[Văn 9]: Những đề bài có thể các bạn sẽ cần

H

hunkne_chut

hay đấy .Cám ơn nha!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!pots cho mình đề 10 nữa đi!!!!!!!!!!!đề này có vẻ hay và thú vị lắm .Cám ơn trước
 
H

hunkne_chut

Đề chuyên văn trường Đại Học Khoa Học _Huế :
Câu 1
Kẻ và làm như khung ở bài tập số 9, Ngữ Văn tập1 trang 220.
Câu 2
Hãy chuyển lời đối thoại thành lời dẫn gián tiếp :
Cụ Bemen cặp mắt đỏ ngầu , nước mắt chảy dòng dòng , hét lên sự khinh bỉ và nhạo báng của mình đối với những chuyện tưởng tượng ngốc ngếch éy. Cụ quát to:
-Sao! Trên đời này lại có nhưững người ngớ ngẩn muốn chết chỉ vì một cây leo chết tiệt nào dó đã rụng hết lá ư ?Tôi chưa bao giờ nghe thấy một chuyện như thế cả . Kông , tôi sẽ hok ngồi làm mẫu cho cô vẽ cái lão già ngu xuẩn ngớ ngẩn của cô đâu .Tại sao cô lại để cho những chuyện vớ vẩn ấy chui vào đầu óc cô ta ?Chà, tội nghiệp cho cô bé Giôn Xi .
-Em nó ốm nặng và yếu lắm -Xiu nói -cơn sốt đã làm đầu óc nó đâm ra bệnh hoạn , đầy rẫy những ý nghĩ kì quái .Thôi được , cụ Bemen ạ , cụ không muốn ngồi làm mẫu cho cháu thì thôi .Nhưng cháu thấy cụ thật là một ông già kinh khủng , sao mà lắm lời , lắm điều thế ?

Câu 3
Tình yêu lao động qua hai tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận ) và Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long)
 
B

baby_lucky69

10.Phân tích sự đối lập giữa cái ác và cái thiện qua nhân vật Trịnh Hâm và ông Ngư trog đoạn trích " LVT gặp nạn " của NĐC.
Bài làm :
....................... "Chở bao nhiêu đạo thuyền hok thẳm
....................... Đâm mấy thằng gần bút chẳng tà ".
....Hai câu trên trog bài thơ " Than đạo" là tâm niệm , đồg thời tuyên ngôn của Ng~ Đình Chiểu ( NĐC ) về mục đích " Văn dĩ tải đạo ". Trog những ság tác của ông , ngoài những tác phẩm lòg yêu nc' , là vũ khí chốg giặc như : " Văn tế Trươg Định " ," Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc "," Chạy giặc". NĐC còn ság tác truyện thơ Nôm lúc bát " LVT " dài 2082 câu để hướg thiện diệt ác, khuyên ng` đời " dữ răn việc trước, lành dè thân sau ". Tính đối lập giữa cái ác & cái thiện được biểu hiện ở nhiều đoạn troh truyện qua 2 tuyến nhân vật phản diện & chính diện, đặc biệt nổi bật qua 2 nhân vật " Trịnh Hâm & ông Ngư trog đoạn trích " LVT gặp nạn " .
Trịnh Hâm vốn là kẻ kém cỏi văn tài mà NĐC đã giới thiệu ở đầu truyện :
....................... " Một người ở quận Phan Dươg
..................Tên Hâm họ Trịnh tầm thường nghề văn "
Ngay phút gặp gỡ , kết giao trog quán nc' trên đườg đi thi, trc' tài năg cuat LVT, Trịnh Hâm ( TH ) đã so đo, lo âu, đố kị :
....................... "Khoa này Tiên ắt đầu côg
..................Hâm dầu có đậu cũng hok xog rồi "
Lòg ganh ghét, đố kị đó đã biến hắn thành 1 kẻ độc ác , nhẫn tâm ngay cả khi VT hok còn có thể đe dọa đến bc' đườg côg danh của hắn. " Mối oán thù nhân 1 câu chuyện gọi = văn chương trog tâm địa của 1 kẻ tiểu nhân đã dẫn đến 1 câu chuyện hok ngờ " ( Hoài Thanh ) . Vì vậy, dù TH đã đậu cử nhân, dù VT đag cơn hoạn nạn : mẹ mất , khóc mẹ đến mù mắt , tiền bạc hết, thân lâm bệnh, hok nơi nươg tựa, hoàn cảnh bơ vơ nơi đất khách quê ng`. Hắn vẫn tìm mọi cách để hãm hại. Để làm hại LVT hắn đã toan tính 1 kế hoạch sâu hiểm từ thời gian đến khôg gian và cách thức ra tay hành độg . Trc' hết , hắn lừa tiểu đồg trói vào gốc cây để VT hok còn ai nhờ cậy :
....................... : " Trịnh Hâm log dạ gươm đao
.................. Bắt người đồg tử trói vào gốc cây
....................... Trước cho hùm cọp ăn mầy .
.................. Hại Tiên phải dụng mưu này mới xog "
Hắn giả nhân giả nghĩa giúp VT về wê = thuyền rồi chờ lúc đêm khuya xô VT xống giữa vời - 1 vùg nc' sâu & rộg đẻ hok ai hay , hok ai cứu dc. Trog 8 dòg đầu của đoạn trích, NĐC đã kể lại hành độg of hắn làm ng` độc phải kinh tỏm :
......................." Đêm khuya .... phôi pha "
Xô VT xog, TH còn giả bộ thươg xót kêu la để đánh lừa mọi ng` , thật là xảo trá!
Trog " Truyện LVT " có nhiều nhân vật ác như Thái Sư, Võ CÔG, bọn cướp Phog Lai, nhưg có thể nói TH là kẻ tiêu biểu cho cái ác cực điểm , thấm sâu vào bản chất. Hắn là kẻ bất nhân, bất nghĩa, nỡ hại 1 ng` bạn hok thù hok oán, hăn sòcn là kẻ gian ngoan, xảo quyệt là ko mảy may cắn rứt lương tâm . Hắn là kẻ độc ác .
----- Chiều mik` post tiếp phần ÔNg Ngư nghen ----
 
Last edited by a moderator:
A

anhlavippzo

mình có đề thi thử nè:
1)
em hãy giải thích nghĩa tường minh và hàm ý trong bài thơ bánh trôi nước?
2)
nêu cảm nghĩ của em về lời nói của người cha nói với con trong bài nói với con?
3)
a)em hãy giải thích tiêu đề Truyền kì Mạn lục
b)trong chuyện người con gái nam xương, lúc vắng chồng vũ nương hay đùa con chỉ vào bóng mình vả răng đó là cha của bé đản.chi tiết đó nói lên tính cách j của vũ nương?
theo em tác giả viết thêm đoạn vũ nương trở về có thể bỏ đc bi kịch trong truyện đó ko?
 
Last edited by a moderator:
L

laticinio

Đề bài:
hình ảnh vầng trăng trong 3 bài: Ánh trăng, đoàn thuyền đánh cá, đồng chí
 
M

mittoo

mọi nguời ơi!tui có ý kiến như thế này :mỗi ngừơi khi viết về một vấn đề nào đó nên để lại sdt để dễ liên lạc nhé.
 
T

toi0bix

Tình huống trong 1 số truyện & tác dụng của nó

1/ Làng : Ông Hai đột nhiên nghe tin làng theo giặc lập tề
=> td: Thử thách tình yêu làng ,yêu nước & quyết tâm kháng chiến của ông Hai .Tình huống đó góp phần làm bộc lộ cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt ,tâm trạng đau khổ, xấu hổ nội tâm ,lo lắng ,dằn vặt của ông Hai khi nghe tin dữ về làng.
2/ Chiếc lược ngà : Có 2 tình huống :
_Ông Sáu kho về thăm nhà ,đứa con gái không nhận ông là cha ,đến khi ông đi ,con gái ông bất ngờ nhận ông là cha .
_Trở ra căn cứ ,ông Sáu làm tặng con chiếc lược = ngà voi nhưng ông chưa kịp đem chiếc lược về trao cho con gái thì ông đã hi sinh trong 1 trận càn của giặc
=> td: Các tình huống đều diễn tả tình cảm cha con thắm thiết sâu nặng giữa ông S & bế T trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh .Các tình huống đó còn tố cáo chiến tranh đã gây ra nỗi đau cho con người VN , các gia đình VN ,nhất là những trẻ em VN trở nên côi cút.
3/Những ngôi SXX : Hoàn cảnh sống chiến đấu căng thẳng ,ác liệt của 3 cô gái trong tổ trinh sát mặt đường ở 1 trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn .
=> Td: Hoàn cảnh & công vc đã bộc lộ những phẩm chất cao đẹp của các cô gái TNXP ,người đọc hiểu thêm về cuộc sống chiến đấu ,vẻ đẹp tâm hồn của các nữa TNXP thời chống Mĩ .
 
T

thuyan9i

xin lỗi các bạn
do thi chuyển cấp nên mình ko quan tâm topic này
dù thi xong nhưng các bạn hãy cùng nahu tập hợp những bài văn hay cho topic nhé
để các thế hệ sau có thể dựa vào đó
ai cugx có thể viết lên những bài văn hay
tại sao ta ko thử nhỉ;);)
Và tớ tuyên bố topic chnhs thức hoạt động lại
các bạn hãy bắt đầu phân tích =đoạn văn nhé:D
 
T

thuyan9i

Văn học là trong những loại hình nghệ thuật có từ rất sớm, gắn bó thiết thân với đời sống tinh thần của con người ngay từ thuở xa xưa. Dù dưới hình thức nào thì nó vẫn là sự phản ánh thế giới khách quan qua thế giới chủ thể của nghệ sĩ. Tác phẩm nghệ thuật chân chính là sự giãi bày những tình cảm, những khát vọng sâu xa của nhà văn trước cuộc đời, trước những vấn đề có ý nghĩa thân thiết đối với con người. Dù văn học viết về những sự cố lớn lao: bão táp cách mạng, chiến tranh, hay chỉ diễn tả một tiếng chuông chùa, một bờ tre, ruộng lúa… bao giờ ta cũng tìm thấy hình bóng, tâm sự của con người gửi gắm ở bên trong. Với tư cách là cụ thể của hoàn cảnh, là động lực của sự phát triển xã hội, là nguồn gốc của mọi sáng kiến, phát minh. Con người với tất cả niềm vui, nỗi buồn, tâm tư khát vọng, thành đạt hay khổ đau luôn luôn là đối tượng trung tâm của văn học, là mối quan tâm hàng đầu của nghệ sĩ chân chính. Tình yêu thương đối với con người là nguồn động lực căn bản nhất thúc đẩy ngòi bút của mọi nhà văn chân chính. Nhà văn Nga Tolstoi đã từng viết: “Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu”. Còn Goethe thì nói: “Những điều đầu tiên mà thiên nhiên cần là tình yêu nồng nàn đối với cuộc sống”. Nữ văn sĩ Pháp Elsa Trisolet thì diễn tả tình yêu ấy bằng hình ảnh thật cụ thể: “Nhà văn là người cho máu”. Đó là một tình yêu bao gồm cả sự hi sinh to lớn. Tác phẩm chân chính đúng là sản phẩm của trí tuệ, trái tim, mồ hôi và cả nước mắt nữa của người nghệ sĩ, là kết quả của quá trình nếm trải, nung nấu, cảm xúc dào dạt – cái mà người ta gọi là cảm hứng trong sáng tạo nghệ thuật. Không ai làm thơ làm văn trong trạng thái khô cằn, chai sạn xúc cảm. Cảm hứng ấy có thể bắt đầu từ niềm vui sướng, tự hào hay tin tưởng, phấn khởi, nhưng với nghệ sĩ chân chính thì chẳng bao giờ có niềm vui hời hợt, giản đơn. Bởi vì cuộc sống con người, trong tính hiện thực của nó, niềm vui luôn luôn đi đôi với nỗi buồn, ánh sáng luôn tồn tại bên cạnh bóng tối, cái xấu luôn luôn xen lẫn bên cạnh cái tốt, hạnh phúc thường đi liền với khổ đau, bất hạnh…Và những khổ đau của con người xưa nay vốn là nỗi nhức nhối, bức xúc nhất thôi thúc người nghệ sĩ cầm bút.
Chính nhà văn Xô viết V.Raxpuchin đã diễn đạt tình cảm ấy một cách giản dị chân thành: “Nếu tôi viết, ấy là vì tôi cảm thấy đau ở đâu đấy trong người” với Huygo thì bể khổ của nhân loại là hầm mỏ khai thác không vơi cạn của đời ông. Truyện kiều là tiếng khóc đứt ruột. Chí Phèo là tiếng thét phẫn uất đòi quyền làm người…Những tác phẩm chân chính, bất tử với thời gian thường là những tác phẩm diễn tả những xung đột có khi đầy bi kịch giữa cái thật và cái giả, giữa cái thiện và cái ác, giữa bóng tối và ánh sáng, giữa cái cao thượng và cái thấp hèn, ghê tởm … Tuy nhiên “thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái tốt đẹp, cái thủy chung”. Đó chính là khả năng nhân đạo mà văn học chân chính có thể mang lại cho con người.
Ở đây có mấy vấn đề cần lưu ý:
1/ Sở dĩ nói văn học chân chính chứ không phải văn học nói chung vì trong sự tồn tại của văn học nhân loại quả là những tác phẩm vì con người, nâng cao phẩm giá con người nhưng cũng có thứ văn chương làm hạ thấp phẩm giá con nguời. Có những tác phẩm là kết quả của thao thức khổ đau, hi sinh, trăn trở, nhưng cũng không thiếu thứ văn chương làm thuê, làm công cụ, bồi bút tô son trát phấn cho giai cấp thống trị trong những xã hội đã suy tàn, mục ruỗng… Có thứ văn chương bất tử, sống mãi với muôn đời, có thứ văn chương rẻ tiền sẽ bị quên lãng với thời gian. Chủ nghĩa nhân đạo, lòng yêu thương tôn trọng con người là thước đo căn bản nhất để đánh giá mọi giá trị văn học chân chính . “Những người khốn khổ” của Hugo, “ Sống lại” của L.Tolstoi, Truyện Kiều của Nguyễn Du… là những tác phẩm trong đó tác giả còn bộc lộ nhiều quan điểm sai lầm về tư tưởng và những giải pháp cải tạo xã hội, nhiều nhân vật cũng đã trải qua bao nhiêu vấp ngã, giằng xé, lầm lẫn… nhưng đó lại là những tác phẩm nghệ thuật chân chính sẽ sống mãi với thời gian; bởi sức mạnh cảm hóa sâu xa, bởi lòng yêu thương con người mênh mông, sâu thẳm; bởi thái độ căm ghét, phẫn uất trước những thế lực xấu xa, tàn ác đã giày xéo, chà đạp lên con người. Đó chính là lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn có khả năng nhân đạo hóa con người, làm cho con người tin hơn ở những điều thiện, ở khả năng vươn tới cái cao cả, cao thượng, kể cả những con người đã trải qua và chịu đựng những điều ác khủng khiếp do xã hội và có khi do chính mình gây ra.
Trích từ: www.VanMau.Com
2/ Mặt khác, nói tới quá trình nhân đạo hóa của văn học không phải chỉ là khả năng gợi lòng trắc ẩn, động tâm, thương cảm đối với những cảnh ngộ bất hạnh đói nghèo diễn ra trong xã hội, dù điều đó cũng là một phương tiện đáng quí. Khả năng nhân đạo hóa còn bộc lộ ở sự tự ý thức về bản thân, tự nhận diện bản thân trước những điều xấu, tốt, thiện, ác… mà tác phẩm gợi lên. Người ta đã nói đến sự “thanh lọc” tâm hồn của văn học, hay hình thức “sám hối” của bản thân trước lương tâm của quá trình tiếp nhận tác phẩm là như thế. Đọc Nam Cao không phải chỉ là để cảm thông với Điền, với Thứ, với Hộ… với một cuộc sống bị “cơm áo ghì sát đất”, nó đang có nguy cơ giết chết những ước mơ và những tình cảm nhân ái, cao thượng. Những tác phẩm của Nam Cao còn như một tấm gương soi để độc giả hôm nay tự nhận diện chính mình, không ngừng vượt lên hoàn cảnh bản thân để sống một cách xứng đáng hơn, tốt đẹp hơn. Nếu trong tác phẩm “Đời thừa”, nhân vật Hộ là một trí thức hoàn toàn tốt thì tác phẩm có thể không làm ta xúc động đến thế. Sự giằng xé giữa nhân cách cao thượng, hành vi đẹp đẽ, hoài bão to lớn, tấm lòng vị tha của một “chàng trai trẻ vốn say mê lí tưởng” với những bận rộn tẹp nhẹp vô nghĩa lí, với sự câu thúc của đời sống tầm thường hàng ngày, cả những cẩu thả, bất lương trong nghề cầm bút và những hành vi “tàn nhẫn của hắn” đối với Từ – người vợ rất đỗi đáng thương của y và những giằng xé nội tâm không nguôi trong lòng Hộ, lại làm người đọc xót xa thương cảm đến tận đáy lòng. Chính điều đó đã làm nên giá trị nhân văn rất lớn của tác phẩm. Chính bản thân tác phẩm “Đời thừa” đã tạo được giá trị đích thực mà tác giả của nó hằng mong mỏi. “Nó chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho con người gần người hơn”. Những giá trị nhân văn to lớn như thế lại được hình thành từ những mẫu chuyện nhỏ nhặt, vặt vãnh nhưng đã được viết bằng một ngòi bút chân thực, tài hoa và nhất là bằng một cuộc sống cũng đầy mâu thuẫn, đau xót, trăn trở của chính nhà văn Nam Cao. Ở đây có vấn đề viết cái gì và viết như thế nào. Không nên đồng nhất nội dung phản ánh và sự phản ánh. Nói cho rõ hơn, ở đây tình cảm, lương tri, thái độ trân trọng đối với giá trị tinh thần của con người đã rọi sáng vào từng cảnh ngộ trong câu văn, làm dấy lên ở người đọc một mối liên tưởng đồng cảm, đau xót. Đó mới là những yếu tố tạo nên sức thuyết phục sâu xa đối với người đọc. Đọc “Đời thừa” ta có cảm giác như nhà văn đã rọi vào chỗ sâu kín nhất của tâm tư. Quá trình nhân đạo hóa sẽ hình thành từ sự đồng cảm ấy. Ở “Lão Hạc” cũng vậy. Tác phẩm gợi lên lòng thương cảm nơi người đọc từ cái chết thê thảm của lão vì lòng thương con và vì tình trạng khốn quẫn của lão. Nhưng giá trị nhân đạo của tác phẩm chủ yếu lại không chỉ nằm ở đấy. Tác phẩm gợi lên những tình cảm vị tha, cao thượng đầy tự trọng của một lão già nông dân chất phác, hiền lành: biết đâu lão tự tử còn vì lòng tự trọng bị tổn thương, bị lương tâm cắn rứt vì nỡ lừa dối một con chó! (trong khi còn biết bao con người mang mặt người nhưng lòng lang dạ thú “người với người là chó sói”). Phát hiện ở chỗ sâu xa nhất
hững nét đẹp lương tri con người, tác phẩm đóng vai trò tích cực trong việc làm cho con người trở nên tốt đẹp, nhân ái hơn. Đó là chưa kể đến những câu văn chan chứa một lòng vị tha độ lượng, một thái độ làm hòa với người khác và với chính mình, những tình cảm nhân văn, nhân đạo là bài học về cách sống, cách xử thế, cách nhìn nhận và đánh giá con người làm cho lòng ta trở nên thanh thản hơn, cao thượng hơn. “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tâm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương… “Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân, có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác hơn. Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị nỗi lo lắng buồn đau ích kỷ che lấp mất. Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận”.
Chao ôi, nếu ai cũng nghĩ được như thế thì quan hệ giữa con người với con người sẽ tốt đẹp biết bao nhiêu. Những câu văn xót xa mà đẹp đẽ như thế đã vượt ra khỏi muôn khổ của tác phẩm, nó nói về cái tình người muôn thuở cần có, nó có khả năng nhân đạo hóa con người, làm cho con người trở nên cao thượng và nhân ái hơn.
3/ Ở đây nói nhân đạo hóa để nhấn mạnh sức cảm hóa mạnh mẽ của nghệ thuật. Con người là sản phẩm của tạo hóa, nó vốn đẹp đẽ “nhân chi sơ, tính bản thiện”. Nhưng xã hội có thể làm tha hóa con người thì văn chương chân chính lại có khả năng tác động ngược lại. Tình thương, lòng nhân đạo sẽ cảm hóa, thức tỉnh lương tri vốn luôn ẩn chứa trong chiều sâu nội tâm con người, có khả năng “nhân đạo hóa” con người. Nói “khả năng” vì không nhất thiết bao giờ cũng có thể đạt được như vậy. Nó còn tuỳ thuộc vào sự tiếp nhận riêng biệt của chủ thể cảm thụ. Nhưng một nhà văn chân chính bao giờ cũng nung nấu, khát vọng tác phẩm của mình sẽ đem lại một giá trị tinh thần nào đấy, nhằm cứu vãn con người. Ngay cả Truyện Kiều, dù Nguyễn Du có viết:
] “Lời quê chắp nhặt dông dài
Mua vui cũng được một vài trống canh”
thì ta cũng hiểu đó chỉ là một cách nói khiêm nhường. Khi trút lên ngòi bút bao nỗi đớn đau về cuộc đời, đương nhiên nhà văn khao khát những tấm lòng tri âm, những giọt nước mắt đồng cảm:
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như ?
Mấy thế kỉ trôi qua, Truyện Kiều và những tác phẩm đầy nhân đạo của Nguyễn Du mãi mãi là người bạn tâm tình, là nguồn sức mạnh của biết bao thế hệ độc giả, kể cả những độc giả trẻ tuổi hiện nay:
Dẫu súng đạn nặng lòng ra hỏa tuyến
Đi đường dài, em giữ “Truyện Kiều” theo.
(Chế Lan Viên – Gửi Kiều cho em Năm đi đánh Mỹ)
Không thể nào có thể nói hết khả năng nhân đạo hóa của văn học đối với con người. Nhưng quả thật, đọc một tác phẩm văn học chân chính, ta có cảm giác thật hạnh phúc và sung sướng như đang được đối diện, tâm tình trò truyện với một người bạn thông minh, nhân ái, từng trải, như đang được chia sẻ nỗi buồn, niềm vui, tâm tư, ước vọng; như đang được đón nhận ý chí, niềm tin, nghị lực trong cuộc hành trình đầy thử thách của cuộc sống. Biết bao nhiêu tác phẩm văn chương đã trở thành cuốn sách gối đầu giường của nhiều thế hệ. Nói như Gorki :“sách vở đã chỉ cho tôi chỗ đứng của mình trong đời sống, nói cho tôi
biết rằng con người thật là vĩ đại và đẹp đẽ, rằng con người luôn luôn hướng về cái tốt đẹp hơn, rằng con người đã làm nên nhiều thứ trên trái đất và vì thế mà họ đã chịu biết bao đau khổ”. Và cũng chính Gorki đã tuyên ngôn: “Con người – cái tên mới đẹp làm sao, mới vinh quang làm sao. Con người phải tôn trọng con người”.
Hiểu biết con người, hiểu chính mình, cảm thông chia sẻ với nỗi khổ đau của g của mình trong đời sống, nói cho tôi biết rằng con người thật là vĩ đại và đebuồn, niềm vui, tâm tư, ước vọng; như đang được đón nhận ý chí, niềm tin, nghị lực trong cuộc hành trình đầy tà truyện với môcon người, biết căm ghét cái giả dối, ti tiện, tàn ác, biết hướng tới cái chân, thiện, mĩ; biết sống một cách chân thật, nhân ái, cao thượng… đó là những dấu hiệu của quá trình ‘nhân đạo hóa” mà văn học chân chính đã và mãi mãi sẽ đem lại cho con người, vì hạnh phúc của con người.
[
 
K

keobabi

Cho mình hỏi tý nhé, cô giáo mình bắt bảo tóm tắt phần đánh ở các trận bằng chuyện kể lịch sử :| là sao vậy :-/ giúp mình nhá :x
 
Last edited by a moderator:
S

sevencrazy_nhokkute

em hãy tưởng gặp kiều ở lầu ngưng bích và hãy kể lại cuộc gặp gỡ ấy anh chị sưu tầm ở đâu cũng đc cho em 1 bài nha em cảm ơn nhiều
 
M

mrdinh1995

Hêlô mình thấy rất nhiều bạn hỏi viết đoạn văn tại sao tác giả Hoàng lê nhất thống chí là nhóm ngô gia văn phái vốn không ưa nhà lê mà lại có thể viết thực và hay đến thế về ông quang trung nguyễn huệ , mình viết vô đay vậy



Tác giả của HLNTC là nhóm NGVP vốn không ưa nhà Lê nhưng lại viết rất thực và hay về người anh hùng Qtrung-NHuệ với những lí do sau đây . Thứ nhât , đặc điểm của thể chí là ghi chép chân thực có tính chất lịch sử . Thứ hai , nhan đề tác phẩm mang ý nghĩa ca ngợi nhà Lê nhưng nội dung tác phẩm lại vạch rõ sự thối nát , mục ruỗng của triều đình Lê và ca ngợi người anh hùng áo vải tây sơn . Điều đó đã nói lên quan điểm tôn trọng sự thật lích sử của nhóm tác giả này và ý thức dân tộc của họ . Dù có cảm tình với nhà Lê nhưng họ không thể bỏ qua sự thật là ông vua nhà Lê hèn yếu đã '' cõng rắn cắn gà nhà '' dùhoj không theo Tây Sơn nhưng họ không thể không thấy chiến công lẫy lừng của vua Quang Trung là niềm tự hào lớn lao của dân tộc . Bởi thế nên các tác giả họ Ngô đã viết rất thực và rất hay về người anh hùng Nguyễn Huệ .
 
M

mrdinh1995

Bài thơ Ánh trăng của nguyễn du được xem như 1 câu chuyện nhỏ bởi những lí do sau đây ( tuy là hk 1 nhưng mình thấy bài này khá quan trọng ) :
_Thứ nhất , Bài thốc nhân vật : ánh trăng , nhân vật trữ tình .
_Thứ hai , bài tho có những mốc thời gian , thời điểm rất rõ của một câu chuyện như trình tự của câu truyện theo diễn biến thời gian : '' Hồi nhỏ '', ''Hồi chiến tranh ở rừng '' ''Từ hồi về thành phố ''
_Thứ ba : bài thơ ánh trăng có những tình huống bất ngờ của 1 câu chuyện : '' 1 lần mất điện '' , '' đột ngột trong đêm ''
_Thứ tư : chủ đề của bài thơ được bật lên ở đoạn thơ cuối cùng : '' Uống nước phải nhớ lấy nguồn ''


Hết rồi chúc các bạn ôn thi tốt
 
M

mrdinh1995

Vì bài soạn đọc thêm ''Con cò '' của mình hơi dài nên mình chỉ tóm tắt được 1 chút vô đây thôi , tuy là hướng dẫn đọc thêm nhưng rất cần thiết đó mấy bạn :


Đoạn I ( có số trong sách đó ) : đoạn 1 gợi cho ta 1 cuộc sống bình yên no đủ đối với tâm hồn trẻ thơ và hình tượng con cò chính là tượng trưng cho người mẹ , người phụ nữ Vê-en .

Đoạn II: Caau chủ đề : hả con cò đi vào tiềm thức tuổi thơ trở nên gần gũi theo con người trên mọi chặng đường đời .
_ Bonus nghệ thuật :D : har con cò được xây dựng = sự liên tưởng , tưởng tượng phong phú của nhà thơ
====>>>> hả con kò đã gợi ý nghĩa của người mẹ , đã nâng đỡ dìu dắt với sự bên bỉ của người mẹ , cánh cò đã trở thành người bạn đồng hành của con người .
_ từ lúc ấu thơ nằm trong nôi '' con ngủ yên thì cò cũng ngủ - cánh của cò 2 đứa đắp chung đôi
====>>> tấm lòng tình yêu thương của mẹ , luôn che chở , nâng đỡ con đến tuổi tới trường '' mai khôn lớn - con theo cô đi học - cánh trắng cò bay theo gót đôi chân '' .
_ Nghê thuật so sánh liên tưởng : === >>> Mẹ luôn ở bên cạnh giúp con học những điều hay , lẽ phải , giúp con lớn khôn , trưởng thành .

Đến lúc trưởng thành ( vẫn tron đoạn 2 ) :
'' Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ - Trước hiên nhà và trong hơi ... ''
+ nghej thuật : sử dụng phụ từ '' lại '' == > khẳng định sự nâng đỡ , dìu dắt , dịu dàng và bến bỉ của mẹ không biết mệt mỏi . Để rồi , trong '' hơi mát câu văn '' của đứa con làm thi sĩ có bóng dáng của cánh có , bóng dáng của người mẹ thân yêu



++++ Đoạn III :
___Câu chủ đề : Từ hả con cò nhà thơ đã suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa lời ru của tình mẹ đối với cuộc đời mỗi người .


Nghệ thuật :
_ H ả cánh cò được nhận mạnh có ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng của người mẹ , lúc nào cũng ở bên con cho đến suốt cuộc đời '' dù ở gần con , dù ở xa con , lên rừng xuống bể , cò sẽ tìm con , cò mãi yêu con '' . Nghệ thuật : Điệp từ : ''dù '' , '' ở '' , cặp từ trái nghĩa '' gần '' , ''xa'' , '' lên rừng xuống bể '' .
===>> Thể hiện đức hi sinh của người mẹ dù trải qua bao khó khăn , mẹ vẫn luôn ở cạnh con , từ sự thấu hiểu tấm lòng của người mẹ , nhà thơ đã khái quát 1 quy luật tình cảm có ý nghĩa bền vững , rộng lớn và sâu sắc :
'' Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời , lòng mẹ vẫn theo con ''
===>> Tcamr đặc biệt là tình mẫu tử luôn có ý nghĩa bền vững sâu sắc , nó mãi trường tồn cùng thời gian và năm tháng , nó luôn đẹp đẽ và thiêng liêng nhất đối với cuộc đời mội người






Hết Rồi Ẹnoy nha , và bonus nữa : cò có biệt tài mỗ mắt người rất nhanh nên đừng ai thử nằm cạnh cò nhé =)) =))
 
H

hoabattu1072000

Dự án này cũng đóng cửa lâu rồi nhỉ. Để hobattu hâm nóng nó lại nhé!
Một đề văn nghị luận xã hội xem thế nào. :)
Đề: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hay những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống.........Em hãy đặt nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình.

Bài làm:

Nhan đề: "Hãy lên tiếng vì một môi trường xanh - sạch - đẹp"
"Ngôi nhà chung" của toàn nhân loại chúng ta đang phải sống trong sự ô nhiễm của khói bụi, khí thải độc hại. Ở các nước tiên tiến, vấn đề về bảo vệ môi trường được quan tâm thường xuyên. Riêng ở nước ta, việc xả rác bừa bãi nơi công cộng vẫn khá phổ biến. Người ta có thể đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia qua cái nhìn vào mĩ quan đô thị. Hiện tượng ô nhiễm của nước ta có thể gọi là một nếp sống thiếu văn hoá, văn minh đô thị. Vậy chúng ta phải làm gì để khắc phục được tình trạng ấy. Đây có lẽ là bài toán mà chúng ta cần tìmn ra lời giải.

Như chúng ta đã biết, trái đất của chúng ta đang nóng dần lên và chắc nhiệt độ của nó sẽ tăng thêm trong vài năm tới. Và không khí của chúng ta đang bị ô nhiễm trầm trọng. Vậy hiện tượng ấy do đâu mà có. Nếu tự đặt cho mình câu hỏi ấy khi nhìn vào "bộ mặt" của các đô thị chắc hẳn nhiều người không có ý thức được hành vi của mình. Nhưng chính người trả lời câu hỏi ấy cũng chưa chắc bạn là người biết giữ gìn vệ sinh môi trường.
Tất cả chúng ta ai cũng muốn nhà mình luôn sạch sẽ thế nhưng mọi người chẳng ai quan tâm đến việc giữ vệ sinh cho " ngôi nhà chung" của toàn nhân loại.
Đi ra đường, vừa nhai xong thỏi sing-gum có người nào đã cuộn vào giấy rồi đem bỏ vào sọt rác chưa hay là cứ thế mà tự tiện vứt xuống đường.
Không những chỉ ở ngoài đường mà còn ở các khu du lịch, nơi công cộng.....mọi người vẫn vô ý thức như thế. Ngày nào những công nhân vệ sinh cũng phải làm việc vất vả, dọn dẹp sạch sẽ thế nhưng có nhiều người lại vứt ngay chai nước ngọt, gói bánh, vỏ kẹo xuống đoạn đường vừa được dọn dẹp sạch sẽ trước ánh mắt, cái nhìn ngơ ngác của các cô chú lao công. Họ sẽ nghĩ rằng bạn là người không có ý thức bảo vệ môi trường và bạn đang "chà đạp" lên sức lao động của họ. Bạn sẽ nghĩ gì về hành động đã góp phần huỷ hoại môi trường mà mình đã làm.
Ở các nước phát triển như Singapore, việc xả rác không đúng nơi qui định sẽ bị phạt tiền rất nặng. Thế còn ở Việt Nam thì sao, chúng ta không bị xử phạt như thế mà chỉ bị nhắc nhở. Nhưng ý thức và thói quen của nhiều người chưa tốt nên những lời nhắc nhở ấy chỉ như gió thoảng qua tai mà thôi.
Nếu đi trên một con đường ở thành phố rất đẹp và thơ mộng với cảnh sông nước, núi non êm đềm bỗng gặp một bãi rác bên dòng sông thơ mộng ấy thì lúc đó bạn sẽ nghĩ gì? Vẻ đẹp thơ mộng kia được tạo hoá ban tặng nhưng con người đã huỷ hoại nó chỉ trong chưa đầy một phút. Không những bị mất mỹ quan đọ thị mà còn ô nhiễm cả nguồn nước, khí hậu và cả môi trường đất nữa. Môi trừờng bị ô nhiễm sẽ kéo theo đó là sự phát triển của dịch bệnh. Như thế sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và tiền bạc của chúng ta rất nhiều. Vậy tác hại do sự thiếu ý thức của chúng ta gây ra là rất lớn.
Để khắc phục được tình trạng ấy, chúng ta cần tuyên truyền cho mọi người về ý thức bảo vệ môi trường. Nhưng tôi mong rằng mọi người hãy tự ý thức về điều này. Bên cạnh đó, chúng ta cần xử phạt nghiêm minh đối với những hành vi cố tình làm ảnh hưởng tới môi trường để mọi người có thể rút ra kinh nghiệm giúp cho môi trường xanh, sạch hơn.
Hiện tượng huỷ hoại môi trường sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ tất cả mọi người. Vì vậy, ngay từ bây giờ chúng ta nên thay đổi nhận thức của mình. Điều đó luôn mang lại những điều tốt đẹp nhất không chỉ cho bạn mà là cả nhân loại.

Chúng ta hãy cùng nhau bảo vệ môi trường để trái đất này xanh mãi mãi và để mọi người thấy được chúng ta là những người con Việt Nam - những người con của một đất nước văn minh, lịch sử và là một đất nước "Xanh - sạch - đẹp"

Bài làm của hoabattu xong ùi đó, có gì mấy bạn cứ góp ý với hoabattu qua YM nha! Chúc các bạn luôn vui và học tốt
Thân!
 
B

baby_1995

Đề bài:
hình ảnh vầng trăng trong 3 bài: Ánh trăng, đoàn thuyền đánh cá, đồng chí
trăng đã đi vào đề tài muôn thuở của thi catừ bao đời nay. Trong ba bài thơ đồng chí, đoàn thuyền đánh cá, ánh trăng , trăng đẹp lung linh và neo đậu trong lòng người đọc những cảm xúc thật đáng yêu đáng nhớ. Bởi chính trăn glà hình ảnh của thiên nhiên tươi đẹp trong sáng , là người bạn tri kỉ của con người trong lao động, trong xã hội và cả trong chiến đấu. Bên cạnh mỗi thi nhân đê lại cho vầng trăng đẹp với nhưng khía cạnh khác nhau. Trăng trong bài đồng chí là biểu tượng vẻ đẹpcủa tình đồng đội , đồng chí trong cuộc chiến đấu gian khổ. Trăng vừa là hiện thực vừa nhưng cũng vừa là lãng mạng, ánh trăng đang lơ lững trên đầu súng trong rừng khuya mà các anh bộ đội đang đứng trong tư thế chờ giặc đến và đó cũng chính là quê hương, là đất nước, là hoà bình ấm no và hạnh phúc, đồng thời cũng là vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ bình tĩnh , lạc quan, dũng cảm và lãng mạng. Còn trang trong " đoàn thuyền đánh cá " cũng hiện ra thật đẹp thật thi vị. Trăng như cánh buồm nẫng đỡ niềm vui hào hứng của những con người lao động, là nét vẽ tài tình tạo nên bức tranh sơn mài của biển về đêm tráng kệ, rực cỡ sắc màu. Ánh trăng của đồng chí trong gian lao chiến đấu, trong khác vọng hoà bình thì đoàn thuyền đánh cá trăng là sự hoà bnhf tự do của niềm vui trong cuộc sống mới. Sự gần gũi thân thương trăng lại hiện ra trong bài ánh trăng của quá khứ, quá khứ ấy gắn với tuổi thơ thật hạnh phúc đồng thời là người bạn chiến đấu tri ân, tri kỉ dần trôi theo thời gian , trăng xuất hiện ở hiện tại là người dưng đột ngột gặp lại làm nhà thơ dây dứt, pahỉ suy nghỉ về cách sống, nhắc nhở và lây động lương tâm. nhắc nhở ko được quên quá khứ và phải sống thuỷ chung. Ở đây, đồng chí và đoàn thuyền đánh cá, trăng hiện ra trong chốc lát rọi vào phần tươi đẹp của tâm hồn con người còn ánh răng thì bó gắn liền với cả đời người. Nó soi rọi vào góc khuất trong tâm hồn, trăng được nhân hoá như một người bạn tri kỉ thức tỉnh. Như vậy mỗi bài thơ đều là 1 hình ảnh trăng đẹp nối tiếp hình ảnh đẹp trong thơ, nó lây động tâm hồn người theo mỗi cách cảm nhận ở mỗi phong cách của tác giả dành cho thơ.
 
S

s0cbay_kut3

em tham gia vs nhé:

Những sáng tạo của Chế Lan Viên trong bài thơ "Con Cò" so với ca dao hát ru truyền thống:
"Con cò" là bài thơ đặc sắc của Chế Lan Viên và một trong những nét đặc sắc nhất của bài thơ là vận sụng ca dao truyền thống trên nhiều phương diện của bài thơ:
- Xây dựng hình tượng con cò: Việc lấy hình tượng con cò để nói về tấm lòng mẹ là một dụng ý nghệ thuật của Chế Lan Viên vì hình tượng này vốn rất gần gũi, dễ đi vào lòng người.
- Việc lấy những câu ca dao có hình tượng con cò để tổ chức giai điệu lời ru. Bài thơ có hàng loạt câu chứa từ "con cò".vì thế mà hìnn tượng con cò nổi bật suốt cả bài thơ.
- Nhà thơ đã nâng ý nghĩa của hình tượng con cò trong ca dao, không tập trung khai thác phương diện nói về con người vất vả đắg cay mà tập trung nói về phương diện lòng mẹ. Vì thế mà con cò trong thơ Chế Lan Viên vừa quen vừa lạ, vừa truyền thông vừa hiện đại.
- Xây dựng hình tượng người mẹ: Nếu hình tượng người mẹ trong ca dao hát ru con chủ yếu là để nói về thân phận thì người mẹ trong thơ Chế Lan Viên chủ yếu hát ru con để giãi bày tình yêu, để khẳng định chở che cho con suốt cuộc đời.
- Thể thơ: ca dao hát ru con thường sử dụng thể thơ lục bát. Còn bài thơ "con cò" cuả Chế Lan Viên sử dụng thể thơ tự do rất hiện đại nhưng vẫn mềm mại dịu dàng mang âm hưởng lời ru.
- Giọng điệu: giọng điệu thơ tạo nên tình trữ tình, tính triết lí, trí tuệ. Nó tác đọng đến người đọc không chỉ cảm xúc mà còn tác động đến suy ngẫm.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom