mình mở hàng
Mình xin phép được mở hàng với một bài văn mình tự làm nhưng tự nhận là khá chất lượng^^.
Phạm vi: Văn học trung đại.
Đề bài:Nhận xét về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến,Nguyễn Du đã xót xa:
"Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"
Bằng các tác phẩm đã học trong phần VHTĐ, em hãy làm
sáng tỏ nhận định trên
I-Tìm hiểu đề
Ngày nay, người phụ nữ được hưởng sự bình đẳng, chiếm một vai trò rất quan trọng trong xã hội. Nhưng chỉ vài trăm năm trước thôi, trong xã hội phong kiến, người phụ nữ đã phải chịu số phận vô cùng khổ đau và bất hạnh.Với tấm lòng nhân đạo cao cả, Nguyễn Du không thể kiềm lòng mà viết:
"Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung".
Đây là một lời nhận xét đầy xót thương của Nguyễn Du dành cho thân phận hẩm hiu của người phụ nữ. Nhưng muốn hiểu rõ nhận định của tác giả, ta phải đi vào từng câu chữ. "Phận" là số phận, cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội xưa. Người xưa quan niệm rằng: mỗi người sinh ra đều có một số mệnh. Và đối với người phụ nữ thì số mệnh đó gói gọn trong ba câu:"Tại gia tòng phụ. Xuât giá tòng phu. Phu tử tòng tử". còn bạc mệnh là ám chỉ số phận bi thảm, kết cục không có hậu của người phụ nữ. Từ cuối cùng cần tìm hiểu, nhưng mang ý nghĩa then chốt là "lời chung". Đây không chỉ là lời than của riêng Nguyễn Du mà còn là sự lên tiếng của tất cả mọi người tới số phận đầy khổ đau của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, tiêu biểu là hình tượng nhân vật Vũ Nương trong"Truyện Người con gái Nam Xương".
Có thể nhận thấy, nàng rõ ràng là nạn nhân của chết độ nam quyền trong xã hội phong kiến.Nàng phải gánh chịu một cuộc hôn nhân sắp đạt, hoàn toàn không có tình yêu, phải đánh đổi cả thân người con gái bởi "trăm lạng vàng" hồi môn.Về nhà chông, nàng phải sống với một đức lang quân có tính ghen tuông cực đoan, quá sức phòng ngừa với vợ, đó là Trương Sinh. Tuy đã phải chịu một cuộc hôn nhân thiếu bình đẳng, như vậy, Vũ Nương củng chẳng được hưởng hạnh phúc bên nhà chồng lâu dài. Lầy phải một người chồng nhà giảu có nhưng dôt nát,nên khi có chiến tranh, Trương Snh bị bắt đi lính, bắt Vũ Nương lo toan mọi công việc lớn nhỏ trong nhà. Từ việc báo hiếu, phụng duỡng mẹ chồng già yếu, nuôi bé Đản còn thơ dại đến việc lo toan cơm nước, sinh hoạt đều một tay Vũ Nương đảm nhiệm. Có thể nói Vũ Nương đã một mình "đóng cả ba vai chèo": mẹ, vợ, con dâu. Vai nào cũng nặng ngọc, khiến nàng phải từ bỏ mọi thú vui cá nhân mà làm việc và làm việc.Tuy nàng đã cố hết sức đảm đương công việc, chung thủy chờ chông, nhưng khi chồng về, tai ương lại ập đến không ngờ với nàng. Từ một lời nói ngây thơ của bé Đản, Trương Sinh đã hiểu nhầm, nghi vợ mình thất tiết. Với sẵn bản tính ghen tuông mù quáng, y đã không cho Vũ Nương cơ hội thanh minh, mắng chửi nàng thậm tệ và cuối cùng đuổi nàng đi. Nàng đã phải chịu một nỗi oan khiên tày đình, sự nhục nhã nhất của người phụ nữ phong kiến với tội danh "thất tiết" này. Đây là một tội danh không hề có thât, lại gắn với một người phụ nữ đã hết mình vun đắp cho gia đình như Vũ Nương, quả thật vô cùng đáng buồn.Đây là một minh chứng rõ ràng cho sự đè nén khủng khiếp của chế độ nam quyền thời phong kiến, không cho người phụ nữ có cơ may ngóc đầu dậy. Và hậu quả tất yếu của cái chế độ kinh khủng dố là cái chết bi thảm của Vũ Nương. thật xót xa cho nàng! Hạnh phúc nàng chưa nếm đủ, chuỗi ngày êm đềm chỉ đếm trên đầu ngón tay mà chuỗi ngày dài chờ đợi mòn mỏi đằng đẵng đến ba năm. Để rồi kết thúc bằng "làn nước quyên sinh"?. Nàng chết một cách oan uổng, chết mà chưa rửa sạch tiếng nhơ, chết trong khổ đau dằn vặt, tuyệt vọng đến cùng cực. Dù rằng đến cuối truyện, Vũ Nương cũng được giải oan, nhưng nàgn vĩnh viễn không trở lại với gia đình được nữa. Tất cả sự hiện hữu của nàng chỉ còn là "cái bóng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất". Dười chế độ nam quyền, Vũ Nương đã sống trong khổ sở, chết trong oan uổng là một minh chứng hùng hồn cho những người phụ nữ - nạn nhân của chết độ kinh khủng này!
Nhưng đâu chỉ có vậy, xã hội phong kiến còn tồn tại đầy rẫy những bất công cho người phụ nữ. Thuýe Kiểu chính là nạn nhân điển hỉnh của xã hội đông tiền xẫu xa, bỉ ổi này. Kiều là một người con gái tài sắc, đang sống trong hanh phúc, "êm đềm trướng rủ màn che". Nhưng đúng là "chữ tài đi với chữ tai một vần", số phận của nàng chứa đầy bi kịch, nhiều lúc chết còn hơn sống. Mở đầu là màn bi kịch gia đình. Kiều phải chịu cảnh nhà cửa tan nát,"sạch sành sanh vét cho đầy túi tham", để rồi nàng phải dứt bỏ mối tình đầu trong sáng với Kim Trọng mà bán mình chuộc cha. Từ đó Kiều trở thành một món hàng đắt giá của bọn buôn thịt bán người, để những Tú Bà, Mã Giám Sinh, Bạc Bà buôn bán kiếm lời.Còn gì đau đớn hơn cho Kiều khi tuổi thanh xuân và tài sắc tuyệt thế của nàng bị đem ra cân đong,đo đếm để rồi chịu cảnh "cò kè bớt một thêm hai"của bọn con buôn xấu xa?Cả cuộc đời nàng là một thiên đoạng truờng, hành phúc đến với nàng thật vô cùng ngắn ngủi. Chuỗi ngày hạnh phúc bên Thúc Sinh của Kiều đã bị Hoạn Thư dập tắt bằng những ghen tuông, hành hạ của ả.Kiều đường đường là vợ lẽ của Thúc Sin nhưng lại chịu thân phận ngang với con ở trong nhà để hầu hạ.Nàng vốn nổi danh tài sắc nhưng nổi tiếng nhât vẫn là ngón đàn hồ cầm , thê mà nay nàng phải đánh đàn mua vui cho vợ chông Thúc Sinh, để rồi "bốn dây như khóc như than" thì thật đáng phẫn nộ.Tiếp đó, Kiều đã những tháng ngày hạnh phúc bên anh hùng Từ Hải,đựơc dịp báo ân báo oán, nhưng chuỗi ngày đó cũng lại vô cùng ngắn ngủi. Còn chuổi ngày buồn bã, nhục nhã của nàng thì thật là dài. Trong mười lăm năm lưu lạc,nàng đã phải mang một nỗi ô nhục vô cùng to lớn là hai lần làm gái lầu xanh"thanh lâu hai lượt thanh y hai lần".Nàng trở thành món đồ chơi tiêu khiển cho bọn công tử , quan lại phong kiến, bị biến thành công cụ kiếm tiền cho bọn chủ mối. Thật đau xót xiết bao! Cũng vì thế, Kiều đã hai lần tìm đến cái chết để mong được giải thoát.Nhưng trái với Vũ Nương, chết là rửa sạch nỗi oan, ông trời không cho Kiều chết mà bắt nàng phải sống trong nhuốc nhơ, sông một cuộc đời hèn hạ, thà chết còn hơn!
Vũ Nương cũng như Thúy Kiều cũng chỉ là hai hình tượng văn học tiêu biểu trong số hàng vạn người phụ nữ thật có số phận hẩm hiu, bạc mệnh.Dường như bất kì người phụ nữ nào trong xã hội phong kiến cũng đều phải chịu số phận bi thảm này. Chả thế mà Hồ Xuân Hương đã khái quát về thân phận người phụ nữ bằng đôi câu thơ:
"Bày nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn..."
Trong một xã hội phong kién thối nát, bất công đúng như nữ sỹ Hồ Xuân Hương nói, đâu thể có được sự bình đẳng, tự chủ cho người phụ nữ?. Họ đều phải chịu cảnh phụ thuộc vào những người đàn ông là ông chủ của xã hội bất nhân bất nghĩa này!
Hơn hai thế kỉ sau, lời kêu than của Nguyễn Du hẳn còn khiến chúng ta phải suy nghĩ về một giai đoạn lịch sử đầy đau thương của người phụ nữ. Để giờ đây,chúng ta có thể cảm thông với họ,và chung tay, chung sức xây dựng nên một xã hội bình đẳng,ngập tràn hạnh phúc và tiếng cười!
P/s: Cám ơn các bạn đã đọc hết bài văn dài dằng dặc của mình

. Hi vọng bạn thuyan9i thấy thích bài này
