thuyết minh về trâu cho gần gũi
Dàn bài :
MB : Giới thiệu khái quát về con trâu
TB :
- Nêu lai lịch, nguồn gốc của trâu.
- Miêu tả 1 số đặc điểm của trâu
- Nêu ý nghĩa của trâu trong đời sống nhân dân VN.(con trâu đi trước cái cày đi sau)
- Nêu cách chăm sóc trâu
............
KB : Cảm nghĩ của bạn về con trâu.
Tư liệu tham khảo mình kiếm được, hi vọng giúp được bạn:
Trâu là một loài động vật thuộc họ móng guốc (trâu bò). Chúng sống hoang dã ở Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh, Nepal, Bhutan, Thái Lan và Việt Nam, ngoài ra trâu cũng sống hoang dã ở phía bắc Úc. Trâu rừng vẫn còn tồn tại trong thiên nhiên ở Đông Nam Á, nhưng số lượng trâu hoang dã không còn nhiều, và người ta lo ngại rằng trâu rừng hoang dã thuần chủng không còn tồn tại nữa. Tại Việt Nam vẫn có trâu rừng, nhưng số lượng còn rất ít, chúng phân bố dọc dãy Trường Sơn, trong đó có khu vực miền tây Thanh Hóa giáp với Lào. Nhiều đàn trâu đã được thuần dưỡng và lai. Trâu có 2 loại: loại màu da xanh đen (trâu đen) và loại màu da sáng hồng (trâu trắng).
Trâu lúc trưởng thành nặng khoảng từ 250 đến 500 kg. Loài trâu rừng hoang dã lớn hơn thế rất nhiều, con cái có thể nặng 800 kg, con đực lên tới 1,2 tấn, và cao tới khoảng 1,8 m. Trâu rừng châu Á có cặp sừng dài nhất trong số các loài thú có sừng trên thế giới. Mới đây, tại Việt Nam, một bộ sừng trâu rừng lớn chưa từng thấy đã được phát hiện, ước đoán to hơn trâu rừng hiện nay rất nhiều
Trâu được thuần dưỡng là một gia súc rất quan trọng trong đời sống người dân một số vùng ở châu Á. Chúng cho sức kéo, thịt và sữa. Ấn Độ là nước nuôi nhiều trâu nhất trên thế giới. Ở nước này người ta sử dụng sữa và thịt của trâu thay cho bò.
Con trâu trong văn hóa Việt
Vai trò của con trâu
* Tục ngữ ca dao Việt Nam có câu:
Con trâu là đầu cơ nghiệp
Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà
Trong ba việc ấy ắt là khó thay
Để nói lên sự sung túc, thành công của nhà nông thì có câu:
Ruộng sâu, trâu nái
Con trâu còn gắn liền với tuổi thơ của trẻ em nông thôn: chăn trâu thì gần gũi, vui đùa với trâu, tắm trâu, phơi áo trên lưng trâu, thả diều ...
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta,
Cái cày nối nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
* Con trâu cũng có mặt trong lễ hội đình đám Việt Nam như tục chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng), tục đâm trâu ở Tây Nguyên.
* Trong văn học cổ Việt Nam có truyện thơ Lục súc tranh công'
--------------------------------------------
Nhắc đến con trâu người ta nghĩ ngay đến con vật to khỏe nhưng hiền lành chăm chỉ . Trên những cánh đồng người ta bắt gặp hình ảnh con trâu cần mẫn kéo cày . Giúp xới tơi những thửa đất cho người nông dân gieo trồng dễ dàng hơn. Có thể nói trâu là 1 người bạn chuyên giúp đỡ nông dân trong nhưng công việc nặng nhọc . Ngoài ra trâu còn có thể kéo xe trong những ngày gặt hái vì nó có tải trọng rất mạnh từ 350 ~~< 750 kg nên là 1 công cụ ko thể thíu của những nhà nông gia
Không chỉ có thế con trâu còn có 1 vị trí to lớn trong đời sống tinh thần của con người VN . Hình ảnh con trâu đi trước cái cày đi sau đã trở thành hình ảnh gần gũi bao đời nay . Chính vì vậy nó là 1 phần ko thể thíu của người nông dân. Hình ảnh con trâu ung dung gặm cỏ non , xanh mát và trên trời là những cánh diều bay cao giữa không trung đã in sâu trong tâm trí người VN. Chăn trâu thả diều là 1 trong những trò chơi của trẻ em nông thôn , 1 thú vui đầy lý thú . Trên lưng trâu còn có bao nhiu là trò như đọc sách , thổi sáo ..Những đứa trẻ đó lớn dần lên , mỗi người mỗi khác nhưng sẽ ko bao giờ quên được những ngày thơ ấu
ngoài ra trâu con gắn liền với những lễ hội truyền thống như chọi trâu đâm trâu . Lẽ hội chọi trâu ở HP là nổi tiếng nhất .Hải Phòng là vùng đất có truyền thống văn hoá với nhiều di tích lịch sử và danh thắng mang đặc trưng của miền biển. Trong những di sản văn hoá ấy, nổi bật là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn - một lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ hội nói chung là một sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống phản ánh cuộc sống vật chất và tâm linh của một cộng đồng trong quá khứ. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục lại hơn 10 năm nay và được Nhà nước xác định là 1 trong 15 lễ hội quốc gia, bởi lễ hội này không chỉ có giá trị văn hoá, tín ngưỡng, độc đáo mà còn là điểm du lịch hấp dẫn với mọi người.
Chưa rõ lai lịch, nhưng từ lâu lắm rồi người Đồ Sơn đã lưu truyền câu ca dao cổ:
"Dù ai buôn đâu, bán đâu
Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai bận rộn trăm bề
Mồng chín tháng tám nhớ về chọi trâu"
Cũng có nhiều ý kiến về nguồn gốc ra đời của lễ hội chọi trâu đưa ra những căn cứ giải thích khác nhau, nhưng ở Đồ Sơn vẫn có câu thành ngữ "Trống mọi làng cùng đánh, thánh mọi làng cùng thờ" để lập luận Hội chọi trâu ra đời cùng với việc trở thành hoàng làng.
Tìm hiểu nguồn gốc ấy để thấy rằng lễ hội chọi trâu có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống người Đồ Sơn từ xưa tới nay. Ngoài nhu cầu vui chơi, tìm hiểu, qua lễ hội người ta tưởng nhớ đến công ơn của các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, để cầu nguyện cho "nhân khang, vật thịnh".
Chọi trâu không chỉ đơn thuần "hai con trâu chọi" mà nó đã trở thành tục lệ, tín ngưỡng độc đáo ở vùng biển Đồ Sơn. Người dân đặt vào lễ hội niềm tin và hy vọng bởi những cặp trâu chọi sẽ quyết định thắng thua, thành bại cho phe giáp ngày trước, phường xã ngày nay. Người Đồ Sơn gắn lễ hội chọi trâu với việc thờ cúng thành hoàng làng với mong muốn những chuyến đi biển thuận buồm xuôi gió, cho nên ngày Hội càng trở nên thiêng liêng, trang trọng. Vào Hội, mọi người được dịp hoà mình vào cộng đồng để tình cảm kết nối bền chặt, gắn bó hơn. Vì thế mà tinh thần đoàn kết, ý thực cộng đồng cũng được duy trì, khẳng định.
Người vùng biển đã gửi gắm tinh thần và ý chí của mình vào những "kháp đấu" giữa các "ông trâu". Mỗi "ông trâu" trên xới đấu thắng thua ra sao sẽ chứng tỏ tài năng của các ông chủ trâu, của phường xã mình. Như vậy các "kháp đấu" giữa những ông trâu đã trở thành nghệ thuật, có tính biểu tượng sinh động, thể hiện bản sắc văn hoá. Như vậy chọi trâu đã nói hộ tích cách của người dân vùng biển, nó đã được định hình từ lâu với nội dung phong phú gồm nhiều yếu tố văn hoá dân gian, lành mạnh kết tinh của cả một vùng văn hoá ven biển mà Đồ Sơn là trung tâm. Đây là một lễ hội độc đáo của người dân Đồ Sơn, nó gắn liền việc thờ cúng thuỷ thần với nghi lễ chọi và hiến sinh trâu, có cả sự giao thoa giữa những yếu tố văn hoá nông nghiệp đồng bằng với văn hoá cư dân ven biển.
~~~> trâu có vai trò rất to lớn trong đời sống nhân dân
-----------------------------
Năm nay là năm con trâu, tuổi thơ tôi cũng gắn liền với con vật này…ai nói ngu như bò hay ngu như trâu , chứ tôi thấy con trâu rất thông minh , hiền lành , chỉ có điều hơi chậm chạp chút thôi …này nhé ngày xưa cứ mỗi chiều chăn trâu về , tôi không bao giờ chú ý đến đường đi , cứ thản nhiên ngồi trên lưng trâu đọc sách ( nếu trời còn sáng ) ôi , sao tôi “ trí thức “ thế nhỉ ? hoặc hát véo von 1 bài hát nào đó khi trời đã tắt nắng…( tôi nhớ không lầm là bài :…. người ta đã dụ tôi vào đường yêu …kakka….) lúc đó mới 6 tuổi mà ai dụ tôi hả trời…tui không dụ người ta thì thôi chứ ai dụ được tui ….tui không nhìn đường thì trâu cũng biết đường về nhà 1 cách chính xác….nó thông minh thế đấy…
Ngày đó nhất là mẹ , mỗi lần thấy tôi đi học về vừa ăn cơm vội vàng xách cơm lên đi chăn trâu , mẹ tôi nhìn theo ứa nước mắt…lần nào tôi đi rồi cũng kêu lại sửa cái nón hay chỉnh 1 cái gì cho tôi rồi mới cho tôi đi….nhưng mẹ tôi nào biết được đi chăn trâu là tôi vui tột cùng là niềm khao khát , ao ước thầm kín của tôi….tôi còn nhớ có lần tôi trốn học để đi chơi , ba tôi biết được đánh cho tôi 1 trận tơi bời ,ba hỏi , con muốn ở nhà chăn trâu hay đi học, tôi vừa khóc vừa khẽ khọt nói : dạ đi chăn trâu ạh ….( với ánh mắt thiệt rạng ngời…) thế là sau mỗi từ chăn trâu nè , chăn trâu nè của ba tôi là 1 lằn roi quất trên đôi vòng 3 xinh xắn của tôi….đau tợn …
.......lúc đó tôi cứ nghĩ…sao kỳ thế , đưa ra 2 giải pháp cho người ta lựa chọn thế mà khi lựa chọn rồi thì bị đánh là sao , ép người quá đáng…kakaka..….lúc đó tôi có nào biết là ba mẹ nào cũng muốn con mình ham học hơn ham chăn trâu….
Ngày đó , mỗi ngày đi chăn trâu với tôi là 1 niềm vui , tôi chỉ sợ nhất là đi ngang qua cái nghĩa địa thôi , ở quê tôi có 2 cái nghĩa địa, 1 cái gọi là nghĩa địa mới , 1 cái gọi là nghĩa địa cũ, trong trí óc non nớt tôi cứ nghĩ nghĩa địa cũ lâu ngày ma đi hết rồi nên ít sợ, chỉ có nghĩa địa mới thì mới có ma nhiều, nên mỗi trưa đi ngang qua đó , tôi sợ lắm…cứ nhắm tịt mắt cho con trâu đi hết đoạn đường đó rồi mới dám mở mắt ra…. tôi còn nhớ ngày đó tôi nhỏ xíu , lùn beo , ngồi trên lưng trâu đội cái nón lá, nếu ai đi phía sau , từ xa nhìn thì sẽ thấy cái nón úp lên lưng con trâu chứ không hề thấy tôi…đau đớn thế đấy….
.........mà đi chăn trâu thích lắm , Lên trên đó tôi có thể thoải mái leo cây mà không sợ ai la , tui chui rúc vô mấy bụi cò ke tìm trái chín , rồi lăn qua bụi thù lù , hột nổ , nhãn lồng,tìm đến cây cầy có trái ăn ngon và béo như đậu phọng , rồi sương xâm vò lá…nhớ ngày đó tìm lá sương xâm rồi xuống suối lấy tay vò , vắt cho nó chảy nước qua kẽ tay….…( nghĩ lại sao mà mất vệ sinh thế không biết…) sau đó để nước sương xâm trong cái mủng dừa cho nó đông lại rồi ăn , nó lạt nhách thế mà ngày đó thấy ngon cực … ăn 1 cách thèm thuồng…hoặc tôi có thể săn lùng tổ chim trên các ngọn cây hoặc mấy tổ chim cút trong bụi…thích vật vã…
Nói chung tui lăn lộn , ngã ngớn , nằm , trườn , lếch trên lưng trâu 1 cách thích thú và mãn nguyện….ngày đó tôi khùng lắm, chăn trâu xong , trưa , nó vô bóng mát nằm. Tôi lại gần bên nó , nằm sát bên nó như là anh em thân thiết rồi đọc truyện cho nó nghe , nó thì nằm nhai chót chép , lâu lâu lắc đầu đuổi ruồi đậu trên tai , vậy mà tôi quay qua hỏi nó , mày không hiểu hả , để tao đọc lại nhé….rồi cần mẫn đọc lại cho nó nghe…cứ y như 1 thằng hâm….ngày xưa thôi, giờ lớn hết khùng rồi….hé hé…
Nay thì đã xa rồi những ngày tháng đó….nơi tôi ở bây giờ cách nơi chăn trâu nữa vòng trái đất….ra đường đã quen với những hình ảnh từng chiếc xe hơi nối dài…con trâu chỉ còn trong dĩ vãng…nhưng chưa bao giờ nó phai nhạt trong ký ức tôi….