ta có cảm giác bị kéo xuống, đồng thời ta tập chung nhiều lực vào chân nên nó sẽ bị lún xuống
p.s: Diễn đạt ý dở quá không biết mọi người có hiểu không

Mình nhớ không nhầm thì đây là 1 câu hỏi trong vật lí vui

Ở đây, thanh gỗ và trái đất đã hòa làm 1, nên ta kéo thanh gỗ cũng như kéo Trái Đất, dĩ nhiên nó sẽ không di chuyển mà ngược lại, lực kéo này còn làm cho ta bị lún xuống
 
A

anhtrangcotich

Chính xác đó là phản lực. Ta tác dụng vào cọc một lực F thì cọc sẽ tác dụng ngược vào ta một phản lực N có độ lớn đúng bằng F. Lực này ngược chiều với F, vậy nên ta bị lún xuống.
 
Top Bottom