Văn [Văn 8] Luyện tập Tiếng Việt (lý thuyết + bài tập).

N

nhoc_bettyberry

B - Bài tập:

Câu 1: Tìm câu cầu khiến trong những đoạn văn sau? Dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến đó là gì?

a. Ông lão chào con cá và nói:
- Mụ vợ tôi lại nổi cơn điên rồi. Nó không muốn làm bà nhất phẩm phu nhân nữa, nó muốn làm nữ hoàng.
Con cá trả lời:
- Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. Trời phù hộ lão. Mụ già sẽ là nữ hoàng.

-> Thôi đừng lo lắng.
Cứ về đi.

b. Tôi khóc nấc lên. Mẹ tôi từ ngoài đi vào. Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay em Thuỷ:
- Đi thôi con.

-> Đi thôi con.

Câu 2: Hãy cho biết tác dụng của những câu cầu khiến sau:

a, Cậu nên đi học đi. -> Khuyên bảo
b, Đừng nói chuyện! -> Yêu cầu
c, Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương. -> Sai khiến
d, Cầm lấy tay tôi này! -> Ra lệnh
e, Đừng khóc. -> Yêu cầu

P/s: Nhóc rốt tiếng việt lắm ko biết có đúng ko? ^^

Tốt em ^^
Còn câu 1b, thì dấu hiệu nhận biết là từ "thôi".
 
Last edited by a moderator:
S

sam_biba

theo em thy` cau 1b, dấu hiệu nhận biết là từ thôi, từ đi ở đây là động từ
 
T

thuyhoa17

Vấn đề tiếp theo: Câu cảm thán.

A - Lý thuyết:

* Câu cảm thán là câu:
- Đặc điểm hình thức:
+ Có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi, xiết bao, biết chừng nào,...
+ Cuối câu thường kết thúc bằng dấu chấm than (!)
- Chức năng:
+ Dùng để bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người nói (người viết).
+ Thường được dùng trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương.

ví dụ:
+ Chao ơi là đẹp!
+ Tôi đã thích nó đến chừng nào!
...
B - Bài tập:

Câu 1: Tìm câu cảm thán trong những đoạn văn sau:

a, Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.
(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)

b, Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
(Nhớ rừng - Thế Lữ)

c, Tình yêu quê hương của Tế Hanh thật đằm thắm biết bao!

d, Thương thay những con người nghèo khổ!

Câu 2: Viết 3 câu cảm thán về chủ đề sau: Khi em được chứng kiến cảnh mặt trời mọc.

Các em làm thử :x

 
N

nhoc_bettyberry

B - Bài tập:

Câu 1: Tìm câu cảm thán trong những đoạn văn sau:

a, Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.
(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)

b, Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
(Nhớ rừng - Thế Lữ)

c, Tình yêu quê hương của Tế Hanh thật đằm thắm biết bao!

d, Thương thay những con người nghèo khổ!

Câu 2: Viết 3 câu cảm thán về chủ đề sau: Khi em được chứng kiến cảnh mặt trời mọc.
(...) Thế rồi những tia sáng le lói trên đỉnh ngọn núi xa mờ kia. Nắng dần tràn xuống bao phủ cả ngọn núi. Ông mặt trời hiện ra như một vị thần hùng vĩ của bốn phương. Cảnh bình minh lên thật tuyệt vời biết bao! Tôi nhìn lên bầu trời giờ đã rực rỡ ánh nắng. Đẹp quá! Những áng mây trắng trên nền màu xanh của bức tranh phong cảnh thiên nhiên mà tôi đang chứng kiến như toát ra sự cuốn hút đến kì lạ. Mọi sinh vật đã thức dậy sau một đêm nghỉ ngơi dài. Chao ôi! Cho đến tận bây giờ tôi mới được cảm nhận trực tiếp cái cảm giác kì diệu khi được tận mắt chứng kiến cảnh bình minh của quê hương! (...)

Tốt rồi ! :)
 
Last edited by a moderator:
T

thuyhoa17

^^
Vấn đề tiếp: Câu phủ định.

A - Lý thuyết:

Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa,không phải(là), chẳng phải(là), đâu có phải(là), đâu(có),…

Câu phủ định dùng để:
- Thông báo, xác nhận không có sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (câu phủ định miêu tả).
- Phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ).
* Để phân biệt chức năng câu phủ định, ta cần phải căn cứ vào tình huống giao tiếp.

B - Bài tập:

Câu 1: Xác định câu phủ định trong những đoạn/câu văn sau, và cho biết các từ phủ định đó có thể hiện ý phủ định hay ko?

a, Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp.
b, Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường song không phải là không có ý nghĩa.
(Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương)
c, Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai.
(Theo Lí Lan, Cổng trường mở ra )
d, Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, không ai không từng ăn trong tết Trung thu, ăn nó như ăn cả mùa thu vào lòng vào dạ.
(Băng Sơn, Quả thơm)
e, - Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu!
(Nam Cao , Lão Hạc).

Câu 2: Đặt 3 câu phủ định với chủ đề là "gia đình" hoặc "tình bạn".
 
L

ldthvp123

^^

B - Bài tập:

Câu 1: Xác định câu phủ định trong những đoạn/câu văn sau, và cho biết các từ phủ định đó có thể hiện ý phủ định hay ko?

a, Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp.
b, Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường song không phải là không có ý nghĩa.
(Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương)
c, Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai.
(Theo Lí Lan, Cổng trường mở ra )
d, Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, không ai không từng ăn trong tết Trung thu, ăn nó như ăn cả mùa thu vào lòng vào dạ.
(Băng Sơn, Quả thơm)
e, - Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu!
(Nam Cao , Lão Hạc).

Câu 2: Đặt 3 câu phủ định với chủ đề là "gia đình" hoặc "tình bạn".

Bai làm
1
Choắt không dậy được nữa\RightarrowCâu phủ định mang ý nghĩa phủ định
Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường song không phải là không có ý nghĩa.\Rightarrowcâu phủ định mang ý nghĩa khẳng định
[...]
Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai.\Rightarrowcâu phủ định mang ý nghĩa khẳng định
[...]
không ai không từng ăn trong tết Trung thu[...]\Rightarrowcâu phủ định mang ý nghĩa khẵng định
Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu!\Rightarrowcâu phủ định gì nhỉ?:-SS
2. Tình bạn không phải là thứ của cải rẻ tiền.
Không gì trên đời quý hơn tình bạn chân chính.
Bạn bè thì không dc ganh ghét, đánh nhau.

Em làm có gì sai chị sửa giùm em nhá!(câu cầu khiên):D
 
T

thuyhoa17

Bai làm
1
Choắt không dậy được nữa\RightarrowCâu phủ định mang ý nghĩa phủ định
Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường song không phải là không có ý nghĩa.\Rightarrowcâu phủ định mang ý nghĩa khẳng định
[...]
Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai.\Rightarrowcâu phủ định mang ý nghĩa khẳng định
[...]
không ai không từng ăn trong tết Trung thu[...]\Rightarrowcâu phủ định mang ý nghĩa khẵng định
Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu!\Rightarrowcâu phủ định gì nhỉ?:-SS
2. Tình bạn không phải là thứ của cải rẻ tiền.
Không gì trên đời quý hơn tình bạn chân chính.
Bạn bè thì không dc ganh ghét, đánh nhau.

Em làm có gì sai chị sửa giùm em nhá!(câu cầu khiên):D

câu 1e: câu phủ định mang ý nghĩa phủ định.
Còn lại thì được rồi ^^
 
T

thuyhoa17

:D
Vấn đề tiếp theo: Lựa chọn trật tự từ trong câu.

A - Lý thuyết.

Trong một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng.
Người nói (người viết) cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp.


** Tác dụng:
- Thể hiện thứ tự trước sau của hoạt động, đặc điểm …
- Thể hiện thứ bậc cao thấp của nhân vật …
- Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
- Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.
- Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói.


B - Bài tập:

Câu 1: xác định sự sắp xếp về trật tự từ trong câu trong những câu sau, và nêu tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ đó:
a, “ Bạc phơ mái tóc người Cha
Ba mươi năm Đảng nở hoa tặng Người”

b, Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, mẹ tôi ở Thanh Hóa vẫn chưa về. Trong đó nghe đâu mẹ tôi đi bán bóng đèn và những phiên chợ chính còn bán cả vàng hương nữa.
(Nguyên Hồng – “Những ngày thơ ấu”)

c, Nguyễn Tuân có một kho từ vựng hết sức phong phú mà ông đã cần cù tích lũy. Vốn từ vựng ấy, trước Cách mạng tháng Tám, ông thường dùng để chơi ngông với đời.
(Nguyễn Đăng Mạnh – “Nhà văn Việt Nam – chân dung và phong cách”)

d, Bước tới đèo ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta
(Bà Huyện Thanh quan – “Qua Đèo Ngang”)

e, Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.
(Thép Mới – “Cây tre Việt Nam”)

f, Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn.
(Ngô Tất Tố - "Tắt đèn").


^^
 
P

petalia97

:D
Vấn đề tiếp theo: Lựa chọn trật tự từ trong câu.

A - Lý thuyết.

Trong một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng.
Người nói (người viết) cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp.


** Tác dụng:
- Thể hiện thứ tự trước sau của hoạt động, đặc điểm …
- Thể hiện thứ bậc cao thấp của nhân vật …
- Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
- Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.
- Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói.


B - Bài tập:

Câu 1: xác định sự sắp xếp về trật tự từ trong câu trong những câu sau, và nêu tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ đó:
a, “ Bạc phơ mái tóc người Cha
Ba mươi năm Đảng nở hoa tặng Người”

b, Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, mẹ tôi ở Thanh Hóa vẫn chưa về. Trong đó nghe đâu mẹ tôi đi bán bóng đèn và những phiên chợ chính còn bán cả vàng hương nữa.
(Nguyên Hồng – “Những ngày thơ ấu”)

c, Nguyễn Tuân có một kho từ vựng hết sức phong phú mà ông đã cần cù tích lũy. Vốn từ vựng ấy, trước Cách mạng tháng Tám, ông thường dùng để chơi ngông với đời.
(Nguyễn Đăng Mạnh – “Nhà văn Việt Nam – chân dung và phong cách”)

d, Bước tới đèo ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta
(Bà Huyện Thanh quan – “Qua Đèo Ngang”)

e, Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.
(Thép Mới – “Cây tre Việt Nam”)

f, Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn.
(Ngô Tất Tố - "Tắt đèn").


^^

Trật tự là
a. Mái tóc người Cha bạc phơ <- Nhấn mạnh màu sắc mái tóc
b.Nghe đâu trong đó mẹ tôi đi bán bóng đền và....(phần còn lại) <- nhấn mạnh địa điểm
c.Trước cách mạng tháng 8,ông dùng vốn từ vựng đó để chơi ngông với đời
d.em ko biết trình bày như thế nào ạ .Nhưng tạm là nó ntn
Mấy chú tiều lom khom dưới núi
Mấy nhà lác đác bên sông
e. Em chưa nghĩ ra
f.Chị Dậu vội vàng đặt con xuống đất,chạy đến đỡ tay hắn,xám mặt
Cô em nói rằng cách của tg là hay nhất
Vậy câu f,e sắp lại để làm gì ạ ?
Em ko hiểu
Chị có thể giao thêm về các kiểu câu đc ko ạ ? Em thấy chị cho ít và ko có giải đáp thì bọn em chưa hiểu đc :(
Chị cho nhanh lên nhé ^^
 
P

petalia97

Chị ơi cho thêm bài đi ạ
Về dạng sắp xếp trật tự từ và các kiểu câu í ạ :D
Nhanh lên nhé chị ;)
 
T

thuyhoa17

Phần sắp xếp trật tự từ đó chị chỉ yêu cầu trong đề là XÁC ĐỊNH trật tự từ và nêu tác dụng của nó thôi, chứ ko yêu cầu là phải sắp xếp lại. bởi cái hay của mỗi câu là ở trật tự từ đó mà sắp xếp lại thì còn cái gì nữa. ^^

Đáp án: nên làm theo những tác dụng ở trên rồi từ đó triển khai thành tác dụng cho nội dung mỗi câu, sẽ giúp cho em nắm vững thêm phần tác dụng của nó.

a, Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
b,
Thể hiện thứ tự trước sau của hoạt động, đặc điểm
c,
Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.
d,
Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
e,
Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói.
f,
Thể hiện thứ tự trước sau của hoạt động, đặc điểm …
 
T

thuyhoa17

vấn đề tiếp theo: Câu trần thuật.

A - Lý thuyết:

- Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán.

- Thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả…
Ngoài ra còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc…

- Thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoăc dấu chấm lửng.

B - Bài tập:

Câu 1: em hãy nêu tác dụng của những câu trần thuật sau:

a, Cai Tứ là một người đàn ông thấp và gầy, tuổi độ bốn lăm, năm mươi.

b, Mình được gặp ông bà, tới thăm gia đình các cô chú mình còn được lì xì nữa đó.

c, Ngày xưa ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân.

d, Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào, thở không ra lời:
- Bẩm…quan lớn…đê vỡ mất rồi!

e, Ôi Tào Khê! Nước tào Khê làm đá mòn đấy! Nhưng dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thủy của ta!


Câu 2: Đặt 3 câu trần thuật, nội dung tự chọn.
 
S

severussnape

Câu 1: em hãy nêu tác dụng của những câu trần thuật sau:

a, Cai Tứ là một người đàn ông thấp và gầy, tuổi độ bốn lăm, năm mươi.

b, Mình được gặp ông bà, tới thăm gia đình các cô chú mình còn được lì xì nữa đó.

c, Ngày xưa ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân.

d, Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào, thở không ra lời:
- Bẩm…quan lớn…đê vỡ mất rồi!

e, Ôi Tào Khê! Nước tào Khê làm đá mòn đấy! Nhưng dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thủy của ta!

Câu 2: Đặt 3 câu trần thuật, nội dung tự chọn.

Câu 1:
a) Khắc họa chân dung người đàn ông tên Cai Tứ (bằng cách miêu tả các đặc điểm ngoại hình)
b) Kể lại kỉ niệm đi thăm ông bà vào dịp Tết cả một ai đó.
c) Nêu tiểu sử sơ lược của vị thần trong truyền thuyết: Lạc Long Quân .
d) Kể lại sự việc của một người "nhà quê" chạy vào báo tin cho viên quan phụ mẫu về việc đê vỡ.
e) Nêu tình cảm của người phụ nữ trong đoạn văn. (Câu này do chưa học được bài văn nên em không nắm rõ lắm)

Câu 2:
Vầng trăng đã được rất nhiều thi sĩ gọi tên: Lí Bạch, Đỗ Phủ, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến....

Đi đường là bài thơ trích trong tập "Nhật kí trong tù" của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ông Giuốc-đanh là một gã trưởng giả quê kệch.
 
T

thuyhoa17

Câu 1:
e) Nêu tình cảm của người phụ nữ trong đoạn văn. (Câu này do chưa học được bài văn nên em không nắm rõ lắm)

Câu 2:
Vầng trăng đã được rất nhiều thi sĩ gọi tên: Lí Bạch, Đỗ Phủ, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến....

Đi đường là bài thơ trích trong tập "Nhật kí trong tù" của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ông Giuốc-đanh là một gã trưởng giả quê kệch.

Câu 1e, tác dụng là bộc lộ tình cảm, cảm xúc đối với địa danh thôi em ^^: Tào Khê.

Còn lại tốt rồi, câu 2 em đặt câu rất hay ;) cố gắng phát huy nhé :)
 
B

becamkute

Mọi người ui cho e hỏi câu này cái:
Tìm 5 loài vật có tên gọi là từ tượng thanh.:D
 
V

vgvgvg

Chủ đề tiếp theo: CÂU GHÉP.

A- Lý thuyết:

Câu ghép là câu do hai hoặc nhiều cụm C – V không bao chứa nhau tạo thành.Mỗi cụm C – V này được gọi là một vế câu.

- Các cách nối vế câu ghép:
+ Nối bằng một quan hệ từ
+ Nối bằng một cặp quan hệ từ
+ Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau ( cặp từ hô ứng )

- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép:
+ Quan hệ nguyên nhân
+ Quan hệ điều kiện
+ Quan hệ tương phản
+ Quan hệ tặng tiến
+ Quan hệ lựa chọn
+ Quan hệ bổ sung
+ Quan hệ tiếp nối
+ Quan hệ đồng thời
+Quan hệ giải thích
+ ...

B - Bài tập:

Câu 1: Tìm câu ghép trong những câu sau và xác định chủ ngữ - vị ngữ trong những câu ghép vừa tìm được:

a, Tôi quên thế nào được những cảm giác ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

b, Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn tôi đi trên con đường làng dài và hẹp.

c, Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự
thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

d, Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.
e) Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau tôi đuổi kịp.
Câu 2: Tìm mỗi quan hệ giữa các vế cửa câu ghép trong những câu dưới đây:

a, Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quí, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.
(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)

b, Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống biển.

c, Giá anh con trai không phẫn chí bỏ đi phu đồn điền cao su thì lão Hạc đâu phải sống lủi thủi như vậy.


_Hết_

Các em làm thử nhé :)
quay trở lại bài này :) (vì em đang học phần này)
em hơi kém nên thử xem đúng không chị ạ :D

a, Tôi/ quên thế nào được những cảm giác ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
câu này em chiu :(
b, Buổi mai/ hôm ấy, (một)/ buổi mai/ đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi/ âu yếm nắm tay tôi dẫn tôi đi trên con đường làng dài và hẹp.
........C1..........V1.........St.........c2...................v2..............................c3............................v3

c, Cảnh vật/ chung quanh tôi đều thay đổi/, (vì) [chính] lòng tôi/ đang có sự
.........c1....................v1................................qht....trợ T.......c2..........v2

thay đổi lớn:)) (hôm nay) tôi/ đi học.
:))QH giải thích.................c3....v3

... chỉ thời gian

d, Cái đầu lão/ ngoẹo về một bên (và) cái miệng móm mém của lão/ mếu như con nít.
..........c1..........................v1......qht Đồng T................c2...................................v2

e) Mẹ tôi/ cầm nón vẫy tôi(,) (vài giây sau) tôi/ đuổi kịp.
.......c1.............v1...........QHT .....................c2.....v2

Bài 2
a, (Có lẽ) tiếng Việt của chúng ta đẹp (bởi vì) tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp(,) (bởi vì) đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao
quí(,) là vĩ đại(,) nghĩa là rất đẹp.
(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)
QH Giải thích , tăng tiến (có lẽ vậy :) )
b, Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống biển.
QH đồng thời (có lẽ vậy)

c, (Giá) anh con trai không phẫn chí bỏ đi phu đồn điền cao su (thì) lão Hạc đâu phải sống lủi thủi như vậy.
QH điều kiện (giả thiết) - kết quả

:D em thầy em học bài này vẫn chưa tốt lên em thử xem
phiền chị kiểm tra giùm em nha :D






 
Last edited by a moderator:
C

casauchua_pr0girl

Cho tiếp bài tập hay về câu ghép nữa đi chị ơi
e sắp làm kiểm tra rồi
tks chị nhé :)
 
H

honghiaduong

TRƯỜNG TỪ VỰNG.

A - Lý thuyết:

Trường từ vựng là một tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

vd: Trong từ "con người", có: cao, lùn, mập, chân, tay, mắt, mũi...
Trong từ đó thì có các trường từ vựng:
- Hình dáng của con người: cao, lùn, mập.
- Bộ phận trên cơ thể người: chân, tay, tai mắt mũi.

B - Bài tập:

Câu 1: Hãy tìm các trường từ vựng của các từ sau và cho ví dụ ở mỗi nhóm trường từ vựng vừa đưa ra:
- Kem.
- Con người (cái này kể càng nhiều càng tốt nhé)
- Viết.

Câu 2: Hãy xếp các từ sau vào chung một nhóm trường từ vựng sao cho thích hợp, và đặt tên cho các nhóm trường từ vựng đó: hạnh phúc, thật thà, ăn, hiền lành, học, chán nản, lạc quan, hòa đồng, buồn, ngủ, nhìn, giận dữ.
 
Top Bottom