[Văn 9] - Thuyết minh về con trâu

T

thuynga.style74

Một ngày đẹp trời, khi bác nông dân đi vắng, các loài vật nuôi trong nhà liền tổ chức buổi họp mặt với nhau và bình chọn xem loài nào có công nhiều nhất với con người. Các bạn chó, mèo và gà hào hứng kể về những công trạng của mình. Tuy hiền lành, ít nói, nhưng họ nhà trâu của tôi cũng giúp ích cho con người nhiều không kém các bạn ấy. Chúng tôi còn mang niềm tự hào là con vật gần gũi, gắn bó với nhà nông khắp mọi miền đất nước. Tôi xin tự giới thiệu về loài trâu của mình để các bạn hiểu rõ hơn nhé.

Trâu là động vật thuộc họ Bò, phân bộ Nhai lại, nhóm Sừng rỗng, bộ Guốc chẵn. Trên thế giới có rất nhiều bà con xa của chúng tôi với nhiều đặc điểm ngoại hình khác nhau. Riêng chúng tôi là trâu Việt Nam, có nguồn gốc từ trâu rừng, thuộc nhóm trâu đầm lầy.

Cả họ nhà trâu ai cũng có thân hình vạm vỡ, lực lưỡng. Trên người chúng tôi phủ một lớp lông màu xám trắng hoặc đen bóng lưỡng. Đặc điểm nổi bật của họ nhà trâu là cặp sừng cong cong, hình lưỡi liềm, rỗng bên trong. Chính cặp sừng này đã mang lại vẻ đẹp mạnh mẽ rất riêng cho loài trâu và đó cũng là niềm tự hào của giống loài chúng tôi.

Chính vì vẻ ngoài khỏe mạnh đó mà loài trâu giúp ích được cho con người rất nhiều, đặc biệt là các bác nông dân. Từ thuở xa xưa, loài trâu đã được con người thuần hóa và nuôi dưỡng chủ yếu để kéo cày. Tôi là một trong những chú trâu khỏe nhất, hay còn gọi là trâu loại A. Một ngày tôi có thể cày từ ba đến bốn sào giúp bác nông dân. Thế nên, bác ấy rất hài lòng về tôi và thưởng cho tôi rất nhiều cỏ để ăn. Các bạn trâu khác vì cày được ít sào hơn nên chỉ được xếp loại B hoặc C thôi. Ngoài ra, loài trâu chúng tôi còn giúp con người kéo xe nữa. Nếu là đường tốt, chúng tôi có thể kéo được xe hàng trên một tấn đấy. Con người còn tận dụng sức kéo rất khỏe của chúng tôi để kéo gỗ trên đường đồi núi. Không chỉ dùng sức lực giúp ích cho con người, loài trâu còn có khả năng cho thịt và cho sữa rất cao. Thịt trâu tuy dai và không mềm như thịt bò nhưng ăn vào lại rất mát. Sữa trâu tuy không thơm như sữa bò nhưng đã được khoa học chứng minh có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng.

Kéo cày, cho thịt, cho sữa, họ nhà trâu chúng tôi còn góp mặt trong đời sống văn hóa của người dân Việt Nam. Da trâu dùng làm mặt trống. Da chúng tôi giúp tiếng trống to, rõ và hay hơn. Sừng trâu ở một số vùng miền còn được tận dụng làm tù và. Cả trống và tù và đều là những vật dụng quan trọng trong đời sống của người dân làng bản Việt Nam. Thật tự hào vì loài trâu chúng tôi đã giúp ích con người được nhiều như thế. Chúng tôi gắn bó với các bác nông dân đến nỗi họ nhà trâu được xem như một biểu tượng của nền văn minh lúa nước. Thấy chúng tôi là thấy ruộng đồng, thấy chúng tôi là thấy quê hương Việt Nam. Chúng tôi rât hạnh phúc khi thấy hình ảnh của loài trâu được vẽ, được khắc trên các vật lưu niệm của các du khách nước ngoài đến thăm Việt Nam. Trâu còn được chọn là biểu tượng của SEAGAME lần thứ 22 tổ chức tại Việt Nam năm 2003. Chú trâu vàng đại diện cho sức mạnh và tinh thần yêu hòa bình của người dân đất Việt. Thế mới biết con người yêu mến chúng tôi biết nhường nào.

Sau khi nghe tôi kể về họ nhà trâu của mình, các bạn chó, mèo và gà đều trầm trồ, ngưỡng mộ. Tất cả nhất trí bầu chọn trâu là loài giúp ích cho con người nhiều nhất. Nhưng trâu tôi không nhận đâu. Loài trâu chúng tôi chỉ có niềm vui giản dị là được giúp hết sức mình cho các bác nông dân để mọi người luôn được sống ấm no và hạnh phúc. Xin chào tạm biệt các bạn nhé, trâu tôi lại ra ruộng cày đây!
 
T

trieutulong_98

Nhắc đến con trâu người ta nghĩ ngay đến con vật to khỏe nhưng hiền lành chăm chỉ . Trên những cánh đồng người ta bắt gặp hình ảnh con trâu cần mẫn kéo cày . Giúp xới tơi những thửa đất cho người nông dân gieo trồng dễ dàng hơn. Có thể nói trâu là 1 người bạn chuyên giúp đỡ nông dân trong nhưng công việc nặng nhọc . Ngoài ra trâu còn có thể kéo xe trong những ngày gặt hái vì nó có tải trọng rất mạnh từ 350 ~~< 750 kg nên là 1 công cụ ko thể thíu của những nhà nông gia
Không chỉ có thế con trâu còn có 1 vị trí to lớn trong đời sống tinh thần của con người VN . Hình ảnh con trâu đi trước cái cày đi sau đã trở thành hình ảnh gần gũi bao đời nay . Chính vì vậy nó là 1 phần ko thể thíu của người nông dân. Hình ảnh con trâu ung dung gặm cỏ non , xanh mát và trên trời là những cánh diều bay cao giữa không trung đã in sâu trong tâm trí người VN. Chăn trâu thả diều là 1 trong những trò chơi của trẻ em nông thôn , 1 thú vui đầy lý thú . Trên lưng trâu còn có bao nhiu là trò như đọc sách , thổi sáo ..Những đứa trẻ đó lớn dần lên , mỗi người mỗi khác nhưng sẽ ko bao giờ quên được những ngày thơ ấu
ngoài ra trâu con gắn liền với những lễ hội truyền thống như chọi trâu đâm trâu . Lẽ hội chọi trâu ở HP là nổi tiếng nhất .Hải Phòng là vùng đất có truyền thống văn hoá với nhiều di tích lịch sử và danh thắng mang đặc trưng của miền biển. Trong những di sản văn hoá ấy, nổi bật là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn - một lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ hội nói chung là một sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống phản ánh cuộc sống vật chất và tâm linh của một cộng đồng trong quá khứ. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục lại hơn 10 năm nay và được Nhà nước xác định là 1 trong 15 lễ hội quốc gia, bởi lễ hội này không chỉ có giá trị văn hoá, tín ngưỡng, độc đáo mà còn là điểm du lịch hấp dẫn với mọi người.

Chưa rõ lai lịch, nhưng từ lâu lắm rồi người Đồ Sơn đã lưu truyền câu ca dao cổ:

"Dù ai buôn đâu, bán đâu

Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về

Dù ai bận rộn trăm bề

Mồng chín tháng tám nhớ về chọi trâu"

Cũng có nhiều ý kiến về nguồn gốc ra đời của lễ hội chọi trâu đưa ra những căn cứ giải thích khác nhau, nhưng ở Đồ Sơn vẫn có câu thành ngữ "Trống mọi làng cùng đánh, thánh mọi làng cùng thờ" để lập luận Hội chọi trâu ra đời cùng với việc trở thành hoàng làng.

Tìm hiểu nguồn gốc ấy để thấy rằng lễ hội chọi trâu có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống người Đồ Sơn từ xưa tới nay. Ngoài nhu cầu vui chơi, tìm hiểu, qua lễ hội người ta tưởng nhớ đến công ơn của các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, để cầu nguyện cho "nhân khang, vật thịnh".

Chọi trâu không chỉ đơn thuần "hai con trâu chọi" mà nó đã trở thành tục lệ, tín ngưỡng độc đáo ở vùng biển Đồ Sơn. Người dân đặt vào lễ hội niềm tin và hy vọng bởi những cặp trâu chọi sẽ quyết định thắng thua, thành bại cho phe giáp ngày trước, phường xã ngày nay. Người Đồ Sơn gắn lễ hội chọi trâu với việc thờ cúng thành hoàng làng với mong muốn những chuyến đi biển thuận buồm xuôi gió, cho nên ngày Hội càng trở nên thiêng liêng, trang trọng. Vào Hội, mọi người được dịp hoà mình vào cộng đồng để tình cảm kết nối bền chặt, gắn bó hơn. Vì thế mà tinh thần đoàn kết, ý thực cộng đồng cũng được duy trì, khẳng định.

Người vùng biển đã gửi gắm tinh thần và ý chí của mình vào những "kháp đấu" giữa các "ông trâu". Mỗi "ông trâu" trên xới đấu thắng thua ra sao sẽ chứng tỏ tài năng của các ông chủ trâu, của phường xã mình. Như vậy các "kháp đấu" giữa những ông trâu đã trở thành nghệ thuật, có tính biểu tượng sinh động, thể hiện bản sắc văn hoá. Như vậy chọi trâu đã nói hộ tích cách của người dân vùng biển, nó đã được định hình từ lâu với nội dung phong phú gồm nhiều yếu tố văn hoá dân gian, lành mạnh kết tinh của cả một vùng văn hoá ven biển mà Đồ Sơn là trung tâm. Đây là một lễ hội độc đáo của người dân Đồ Sơn, nó gắn liền việc thờ cúng thuỷ thần với nghi lễ chọi và hiến sinh trâu, có cả sự giao thoa giữa những yếu tố văn hoá nông nghiệp đồng bằng với văn hoá cư dân ven biển.
~~~> trâu có vai trò rất to lớn trong đời sống nhân dân
 
K

kun_k0n

thuyết minh về con trâu
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>DÀN ..... BÀI<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<
mở BÀI:
Giới thiệu khái quát về con trâu trên đồng ruộng VN
THÂN BÀI:
-đặc điểm của con trâu:
+nguồn gốc
+đặc điểm hình thức
+đặc tính
- Con trâu với nghề làm ruộng
+trâu cày, Bừa ruộng
+ kéo xe , chở rơm, rạ
- con trâu với người nông dân
-con trâu là người bạn thân tinh với người nông dân
-con trâu trong lễ hội đình đám
+ lễ đâm trâu ở tây nguyên
hội chọi trâu ở đồ sơn
-con trâu là nguồn cung cấp thực phẩm, đồ thủ công, mĩ nghệ
-con trâu đối với tuổi thơ
-hình ảnh con trâu qua nhung bức tranh đông hồ
KB:
vị trí cua con trâu đối với mọi người và tinh cảm của mình
 
H

happy.swan

CON trâu lả tài sản vô cùing quý giá của người nông dân xưa
ngày nay trâu ít nên ít người biết đến trau nhất là trể con
hông phải vẫn biết tới trau trong quán thịt trâu
 
N

ngocnghenhngang

Nhắc đến con trâu người ta nghĩ ngay đến con vật to khỏe nhưng hiền lành chăm chỉ . Trên những cánh đồng người ta bắt gặp hình ảnh con trâu cần mẫn kéo cày . Giúp xới tơi những thửa đất cho người nông dân gieo trồng dễ dàng hơn. Có thể nói trâu là 1 người bạn chuyên giúp đỡ nông dân trong nhưng công việc nặng nhọc . Ngoài ra trâu còn có thể kéo xe trong những ngày gặt hái vì nó có tải trọng rất mạnh từ 350 ~~< 750 kg nên là 1 công cụ ko thể thíu của những nhà nông gia
Không chỉ có thế con trâu còn có 1 vị trí to lớn trong đời sống tinh thần của con người VN . Hình ảnh con trâu đi trước cái cày đi sau đã trở thành hình ảnh gần gũi bao đời nay . Chính vì vậy nó là 1 phần ko thể thíu của người nông dân. Hình ảnh con trâu ung dung gặm cỏ non , xanh mát và trên trời là những cánh diều bay cao giữa không trung đã in sâu trong tâm trí người VN. Chăn trâu thả diều là 1 trong những trò chơi của trẻ em nông thôn , 1 thú vui đầy lý thú . Trên lưng trâu còn có bao nhiu là trò như đọc sách , thổi sáo ..Những đứa trẻ đó lớn dần lên , mỗi người mỗi khác nhưng sẽ ko bao giờ quên được những ngày thơ ấu
ngoài ra trâu con gắn liền với những lễ hội truyền thống như chọi trâu đâm trâu . Lẽ hội chọi trâu ở HP là nổi tiếng nhất .Hải Phòng là vùng đất có truyền thống văn hoá với nhiều di tích lịch sử và danh thắng mang đặc trưng của miền biển. Trong những di sản văn hoá ấy, nổi bật là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn - một lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ hội nói chung là một sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống phản ánh cuộc sống vật chất và tâm linh của một cộng đồng trong quá khứ. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục lại hơn 10 năm nay và được Nhà nước xác định là 1 trong 15 lễ hội quốc gia, bởi lễ hội này không chỉ có giá trị văn hoá, tín ngưỡng, độc đáo mà còn là điểm du lịch hấp dẫn với mọi người.

Chưa rõ lai lịch, nhưng từ lâu lắm rồi người Đồ Sơn đã lưu truyền câu ca dao cổ:

"Dù ai buôn đâu, bán đâu

Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về

Dù ai bận rộn trăm bề

Mồng chín tháng tám nhớ về chọi trâu"

Cũng có nhiều ý kiến về nguồn gốc ra đời của lễ hội chọi trâu đưa ra những căn cứ giải thích khác nhau, nhưng ở Đồ Sơn vẫn có câu thành ngữ "Trống mọi làng cùng đánh, thánh mọi làng cùng thờ" để lập luận Hội chọi trâu ra đời cùng với việc trở thành hoàng làng.

Tìm hiểu nguồn gốc ấy để thấy rằng lễ hội chọi trâu có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống người Đồ Sơn từ xưa tới nay. Ngoài nhu cầu vui chơi, tìm hiểu, qua lễ hội người ta tưởng nhớ đến công ơn của các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, để cầu nguyện cho "nhân khang, vật thịnh".

Chọi trâu không chỉ đơn thuần "hai con trâu chọi" mà nó đã trở thành tục lệ, tín ngưỡng độc đáo ở vùng biển Đồ Sơn. Người dân đặt vào lễ hội niềm tin và hy vọng bởi những cặp trâu chọi sẽ quyết định thắng thua, thành bại cho phe giáp ngày trước, phường xã ngày nay. Người Đồ Sơn gắn lễ hội chọi trâu với việc thờ cúng thành hoàng làng với mong muốn những chuyến đi biển thuận buồm xuôi gió, cho nên ngày Hội càng trở nên thiêng liêng, trang trọng. Vào Hội, mọi người được dịp hoà mình vào cộng đồng để tình cảm kết nối bền chặt, gắn bó hơn. Vì thế mà tinh thần đoàn kết, ý thực cộng đồng cũng được duy trì, khẳng định.

Người vùng biển đã gửi gắm tinh thần và ý chí của mình vào những "kháp đấu" giữa các "ông trâu". Mỗi "ông trâu" trên xới đấu thắng thua ra sao sẽ chứng tỏ tài năng của các ông chủ trâu, của phường xã mình. Như vậy các "kháp đấu" giữa những ông trâu đã trở thành nghệ thuật, có tính biểu tượng sinh động, thể hiện bản sắc văn hoá. Như vậy chọi trâu đã nói hộ tích cách của người dân vùng biển, nó đã được định hình từ lâu với nội dung phong phú gồm nhiều yếu tố văn hoá dân gian, lành mạnh kết tinh của cả một vùng văn hoá ven biển mà Đồ Sơn là trung tâm. Đây là một lễ hội độc đáo của người dân Đồ Sơn, nó gắn liền việc thờ cúng thuỷ thần với nghi lễ chọi và hiến sinh trâu, có cả sự giao thoa giữa những yếu tố văn hoá nông nghiệp đồng bằng với văn hoá cư dân ven biển.
~~~> trâu có vai trò rất to lớn trong đời sống nhân dân
 
P

phuongthaoxx99

mấy bạn giúp mình cái mở bài và kết bài về con trâu nha. mình cảm ơn mấy bạn nhiều
 
T

trangnhung_99

I). Mở bài:
- Từ bao đời nay, cây lúa đã gắn bó và là một phần không thể thiếu của con người Việt Nam
- Cây lúa đồng thời cũng trở thành tên gọi của một nền văn minh – nền văn minh lúa nước.

II). Thân bài:
1. Khái quát:
- Cây lúa là cây trồng quan trọng nhất thuộc nhóm ngũ cốc.
- Là cây lương thực chính của người dân Việt Nam nói chung và của Châu Á nói riêng.

2. Chi tiết:
a. Đặc điểm, hình dạng, kích thước:
- Lúa là cây có một lá mầm, rễ chùm.
- Lá bao quanh thân, có phiến dài và mỏng.
- Có 2 vụ lúa: chiêm, mùa.

b. Cách trồng lúa: phải trải qua nhiều giai đoạn:
- Từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ.
- Rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng
- Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân.
- Ruộng phải sâm sấp nước.
- Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi phải làm có, bón phân, diệt sâu bọ.
- Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo…

c. Vai trò của cây lúa và hạt gạo:
- Vấn đề chính của trồng cây lúa là cho hạt lúa, hạt gạo.
- Có nhiều loại gạo: gạo tẻ, gạo nếp (dùng làm bánh chưng, bánh dày)…
* Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh dày hay đồ các loại xôi.
* Lúa nếp non dùng để làm cốm.

- Lúa gạo làm được rất nhiều các loại bành như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh phở, cháo,…
Nếu không có cây lúa thì rất khó khăn trong việc tạo nên nền văn hóa ẩm thực độc đáo của Việt Nam.

d. Thành tựu:
- Ngày nay, nước ta đã lai tạo được hơn 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia.
- Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về sản xuất gạo.

III). Kết bài:
- Cây lúa vô cùng quan trọng đối với đời sống người Việt
- Cây lúa không chỉ mang lại đời sống no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt.
 
T

trangnhung_99

MB:

- Trâu là một loại động vật chủ yếu dùng vào việc kéo cày.

- Trâu là người bạn của nhà nông từ xưa đến nay.

TB:

* Ngoại hình:

Trâu đực tầm vóc lớn, câu đối, dài đòn, trước cao phía sau thấp, rất khoẻ và hiền. Trâu cái tầm vóc vừa cũng to nhưng chưa bằng con đực, rất linh hoạt và hiền lành không kém.

* Các bộ phận:

Trâu to lớn, khoẻ mạnh, thân hình cân đối.

- Đầu: Trâu đực đầu dài và to nhưng vừa phải, trâu cái đầu thanh và dài. Da mặt trâu khô, nổi rõ các mạch máu. Trán rộng phẳng hoặc hơi gồ. Mắt to tròn, lanh lẹ, có mí mắt mỏng, lông mi dài rất dễ thương. Mũi kín, lúc nào cũng bóng ướt. Mồm rộng, có răng đều, khít, không sứt mẻ. Tai trâu to và phía trong có nhiều lông. Đặc biệt là cặp sừng thanh, cân đối, đen, ngấn sừng đều.

- Cổ và thân: Cổ trâu dài vừa phải, liền lạc, ức rộng, sâu. Lưng trâu dài thẳng nhưng cũng có con hơi cong. Các xương sườn to tròn, khít và cong đều. Mông trâu to, rộng và tròn.

- Chân: Bốn chân thẳng to, gân guốc, vững chãi. Hai chân trước của trâu thẳng và cách xa nhau. Bàn chân thẳng, tròn trịa, vừa ngắn và vừa to. Các móng khít, tròn, đen bóng, chắc chắn. Chân đi không chạm khoeo, không quẹt móng và hai chân sau đi đúng dấu bàn chân trước hoặc hơi chồm về phía trước.

- Đuôi: To, thon ngắn, cuối đuôi có một túm lông để xua ruồi muỗi.

- Da trâu mỏng và bóng láng.

- Lông đen mướt, thưa, cứng và sát vào da.

* Khả năng làm việc:

- Trâu rất khoẻ và siêng năng, cần cù, thông minh, kéo cày giúp người nông dân ngoài đồng suốt cả ngày từ sáng sớm tinh mơ. Trâu chẳng nề hà công việc nặng nhọc.

* Đặc tính, cách nuôi dưỡng:

- Trâu rất dễ nuôi, hay ăn, chóng lớn, tính nết lại hiền lành.

- Hàng ngày, cho trâu uống nước sạch đầy đủ (mỗi con khoảng 30 -> 40 lit nước cho một con).

- Nếu trâu làm việc ban ngày nên cho trâu ăn đủ ba bữa chính sáng, trưa và tối. Sau khi đi làm về không nên cho trâu ăn ngay mà nên cho trâu nghỉ ngơi, sau đó tắm rửa sạch sẽ, khoảng 30 phút sau cho trâu uống nước có pha ít muối rồi mới cho ăn.

- Mùa nắng, khi làm việc xong thì không cho trâu uống nước ngay, cho nghỉ ngơi khoảng 15 đến 20 phút rồi cho từ từ uống.

- Chăm sóc trâu cũng rất dễ dàng. Nên xoa bóp vai cày của trâu sau khi kéo cày xong. Tắm rửa và cho nghỉ ngơi đều đặn. Mỗi buổi làm việc trâu cần nghỉ hai lần , mỗi lần khoảng 30 phút đến một tiếng đồng hồ. Nếu trâu làm việc liên tục 5 -> 6 ngày phải cho trâu nghỉ một ngày.

- Trong thời gian làm việc nếu thấy trâu có dấu hiệu mệt, sức khoẻ giảm sút, nên cho trâu nghỉ 4 – 5 ngày và bồi dưỡng cỏ tươi, cám, cháo …

KB:

Ngày nay, nước ta tuy có máy móc nhưng trâu vẫn là một con vật rất cần thiết cho nhà nông. Trâu vẫn là người bạn không thể thiếu của nhà nông không gì có thể thay thế. Ông cha ta đã nhận xét “Con trâu là đầu cơ nghiệp” là như thế.
 
T

trangnhung_99

Quê hương là gì hả mẹ?
Mà cô giáo dạy phải yêu?
Quê hương là gì hả mẹ?
Ai đi xa cũng nhớ nhiều!
Lời trẻ nhỏ ngây thơ hồn nhiên trong bài thơ mà chúng ta vô tình đã đọc ở đâu đó khiến ta không khỏi giật mình. Quê hương với dòng sông trĩu nặng phù sa, với bờ bãi ngút ngàn thương nhớ, cứ tiềm tàng trong kí ức của mỗi chúng ta là những gì bình dị và gần gũi nhất.
Quê hương thật riêng và cũng thật chung, mỗi người đều chọn cho mình những nét đặc trưng của quê hương thật riêng biệt để gởi gắm niềm thương, nỗi nhớ. Và những khoảng trời mênh mông cảm xúc ấy, không thể thiếu dòng sông, bến nước, con đò. Hình ảnh lũy tre làng xanh vời vợi trong nỗi nhớ, người ta gọi ấy là chốn bình yên để chúng ta tìm về khi tóc đã ngả hai màu sương khói. Khi bước chân đã mệt mỏi kím tìm hạnh phúc trên đường đời, và cuối cùng ta chợt nhận ra rằng: Hạnh phúc thật bình dị, hạnh phúc là những gì hiện hữu xung quanh chúng ta, với cái ẩn tàng trong gia đình, quê hương và những lũy tre làng lâu nay vẫn đứng đấy, bình yên và thanh thản.
Chẳng phải ngẫu nhiên, tre lại có một vị trí đặc biệt trong tâm thức người Việt đến thế.
Bởi từ thuở lập nước, người Việt đã tự hào sánh cùng những lũy tre xanh. Dưới những con đường làng quanh co ngút ngàn bóng tre, cuộc sống của người dân Việt cứ trôi đi với biết bao câu chuyện thắm đọng tình người, tình đời. Trải qua thời gian và năm tháng, tre vẫn đứng đó, chứng nhân cho bao đổi thay, thăng trầm, chắt chiu những mạch nguồn quý giá từ lòng đất mang lại bao nhiêu thơm thảo cho người dân nước Việt. đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc, câu chuyện về cây tre cũng được bắt đầu từ thuở xa xưa ấy.
Trên quê hương Việt, đi đến đâu, ta cũng dễ dàng bắt gặp những lũy tre xanh. Có một nhà văn đã viết thật hay về tre: Nước Việt Nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau, cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa, trúc, mai, vầu, mấy chục loại khác nhau nhưng cùng một mầm xanh mọc thẳng. Tre ôm dọc theo triền đê, bảo vệ quê hương, tre ôm ấp mái nhà tranh, những đồng lúa chín. Tre có rất nhiều lòai: Trinh,Hoa , Bương , Lồ ồ, Mạnh Tông, Tầm Vông, ,v.v..Không như hầu hết các loại cây chỉ đứng riêng lẽ một mình, tre luôn mọc thành bụi, và có gốc liền gốc, rễ đan rễ thể hiện tính quần tụ, đoàn kết là một sức mạnh khó thể hủy diệt hay phá vỡ được. Thân tre thẳng và cao,cứng mà mềm mại nhờ có nhiều đốt, ngả nghiêng theo gió lượn mà không bao giờ gãy đó là do thớ tre dẻo và thân tre mềm. Với đặc tính -phối hợp cương nhu để đón gió, thuận theo gió vừa đủ và rồi lại ngạo nghể vươn lên giữ lại hình dáng cũ, chỉ có loài tre chịu gốc cả bụi, chứ không bao giờ chịu gãy ngang thân.Tre mọc phần nhiều ở nơi có khí hậu ấm áp hoặc vùng nhiệt đới, nhất là miền đông và nam châu Á. Tre là một loại thảo mộc lớn và cao, có khi lên tới hơn 30 mét. Tre sống trung bình từ 8 đến 10 năm,. Thân tre tròn, rỗng, chia thành từng đốt: khoảng 25 đến 40 đốt, đôi khi có gai mọc chen với những lá màu xanh lục ở các đốt, và đường kính thân tre có thể đến 25 cm. Tre chỉ nở hoa lúc cuối đời, nở xong là chết; nở như biết mình đã đến và sẽ ra đi trong cuộc đời; nở như những giây phút cuối cùng , đang cố gắng giang tay vươn mình để giã từ thế giới; nở tưng bừng như điệp khúc một giai điệu tráng ca.
Tre đi vào cuộc sống một cách bình dị như những gì nó vốn có. Tre làm quang gánh theo mẹ mỗi phiên chợ xa, bóng tre xanh phủ mát lối mẹ đi, thân thương biết bao với dáng mẹ, dáng bà, nhưng bước chân nhọc nhằn dẫm trên đám lá tre xao xác nghe như những âm thanh dội lại từ một miền xa thẳm, mênh mang. Tre còn gắn với niềm vui của tuổi thơ, với các bé gái không có gì thú vị hơn mấy que chuyền bằng tre hay những vòng tai, vòng cổ từ tre. Trò chơi như một sáng tạo vĩ đại của bọn trẻ con trong làng. Chẳng biết ai truyền dạy, cứ đứa nó bảo đứa kia thành một trò chơi đi theo suốt tuổi thơ của mỗi chúng ta. Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê, chợt nhớ đến những buổi chiều chăn trâu ngoài đồng, ta cùng chúng bạn mang diều sáo tre ra thả lên bầu trời lộng gió, sáo tre sáo trúc ngân vang, gió đưa tiếng sáo, gió ngân cánh diều. Trời cao lồng lộng, đồng ruộng mênh mông miên man như khúc hát của gió, của tre, của ước mơ tuổi thơ, của khát vọng từ ngàn đời về cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc.Lá tre mỏng tan, khô cong trở thành thứ đun đượm lửa cho nhưng buổi cơm quê ấm lòng. Mùi khói bếp nồng nồng từ lá tre làm ta cay cay sóng mũi. Hình ảnh chiếc cổng tre cót két, bờ rào, rồi đến căn nhà, chiếc giường tre thật gần gũi, bình dị mà thật hữu ích, tre đi vào cuộc sống của chúng ta như một lẽ tự nhiên, như một điều thường lệ quá đỗi thân quen và trở thành tất yếu.
Tre làm cho phong cảnh làng quê thêm hưu tình, tre tạo dáng mềm mại cho con đường làng quen thuộc và chính vì vậy, tre không biết bao lần làm trái tim nghệ sĩ rung động. Tre đã đi vào hội họa với những gì tinh hoa nhất của bàn tay, của tâm hồn nghệ sĩ. Vốn gần gũi với dân tộc Việt, cây tre đã là nguồn cảm hứng vô tận trong văn học nghệ thuật, những câu chuyện cổ tích như nàng út ống tre,thánh gióng, cây tre trăm đốt đến ca dao, tục ngữ.
Không phải ngẫu nhiên tre lại tượng trưng cho những phẩm chất cao quý của con người Việt Nam. Chính từ những phẩm chất mà tre chắt chiu ngày ngày tháng tháng, tre đã mang cái hồn của người Việt, tre đi vào cuộc sống một cách tự nhiên bình dị mà biết bao ý nghĩa. Mỗi khi xa quê ta lại khát khao được trở lại với những năm tháng bình yên với lũy tre làng, với dáng mẹ hao gầy.
Ví dầu cầu dáng đóng đinh
Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi.
Với những ngày vụng dại mẹ đánh đòn que tre, tuổi thơ của chúng ta cũng lớn lên từ ấy. Hình ảnh của tre giúp gợi nhớ về hình ảnh của làng quê Việt mộc mạc, con người Việt thanh cao, giản dị mà chí khí. Tre vẫn hát ru cho lá cành, cho cuộc đời những bài ca bình dị mà thiết tha. Trải qua bao nhiêu năm tháng, với sự khắc nghiệt của thời gian, tre vẫn đứng đó, vươn rộng lá cành đón nắng và gió, ngạo nghễ với trời xanh. Với những phẩm chất tốt đẹp ấy, tre xứng đáng là biểu tượng, là niềm tự hào của con người Việt Nam!
 
L

lovehaven12

nho thnk nha

Từ bao đời nay, nước ta có truyền thống làm nông và nền văn minh lúa nước phát triển. Để làm được điều này chúng ta phải lao động cật lực và nặng nhọc. Con trâu – người bạn thân thiết cùng chia ngọt sẻ bùi với người nông dân, cùng người nông dân đi khắp cánh đồng để xới đất đai, cùng chung vui niềm vui ngày được mùa. Con vật này đã trở thành thân thuộc và không thể thiếu ở làng quê Việt Nam.
Không ai biết chính xác nguồn gốc của loài trâu ngày nay. Người ta chỉ biết trâu xuất hiện nhiều ở những nước châu Á như Pa-xki-tan, Băng-la-đét, Nê-pa, Thái Lan,… Và đặc biệt ở Việt Nam người ta tìm thấy di tích hóa thạch của trâu cách đây vài chục triệu năm ở các hang động miền Bắc nước ta. Trâu theo khoa học thuộc lớp Mammalia, ngành Chordata, họ bò, bộ nhai lại, nhóm sừng rỗng, bộ guốc chẵn. Đa số trâu Việt Nam hiện nay có nguồn gốc là trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.
Trâu được phân loại theo giống đực và giống cái. Con đực tầm vóc lớn, dài đòn, trước cao, sau thấp. Con cái tầm vóc từ vừa đến to, linh hoạt. Đặc tính chung của trâu là hiền lành, thân thiện nên chúng được nuôi phổ biến ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Trung bình một con trâu trưởng thành có thể nặng từ 250 – 500kg. Cân nặng của trâu tùy thuộc vào giới tính và sức khỏe. Các bộ phận của trâu được chia thành các phần: đầu, cổ, thân, chân, đuôi và da. Đầu trâu đực dài, to vừa phải, trâu cái đầu thanh, dài. Trán rộng, phẳng, hơi gồ. Da mặt rất khô, nổi rõ mạch máu. Mắt to tròn, tròng đen láy lanh lẹ, mí mắt mỏng; mũi kín, bóng, ướt. Miệng trâu rộng, răng đều khít, không sứt mẻ. Điểm đặc biệt của trâu là hàm trên không có răng mà chỉ có một miếng đệm rất dai, dẻo phù hợp với đặc tính nhai lại, ăn thực vật. Hai tai trâu nhỏ vừa có thể cử động, phủ một lớp lông mềm bảo vệ tai khỏi côn trùng chui vào. Sừng trâu thanh, đen, cân đối, ngấn sừng đều, rỗng ruột. Phần cổ và thân trâu có những đặc điểm sau: cổ dài vừa phải; ức rộng, sâu, lưng dài từ 1 – 1,5m hơi cong; xương sườn to, tròn, cong đều; bụng tròn lẳng; mông nở rộng, to. Chân trâu rất khỏe, vững chắc để đỡ cả thân người, bốn chân thẳng to, gân guốc. Hai chân trước cách xa nhau, thẳng. Bàn chân thẳng, ngắn, vừa phải. Hai đùi sau to dài, bàn chân sau xuôi, ngắn. Bốn móng rất cứng, khít tròn, đen bóng và chắc chắn. Đuôi trâu to, dài, phần đuôi có túm lông lúc nào cũng phe phẩy để đuổi ruồi, muỗi. Da trâu hơi mỏng nhưng bóng láng, màu xám đen. Lông đen, cứng, sát vào da giúp điều hòa nhiệt độ trong những trưa hè oi bức ở vùng nhiệt đới. Nhìn chung, trâu có thân hình khỏe khoắn, thích hợp với công việc đồng áng cực nhọc.

Nhờ có sức khỏe tốt, trâu có thể làm việc cả ngày từ sáng sớm đến chiều tối. Một con trâu trung bình có thể kéo được 3 – 4 sào ruộng. Trâu cũng có khả năng chịu đựng thời tiết cao. Dù phải cày dưới nắng gắt hay mưa tuôn, trâu vẫn kiên trì cùng người nông dân đội nắng, gió để cày cho mảnh ruộng được tốt tươi.
Để nuôi trâu cũng không khó lắm. Đối với một con trâu cày từ sáng đến chiều thì nên cho ăn ba bữa chính: sáng sớm, trưa, tối. Cỏ là thức ăn chính của trâu nên vào mùa xuân hạ ta có thể tự tìm được dễ dàng trên đồi cỏ, hay bãi cỏ xanh tốt cho trâu ăn. Nhưng đối với những ngày đông rét mướt (nhất là ở Bắc Bộ) nhiệt độ xuống tới 7 – 100C thì có không thể mọc được. Cho nên, tốt nhất là ta phải dự trữ cỏ khô cho trâu bằng cách ủ xanh, lên men, không chỉ giữ cỏ tươi lâu mà còn bổ sung được hệ vi sinh cho đường ruột giúp hệ tiêu hóa của trâu được tốt hơn. Sau khi đi làm đồng về, ta không nên cho trâu ăn ngay mà để cho trâu nghỉ ngơi, tắm rửa sạch sẽ. Khoảng 30 phút sau khi nghỉ ngơi, ta cho trâu uống nước có pha muối (nồng độ nuối khoảng 10g trên 100kg trọng lượng trâu). Sau đó, ta mới cho trâu ăn. Hằng ngày, phải cung cấp đủ lượng nước cho trâu (40 lít nước/1con/1 ngày).
Muốn trâu luôn khỏe để làm việc cần phải có chế độ chăm sóc phù hợp. Sau mỗi buổi cày phải xoa bóp vai cày. Tắm mỗi ngày sau 30 phút làm việc để điều hòa nhiệt độ cơ thể của trâu. Trong một buổi cày, cần cho trâu nghỉ 3 – 5 lần, mỗi lần khoảng 20 – 30 phút, tránh để trâu làm việc không hiệu quả cao. Nếu cho trâu làm việc cả tuần thì phải để trâu nghỉ một ngày không nên để trâu làm việc quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe dẫn đến suy yếu. Quá trình làm việc mà thấy sức trâu sụt giảm thì phải để trâu nghỉ 3 – 5 ngày cho lại sức, bồi dưỡng thêm bằng cỏ tươi, cám cháo.

Trâu có rất nhiều lợi ích. Sức kéo khỏe giúp cày bừa, trục lúa, kéo xe. Trâu còn cho thịt, sữa, da và sừng. Thịt trâu ăn rất ngon, nhiều đạm hơn cả thịt bò, ít mỡ hơn thịt bò và giàu năng lượng. Sữa trâu giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực. Da trâu làm thắt lưng rất bền và đẹp. Sừng làm lược, đồ thủ công mĩ nghệ rất bóng, đẹp được ưa chuộng trên thị trường trong và ngoài nước.
Ngoài ra, trâu còn gắn liền với nhiều phong tục truyền thống của người Việt Nam ta như: dùng làm sính lễ, cưới hỏi, hội chọi trâu ở Đồ Sơn,… Trâu còn là niềm tự hào của người dân Việt Nam, được trở thành biểu tượng của SEAGAME 22. Hình ảnh của trâu còn đầy ắp trong kỉ niệm tuổi thơ của những chú bé mục đồng. Những buổi chiều ngã lưng trên lưng trâu, thả hồn theo cánh diều trên lưng trâu, những hôm tắm sông cùng trâu trên dòng sông quê hương đỏ nặng phù sa… sẽ là những kỉ niệm đẹp, sâu đậm trong tâm hồn trẻ thơ.
Ngày nay, máy móc công nghiệp, công nghệ hiện đại đã thay thế cho trâu nhưng trâu vẫn mãi là con vật hiền lành, gần gũi của người nông dân. Trong tâm hồn người Việt, không có gì có thể thay thế cho con trâu dù cho nông nghiệp có tiến bộ thế nào, máy móc đã thay thế cho trâu hoàn toàn. Nếu một ngày trên đồng quê Việt Nam không còn hình ảnh của những chú trâu cày đồng thì nét đẹp của làng quê Việt không còn trọn vẹn nữa.@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-:):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):)
 
  • Like
Reactions: Phuongthuyop1211
T

thutrangle

Thuyết minh về con trâu

Từ bao đời nay, nước ta có truyền thống làm nông và nền văn minh lúa nước phát triển. Để làm được điều này chúng ta phải lao động cật lực và nặng nhọc. Con trâu – người bạn thân thiết cùng chia ngọt sẻ bùi với người nông dân, cùng người nông dân đi khắp cánh đồng để xới đất đai, cùng chung vui niềm vui ngày được mùa. Con vật này đã trở thành thân thuộc và không thể thiếu ở làng quê Việt Nam.
Không ai biết chính xác nguồn gốc của loài trâu ngày nay. Người ta chỉ biết trâu xuất hiện nhiều ở những nước châu Á như Pa-xki-tan, Băng-la-đét, Nê-pa, Thái Lan,… Và đặc biệt ở Việt Nam người ta tìm thấy di tích hóa thạch của trâu cách đây vài chục triệu năm ở các hang động miền Bắc nước ta. Trâu theo khoa học thuộc lớp Mammalia, ngành Chordata, họ bò, bộ nhai lại, nhóm sừng rỗng, bộ guốc chẵn. Đa số trâu Việt Nam hiện nay có nguồn gốc là trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.:(
Trâu được phân loại theo giống đực và giống cái. Con đực tầm vóc lớn, dài đòn, trước cao, sau thấp. Con cái tầm vóc từ vừa đến to, linh hoạt. Đặc tính chung của trâu là hiền lành, thân thiện nên chúng được nuôi phổ biến ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Trung bình một con trâu trưởng thành có thể nặng từ 250 – 500kg. Cân nặng của trâu tùy thuộc vào giới tính và sức khỏe. Các bộ phận của trâu được chia thành các phần: đầu, cổ, thân, chân, đuôi và da. Đầu trâu đực dài, to vừa phải, trâu cái đầu thanh, dài. Trán rộng, phẳng, hơi gồ. Da mặt rất khô, nổi rõ mạch máu. Mắt to tròn, tròng đen láy lanh lẹ, mí mắt mỏng; mũi kín, bóng, ướt. Miệng trâu rộng, răng đều khít, không sứt mẻ. Điểm đặc biệt của trâu là hàm trên không có răng mà chỉ có một miếng đệm rất dai, dẻo phù hợp với đặc tính nhai lại, ăn thực vật. Hai tai trâu nhỏ vừa có thể cử động, phủ một lớp lông mềm bảo vệ tai khỏi côn trùng chui vào. Sừng trâu thanh, đen, cân đối, ngấn sừng đều, rỗng ruột. Phần cổ và thân trâu có những đặc điểm sau: cổ dài vừa phải; ức rộng, sâu, lưng dài từ 1 – 1,5m hơi cong; xương sườn to, tròn, cong đều; bụng tròn lẳng; mông nở rộng, to. Chân trâu rất khỏe, vững chắc để đỡ cả thân người, bốn chân thẳng to, gân guốc. Hai chân trước cách xa nhau, thẳng. Bàn chân thẳng, ngắn, vừa phải. Hai đùi sau to dài, bàn chân sau xuôi, ngắn. Bốn móng rất cứng, khít tròn, đen bóng và chắc chắn. Đuôi trâu to, dài, phần đuôi có túm lông lúc nào cũng phe phẩy để đuổi ruồi, muỗi. Da trâu hơi mỏng nhưng bóng láng, màu xám đen. Lông đen, cứng, sát vào da giúp điều hòa nhiệt độ trong những trưa hè oi bức ở vùng nhiệt đới. Nhìn chung, trâu có thân hình khỏe khoắn, thích hợp với công việc đồng áng cực nhọc.:-t
Nhờ có sức khỏe tốt, trâu có thể làm việc cả ngày từ sáng sớm đến chiều tối. Một con trâu trung bình có thể kéo được 3 – 4 sào ruộng. Trâu cũng có khả năng chịu đựng thời tiết cao. Dù phải cày dưới nắng gắt hay mưa tuôn, trâu vẫn kiên trì cùng người nông dân đội nắng, gió để cày cho mảnh ruộng được tốt tươi.
Để nuôi trâu cũng không khó lắm. Đối với một con trâu cày từ sáng đến chiều thì nên cho ăn ba bữa chính: sáng sớm, trưa, tối. Cỏ là thức ăn chính của trâu nên vào mùa xuân hạ ta có thể tự tìm được dễ dàng trên đồi cỏ, hay bãi cỏ xanh tốt cho trâu ăn. Nhưng đối với những ngày đông rét mướt (nhất là ở Bắc Bộ) nhiệt độ xuống tới 7 – 100C thì có không thể mọc được. Cho nên, tốt nhất là ta phải dự trữ cỏ khô cho trâu bằng cách ủ xanh, lên men, không chỉ giữ cỏ tươi lâu mà còn bổ sung được hệ vi sinh cho đường ruột giúp hệ tiêu hóa của trâu được tốt hơn. Sau khi đi làm đồng về, ta không nên cho trâu ăn ngay mà để cho trâu nghỉ ngơi, tắm rửa sạch sẽ. Khoảng 30 phút sau khi nghỉ ngơi, ta cho trâu uống nước có pha muối (nồng độ nuối khoảng 10g trên 100kg trọng lượng trâu). Sau đó, ta mới cho trâu ăn. Hằng ngày, phải cung cấp đủ lượng nước cho trâu (40 lít nước/1con/1 ngày).
Muốn trâu luôn khỏe để làm việc cần phải có chế độ chăm sóc phù hợp. Sau mỗi buổi cày phải xoa bóp vai cày. Tắm mỗi ngày sau 30 phút làm việc để điều hòa nhiệt độ cơ thể của trâu. Trong một buổi cày, cần cho trâu nghỉ 3 – 5 lần, mỗi lần khoảng 20 – 30 phút, tránh để trâu làm việc không hiệu quả cao. Nếu cho trâu làm việc cả tuần thì phải để trâu nghỉ một ngày không nên để trâu làm việc quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe dẫn đến suy yếu. Quá trình làm việc mà thấy sức trâu sụt giảm thì phải để trâu nghỉ 3 – 5 ngày cho lại sức, bồi dưỡng thêm bằng cỏ tươi, cám cháo.
Trâu có rất nhiều lợi ích. Sức kéo khỏe giúp cày bừa, trục lúa, kéo xe. Trâu còn cho thịt, sữa, da và sừng. Thịt trâu ăn rất ngon, nhiều đạm hơn cả thịt bò, ít mỡ hơn thịt bò và giàu năng lượng. Sữa trâu giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực. Da trâu làm thắt lưng rất bền và đẹp. Sừng làm lược, đồ thủ công mĩ nghệ rất bóng, đẹp được ưa chuộng trên thị trường trong và ngoài nước.
Ngoài ra, trâu còn gắn liền với nhiều phong tục truyền thống của người Việt Nam ta như: dùng làm sính lễ, cưới hỏi, hội chọi trâu ở Đồ Sơn,… Trâu còn là niềm tự hào của người dân Việt Nam, được trở thành biểu tượng của SEAGAME 22. Hình ảnh của trâu còn đầy ắp trong kỉ niệm tuổi thơ của những chú bé mục đồng. Những buổi chiều ngã lưng trên lưng trâu, thả hồn theo cánh diều trên lưng trâu, những hôm tắm sông cùng trâu trên dòng sông quê hương đỏ nặng phù sa… sẽ là những kỉ niệm đẹp, sâu đậm trong tâm hồn trẻ thơ.
Ngày nay, máy móc công nghiệp, công nghệ hiện đại đã thay thế cho trâu nhưng trâu vẫn mãi là con vật hiền lành, gần gũi của người nông dân. Trong tâm hồn người Việt, không có gì có thể thay thế cho con trâu dù cho nông nghiệp có tiến bộ thế nào, máy móc đã thay thế cho trâu hoàn toàn. Nếu một ngày trên đồng quê Việt Nam không còn hình ảnh của những chú trâu cày đồng thì nét đẹp của làng quê Việt không còn trọn vẹn nữa.:-h
 
Top Bottom