[♥ Văn 9 ♥] Lớp Học Nhóm Môn Ngữ Văn 9

N

naniliti

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cập nhật thêm: Từ 3/ 2014 Pic mở thêm hoạt động giao lưu hỏi đáp, bỏ nội quy cấm hỏi vặt, bất cứ câu hỏi, vấn đề hay đề văn gì khó, bạn có thể hỏi trực tiếp tại box, nó có khỏ tới đâu, chúng tớ cũng sẽ quyết tâm vặn não để giúp bạn hết mức có thể :)
Các bài tổng hợp nội dung văn bản chúng tớ xin lỗi vì phải dừng lại và không up tiếp. Tuy nhiên, các đề thi cấp 3, thi chuyên cũng như đáp án, chúng tớ sẽ cập nhật khi rảnh.
Pic có phần giao lưu làm đề ( viết dàn ý), dù bạn làm sai hay làm đúng, miễn là tự làm, chúng tớ luôn +>2 tks cho bạn, nếu là thành viên tích cực, có thể vào giữa hè 2014 tớ sẽ tặng 1 phần quà nho nhỏ cho bạn. :)


:Mloa_loa: ....Hula, chào các bạn 2ker! Năm nay đã là năm cuối cùng của cấp THCS. Chính vì vậy năm học này rất quan trọng, mang tính quyết định cao. Những ai còn thoải mái quá nên nghiêm túc lại, chiến đấu quyết liệt để thi vào lớp 10 một cách vẻ vang nhất. Lên lớp 10 mình thích xả hơi mấy cũng được ;)

:Mloa_loa: ... Chương trình ngữ văn 9 là 1 chương trình NV khá nặng và dài với nhiều văn bản thơ, truyện đa dạng khác nhau. Nếu ta không học ngay từ đầu, sau này còn phải ôn thêm nhiều dạng đề, khó mà bắt kịp được. Vậy nên hôm nay mình xin mở lớp học nhóm văn 9 để các 99 dù thích hay ko thích văn cũng có thể giao lưu, học hỏi lẫn nhau. Các box toán, lý, hóa đã mở các lớp tương tự thế này mà box mình lại im hơi lặng tiếng quá. Rất rất mong các bạn tham gia nhiệt tình :D với tiêu chí :"Học thầy không tày học bạn"

:Mloa_loa: Đối tượng tham gia: Học sinh lớp 8 lên 9, không phân biệt giỏi văn hay kém văn, thích văn hay không thích văn, và những anh chị năm trước đều có thể tham gia để chỉ bảo các em ạ ;)

Mục đích: Là một nhóm giúp các bạn lớp 9 dễ dàng học và bổ sung được các kiến văn 9 một cách đầy đủ, dễ hiểu nhất

Thời gian mở lớp: Từ bây giờ

Và để tham gia nhóm mọi người không cần đăng ký lằng nhằng, chỉ cần không spam vào đây là được. Vì như mình tham khảo trước kia, hồi năm 2010 box cũng có 1 nhóm học nhóm nhưng 10 mem đăng ký mà chỉ 4 mem tham gia, mem nào chưa đăng ký cũng cứ vô học rồi lại lùm xùm cả lên. Vì thế, đây sẽ là box mở. ;)


 
Last edited by a moderator:
N

naniliti

Bài 1. Tuần 1: VB: Phong cách Hồ Chí Minh
A/Mục tiêu bài học:

[TEX]1[/TEX]/Kiến thức:
- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và sinh hoạt.
- Ý nghĩa của phong cách Hồ chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Đặc điểm của bài văn nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.


[TEX]2[/TEX]. Kỹ năng:
- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, đời sống.

KNS - Xác định giá trị bản thân, xác định mục tiêu phấn đấu theo phong cách Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Giao tiếp trình bày, trao đổi về nội dung của phong cách Hồ Chí Minh.

[TEX]3[/TEX]/Thái độ:
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, thanh cao và giản dị.Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng học tập rèn luyện theo gương Bác.
=>TTHCM: Chủ đề:Lối sống giản dị, phong thái ung dung tự tại.


B, Bài học:

[TEX]1[/TEX]/Giới thiệu bài:
Tháp mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ​

“ Bác Hồ” hai tiếng gọi thật vô cùng gần gũi và thân thương đối với mỗi người dân Việt Nam. Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại, mà người còn là danh nhân văn hóa thế giới. Vẻ đẹp văn hóa là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh. Phong cách đó như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua văn bản “ Phong cách ....”
[TEX]2[/TEX], Vào bài:
Nội dung

I/ Đọc và tìm hiểu chung

[TEX]1[/TEX]/Tác giả
Lê Anh Trà
- Viện trưởng viện văn hóa Việt Nam.


[TEX]2[/TEX]/Tác phẩm
- Trích trong bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị“ in trong tập Hồ Chí Minh và văn hoá Việt Nam, Viện văn hoá xuất bản, Hà Nội 1990)
Thể loại: Văn bản nhật dụng
PTBĐ: Nghị luận thuyết minh


[TEX]3[/TEX], Bố Cục:

+ P1 từ đầu...“ rất mới, rất hiện đại“: Cách tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh.
+ P2: „“Lần đầu tiên... cho tâm hồn và thể xác“: Những vẻ đẹp cụ thể của phong cách sống và làm việc của Bác Hồ.


II/Tìm hiểu văn bản
[TEX]1[/TEX]/ Vốn tri thức uyên thâm của Bác.

- Tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới.
- Người nói và thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc … làm nhiều nghề.
- Am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới.
- Đến đâu, Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật đến mức khá uyên thâm.
- Tiếp thu cái hay, cái đẹp đồng thời phê phán những hạn chế tiêu cực.
- Tiếp thu văn hóa quốc tế trên nền tảng văn hóa dân tộc
- Một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất giản dị.

* lập luận qui nạp, giải thích

Kết hợp hài hòa giữa truyền thông văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.
Đó là truyền thống và hiện đại, Phương Đông và Phương Tây, xưa và nay, dân tộc và quốc tế, vĩ đại và bình dị. Đó là sự kết hợp thống nhất hài hòa bậc nhất trong lịch sử dân tộc VN từ xưa đến nay. Một mặt là tinh hoa con Lạc cháu Hồng đúc kết nên người, mặt khác tinh hoa nhân loại cũng làm nên phong cách Hồ Chí Minh.


- So sánh, liệt kê, bình luận đảm bảo được tính khách quan, khơi gợi cảm xúc tự hào.

[TEX]2[/TEX]/Những nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Bác
- Nơi ở, nơi làm việc: nhà sàn nhỏ bằng gỗ... vẻn vẹn vài phòng tiếp khách, họp bộ chính trị, làm việc và ngủ, đồ đạc mộc mạc đơn sơ.
- Trang phục giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ.
- Ăn uống đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghem, cà muối.
- Tư trang ít ỏi: một chiếc va li con với vài bộ quần áo, vài kỉ niệm…


→ Hình ảnh so sánh, phương pháp liệt kê

- Cách sống giản dị, đạm bạc của Bác lại vô cùng thanh cao, sang trọng:
+ Đây không phải là lối sống khắc khổ của những người tự vui trong cảnh nghèo khó.
+ Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời
+ Đây là lối sống có văn hoá đã trở thành một quan điểm thẩm mỹ cái đẹp là sự giản dị tự nhiên


- Bằng cách so sánh Bác với lãnh tụ của các nước với các vị hiền triết xưa để nêu bật sự kết hợp hài hoà giữa giản di mà thanh cao của chủ tịch Hồ Chí Minh.Thể hiện niềm tự hào của tác giả

III/ Tổng kết
Nghệ thuật
-Sử dụng ngôn ngữ trang trọng
-Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm,lập luận

-Vận dụng các hình thức so sánh , các biện pháp nghệ thuật đối lập giữa giản dị và vĩ đại

Ýnghĩa: Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả đã cho thấy cốt cách văn hóaHCM trong nhận thức và trong hành động.Từ đó đặt ra vấn đề của thời kì hội nhập: tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tôc
GHI NHỚ SGK/8



(Tổng hợp nguồn từ các sách, violet, internet, google,...)
 
Last edited by a moderator:
F

firekem

Các bạn ơi, giúp tớ soạn câu này với:


nêu c/n của em về những nét đẹp trog phong cách HCM
vì sao có thể nói lối sống của BÁC là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao ?
câu 4 với câu 3 trang 8 sgk đó
ai trả lời mình sẽ thanks người đó nha


Chú ý: Không dùng quá 4 ký tự biểu cảm trong 1 bài; Không dùng teencode hay viết tắt. Đã sửa!
 
Last edited by a moderator:
N

naniliti

các bạn ưiiiiiii, zúp tớ soạn câu này zới:


nêu c/n của em về những nét đẹp trog p/c HCM
vì sao có thể nói lối sôg' của BÁC là sự k/h giữa giản dị và thanh cao ạ?
câu 4 vs câu 3 trang 8 sgk đó
ai trả lời mình sẽ thanks ngừi đó nha :p;):D:)>-@};-b-:))%%-|-)

1. Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?

3) Lối sống là sự kết hợp giưa giản dị và thanh cao
- Cách sống của Bác vô cùng giản dị nhưng rát thanh cao , sang trong . Vì, đây ko phải là lối sống khắc khổ của người nghèo khó, cũng ko phải là lối sống lập dị khác người ,.... mà là 1 cách sống có văn hoá , 1 quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống , có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn , thể xác
Ban thân mên , minh ko lam đc hay lem , thông cảm nha , coi như ban tham khao , neu thấy đc thi ủng hộ nha
Ko hay thi coi la bai tham khao , củng cố kiên thưc
Nhung minh nghĩ la se giup cho ban , bởi se phải dùng khi cô giáo hỏi đến đấy:D:D:):):):)

2. Cảm nhận về những nét đẹp trong p/c HCM:
Tham khảo:

Phong cách Hồ Chí Minh
1.Con đường hình thành phong cách Hồ Chí Minh.
- Khẳng định: “Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh” Tác giả muốn nói rằng vốn chi thức văn hoá sâu sắc của Bác ít có ai sánh kịp.
- Để tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại:
+ Đi nhiều nơi tiếp xúc nhiều nền văn hoá cả phương Tây và phương Đông.
+ Học tập ngôn ngữ nước ngoài. Nói và viết thạo nhiều tiếng: Pháp, Anh, Nga, Hoa…
- Làm nhiều nghề ở nhiề nước, qua công việc, lao động với sự cần cù chịu khó học tập ở mọi lúc mọi nơi qua đó bác đã tìm hiểu văn hoá nghệ thuật đến mức uyên thâm.
- Nền tange văn hoá dân tộc tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa văn hoá nước ngoài không chịu ảnh hưởng một cách thụ động. Học tập những cái hay, cái đẹp đồng thời phê phán những cai hạn ch, tiêu cực.
- Tất cả những ảnh hượng quốc tế được Bắc nhào nặn với văn hoá dân tộc trở thành một phong cách rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng cũn rất mới và hiên đại.
- Nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh là vẻ đẹp văn hoá với sự kết hợp hài hoà giữa tinh hoa văn hoá dân tộc và nhân loại.
2.Vẻ đẹp trong lối sống và sinh hoạt của Bác.
- Là một vị chủ tịch nước:
+ Trang phục: Bộ quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp. Trang phục của Bác rất giản dị.
+ Ăn uống: Đạm bac, cà muối, cá kho, rau luộc.
- Bằng phương pháp thuyết minh giản dị với những từ ngữ chỉ số ít, cách nói dân dã, biện pháp nghệ thuật liệt kê các biểu hiện rất cụ thể, gần gũi trong sáng và thanh cao gợi cho ta sự cảm phục mến yêu.
- Tác giả khẳng định: “ Tôi giám chác không có vị lãnh tụ, một vị tổng thống hay một vị vua hiền nào ngày trước lạ sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy.” Từ cách sống của Bác ta gợi nhớ tới các vị hiền triết : Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm…
+ Họ giống Bác: Đều là cuộc sống thanh cao giản dị hoà hợp với thiên nhiên.
+ Họ khác Bác: Bác sống hoà hợp với thiên nhiên để làm cách mạng. Còn các vị hiền triết sông với thiên nhiên để lánh xa vòng danh lợi, cuộc sống bon chen. Các vị hiền triết là những con người thời trung đại nên điều kiện đi lại và giao lưu chưa nhiều như Bác nên chủ yếu tiếp thu tinh hoa văn hoá dân tộc và phương Đong. Còn Bác do điều kiện lịch sử nên được tiếp xúc nhiều nền văn hoá của các châu lục khác: như châu Âu, châu Phi.
=> Người đã có sự kết tinh những tinh hoa văn hoá nhân loại và tinh hoa văn hoá truyền thống dân tộc tạo ra một phong cách sống đó là phong cách Hồ Chí Minh.
 
N

naniliti

Bài tập ngắn luyện tập cho văn bản Phong Cách Hồ Chí Minh:

1. Nêu tên các Biện Pháp Nghệ Thuật mà tác giả đã sử dụng để làm nổi bật phong cách HCM
(Chỉ cần nêu tên, ko cần tác dụng)

2. Qua bài Phong cách HCM, bạn học tập được gì ở Bác ?
(Vạch ý)
 
L

leo345

2.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh có một phóng cách sống vô cùng giản dị
-Bác có lối sống kết hợp giữa hiện đại và truyền thống
-Bác là tinh hoa văn hoá của dân tộc và nhân loại
 
F

firekem

câu 1 có trog phần tổng kết ở trên rồi phải không?

III/ Tổng kết
Nghệ thuật
-Sử dụng ngôn ngữ trang trọng
-Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm,lập luận

-Vận dụng các hình thức so sánh , các biện pháp nghệ thuật đối lập giữa giản dị và vĩ đại
 
Last edited by a moderator:
N

naniliti

Chữa bài luyện tập phong cách Hồ Chí Minh


Câu 1:

câu 1 có trog phần tôg? kết ở trên rùi phải hok?

III/ Tổng kết
Nghệ thuật
-Sử dụng ngôn ngữ trang trọng
-Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm,lập luận

-Vận dụng các hình thức so sánh , các biện pháp nghệ thuật đối lập giữa giản dị và vĩ đại

=> Thiếu: Ngoài 3 cái trên, còn có:
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu để làm dẫn chứng
- Dùng từ hán việt, dẫn chứng thơ cổ


Câu 2:
của leo:
2.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh có một phóng cách sống vô cùng giản dị
-Bác có lối sống kết hợp giữa hiện đại và truyền thống
-Bác là tinh hoa văn hoá của dân tộc và nhân loại

=> Vì đây là bài nêu suy nghĩ bản thân nên ko ép đặt đáp án ;)
Mình chỉ tóm lược các ý này thôi ;) :
Ta có thể học tập được:
  1. Tinh thần ham học hỏi của BÁc
  2. Tinh thần tiếp thu có chọn lọc của Bác
  3. Phong cách khiêm tốn và giản dị của Bác
 
N

naniliti

Bài 2: Tuần 1: Các Phương Châm Hội Thoại​

Bài này khá nhẹ nhàng và đơn giản:



I.Phương châm về lượng:

1. Xét đoạn đối thoại sau

An : - Cậu có biết bơi không ?

Ba: - Biết chứ ,thậm chí còn bơi giỏi nữa.

An:- Cậu học bơi ở đâu vậy ?

Ba:- Dĩ nhiên là ở dưới nước chứ còn ở đâu.

Khi An hỏi “Học bơi ở đâu”Ba trả lời: “Ở dưới nước thì câu trả lời có đáp ứng điều mà An muốn biết không ?

Bơi nghĩa là gì ?

\Rightarrow Bơi là di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước bằng cử động của cơ thể.

Câu trả lời của An không mang nội dung mà An cần biết. Điều mà An cần biết là một địa điểm bơi cụ thể nào đó: như bể bơi ,sông,hồ...

Từ đó ta có thể rút ra bài học gì?

Câu nói phải có nội dung đúng với yêu cầu giao tiếp, không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi

2. Đọc truyện “Lợn cưới, áo mới:

Vì sao truyện này lại gây cười ?Lẽ ra anh “lợn cưới” và anh “áo mới” phải hỏi và trả lời như thế nào để người nghe đủ biết được điều cần hỏi và trả lời ?


Gây cười vì: các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói.

Chỉ cần hỏi: " Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?"

Chỉ cần trả lời:- "( nãy giờ) tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả“.

Như vậy cần tuân thủ yêu cầu nào khi giao tiếp ?


** G H I N H Ớ:

Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung;nội dung của lời nói phải đáp ứng nhu cầu của cuộc giao tiếp,không thiếu ,không thừa

II/ Phương châm về chất


1. Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi: (sgk)

Phương châm về lượng

Truyện phê phán điều gì ?

Truyện phê phán tính nói khoác

Như vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh ?

Trong giao tiếp ,không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật
ví dụ: nếu không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học thì em có trả lời với thầy cô là bạn ấy nghỉ học vì bị ốm không ?)
Nếu không biết chắc một tuần nữa lớp sẽ tổ chức cắm trại thì em có thông báo điều đó với các bạn không ?


không nên nói những điều mà mình không có bằng chứng xác thực.
]Sự khác nhau trong giữa các yêu cầu nêu ra ở các bài tìm hiểu trên là
Trong giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật. Ta không nên nói những điều mà trái với điều mà ta nghĩ.

Trong giao tiếp đừng nói những điều mà mình không có bằng chứng xác thực.. Ta không nên nói những điền mà mình chưa có cơ sở để xác định là đúng.

** G H I N H Ớ
Trong giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.

Luyện Tập : Phần HD Bài Tập SGK

Bài tập 1:
Vận dụng phương châm về lượng để phân tích lỗi trong những câu sau:

Trâu là loài gia súc nuôi ở nhà.
Én là một loài chim có hai cánh.

Câu a thừa cụm từ “nuôi ở nhà”.Vì gia súc đã hàm chứa là thú nuôi trong nhà.
b) Câu b Tất cả các loài chim đều có hai cánh.Vì thế có hai cánh là cụm từ thừa.

Bài tập 2

Chọn những từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống các câu sau:
Nói có căn cứ chắc chắn là :...........
Nói sai sự thật một cách cố ý nhằm che giấu điều gì đó là:...........
Nói một cách hú họa, không có căn cứ là:...............
Nói nhảm nhí, vu vơ là :.......
Nói khoác lác làm ra vẻ tài giỏi hoặc nói những chuyện bông đùa,khoác lác cho vui là :.......
Gợi ý: Dùng các từ: nói trạng,nói nhăng nói cuội, nói dối, nói mò,nói có sách ,mách có chứng
- Nói có sách,mách có chứng
- Nói dối
- nói mò
- Nói nhăng nói cuội
- nói trạng
Bài tập 3
Với câu hỏi : “Rồi có nuôi được không”? Người nói đã không tuân thủ phương châm về lượng – Vì hỏi một điều rất thừa.

Bài tập 4

a) Khi sử dụng các cụm từ: Như tôi được hiết, tôi tin rằng, nếu tôi không lầm thì, tôi nghe nói, theo tôi nghĩ, hình như là,... . Người nói thể hiện thái độ thận trọng, không khẳng định điều mà mình nói ra là hoàn toàn xác thực

b) Khi sd các cụm từ: như tôi đã trình bày, như mọi người đều biết, .... thì người nói muốn báo cho người nghe biết là việc nhắc lại nd đã cũ là có chủ ý

Bài tập 5: Bài tập giải thích

Ăn đơm, nói mò: vu khống, đặc điều, bịa chuyện cho người khác
Ăn ốc nói mò: nói không có căn cứ
Ăn không nói có: vu khống, bịa đặt .
Cãi chày cãi cối: cố tranh cãi nhưng không có lí lẽ gì cả.
Khua môi múa mép: nói năng ba hoa, khoác lác, phô trương.
Nói dơi nói chuột: nói lăng nhăng, linh tinh, không xác thực.
Hứa hươu hứa vượn: hứa để được lòng rồi không thực hiện lời hứa

*Tất cả những thành ngữ trên không tuân thủ phương châm về chất.

Những thành ngữ này chỉ những điều tôi kị trong giao tiếp cần phải tránh.



( Từ: Thầy : Trần Quốc Điểu ; Có sửa 1 số và bổ sung thêm vài chỗ từ các sách bài tập văn 9)
 
Last edited by a moderator:
N

naniliti

Bài luyện tập nhanh cho Bài học Các Phương Châm Hội Thoại:

Đọc mẩu chuyện vui sau và trả lời câu hỏi: ;)
Trên 1 chiếc tàu viễn dương nọ, viên thuyền phó có thói nghiện rượu, còn viên thuyền trưởng lại là người rất ghét chuyện uống rượu. 1 hôm, thuyền trưởng ghi vào nhật ký của tàu: " Hôm nay thuyền phó lại say rượu ".

Hôm sau, đến phiên trực của mình, viên thuyền phó đọc câu này, bèn viết vào trang sau:
" Hôm nay thuyền trưởng không say rượu "


Trong mẩu chuyện này có câu nào cố ý không tuân thủ phương châm hội thoại? Đó là phương châm hội thoại nào?

Mình sẽ gợi ý: Chú ý câu nói của viên thuyền phó. Câu " Hôm nay thuyền trưởng không say rượu " có thể suy ra là những ngày khác thuyền trưởng đều say. Điều suy luận đó có trái với thực tế không? Viên thuyền phó đã ngầm thông báo 1 điều mà ông ta biết chắc là đúng hay không đúng? Từ đó bạn có thể hiểu phương châm hội thoại nào đã được viên thuyền phó không tuân thủ?
 
T

thanhbinhduogthi

Bạn ơi giúp mình bài văn thuyết minh về loạii động vật hay vật nuôi nha !! ^^
 
N

naniliti

Bạn ơi giúp mình bài văn thuyết minh về loạii động vật hay vật nuôi nha !! ^^

Dàn ý tham khảo:
Mở bài:
Nhiều cách, trực tiếp hoặc gián tiếp. Cứ chọn cái nào thu hút ng` đọc
VD: Chó là loài vật thông minh và sống tình cảm, thậm chí hơn cả loài mèo nữa .
Thân bài:
1. Phân loại:
Chó ta chó tây chó bẹc, chihuahua v.v...
Nhưng chủ yếu ta thuyết minh về chó nhà.
3. Cung cấp những tri thức về đặc điểm hình dạng:
- Từ khái quát đến cụ thể, từ đầu --> đuôi (Thông tin trên mạng, trong đời sống, và cả ở bài của Susu kia nữa). Chú ý nếu nh~ đặc điểm nổi bật: Là loài đv ! có 3 mí chẳng hạn v.v...
3. Thuyết minh về đặc điểm sống(Cứ tìm trên mạng nhé):
- Đặc điểm phát triển cơ thể - ko fải là miêu tả như trên nhá (mấy ngày mở mắt, biết đi, tự lập, trưởng thành v.v..).
- Đặc điểm sinh sản (lứa, số con 1 lứa v.v...)
- Đặc điểm tổ chức: bầy đàn/ riêng lẻ v.v..., quan hệ vợ chồng, cha mẹ con cái v.v..
- Đặc điểm sống: các tập tính, thói quen...
Vd: Chúng thường khoanh vùng sống bằng nước tiểu...
4. Vai trò:
- Là vật nuôi (chỉ rõ ra là vật nuôi ntn nhé)
- Là ng` bạn
- Ngoài ra: chó đặc vụ, cảnh sát v.v...
Nhớ fân tích từng vai trò (tại sao nó lại có thể làm thế, nó làm thế ntn)
5. Quan hệ của chúng với con ng`:
- Thân thiết, trung thành v.v...
6. Mở rộng vấn đề:
- Thái độ hiện trạng của con ng` (tình cảm, yêu quý, làm thịt v.v...) ==> Đánh giá nên hay k nên
- Giải pháp và hướng đi cho việc đối xử với loài vật này.
Kết bài: đánh giá chung và riêng về nó..


Bài làm tham khảo:


1. Chó:

Chó là một loài động vật rất có ích cho con người. Nó trung thành, dễ gần và là bạn của con người. Cũng có thể vì thế mà người ta gọi nó là “linh cẩu”.





Chó có rất nhiều loại và từ đó người ta đặt tên cho chúng. Cho là một trong số những loài động vật được thuần dưỡng sớm nhất. Trung bình chó có trọng lượng là từ một đến tám mươi ki-lô-gam.

Chó là giống vật nuôi đầu tiên được con người thuần hóa được cách đây 12.000 năm vào thời kỳ đồ đá. Tổ tiên của loài chó bao gồm cả cáo và chó sói (một loài động vật có vú gần giống như chồn sinh sống ở các hốc cây vào khoảng 400 triệu năm trước). Còn loài chó như chúng ta thấy ngày nay được tiến hóa từ một loài chó nhỏ, màu xám.

Lúc mới ra đời, chó con không có răng nhưng chỉ sau 4 tuần tuổi đã có thể có 28 chiếc răng. Bộ hàm đầy đủ của loài thú này là 42 chiếc.

Mắt chó có đến 3 mí: một mí trên, một mí dưới và mí thứ ba nằm ở giữa, hơi sâu vào phía trong, giúp bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn. Tai của chúng thì cực thính, chúng có thể nhận được 35.000 âm rung chỉ trong một giây. Khứu giác của chúng cũng rất tuyệt vời. Người ta có thể ngửi thấy mùi thức ăn ở đâu đó trong nhà bếp nhưng chó thì có thể phân biệt từng gia vị trong nồi, thậm chí những chú chó săn còn tìm ra những cây nấm con con nằm sâu trong rừng, vì chúng có thể phân biệt gần 220 triệu mùi. Chó phân biệt vật thể đầu tiên là dựa vào chuyển động sau đó đến ánh sáng và cuối cùng là hình dạng. Vì thế thị giác của chúng rất kém. Ta có thấy vào mùa đông lạnh, thỉnh thoảng chó hay đuôi che lấy cái mũi ướt át, đấy là cách chúng giữ ấm cho mình.

Chó có đến 2 lớp lông: lớp bên ngoài như chúng ta đã thấy, còn lớp lót bên trong giúp cho chúng giữ ấm, khô ráo trong nhũng ngày mưa rét, thậm chí còn có nhiệm vụ “hạ nhiệt” trong những ngày oi bức.

Chó là loài động vật có bốn chân, mỗi bàn chân đều có móng vuốt sắc nhưng khi đi thì cụp vào. Chó có bộ não rất phát triển, xương quai hàm cứng. Đặc biệt, tai và mắt chó rất thính và tinh vào ban đêm. Chó vẫy đuôi để biểu hiện tình cảm. Chó là loài động vật có bộ phận tiêu hóa rất tốt.

Chó có đặc tính là chạy rất nhanh bằng bốn chân, tốc độ lao về phía trước khoảng từ bảy mươi đến tám mươi km một giờ. Hơn nữa, chó cũng có khả năng đánh hơi rất tài. Hiện nay chó hoang dã vẫn còn tồn tại, nhưng chó được thuần dưỡng như chó nhà, chó cảnh thì phổ biến hơn.

Chó thuần dưỡng có nhiệm vụ trông, giữ nhà và thường nặng từ mười lăm đến hai mươi ki-lô-gam, có tuổi thọ trung bình từ mười sáu đến mười tám năm. Loại chó bắt được tội phạm được gọi là chó nghiệp vụ, trinh thám, và thường rất to, cao, tai vểnh, hoạt động nhanh nhẹn, linh hoạt và thông minh. Chúng được nuôi rất công phu. Một số loại chó khác như chó săn thường rất khôn. Chó cứu hộ được dùng trong việc cứu nước ở các bến cảng, sân bay,… nơi xảy ra sự cố.

Ở một số nước trên thế giới, chó còn chuyên để kéo xe. Nhưng không hẳn là chỉ có ích, nó còn rất dễ bị bệnh, đó là bệnh “dại”. Thường là thời gian đầu chó rất bình thường, ít người phát hiện ra để đề phòng. Khi bị chó dại cắn, lúc bấy giờ mới thấy rõ việc nguy hiểm đến tính mạng con người. Vì vậy cần phải tiêm phòng cho chó thường xuyên theo định kì để tránh bị mắc bệnh.

Chó là loài động vật rất có ích trong mọi lĩnh vực. Chó còn là bạn của con người bởi sự thông minh, lanh lợi, trung thành và nhiều tác dụng của nó. Chó được coi là loài động vật rất quan trọng và giúp việc đắc lực cho con người.

Con chó luôn ở bên cạnh ta trong phú quý cũng như trong lúc bần hàn, khi khoẻ mạnh cũng như lúc ốm đau. Nó ngủ yên trên nền đất lạnh, dù đông cắt da cắt thịt hay bão tuyết lấp vùi, miễn sao được cận kề bên chủ là được.

2. Trâu
Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần chủng, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Lông màu xám hoặc xám đen, thân hình vạm vỡ, thấp ngắn bụng to, mông đốc, bầu vú nhơ, sừng có hình lưỡi liềm.

Ngày xưa, người ta phân biệt trâu lành hay trâu dữ là một phần nhờ vào đôi sừng trêm chỏm đầu: sừng dài, uốn cong hình lưỡi liềm cùng cặp mắt to dữ thì phải coi chừng và có biện pháp thuần phục.
Nhắc đến con trâu chúng ta nghĩ ngay đến con vật to khỏe nhưng hiền lành chăm chỉ. Trên những cánh đồng chúng ta bắt gặp hình ảnh con trâu cần mẫn kéo cày. Có thể nói con trâu gắn bó thân thiết với người nông dân VN: con trâu – là đv nhai lai thuộc họ bò, phân bộ nhai lại, nhóm sừng rỗng, bộ guốc chẵn, lớp thú có vú- loài động vật này chủ yếu vào việc cày kéo.

Nếu trâu cái TB từ 350-400 kg có tầm vóc từ vừa đến to, linh hoạt và hiền lành thì trâu đực nặng từ 400-450kg có tầm vóc lớn, cân đối, dài đòn trước cao sau thấp, tính khí hăng hái nhưng hiền lành.

Không chỉ có thế con trâu còn có 1 vị trí to lớn trong đời sống tinh thần của con người VN . Hình ảnh con trâu đi trước cái cày đi sau đã trở thành hình ảnh gần gũi bao đời nay . Chính vì vậy nó là 1 phần ko thể thíu của người nông dân. Hình ảnh con trâu ung dung gặm cỏ non , xanh mát và trên trời là những cánh diều bay cao giữa không trung đã in sâu trong tâm trí người VN. Chăn trâu thả diều là 1 trong những trò chơi của trẻ em nông thôn , 1 thú vui đầy lý thú . Trên lưng trâu còn có bao nhiu là trò như đọc sách , thổi sáo ..Những đứa trẻ đó lớn dần lên , mỗi người mỗi khác nhưng sẽ ko bao giờ quên được những ngày thơ ấu:


Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta,
Cái cày nối nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
Ngoài ra trâu con gắn liền với những lễ hội truyền thống như chọi trâu đâm trâu . Lễ hội chọi trâu ở HP là nổi tiếng nhất .Hải Phòng là vùng đất có truyền thống văn hoá với nhiều di tích lịch sử và danh thắng mang đặc trưng của miền biển. Trong những di sản văn hoá ấy, nổi bật là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn - một lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ hội nói chung là một sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống phản ánh cuộc sống vật chất và tâm linh của một cộng đồng trong quá khứ. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục lại hơn 10 năm nay và được Nhà nước xác định là 1 trong 15 lễ hội quốc gia, bởi lễ hội này không chỉ có giá trị văn hoá, tín ngưỡng, độc đáo mà còn là điểm du lịch hấp dẫn với mọi người.

Con trâu cũng có mặt trong lễ hội đình đám Việt Nam như tục chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng), tục đâm trâu ở Tây Nguyên, nhưng từ lâu lắm rồi người Đồ Sơn đã lưu truyền câu ca dao cổ:

"Dù ai buôn đâu, bán đâu
Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai bận rộn trăm bề
Mồng chín tháng tám nhớ về chọi trâu"
Cũng có nhiều ý kiến về nguồn gốc ra đời của lễ hội chọi trâu đưa ra những căn cứ giải thích khác nhau, nhưng ở Đồ Sơn vẫn có câu thành ngữ "Trống mọi làng cùng đánh, thánh mọi làng cùng thờ" để lập luận Hội chọi trâu ra đời cùng với việc trở thành hoàng làng. Không những thế để nói lên sự sung túc, thành công của nhà nông có câu : Ruộng sâu, trâu nái

Tìm hiểu nguồn gốc ấy để thấy rằng lễ hội chọi trâu có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống người Đồ Sơn từ xưa tới nay. Ngoài nhu cầu vui chơi, tìm hiểu, qua lễ hội người ta tưởng nhớ đến công ơn của các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, để cầu nguyện cho "nhân khang, vật thịnh".Chọi trâu không chỉ đơn thuần "hai con trâu chọi" mà nó đã trở thành tục lệ, tín ngưỡng độc đáo ở vùng biển Đồ Sơn. Người dân đặt vào lễ hội niềm tin và hy vọng bởi những cặp trâu chọi sẽ quyết định thắng thua, thành bại cho phe giáp ngày trước, phường xã ngày nay. Người Đồ Sơn gắn lễ hội chọi trâu với việc thờ cúng thành hoàng làng với mong muốn những chuyến đi biển thuận buồm xuôi gió, cho nên ngày Hội càng trở nên thiêng liêng, trang trọng. Vào Hội, mọi người được dịp hoà mình vào cộng đồng để tình cảm kết nối bền chặt, gắn bó hơn. Vì thế mà tinh thần đoàn kết, ý thực cộng đồng cũng được duy trì, khẳng định.

Con trâu được xem là một con vật linh thiêng bởi vì nó nằm trong mười hai con giáp mà người VN cũng như người phương Đông dùng để tính tuổi, tính năm. Ngoài ra, con trâu còn được đưa vào nhiều bức tranh của làng tranh Đông Hồ nổi tiếng như bức tranh “Trẻ em cưỡi trâu thổi sáo”. Và con trâu cũng đã được xem là biểu tượng của Seagames 22. ĐNA tổ chức tại VN. Biểu tượng Trâu Vàng mặc quần áo cầu thủ đón các vận động viên của các nước bạn vào ngày 25/12/2002 là sự tôn vinh con trâu VN người dân VN.

Con vật thiêng này cũng là con vật đã in đậm vào kí ức tuổi thơ khi nhớ về làng quê. Nhà thơ Giang Nam đã ghi nhận kí ức tuổi thơ khi nhớ về quê hương:

“Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
Ai bảo chăn trâu là khổ
Tôi mơ màng như chim hót trên cao.”
Ngày nay, có rất nhiều máy móc hiện đại đã xuất hiện khắp nơi trên cánh đồng làng quê VN nhưng con trâu vẫn là con vật gắn bó thân thiết với người nông dân. Trâu luôn là con vật không thể thiếu ở lầngng quê VN-con vật linh thiêng trong sâu thẩm tâm hồn người dân VN. Con vật thiêng ấy sẽ mãi mãi in đậm trang kí ức của người dân V nhất là những người xa xứ.

Nguồn: Tin tổng hợp; YA!
 
N

naniliti

3. Gà:

Thường trong một đàn gà do người ta nuôi thì trong đó người ta chỉ nuôi có một con gà trống và khoảng mười con gà mái. Chính vì thế mà giống gà là giống đa thê nhưng không có hành động đánh ghen. Mỗi ngày, chú gà trống có thể làm tình tới mười lần với mười con gà mái khác nhau.

Các giống vật đều có hai loại là đực và cái; riêng đối với gà, người Việt ta gọi con gà đực là gà trống hay gà sống và gọi con gà cái gà mái. Gà trống thì ít mà gà mái thì nhiều.
Gà trống trông oai vệ và rất đẹp trai vì có lông dài mướt, óng ả, và nhiều màu sắc. Thêm vào đó, gà trống còn có cái mào đỏ chói trên đầu, có đuôi dài và xòe rộng, có cái bầu diều hay diều gà ở cổ (diều là cái bíu hay cái bọc chứa đồ ăn ở ngay dưới cổ của một vài loại chim), và có cựa gà ở mỗi chân. Chính nhờ đôi cựa gà này mà loại gà trống được nổi tiếng qua việc chọi gà trong dân gian.

Gà Trống còn có một điểm rất đặc biệt khiến người dân Việt ở thôn quê coi gà trống giống như cái đồng hồ vì tiếng gáy “o! o!” của gà trống rất đúng giờ, nhất là “gà đà gáy sáng trời vừa rạng đông” (câu thơ số 3216 trong Truyện Kiều của Nguyễn Du). Tại rất nhiều làng thôn ở quê người Việt chúng ta, dân quê vẫn nhờ tiếng gà gáy, nhìn ánh nắng, nhìn mặt trăng để ước lượng thời gian. Chính vì thế mà gà trống lúc đầu được nuôi để làm vật tôn thờ vì nó biết gáy sáng. Tuy rằng gà trống là loại đa thê, dê xồm, và kiêu ngạo nhưng đó là điều rất nhỏ nếu so sánh với 5 điều rất lớn và đáng ca ngợi của nó. Đó là 5 đức tính lớn: văn, võ, dũng, nhân, và tín. Lý do là đầu gà trống có mào hay mồng giống như đội mũ, đó là văn; chân gà trống có cựa sắc bén như gươm giáo, đó là võ; thấy quân thù, gà trống liền xông vào đá và mổ, đó là dũng; khi kiếm được đồ ăn gà trống bèn gọi bạn bè, gà mái, và gà con đến ăn, đó là nhân; và ban đêm tới giờ sáng, gà trống gáy cầm canh đúng giờ, đó là tín.

Gà mái thì có vẻ nhã nhặn và khiêm nhường. Lông của gà mái thì màu vàng và lấm-tấm đen. Dầu gà mái cũng có mào gà màu đỏ nhưng rất nhỏ. Gà mái có đuôi ngắn hơn gà trống và không có bầu diều ở cổ. Gà mái gáy “cục cục, cục ta cục tác,” gà con thì kêu “chíp chíp chíp.” Gà mái rất bận rộn vì phải tìm đồ ăn, đẻ trứng, ấp trứng, và săn sóc gà con. Chỉ có gà mái trông nuôi đàn con còn gà trống thì không để ý đến. Mỗi sáng, gà mái lấy mỏ rỉa lông làm dáng.

Gà là giống vật có hai chân, có hai cánh, và có lông vũ che phủ toàn thân như các loài chim. Mắt gà thì tròn, nhỏ như hạt đậu đen, và không có lông mi. Hai mắt của đầu gà không nằm cùng trên một mặt ở gần trán như mắt người hay mắt chó mà mỗi con mắt của gà lại nằm riêng rẽ ở phía trên mỗi bên má. Chính vì thế mà khi nhìn, gà thường lắc đầu bên này qua bên kia và bước lên theo hình chữ chi (z). Gà không có vành tai, nhĩ quản của gà rất ngắn và được bảo vệ bằng lông và một miếng da. Tuy thế, thính giác của gà thật hữu hiệu đặc biệt để tránh các cầm thú săn đuổi. Khi gặp nhiệt độ cao và nóng, gà thường há rộng mỏ, thở gấp rút, duỗi cánh, và uống nước cho mát. Tuy có hai cánh nhưng khả năng bay của gà không được tốt như các loài chim khác. Mỗi chân gà có bốn ngón với móng chân rất sắc và nhọn dùng vào việc đào đất, bới đất, và cào cỏ để tìm đồ ăn. Mỏ gà rất cứng và nhọn. Trong mồm gà không có răng. Gà rất dễ tính về việc ăn uống. Gà thích ăn thóc, gạo, rau, cỏ, trái cây, con dế, con gián, con cào cào, con châu chấu, con mối, và con giun. Gà rất ham ăn vặt nên suốt từ buổi sáng đến tận buổi tối gà thường chăm chỉ và tha thẩn đi tìm thức ăn.

Gà rất điều độ về việc thức ngủ, khi vừa mới tối, gà đã rủ nhau về chuồng đi ngủ; khi bắt đầu sáng, đàn gà đã thức giấc và gà trống thì gáy o! o! Gà chỉ ngủ theo cùng đàn ở nơi quen thuộc và an toàn. Gà sợ nhất rắn hổ-mang và mùi của củ hành hay lá hành. Vì thế mà gà có đời sống rất thoải mái.

Ở Việt Nam, có nhiều vùng chuyên nuôi gà mái để gà mái đẻ ra nhiều trứng rồi cho ấp ra gà con mà nuôi; sau đó, khi cần thì người ta giết gà để ăn thịt. Nhiều người nuôi gà đã có kinh nghiệm chỉ nhìn quả trứng là biết trứng đó sẽ nở ra gà trống hay gà mái. Nếu một đầu quả trứng gà mà nhọn thì bảo đảm sẽ nở ra gà trống và nếu quả trứng nào tròn trịa, tức là quả trứng đó không có đầu nào nhọn thì sẽ nở ra gà mái. Có nhiều gia đình nuôi gà chỉ để gà đẻ trứng rồi dùng trứng gà để làm đồ ăn. Sau khi gà đẻ trứng rồi, người ta lấy trứng đem ấp trong lò ấp nhân tạo rất tiện lợi. Sau khi ấp trứng gà được vài ngày thì trứng đó được gọi là “trứng gà lộn.” Trứng gà lộn này rất được những người nghiện rượu ưa thích dùng làm đồ ăn để nhậu rượu. Thường thường người dân Việt hay ăn “hột vịt lộn” chứ không ăn “trứng gà lộn.” Tuy nhiên vẫn có một số trong những người nghiện rượu thích ăn “trứng gà lộn.”

Nhiều người nuôi gà để ăn thịt. Với thịt gà, người ta có thể làm được nhiều món ăn ngon như: gỏi gà, gà quay, gà kho sả, gà luộc, gà nướng lá chanh, gà hấp muối, gà hầm thập cẩm, gà rim nước dừa, gà nấu tiêu, gà chưng cách thủy, gà tiềm, phở gà, miến gà, bún gà, mì gà, hủ tiếu gà, gà rút xương bỏ lò, và gà nhồi thập cẩm, v.v. Vào ngày Tết ta, dân Việt rất thích ăn xôi với thịt gà và tổ chức chọi gà để được hưởng vui thú. Gà ở quê ta rất ngon, nhất là vào tháng tám ta vì đã được chứng thực bằng câu tục ngữ “ếch tháng ba, gà tháng tám.” Tháng tám ta là tháng gặt lúa nên gà tha hồ ăn lúa mới; vì thế, thịt gà rất ngon.

Người ta còn nuôi gà để làm đồ cúng bái trong dịp Tết, giỗ gia tiên, và dùng con gà giò còn sống để cúng lễ mở cửa mả. Người ta dùng con gà trống lớn để cúng thần linh khi người dân muốn làm lễ thề thốt. “Gà, xôi, trầu, và rượu” là 4 lễ vật tối thiểu để cúng thần thánh.

Người Việt ta còn dùng gà để bói (kê bốc). Người ta dùng gan gà, đầu gà, mật gà, phổi gà, xương gà, và trứng gà để bói. Tùy theo mỗi nơi người ta ấn định thế nào là tốt và thế nào là xấu trước khi giết gà đem lễ để bói. Thêm vào đó, người ta còn dùng tiếng gáy của gà để bói nữa. Thường thường gà gáy sáng thì tốt và gáy vào buổi chiều thì xấu cho gia đình.

4. Thỏ

Thỏ đã trở thành một laòi vật nuôi kinh tế ở nước ta, và cũng còn được nuôi trong nhiều gia đình. Giữ gìn, bảo vệ loài thỏ là bảo vệ hệ đa dạng sinh thái môi trường.

Nếu tôi hỏi bạn về một câu: "Trong các loài vật nuôi trong gia đình, bạn yêu quý con vật nào nhất?" thì tôi chắc chắn rằng sẽ có rất nhiều câu trả lời. Nhưng riêng đối với tôi, tôi vẫn yêu quý chú thỏ trắng nhà mình với bộ lông mềm và trắng muốt.
Giống thỏ được nhập vào nước ta, cách đây khoảng một trăm năm, nên thỏ là loài vật gần gũi với mọi người dân Việt Nam. Thỏ có lớp lông mao dày để thích nghi với những điều kiện thời tiết khô hạn. Tai thỏ dài và có thể chuyển được hướng để nghe những âm thanh và tiếng động cảu kẻ thù. Ở thỏ cũng có một đặc điểm để thích nghi với môi trường sống trên cạn rất nhiều bụi. Đó là mắt có mi mắt và tuyến lệ.

Hiện nay, tuy thỏ đã được nuôi dưỡng trong nhiều gia đình nhưng chúng vẫn mang nhiều tập tính của thỏ rừng - tổ tiên xa xưa của chúng. Một trong những tập tính của thỏ mang dấu ấn của tổ tiên chúng là tập tính đào hang. Ở hai đôi chi trước và sau của thỏ đều có vuốt giúp chúng bới đất. Đối với thỏ, hang có vị trí rất quan trọng, vì nó không chỉ là nơi sinh sống của thỏ, mà đó còn là nơi để chúng trốn tránh kẻ thù.

Vì thiếu những bộ phận tự vệ như nanh, vuốt sắc nên chúng thường đi kiếm ăn về buổi chiều hay ban đêm để tránh bị kẻ thù săn đuổi. Chúng ăn cỏ, lá và một số loại thực vật. Do ăn bằng cách gặm nhấm nên răng cửa thỏ dài, cong, vát và sắc. Thỏ là loài dộng vật chịu được lạnh , dù thời tiết hanh khô hay giá lạnh chúng vẫn thích nghi được. Nhiệt độ của cơ thể luôn ổn định. Thỏ là loài động vật đẻ con. Mỗi lần đẻ từ một đến hai con. Chúng nuôi con bằng sữa của mình.

Thỏ "đi" không như chó, mèo mà chúng di chuyển bằng cách "nhảy cóc". Hai chi sau dài hơn hai chi trước. Khi nhảy, hai chan sau đạp một cái là cất mình bay lên, khi hạ xuống thì hai chân trước đỡ như cái nhíp. Khi gặp nguy hiểm, ngoài cách lẩn trốn vào hang, thỏ còn bỏ chạy. Thỏ chạy rất nhanh, có thể lên tới tám mươi ki-lô-mét trong một giờ. Thỏ thường chạy theo những đường uốn khúc để đánh lừa kẻ săn đuổi và làm chúng mất đà.

Ngày nay, đã có ít nhất trên sáu mươi giống thỏ. Ở nước ngoài thỏ được nuôi trong các lồng sắt, nhưng ở Việt Nam phần lớn thỏ được thả ở ngoài vườn và cho tự đi kiếm ăn. Thỏ được nuôi để ăn thịt hoặc lấy lông. Ngoài ra thỏ còn được dùng trong cách phòng thí nghiệm. Vì thỏ có cấu tạo gần giống cơ thể người nên được dùng để thử những loại thuốc mới. Thịt thỏ thơm, được dùng để chế biến nhiều loại thức ăn. Ngoài ra, tai thỏ ngâm rượu còn là một loại thuốc quý. Lông thỏ được dùng may áo bông, làm khăn,... vừa đẹp lại vừa ấm.

Khi đẻ con, thỏ thường nhổ một ít lông ngực để lót ổ cho con. Thỏ đã trở thành một nhân vật nổi tiếng trong các câu chuyệ cổ tích và phim hoạt hình như em nào cũng biết bộ phim hoạt hình "Hãy đợi đấy" nói về một chú thỏ là một con sói. Thỏ con tuy nhỏ bé nhưng thông minh, nhanh nhẹn, luôn chiến thắng con sói già gian ác.
Thỏ đã trở thành một laòi vật nuôi kinh tế ở nước ta, và cũng còn được nuôi trong nhiều gia đình. Giữ gìn, bảo vệ loài thỏ là bảo vệ hệ đa dạng sinh thái môi trường.

5. Cá Chép:

Màu đặc trưng của cá chép là màu vàng đen, sẫm dần về phía vây lưng. Mấy năm gần đây xuất hiện loài cá chép có màu đỏ rất đẹp. Vảy cá chép tròn và to, xếp chồng lên nhau như ngói lợp.

Thân cá chép hình thoi, thon dài. Đầu gồm hai mắt, hai đôi lỗ mũi, hai đôi râu, miệng nhỏ. Chỗ giáp với thân là hai nắp mang, bên trong có mấy lớp mang màu hồng. Khúc đuôi bắt đầu từ đuôi vây hông và tận cùng là vây đuôi.

Cá chép có một đôi vây ngực, một đôi vây hông là các vây chẵn và vây đuôi, vây lưng, vây hậu môn là những vây lẻ. Mỗi vây gồm nhiều tia vây được nối liền với nhau bằng một nếp da mỏng, mở ra, thu vào dễ dàng. Khi cá uốn mình, hai thùy của vây đuôi uốn theo hình số tám, đẩy cá tiến lên phía trước. Vây đuôi còn có tác dụng điều chỉnh hướng bơi của cá.

Ngoài nhiệm vụ giữ thăng bằng cho cá khi bơi đứng một chỗ, đôi vây ngực và đôi vây hông còn giúp cá bơi theo hướng lên trên hoặc xuống dưới, rẽ phải hoặc rẽ trái, giảm vận tốc bơi, dừng lại hoặc bơi giật lùi. Khi cá bơi nhanh, các đôi vây chẵn áp sát vào thân để giảm sức cản của nước.

Cá chép thường sống trong suối, sông, hồ, đầm, ao, ruộng, …Chúng thích kiếm ăn ở tầng nước giữa và tầng đáy. Cá chép là loại ăn tạp. Chúng ăn giun, ốc, ấu trùng, côn trùng và cỏ nước. Trong ao nuôi, cá chép còn ăn cả phân xanh, cám, bã đậu, thóc lép… Cá chép dễ nuôi, ít bệnh nhưng tốc độ tăng trưởng không nhanh bằng các loài cá khác. Sau sáu tháng, cá chép có trọng lượng nửa kí trở lên.

Thịt cá chép dai, ngọt và thơm, được nhiều người ưa thích. Cá chép nấu cháo, cá chép rán, hấp, nấu canh chua hoặc sốt với cà, nấm, lẩu cá chép…là những món ăn ngon và bổ. Người ốm, người phụ nữ mới sinh con thường được nấu cháo cá chép ăn để tẩm bổ, mau khỏe lại.

Hiện nay, cá chép được nuôi ở nhiều nơi, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, mang lại nguồn lợi kinh tế đáng kể cho người nông dân. Trong dân gian, cá chép là biểu tượng cho sự may mắn và nghị lực vươn lên của con người. Câu chuyện “Cá chép vượt vũ môn hóa rồng” làm mọi người xúc động và tranh Cá chép Đông Hồ thường được người Việt mua về treo trong nhà ngày Tết.

Cá chép ở Việt Nam còn là một loài cá gắn liền với văn hóa truyền thống của dân tộc. Cứ đến ngày 23 tháng Chạp cuối năm, vào dịp Tết ông Táo, nhà nhà lại thả cá chép ra sông, hồ để đưa ông Công, ông Táo lên Trời báo cáo tình hình gia đình trong năm vừa qua, cũng là cầu phúc, cầu lộc cho năm tới.

Nguồn: Trang Web Tin Tổng Hợp
 
F

firekem

Bài luyện tập nhanh cho Bài học Các Phương Châm Hội Thoại:

Đọc mẩu chuyện vui sau và trả lời câu hỏi: ;)
Trên 1 chiếc tàu viễn dương nọ, viên thuyền phó có thói nghiện rượu, còn viên thuyền trưởng lại là người rất ghét chuyện uống rượu. 1 hôm, thuyền trưởng ghi vào nhật ký của tàu: " Hôm nay thuyền phó lại say rượu ".

Hôm sau, đến phiên trực của mình, viên thuyền phó đọc câu này, bèn viết vào trang sau:
" Hôm nay thuyền trưởng không say rượu "


Trong mẩu chuyện này có câu nào cố ý không tuân thủ phương châm hội thoại? Đó là phương châm hội thoại nào?

Mình sẽ gợi ý: Chú ý câu nói của viên thuyền phó. Câu " Hôm nay thuyền trưởng không say rượu " có thể suy ra là những ngày khác thuyền trưởng đều say. Điều suy luận đó có trái với thực tế không? Viên thuyền phó đã ngầm thông báo 1 điều mà ông ta biết chắc là đúng hay không đúng? Từ đó bạn có thể hiểu phương châm hội thoại nào đã được viên thuyền phó không tuân thủ?

theo như gợi ý thì:

Điều suy luận đó có trái với thực tế không?
+ có
Viên thuyền phó đã ngầm thông báo 1 điều mà ông ta biết chắc là đúng hay không đúng?
+ không đúng
Từ đó bạn có thể hiểu phương châm hội thoại nào đã được viên thuyền phó không tuân thủ?
+ đó là phương châm hội thoại về chất

lần này thì không thiếu đâu nhé, đúng 100 % |-)|-)
 
N

naniliti

Theo như góp ý của goodgirla1city mình sẽ chỉ chuyên tâm post phần văn bản lớp 9, vì nếu post hết, pic này sẽ chẳng khác gì 1 cuốn sách tham khảo. Văn bản lớp 9 là một phần có số lượng nhiều, trọng tâm nhất trong chương trình. Những văn bản không thi c3, mình sẽ không ghi tiêu đề [Trọng Tâm] bên cạnh tên văn bản!

Tuần này có thể ta sẽ học 2 - 3 tiết văn bản. Các văn bản ước chừng sẽ học là:

- Đấu tranh cho 1 thế giới hòa bình
- Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được phát triển và bảo vệ của trẻ em
2 văn bản nhật dụng trên không thi cấp 3 nên chúng ta sẽ chỉ lướt qua

Và có thể lớp sẽ post bài:

- [Trọng Tâm] Chuyện người con gái nam xương nữa.
Ngoài ra sẽ có thêm một số post luyện tập cho các văn bản trên

Mong các anh chị nào đã từng học qua lớp 9 vẫn giữ vở ghi văn có thể đóng góp bài viết giúp pic ạ ! :) :)
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 
Last edited by a moderator:
H

hocmak

phương châm về lượng vì đây là câu có nội dung đúng với nhu cầu giao tiếp
 
N

naniliti

theo như gợi ý thì:

Điều suy luận đó có trái với thực tế không?
+ có
Viên thuyền phó đã ngầm thông báo 1 điều mà ông ta biết chắc là đúng hay không đúng?
+ không đúng
Từ đó bạn có thể hiểu phương châm hội thoại nào đã được viên thuyền phó không tuân thủ?
+ đó là phương châm hội thoại về chất

lần này thì không thiếu đâu nhé, đúng 100 % |-)|-)

phương châm về lượng vì đây là câu có nội dung đúng với nhu cầu giao tiếp

Bài của firekem đúng vì nội dung câu nói sai thực tế nên câu này không đáp ứng phương châm về chất
 
N

naniliti

_________________Đấu Tranh Cho 1 Thế Giới Hoà Bình___________Mác-ket_________

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Là nhà văn Cô - lôm – bi – a
- Viết nhiều tiểu thuyết và truyện ngắn nổi tiếng theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo
- Được nhận giải Noben VH 1982


2. Tác phẩm

Là phần trích trong tham luận của Mác-Két đọc ở cuộc họp của nguyên thủ 6 nước ( ấn độ, Mê-Hi-Cô, Thuỵ điển, Ac-Hen-Ti-Na, Tan-da-Ni-a, Hà lan) vào tháng 8 năm 1986

* Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

- VB: nhật dụng

- Đề cập nhiều vấn đề
. Chính trị. Quân sự
. Khoa học địa chất

- Quan trọng hơn cả là vđề vũ khí hạt nhân
. nguy cơ chiến tranh
. nvụ đấu tranh để ngăn chặn


* Vấn đề : Đấu tranh cho 1 thế giới hoà bình

- Luận điểm : CT hạt nhân là hiểm hoạ khủng khiếp đe doạ toàn thể loài người. Cần đấu tranh loại bỏ.

- Luận cứ :
+ Kho vũ khí hạt nhân
+ Cuộc chạy đua vũ trang
+ CT hạt nhân không chỉ đi ngược lại
+ Tất cả chúng ta đều đấu tranh ngăn chặn


II. Phân tích

1.Chiến tranh hạt nhân là hiểm hoạ khủng khiếp của loài người.


+ Mở đầu, TG nêu cụ thể về thời gian ( 8.8.1986), địa điểm ( Mê-Hi-Cô) \Rightarrow để nhấn mạnh tính chất xác thực và cấp bách của vấn đề; gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc và người nghe.

+ Dẫn chứng: Số đầu đạn hạt nhân khổng lồ 50.000 (1 người ngồi trên 4 tấn thuốc nổ )

- Tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy không phải 1 lần mà là 12 lần mọi dấu vết của sự sống trên trái đất

- Tiêu diệt các hành tinh xung quanh mặt trời + 4 hành tinh ≠ → phá huỷ thế thăng bằng của hệ mặt trời \Rightarrow Những con số khủng khiếp.

+ Bình luận, đánh giá:

- Không có một ngành CN nào, KH nào tiến bộ ghê gớm như ngành CN hạt nhân.
- Quyết định vận mệnh của thế giới.



* Vào đề trực tiếp với chứng cứ rõ ràng mạnh mẽ, những tính toán cụ thể và lời bình luận sắc bén , TG đã Thu hút và gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc về nguy cơ khủng khiếp hiểm hoạ kinh khủng của việc tàng trữ kho vũ khí hạt nhân 1986 \Rightarrow Thức tỉnh mọi người về nguy cơ vũ khí hạt nhân.


2. Cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân là vô cùng tốn kém và phi lý, tước đi khả năng được sống tốt đẹp của nhân loại.


* TG đã đưa ra hàng loạt dẫ chứng là các số liệu cụ thể, xác thực trên nhiều lĩnh vực:

+ ở lĩnh vực cứu trợ trẻ em nghèo:
- Để cứu trợ 500 triệu trẻ em nghèo khổ, UNICEF cần có 100 tỉ đô la mà không thể.
- Trong khi số tiền đó chỉ đủ để chế tạo 100 máy bay B1B và cho dưới 7000 tên lửa vượt đại châu.


+ ở lĩnh vực y tế:
- Chương trình phòng bệnh trong 14 năm và bảo vệ cho một tỉ người khỏi bệnh sốt rét.
- Chỉ bằng giá của 10 chiếc tàu sân bay.


+ ở lĩnh vực tiếp tế thực phẩm:
- để cải thiện dinh dưỡng cho 575 triệu người, tốn kém không bằng 149 tên lửa MX.
- Chỉ cần 27 tên lửa MX là đủ trả tiền nông cụ cần thiết cho
các nước nghèo để họ có đủ thực phẩm trong 4 năm tới.


+ Trong GD:

- để xoá nạn mù chữ cho toàn thế giới, chỉ cần một số tiền đủ để SX 2 chiếc tàu mang vũ khí hạt nhân.

\Rightarrow đây là những con số biết nói: Nhân loại đang phải đối mặt với đói nghèo, bệnh tật và mù chữ. Có thể giải quyết căn bản nguy cơ này nếu người ta dùng số tiền đó để làm công tác nhân đạo; Những kẻ chú trọng chạy đua vũ khí hạt nhân là vô nhân đạo. \Rightarrow Đó chính là sự phi lý của thế giới hiện nay.

3.Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lý trí con người, lý trí tự nhiên, phản văn minh, phản tiến hoá.
+ TG đã đưa ra những chứng cứ thuộc nhiều lĩnh vực:
- Địa chất học.
- Cổ sinh học.
- Lịch sử.

\Rightarrow Những chứng cứ cụ thể và dí dỏm.

\Rightarrow TG đã CM rằng:
* Sự sống trên trái đất này và nền văn minh của loài người là kết quả của một quá trình tiến hoá vô cùng dài lâu và gian khổ.

* Tất cả những công trình vĩ đại đó của tạo hoá, của loài người sẽ bị phá huỷ trong giây phút khi kẻ hiếu chiến nào đó ấn nút quả bom hạt nhân.

+ BP so sánh, đối lập, tương phản góp phần làm nổi rõ hơn nguy cơ huỷ diệt của chiến tranh hạt nhân.

- Sáng kiến lập ngân hàng trí nhớ => Nhằm thể hiện: Dù CT HN có thể xảy ra, dù thể giới này có bị huỷ diệt thì nhân loại cũng không bao giờ quên và tha thứ cho những kẻ đã gây ra.
=> Nhắc nhở nhân loại không bao giờ được quên nguy cơ HN đang kề cận bên mình.
Đồng thời cũng nhắc nhở nhân loại gìn giữ kí ức của mình, không thể để cho chiến tranh hạt nhân huỷ diêt toàn bộ nền văn minh của trái đất


III. Tổng kết

1. Nghệ thuật
+ Lập luận chặt chẽ. Luận điểm sắc sảo, rõ ràng. Chứng cứ phong phú, cụ thể, xác thực.

+ Phép so sánh, tương phản được sử dụng có hiệu quả cao.

+ Kết hợp hài hoà giữa trí tuệ sắc bén và tình cảm yêu chuộng hoà bình, thái độ lên án chiến tranh gay gắt của TG.


2. Nội dung
Nguy cơ CT HN đang đe doạ sự sống còn của toàn thế giới. Nhân loại phải đoàn kết để chống lại CT HN vì một thế giới hoà bình.
=> Và cho đến hôm nay, bức thông điệp của Mác-Két vẫn còn nguyên giá trị.



(Tổng hợp nguồn từ các sách, violet, internet, google,...)
 
Last edited by a moderator:
N

naniliti

Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

I. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản

* Bố cục

Văn bản được chia làm 3 phần:
- Sự thách thức: Nêu lên những thực tế, những con số về cuộc sống khổ cực, về tình trạng bị rơi vào hiểm họa của trẻ em trên thế giới.

- Cơ hội: Khẳng định những điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em.

- Nhiệm vụ: Xác định những nhiệm vụ cụ thể mà từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế cần làm vì sự sống còn, sự phát triển của trẻ em.

II. Tìm hiểu văn bản

1.Sự thách thức

- Chỉ ra cuộc sống cực khổ nhiều mặt của trẻ em trên thế giới hiện nay.

+ Trở thành nạn nhân chiến tranh, bạo lực, sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài. Một số ví dụ: trẻ em các nước nghèo ở Châu Á, châu Phi bị chết đói; nạn nhân chất độc màu da cam, nạn nhân của chiến tranh bạo lực; trẻ em da đen phải đi lính, bị đánh đập; trẻ em là nạn nhân của các cuộc khủng bố ở Nga,… Mỗi ngày có tới 40.000 trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật.

+ Chịu đựng những thảm họa đói nghèo, khủng hoảng kinh tế; tình trạng vô gia cư, nạn nhân của dịch bệnh, mù chữ, môi trường ô nhiễm…

- Đây là thách thức lớn với toàn thế giới.

2. Cơ hội

Điều kiện thuận lợi cơ bản để thế giới đẩy mạnh việc chăm sóc bảo vệ trẻ em:

+ Hiện nay kinh tế, khoa học kỹ thuật phát triển, tính cộng đồng hợp tác quốc tế được củng cố mở rộng, chúng ta có đủ phương tiện và kiến thức để làm thay đổi cuộc sống khổ cực của trẻ em.

+ Sự liên kết của các quốc gia cũng như ý thức cao của cộng đồng quốc tế có Công ước về quyền của trẻ em tạo ra một cơ hội mới.

+ Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế ngày càng hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, phong trào giải trừ quân bị được đẩy mạnh, tăng cường phúc lợi xã hội.

3.Nhiệm vụ

- Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của trẻ em là nhiệm vụ hàng đầu.

- Đặc biệt quan tâm đến trẻ em bị tàn tật có hoàn cảnh khó khăn.

- Tăng cường vai trò của phụ nữ, đảm bảo quyền bình đẳng nam nữ vì lợi ích của trẻ em.

- Giữa tình trạng, cơ hộ và nhiệm vụ có mối quan hệ chặt chẽ. Bản tuyên bố đã xác định những nhiệm vụ câp thiết của cộng đồng quốc tế và từng quốc gia: từ tăng cường sức khỏe và đề cao chế độ dinh dưỡng đến phát triển giáo dục trẻ em, từ các đối tượng quan tâm hàng đầu đến củng cố gia đình, xây dựng môi trường xã hội; từ bảo đảm quan hệ bình đẳng nam nữ đến khuyến khích trẻ em tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội.


+ Quan tâm việc giáo dục phát triển trẻ em, phổ cập bậc giáo dục cơ sở.
+ Nhấn mạnh trách nhiệm kế hoạch hóa gia đình.
+ Gia đình là cộng đồng, là nền móng và môi trường tự nhiên để trẻ em lớn khôn và phát triển.
+ Khuyến khích trẻ em tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội.

III. Tổng kết.

-ND: Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề cấp bách có ý nghĩa toàn cầu hiện nay.

- NT: Bố cục mạch lạc, hợp lý; các ý trong văn bản tuyên ngôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau


(Tổng hợp nguồn từ các sách, violet, internet, google,...)
 
N

naniliti

Bài luyện Tập VB Nhật Dụng

1.Vì sao văn bản lại được đặt tên là "đấu tranh cho 1 thế giới hòa bình"? hãy thử đặt nhan đề khác cho văn bản.

( VB Đấu Tranh Cho 1 Thế Giới Hoà Bình)

2. Qua bản tuyên bố, em nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này ?

(VB Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em)
 
Top Bottom