[Vật lí 10] Những câu hỏi tư duy.

A

anhtrangcotich

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một nhà sinh vật bỏ một con mối và một con kiến vào trong một cái hộp. Ban đầu hai con cách nhau một khoảng nào đó. Con kiến đuổi theo con mối để ăn thịt, con mối chạy trốn với vận tốc bằng vận tốc của con kiến.

Biết hai con vật không thể bò lên thành hộp, và giả sử chúng chạy liên tục không biết mệt. Hỏi cuối cùng, con kiến có bắt được con mối hay không?

Ai trả lời thì giải thích luôn nhé. ;)
 
Q

quanghero100

he he thú vị nhỉ? Em có câu trả lời nhưng không biết đúng sai thế nào anh nghe thử nha!!!!
Vì con kiến đuổi theo con mối nên kiến và mối có cùng chiều chuyển động (nếu ngược chiều chuyển động thì sẽ không gọi là đuổi bắt nữa) mặc khác vì mối và kiến chuyển động với cùng vận tốc nên dù có chuyển động trên cùng quỹ đạo hay khác quỹ đạo thì kiến so với mối là đang đứng yên và ngược lại nên kiến sẽ không bao giờ ăn thịt được mối:D:D:D:D
 
A

asroma11235

Một nhà sinh vật bỏ một con mối và một con kiến vào trong một cái hộp. Ban đầu hai con cách nhau một khoảng nào đó. Con kiến đuổi theo con mối để ăn thịt, con mối chạy trốn với vận tốc bằng vận tốc của con kiến.

Biết hai con vật không thể bò lên thành hộp, và giả sử chúng chạy liên tục không biết mệt. Hỏi cuối cùng, con kiến có bắt được con mối hay không?

Ai trả lời thì giải thích luôn nhé. ;)
Hờ! Con mối to hơn con kiến mà, 1 con kiến thì không thể làm gì được con mối, con mối việc gì phải chạy? Có khi còn xảy ra trường hợp ngược lại!!!! :D
 
I

i_am_challenger

Câu trả lời theo em là không xác định. Vì em chưa biết được kích thước của cái hộp, con kiến và con mối. Có gì sai mong anh góp ý.
 
H

huutrang93

Câu trả lời theo em là không xác định. Vì em chưa biết được kích thước của cái hộp, con kiến và con mối. Có gì sai mong anh góp ý.

:d vào chém gió phát

Bắt được, quỹ đạo là 1 đường xoắn ốc

Vì con kiến luôn hướng về con mối, còn con mối bị giới hạn khoảng không di chuyển nên khoảng cách giữa chúng sẽ được rút ngắn dần, và lí tưởng nhất là 2 con gặp nhau tại trung tâm cái hộp
 
Last edited by a moderator:
A

anhtrangcotich

Ok, bình thường nếu hai con chạy trên một đường thằng thì vận tốc tương đối của chúng bằng 0, nhưng chỉ cần con mối rẽ sang hướng khác, lập tức khoảng cách của chúng sẽ bị rút ngắn lại ngay. Trong cái hộp giới hạn, hai con không thể đi theo đường thẳng mãi được. Cứ mỗi lần con mối rẽ, khoảng cách giữa chúng lại giảm. Như vậy sau nhiều lần, con mối sẽ bị tóm.
 
A

anhtrangcotich

Tiếp tục nhé.

Khi xây một bồn nước có chiều cao H, người ta nghĩ đến việc lắp đường ống để bơm nước vào bồn.

Hỏi nên bố trí miệng ống dưới đáy bồn hay đặt phía trên bồn?


 
L

lucky_09

Tiếp tục nhé.

Khi xây một bồn nước có chiều cao H, người ta nghĩ đến việc lắp đường ống để bơm nước vào bồn.

Hỏi nên bố trí miệng ống dưới đáy bồn hay đặt phía trên bồn?



e cũng nghĩ là đặt đường ống nước phía trên bồn ,vì theo e nghĩ nếu bơm ở dưới khi có nước trong bồn sẽ gây áp lực đẩy lượng nước đc bơm lên \Rightarrow hao tốn năng lượng \Rightarrow máy bơm chạy nặng \Rightarrow hao điện
còn nếu đặt ống nước ở trên thì nước được bơm lên sẽ chỉ đc truyền theo 1 đường ống tự do ko bị cản trở \Rightarrow ít hao tốn năng lượng .
e chỉ nghĩ theo tưởng tượng thui ! he he he:p
 
Last edited by a moderator:
I

i_am_challenger

Theo em nghĩ thì đặt ống nước ở trên bồn. Vì đặt ở trên sẽ dễ dàng bom nước vào bồn hơn là ở phía dưới (Vì ở trên ít sức cản hơn là ở phía dưới). Và em thấy các nhà đều được lắp hệ thống như vậy!
 
A

anhtrangcotich

;)) Chưa ai giải thích đúng cả. Lợi ở đây là lợi về năng lượng chứ không phải là tiện lợi. Chúng ta học lí mà.






Lijusthuylinh: Topic này đang thảo luận lý thuyết tự nhiên em post bài tập vào làm gì? Tạm thời anh trả lại trong tin nhắn, em vào đó lấy lại rồi paste vào topic khác nhé.
 
Last edited by a moderator:
H

ha_nb_9x

Bải

Còn theo em thì để ống nước ở đâu cũng đều như nhau vì khi bơm lắp ống ở đâu cũng nhận được lượng nước như nhau
(Em chỉ nói theo cảm tính, có gì sai mong mọi người sửa chữa)
 
I

i_am_challenger

Còn theo em thì để ống nước ở đâu cũng đều như nhau vì khi bơm lắp ống ở đâu cũng nhận được lượng nước như nhau
(Em chỉ nói theo cảm tính, có gì sai mong mọi người sửa chữa)

Bạn nói như vậy không có sai gì hết. Nhưng mà nếu đặt ống ở trên thì nó sẽ tốn ít năng lượng hơn là đặt ống ở dưới.:D

Anh anhtrangcotich còn bài nào hay không? Post lên cho mọi người cùng hội ý tiếp nào!
 
A

anhtrangcotich

Đã trả lời đúng đâu mà bảo anh post bài khác :p

Đáp án là lắp ống ở dưới sẽ tiết kiệm được năng lượng.

Lí do như sau:

Giả sử bồn nước ở độ cao H so với mặt đất, và kích thước của bồn nước là a.b.h

- Khi lắp miệng ống phía trên, ta phải tốn công để nâng khối nước lên độ cao [TEX]H+h[/TEX]
Như vậy tổng năng lượng tiêu tốn là [TEX]A = P.H+ P.h= d.a.b.h(H+h)[/TEX]

- Khi lắp ống ở bên dưới, mực nước trong bồn sẽ tăng dần từ 0 đến h. Công trong quá trình đó là công biến thiên [TEX]A = P\frac{h}{2}[/TEX].
Tổng năng lượng tiêu tốn là [TEX]A' = P.H + P\frac{h}{2} = d.a.b.h(H+\frac{h}{2})[/TEX]


Như vậy đó. Còn như em nói, khi lắp ống ở dưới thì áp lực lớn hơn là không đúng đâu nhé. Lắp ống ở phía trên, áp lực cho máy bơm luôn là [TEX]F = d.(h+H)[/TEX]
Còn lắp ở dưới, máy bơm sẽ chịu áp lực tăng dần từ [TEX] d.H[/TEX] đến [TEX]d(h+H)[/TEX]


Lí do người ta không lắp ống ở bên dưới là vì một chữ "tiện".

Lắp ống bên dưới, khi bơm nước xong nếu không có van thì nước sẽ chảy ngược trở xuống.
Nếu van lắp ở trên cao thì khó đóng.
Nếu van lắp duới thấp thì khi đường ống bị nứt sẽ khó khăn phức tạp.
 
I

i_am_challenger

Cảm ơn anh đã cho em thêm hiểu biết.
Anh post câu khác lên đi.
Em và mọi người sẽ cùng giải.
 
A

anhtrangcotich

Được rồi, câu hỏi tiếp theo liên quán đến giao thông.

Thông thường, mặt đường nhựa thường là mặt phẳng ngang. Thế nhưng tại sao tại các khúc cua (trên đèo) người ta lại thiết kế cho mặt đường hơi nghiêng vào trong một tí? Việc này có tác dụng gì?
 
M

mkkpro199x

Được rồi, câu hỏi tiếp theo liên quán đến giao thông.

Thông thường, mặt đường nhựa thường là mặt phẳng ngang. Thế nhưng tại sao tại các khúc cua (trên đèo) người ta lại thiết kế cho mặt đường hơi nghiêng vào trong một tí? Việc này có tác dụng gì?

Để xe đi qua không bị văng ra :D( li tâm ) .... Tăng độ ma sát nghỉ cho xe
 
G

girltoanpro1995

Được rồi, câu hỏi tiếp theo liên quán đến giao thông.

Thông thường, mặt đường nhựa thường là mặt phẳng ngang. Thế nhưng tại sao tại các khúc cua (trên đèo) người ta lại thiết kế cho mặt đường hơi nghiêng vào trong một tí? Việc này có tác dụng gì?

Theo quán tính li tâm, các vật có khuynh hướng chuyển động rời xa khỏi tâm - quán tính li tâm, Thế nên nếu để mặt đường bằng hoặc nghiêng ra phía ngoài xe sẽ lao xuống vực. Còn nếu để mặt đường nghiêng vào 1 tí sẽ tạo lực ma sát lớn hơn giữa đường và bánh xe >> giảm tai nạn. Nhưng thường ở những khúc cua, người ta thường phải giảm vận tốc xe, bởi có nghiêng ntn mà vận tốc quá lớn cũng fly hết =.=!
p.: thông tin chi tiết xin liên hệ trang 98-99 sách giáo khoa chương trình nâng cao :D
 
A

anhtrangcotich

Ma sát lớn hơn thì anh không chắc, vì chưa biết áp lực lên nền đường lúc này tăng hay giảm.

Giả sử gia tốc quán tính của xe là [TEX]a[/TEX], góc nghiêng [TEX]x[/TEX]

Áp lực sẽ là [TEX]N = mgcosx + ma.sinx[/TEX]

Nhưng sẽ có một thành phần trọng lực tham gia vào lực hướng tâm.

[TEX]F' = P.sinx[/TEX]

Do đó lực hướng tâm [TEX]F = F_{ms} + F'[/TEX] sẽ lớn hơn. Xe có thể chạy với vận tốc cao hơn mà không bị rơi xuống vực.
 
Top Bottom