[Vật lí] 10 vạn câu hỏi vì sao.

  • Thread starter anhtrangcotich
  • Ngày gửi
  • Replies 116
  • Views 31,388

A

anhtrangcotich

Anh chỉ nói là máy bay bay với vận tốc xấp xỉ vận tốc của viên đạn tại thời điểm đó chứ có bảo máy bay bay với vận tốc bằng vận tốc của viên đạn lúc mới ra khỏi nòng súng đâu :|

Tầm bắn của đạn súng Ak chừng 800 - 1000 m. Khi mới ra khỏi nòng súng, vận tốc của đạn rất lớn, nhưng nó cũng chịu lực cản không khí rất lớn (tỉ lệ với lập phương vận tốc). Bay càng xa thì vận tốc của đạn càng giảm. Có thể người phi công đó bắt được đạn khi nó sắp rơi rồi.
 
A

anhtrangcotich

câu 9:
Quan sát video sau:

[YOUTUBE]F_hqoVIB6Kg[/YOUTUBE]

Cho biết vì sao lại có hiện tượng cực quang?
 
Last edited by a moderator:
T

thangprodk1997

Chính xác là vậy đó. Viên đạn bay ra dù có vận tốc rất lớn nhưng do lực cản của không khí và máy bay của phi công đang ở rất cao (2km)
Hiện tương cực quang do sự tương tác của các hạt mang điện tích từ gió mặt trời với lớp trên của bầu khí quyển của hành tinh. Các cực quang mạnh nhất có xu hướng diễn ra sau sự phun trào hàng loạt của Mặt Trời. Các dải sáng này liên tục chuyển động và thay đổi làm cho chúng trông giống như những dải lụa màu trên bầu trời. Đây có thể coi là một trong những hình ảnh đẹp của tự nhiên. Hiện tượng này thường có ở những vùng nằm từ vũ độ 60 trở lên, và ở nam cực(hay bắc cực ấy)
 
B

burningdemon

Trong thiên văn học, cực quang là một hiện tượng quang học được đặc trưng bởi sự thể hiện đầy màu sắc của ánh sáng trên bầu trời về đêm, được sinh ra do sự tương tác của các hạt mang điện tích từ gió mặt trời với tầng khí quyển bên trên của hành tinh. Các cực quang mạnh nhất thường diễn ra sau sự phun trào hàng loạt của Mặt Trời. Các dải sáng này liên tục chuyển động và thay đổi làm cho chúng trông giống như những dải lụa màu trên bầu trời. Đây có thể coi là một trong những hình ảnh đẹp của tự nhiên.
Trên Trái Đất, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh và Hải Vương Tinh, các cực quang được sinh ra do tương tác của các hạt trong gió mặt trời với từ trường của hành tinh, và vì thế chúng là rõ nét nhất ở các vĩ độ cao gần các cực từ. Vì lý do này, cực quang diễn ra ở Bắc bán cầu Trái Đất được gọi là bắc cực quang, hay ánh sáng bắc cực; và ở Nam bán cầu thì là nam cực quang. Tuy nhiên, cực quang cũng diễn ra trên Kim Tinh và Hỏa Tinh mà chúng lại gần như không có từ trường của hành tinh. Trên Kim Tinh, các phân tử của khí quyển được tích tụ năng lượng trực tiếp từ gió mặt trời; trên Hỏa Tinh, các cực quang diễn ra gần các điểm dị từ khu vực trong lớp vỏ hành tinh, là tàn dư của từ trường cũ của hành tinh (giả thiết) mà ngày nay không còn tồn tại nữa.
Trên Trái Đất, cực quang diễn ra khi các đới bức xạ Van Allen trở nên "quá tải" với các hạt cao năng lượng, sau đó chúng đổ xuống các đường sức từ và va chạm với lớp trên của bầu khí quyển Trái Đất.
.
Theo wikipedia
 
M

minhtuyb

câu 10:
Vì sao thuyền buồm có thể chạy ngược gió? ;))
__________________________________________
 
Last edited by a moderator:
B

burningdemon

Thật ra thuyền buồm không đi ngược hoàn, nhưng chệch một góc nhỏ thì có thể.
10769367-2.jpg

Giả sử đoạn thẳng KK biểu diễn chiều dài của thuyền. Đường thẳng AB biểu diễn cánh buồm. Người ta hướng cánh buồm sao cho mặt phẳng của nó chia đôi góc giữa phương của lòng thuyền và phương của gió. Bây giờ, bạn hãy theo dõi biểu đồ phân tích lực ở hình 2, trong đó Q là áp lực của gió tác dụng lên cánh buồm.

Như đã phân tích ở hình 1, Q phải vuông góc với cánh buồm. Lực Q lại có thể được chia thành lực S dọc theo mũi thuyền và lực R vuông góc với chiều dài thuyền. Vì chuyển động của thuyền theo hướng R bị nước cản lại rất mạnh (thuyền buồm thường có lòng rất sâu), nên lực R hoàn toàn bị lực cản của nước cân bằng. Do đó, chỉ có S là hướng tới phía trước, giúp thuyền chuyển động ngược một góc nhỏ với chiều gió.
10769367-3.jpg

Thực tế, để đưa thuyền từ điểm A đến điểm B, ngược chiều gió, người ta phải hướng thuyền buồm đi theo đường zic zac
 
A

anhtrangcotich

Câu hỏi 11:

Vì sao cá chép có thể bơi lên và lặn xuống một cách dễ dàng. (Nó điều chỉnh lực đẩy acsimet tác dụng lên cơ thể mình như thế nào?)
 
Last edited by a moderator:
T

thangprodk1997

Em nghĩ là do có bóng cá trong bụng cá chép là chủ yếu+hoạt động bơi của nó. Nó có thể chiều chỉnh cho bóng căng lên bằng, điều đó làm cho KLR của cá nhẹ hơn khiến cá nổi lên và ngược lại làm xẹp bóng cho KLR tăng lên khiến cá chìm xuống
 
Last edited by a moderator:
P

pety_ngu

32- Vì sao cá nổi lên chìm xuống dễ dàng?
Cấu tạo cơ thể đầu nhọn, đuôi thon giúp cá giảm ma sát với nước khi bơi.
Dù có là một tay bơi lặn cừ khôi đi nữa, bạn cũng không thể đang từ dưới sâu vọt lên mặt nước, hoặc ngược lại. Nhưng các loài cá thì có thể. Đó là vì chúng có chiếc bong bóng trong bụng luôn chứa đầy không khí. Sự thay đổi áp suất của bong bóng giúp chúng điều chỉnh vị trí dễ dàng.
Không khí được nạp vào bong bóng theo hai con đường: hoặc là cá nổi lên mặt nước, lấy không khí trực tiếp qua đường khí quản rất nhỏ ở đầu, hoặc chúng lấy không khí ngay trong nước qua các tế bào đỏ ở mang.
Các loài cá điều chỉnh vị trí trong nước chủ yếu nhờ vào việc làm thay đổi áp suất không khí trong bong bóng (khi muốn nổi lên, nó nạp đầy không khí vào, muốn lặn xuống, nó lại nhả ra). Đồng thời với việc này, cá cũng sử dụng các động tác quẫy đuôi rất mạnh, cộng với việc đớp đầy một lượng nước vào miệng rồi nhả qua hai mang, tạo thành một lực phản lực đẩy nó bơi lên hoặc lặn xuống rất nhanh chóng.
Ở từng độ sâu khác nhau, cá điều chỉnh dung lượng không khí trong bong bóng để cân bằng tỉ trọng của cơ thể với mật độ của nước, nhằm giữ thăng bằng. Tất nhiên những chiếc vây cũng có tác dụng quan trọng trong động tác giữ thăng bằng của cá: vây lưng, vây bụng, vây ngực và vây hậu môn giúp cho cá không bị ngả nghiêng.

em search đc cái này trên google
 
C

conan193

Câu hỏi:

Vì sao cá chép có thể bơi lên và lặn xuống một cách dễ dàng. (Nó điều chỉnh lực đẩy acsimet tác dụng lên cơ thể mình như thế nào?)

Khi muốn nổi lên chỉ cần phồng mang
Thể tích tăng, lực acsimet tăng thì trọng lượng giảm, cá có thể nổi lên.
Và muồn chìm xuống thì giảm thế tích lại .
 
A

anhtrangcotich

câu 12
Vì sao người ta có thể nằm đọc báo trên Biển Chết ?
 
Last edited by a moderator:
I

i_am_challenger

Vì hàm lượng muối của Biển Chết khá cao ( khoảng 270 phần nghìn) nên có thể nâng cơ thể người lên trên bề mặt nước mặc dù người đó biết bơi hay không biết bơi (Vì tỉ trọng của cơ thể bây giờ nhỏ hơn tỉ trọng của nước Biển Chết)
=> người ta có thể đọc báo trên biển chết.

P/s: Có sai anh thông cảm.
 
A

anhtrangcotich

câu 13
Chẹp!

Vì sao vào các buổi chiều, ta thấy mây hạ thấp xuống núi, còn vào buổi sáng thì mây lại từ núi bay lên trời?
 
Last edited by a moderator:
A

anhtrangcotich

Giải nhé:

Sở dĩ mây lơ lửng là do hiện tượng đối lưu.

Vào buổi sáng, mặt trời lên làm nóng mặt đất, lớp không khí gần đất nóng lên nhanh chóng và bốc lên cao kéo theo mây. Đến trưa, hiện tượng đối lưu diễn ra mạnh nhất nên mây được đưa lên cao nhất.

Về chiều, mặt trời lặn, nhiệt độ mặt đất giảm, do đó hiện tượng đối lưu cũng giảm. Mây sẽ chịu tác dụng của trọng lực, từ từ đáp xuống.
 
A

anhtrangcotich

Vì hệ thần kinh của chúng quy định thôi, cũng giống như đàn kiến, đàn ong. Cái này có liên quan đến vật lí đâu nhỉ?
 
P

pyn.gianganh

Câu 15: Tại sao con cù khi quay lại không bị đổ? Anh em giải thích nhé.
 
T

thebao9797

url]

Hình vẽ một con cù quay theo chiều mũi tên. Bạn hãy chú ý tới phần A của mép con cù, và phần B đối xứng của A. Phần A có xu hướng chuyển động dời xa bạn, còn phần B thì tiến lại gần hơn. Bây giờ bạn hãy theo dõi xem rằng khi nghiêng trục của con cù về phía mình thì hai phần ấy chuyển động như thế nào.

Bằng một cái va chạm như thế bạn đã bắt buộc phần A chuyển động lên trên, và phần B đi xuống dưới. Cả hai phần đều nhận một va chạm hướng vuông góc đối với chuyển động riêng của chúng. Nhưng vì lúc con cù quay nhanh, các phần của vành đĩa có vận tốc quay rất lớn. Do đó, vận tốc không đáng kể do bạn truyền cho sẽ hợp với cái vận tốc rất lớn của một điểm ở vành đĩa, tạo thành một vận tốc tổng hợp rất gần bằng vận tốc quay ấy. Vì vậy, chuyển động của con cù hầu như không thay đổi. Đó là lý do vì sao mà con cù hình như lúc nào cũng chống lại khuynh hướng làm cho nó đổ. Con cù càng nặng và quay càng nhanh thì khả năng đó càng lớn.
 
P

pyn.gianganh

Câu 16 :Tại sao trái cây lấy trong tủ lạnh ra thường khô ?

Theo mình nghĩ thì do nhiệt độ trong tủ lạnh thấp, mà trong trái cây thì lại có chiếm một lượng nước khá lớn, vì vậy khi đưa trái cây vào tủ lạnh, nhiệt độ của tủ lạnh sẽ xuyên vào bên trong lớp vỏ làm đông cứng một lượng nước bên trong trái cây, vì thế khi lấy trái cây trong tủ lạnh ra thường khô.:)>-
 
Top Bottom