[Vật lí 10] Những câu hỏi tư duy.

A

anhtrangcotich

:)) Chưa đúng đâu nhé. Chưa chắc góc ném 45 độ đã là xa nhất. (Kể cả trong trường hợp người ném và đích có cùng cao độ).
 
W

where_mytruelove

43,3 độ thì phải. Nghe thấy cái này ở đâu rồi. Mà không biết giải thích như thế nào hết :D
 
A

anhtrangcotich

Điều cơ bản là lí do tại sao cơ, chứ rõ ràng theo phương trình quỹ đạo trong SGK, khi góc 45 độ thì vật bay xa nhất.
 
H

huutrang93

:)) Chưa đúng đâu nhé. Chưa chắc góc ném 45 độ đã là xa nhất. (Kể cả trong trường hợp người ném và đích có cùng cao độ).

:D bài tập SGK là bài tập xem người là chất điểm

Còn trong thực tế, người có chiều cao, tức là vị trí ban đầu của cục đá theo phương thẳng đứng không phải là 0 như SGK
 
A

anhtrangcotich

Thực ra vấn đề này là anh "chợt nghĩ" thôi chứ không rõ lắm.

Công thức trong SGK, ấy là ném một vật với vận tốc không đổi với các góc ném khác nhau thì góc 45 độ cho tầm xa lớn nhất.

Còn chúng ta ném đá, vận tốc ném tùy thuộc vào thể lực của mỗi người. Ném góc càng cao thì vận tốc đầu càng giảm (do có thành phần của trọng lực làm ảnh hưởng). Theo cách lí luận đó, góc ném thật sực xa nhất thì bé hơn 45 độ một chút.

Tuy nhiên ném góc 45 độ, viên đá sẽ được nâng lên một độ cao khoảng 10 - 50 cm so với khi ta ném các góc bé hơn.

Nói chung vấn đề này chỉ là nghi vấn. Thực tế thế nào chưa rõ. :p
 
G

girltoanpro2

Thực ra vấn đề này là anh "chợt nghĩ" thôi chứ không rõ lắm.

Công thức trong SGK, ấy là ném một vật với vận tốc không đổi với các góc ném khác nhau thì góc 45 độ cho tầm xa lớn nhất.

Còn chúng ta ném đá, vận tốc ném tùy thuộc vào thể lực của mỗi người. Ném góc càng cao thì vận tốc đầu càng giảm (do có thành phần của trọng lực làm ảnh hưởng). Theo cách lí luận đó, góc ném thật sực xa nhất thì bé hơn 45 độ một chút.

Tuy nhiên ném góc 45 độ, viên đá sẽ được nâng lên một độ cao khoảng 10 - 50 cm so với khi ta ném các góc bé hơn.

Nói chung vấn đề này chỉ là nghi vấn. Thực tế thế nào chưa rõ. :p

Chưa rõ mà đố à :((
Nhưng có trường hợp đứng ném xuống, ném lên, ném ngang. Chả lẽ cả 3 TH góc ném y như nhau ạ :-?
 
A

anhtrangcotich

Đố một câu cho vui nhé.

Đặt một cốc nước đá lên một chiếc cân nhạy, cân chỉ 300g. Lát sau, khi nước đá vừa tan hết thì cân chỉ 300,5g. Tính khối lượng đá trong hỗn hợp ban đầu. Xem như bức xạ nhiệt trong không khí không đáng kể.


;))
 
H

huutrang93

Đố một câu cho vui nhé.

Đặt một cốc nước đá lên một chiếc cân nhạy, cân chỉ 300g. Lát sau, khi nước đá vừa tan hết thì cân chỉ 300,5g. Tính khối lượng đá trong hỗn hợp ban đầu. Xem như bức xạ nhiệt trong không khí không đáng kể.


;))

Cái này nếu giải thích theo bức xạ nhiệt thì nước đá khi tan ra làm 1 phần hơi nước ở bên ngoài thành li và trên miệng li ngưng tụ, rơi xuống nên tăng khối lượng

Còn không giải thích theo kiểu đó thì chịu :D
 
A

anhtrangcotich

Hiện tượng nước ngưng tụ thì đúng, nhưng tính toán như thế nào cơ ;))
 
A

anhtrangcotich

Bác nói thế thì đố đứa nào hiểu được.

Nước đá trong cốc sẽ nhận nhiệt từ môi trường để tan ra. Nhiệt lượng nó nhận được là [TEX]m.\lambda[/TEX]

Ngược lại, hơi nước trong không khí bị mất nhiệt nên ngưng tụ. Nhiệt lượng tỏa ra khi hơi nước ngưng tụ: [TEX]5.10^{-4}.L[/TEX]

Vậy ta có [TEX]m = \frac{5.10^{-4}L}{\lambda}[/TEX]



Câu hỏi tiếp theo:

- Hai xe cùng có vận tốc v = 50 m/s, chạy trên hai đoạn đường song song cách nhau 100 m. Người trên xe 1 rút súng nhắm vào người trên xe 2 bóp cò (vận tốc đạn cỡ 330 m/s). Hỏi người trên xe 2 có bị trúng đạn không?
 
Last edited by a moderator:
H

huutrang93

Bác nói thế thì đố đứa nào hiểu được.

Nước đá trong cốc sẽ nhận nhiệt từ môi trường để tan ra. Nhiệt lượng nó nhận được là [TEX]m.\lambda[/TEX]

Ngược lại, hơi nước trong không khí bị mất nhiệt nên ngưng tụ. Nhiệt lượng tỏa ra khi hơi nước ngưng tụ: [TEX]5.10^{-4}.L[/TEX]

Vậy ta có [TEX]m = \frac{5.10^{-4}L}{\lambda}[/TEX]



Câu hỏi tiếp theo:

- Hai xe cùng có vận tốc v = 50 m/s, chạy trên hai đoạn đường song song cách nhau 100 m. Người trên xe 1 rút súng nhắm vào người trên xe 2 bóp cò (vận tốc đạn cỡ 330 m/s). Hỏi người trên xe 2 có bị trúng đạn không?

:D câu này đơn giản nhỉ, xét hệ quy chiếu, xong
 
A

anhtrangcotich

Xét thế nào và kết quả thế nào bác cứ nói toạc ra, úp mở thế này mất time mà ai hiểu được bác nghĩ gì chứ :|
 
A

anhtrangcotich

Nếu lí luận rằng khi viên đạn bay ra khỏi nòng súng, nó sẽ bay thẳng. Khi nó đến được vị trí bên kia thì người đó đã địch được một quãng x so với vị trí cũ. Thế đâu có trúng ;;)
 
H

huutrang93

Nếu lí luận rằng khi viên đạn bay ra khỏi nòng súng, nó sẽ bay thẳng. Khi nó đến được vị trí bên kia thì người đó đã địch được một quãng x so với vị trí cũ. Thế đâu có trúng ;;)

Nếu đã xét xe 2 chạy được 1 khoảng thì cũng phải xét xe 1 chạy được 1 khoảng trong thời gian đó, nghĩa là để rõ ràng, ta có thể xét cộng vận tốc

Vận tốc đạn bao gồm 2 thành phần, vận tốc theo chiều dọc có độ lớn 50, vận tốc theo phương ngang có độ lớn 330

Vận tốc theo phương dọc này đã khiến cho vị trí của viên đạn luôn luôn ngang người bên xe 2
 
A

anhtrangcotich

Ok, chấp nhận.

Nếu lí luận theo cách này thì thế giới sẽ hòa bình vì Trái Đất đang quay!
Nếu lí luận rằng khi viên đạn bay ra khỏi nòng súng, nó sẽ bay thẳng. Khi nó đến được vị trí bên kia thì người đó đã địch được một quãng x so với vị trí cũ. Thế đâu có trúng ;;)


Câu hỏi tiếp theo: Tại sao ở miền núi, mỗi buổi sáng lại có những đám mây trắng từ đỉnh núi bay lên trời?
 
H

huutrang93

Ok, chấp nhận.

Nếu lí luận theo cách này thì thế giới sẽ hòa bình vì Trái Đất đang quay!



Câu hỏi tiếp theo: Tại sao ở miền núi, mỗi buổi sáng lại có những đám mây trắng từ đỉnh núi bay lên trời?

Cái này không chỉ ở miền núi mà đâu cũng vậy

Vật thể có xu hướng di chuyển từ nơi áp suất cao đến nơi áp suất thấp, mà càng lên cao, không khí càng loãng nên khí áp ở nơi cao luôn nhỏ hơn khí áp nơi thấp, nên vật thể có xu hướng bay từ thấp lên cao
 
Top Bottom