[Văn 7 - Tổng hợp] Đề kiểm tra học kì 2.

V

vansang02121998

Sau khi học xong văn bản"Sống chết mặc bay",em cảm thấy thương cảm cho những người dân khổ và thấy bọn quan cầm quyền thật vô trách nhiệm.Để nổi bật được các chi tiết đó,tác giả đã sử dụng hai phép tương phản và phép tăng cấp.Thế nào là phép tương phản?Phép tương phản là lần lượt đưa ra các chi tiết,hành động,hình ảnh đối lập nhau để làm nổi bật nội dung văn bản.Cụ thể như hình ảnh người dân phải chống lại thiên tai để bảo vệ đê còn tên quan phủ thì đương vui cùng tổ tông chơi đánh bài.Giữa hai hình ảnh đó bài văn đã nêu ra nội dung:trước nỗi nguy kịch vì vỡ đê mà dân đã ra sức chống lại làm cho người đọc chia sẻ sự thông cảm,niềm cảm và phê phán tên quan phủ với thái độ vô trách nhiệm.Phép tương phản là vậy thế còn phép tăng cấp là gì? Phép tăng cấp là lần lượt đưa ra các chi tiết cao hơn chi tiết trước để làm nổi bật một hình ảnh,nhân vật.Ví dụ như tên quan chơi bài khi đê sắp vỡ thì quan sắp thắng ván bài to càng làm cho thái độ vô trách nhiệm càng tăng.Và cảnh hộ đê của dân càng mệt hơn.Cuối cùng đê vỡ.Tác phẩm này hay là nhờ tác giả kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp.
 
L

link_kjmji_xun

de thi hoc ki 2

Lần này đề thi là do phòng giáo dục ra. Chắc khó lắm nhỉ? Có bạn nào ở Thọ Xuân thì cho mình ít kinh nghiệm nak. Nếu được thì thanks nhiều.
 
Last edited by a moderator:
T

thanhhien_pretty

vô làm giùm bài văn kiểm tra HK 2 của mình jk?

đề 1: Hãy giải thích câu tục ngữ"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
đề 2: Hãy giải thích câu tục ngữ"Thương người như thể thương thân"
---------> mấy bạn làm giùm mình đi? nhớ đừng copy mấy bài trước qua nha???
Mình coá đề thi HK 2 rồi ai cần liên hệ vào nik: hoathiensu_nth_1998
:):):):)
 
N

ngoisaohieulongtoi92

"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

giải thích ở đây là giải thích nghĩa hả?hay là phân tích câu tục ngữ đó?thành một bài văn?

Ông cha chúng rta từ xưa đến nay vẫn thường căn dặn con cháu phải biết nhớ đến những người đã không tiếc máu xương để giành lại quyền độc lập, tự do cho đất nước Việt Nam ta như hôm nay. Nhưng đó không chỉ là các anh bộ đội, các chị thanh niên xung phong mà còn là biết bao thế hệ người Việt Nam ta đã cùng chung sức, chung lòng mới có được đất nước Việt Nam tươi đẹp, phồn vinh nnhư hôm nay. Chúng ta, những thế hệ cháu con phải biết khắc cốt, ghi tâm công lao trời biển đó của ông cha ta và không ngừng phát huy những thành quả mà những người đi trước đã nhọc nhằn mang lại. Đây chính là lời khuyên mà câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” muốn gửi đến mọi người chúng ta và muôn dời con cháu mai sau.

Được hưởng một nền độc lập, tự do như hôm nay nhiều bạn HS đã quên mất một điều rằng cuộc sống hôm nay được đổi bằng máu xương, mồ hôi và nước mắt của bao lớp người đi trước. Câu tục ngữ là một lời khuyên với chúng ta: khi ăn một quả thơm ngon ta phải nhớ đến người đã trồng ra cây đó. Trồng được một quả ngọt phải đổ bao nhiêu mồ hôi và phải dãi dầu mưa nắng. Như ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ lại muốn khuyên chúng ta khi được hưởng m,ột thành quả nào đó thì phải nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả đó. “ăn quả” ở đây là hình ảnh nói về những người hưởng thành quả, còn “trồng cây” là hình ảnh nói về những người làm ra thành quả cho người khác hưởng thụ. Nếu ta hiểu cuộc sống ấm no tốt đẹp này hôm nay là thành quả mà ta hưởng thụ vậy ai là người đã làm ra thành quả của ngày hôm nay? Trước hết đó là cha, mẹ người đã có công sinh thành và nuôi dưỡng từ khi ta còn bé cho đến ngày lớn khôn. Họ là người luôn dõi theo từng bước đi của chúng ta, an ủi, động viên, dìu dắt chúng ta trở thành những người có ích cho xã hội. Đó là thầy, cô giáo - người đã cho chúng ta ánh sáng tri thức - một hành trang qúi giá nhất để chúng ta vững bước vào đời. Đó là những anh bộ dội, những chị thanh niên xung phong đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cùng một phần xương máu của mình để góp phần tạo nên cuộc sống tươi đẹp hôm nay. Đó là những nhà khoa học đã dốc sức lao động trí óc để tạo nên những của cải, vật chất làm giàu cho xã hội, cho chúng ta được hưởng thụ và còn biết bao nhiêu người khác nữa đang âm thầm cống hiến mà không cần được tôn vinh. Những con người đó dù ở vị trí nào vẫn luôn luôn cố gắng hết mình, phấn đấu hết mình để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đất nước...

Vậy vì sao “ăn quả” phải nhớ “kẻ trồng cây”? vì tất cả những người trồng cây đã không tiếc mồ hôi, công sức, trí tuệ thậm chí cả xương máu, cả cuộc đời để đem lại “quả ngọt” cho đời. Đã bao giờ ta tự hỏi: Tại sao ta lại có mặt trên cuộc đời này? Đó bởi công ơn của cha mẹ đã mang nặng, đẻ đau đã sinh ra ta từ một hòn máu đỏ. Giây phút chúng ta cất tiếng khóc chào đời cũng chính là giây phút hạnh phúc ngập tràn trong lòng cha mẹ. Rồi Người chăm bẵm, dạy dỗ chúng ta khôn lớn thành người. Tiếng gọi Mẹ, Ba và những bước đi chập chững đầu tiên của con trẻ chính là những nấc thang tột cùng hạnh phúc của mẹ cha. Họ luôn ở bên cạnh chúng ta có được cuộc sống bình yên, hạnh phúc như ngày hôm nay. Rồi những người công nhân, kĩ sư, bác sĩ đã không tiếc công sức, mồ hôi, trí tuệ lao động xây dựng cuộc sống. Họ là những người dám hi sinh tất cả cuộc đời mình để cống hiến cho đất nước.điều đó cũng rất phù hợp với tình người. Bởi vậy, chúng ta phải nhớ ơn họ vì đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đã được truyền dạy từ bao thế hệ nay: “Uống nước nhớ nguồn”, “Chim có tổ, người có tông”.

Các câu ca dao, tục ngữ trên chính là những lời khuyên mà ông bà chúng ta muốn truyền dạy lại cho con cháu. Đó là những nét đẹp về văn hoá của dân tộc chúng ta mà thế hệ con cháu chúng ta dù sống trong hoàn cảnh nào cũng phải luôn nhớ tới.

Hiểu vấn đề như thế, vậy chúng ta phải hành động thế nào? Cuộc sống của chúng ta phải đền ơn, đáp nghĩa rất nhiều. Trong kháng chiến, chúng ta có phong trào Trần Quốc Toản giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ. Phong trào này được nhanh chóng lan rộng ra trên khắp mọi nơi. Các bạn nhỏ sau giờ học đều toả ra các xóm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ, , các gia đình có công với Cách mạng bằng những việc làm tuy nhỏ nhưng mang nặng nghĩa tình, góp phần động viên, an ủi rất lớn đối với họ. Xã hội luôn nhớ đến công ơn mà những người chồng, người cha, người con của họ đã hi sinh để bảo vệ Tổ quốc. Trong xã hội bây giờ, cuộc sống tuy có đổi khác nhưng Đảng, Nhà nước đã có những chế đọ, chính sách đói với những gia đình thương binh, liệt sĩ. Phong trào nhanh chóng được lan rộng ra khắp mọi nơi, các bạn nhỏhằng ngày, sau giờ học, đều toả ra những lối xóm để giúp đở những gia đình thương binh liêt sĩ neo đơn bằng những đóng góp và những việc làm cụ thể mang nặng tình nghĩa. Nhưũng việc làm tuy nhỏ bé nhưng góp phần an ủi động viên rất lớn đối với những gia đình thương binh, liệt sĩ. Xã hội vẫn luôn nhớ đến công ơn mà người con, người cha, người chồng của họ đã hi sinh để bảo vệ Tổ quốc. Trong xã hội bây giờ, cuộc sống tuy đổi khác, nhưng Đảng và nhà nước ta vẫn luôn nhớ đến công ơn của họ bằng cách xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa, có chế độ chính sách riêng đối với những gia đình thương binh, liệt sĩ. Đối với cha mẹ, cũng có những người con hết mực thương yêu, kính trọng cha mẹ vì họ hiểu chính cha mẹ đã cho họ cuộc sống tươi đẹp như hôm nay:”Công cha nặng lắm cha ơi! Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”.

Bên cạng đó trong xã hội của chúng ta vẫn còn tồn tại những kẻ vô ơn. Ngoài xã hội, cũng có những kẻ quên quá khứ tình nghĩa, “Vong ân bội nghĩa”, “Ăn cháo đá bát” chỉ biêt coi trọng đồng tiền, giàu sang, phú quý, chạy theo dang vọng mà quên rằng: ai là người sinh ra họ, đã nuôi dưỡng và dạy dỗ họ nên người. Đối với cha mẹ, họ ỷ lại vào công việc, mà không quan tâm chăm sóc mẹ mình. Ỷ lai đồng tiền, họ bỏ mắc ba mẹ ở trại dưỡng lão, không thèm hỏi han quan tâm đến cha mẹ của mình. Đối với loại người đó, xã hội chúng ta cần lên án và phê phán. Qua đó, nâng tầm nhận thức để chúng ta luôn luôn nhớ ơn những người đi trước, những người đã hi sinh xương máu cho đất nước.

Câu tục ngữ trên mộc mạc, đơn giản nhưng đã dạy cho chúng ta những bài học quý giá: không có thành quả nào tự nhiên mà có được mà tất cả đều được tạo ra từ thành quả lao động, bằng mô hôi, xương máu của những người đi trước để có được thành quả như ngày hôm nay. Chúng ta thế hệ mầm non của tương lai của đất nước nguyện sẽ chăm chỉ học tập để có thể xây dựng bảo vệ và giữ gìn những thành quả mà ông cha ta đã tạo ra và luôn luôn nhác nhở nhau :”Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.


xong,chôm chỉa bên blog khi sớt gu gồ;))
 
Last edited by a moderator:
N

nhattien113

giải thích câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Đạo lý dân tộc ta đề cao tình nghĩa thuỷ chung, trong đó lòng biết ơn đã đựôc nhân dân ta đúc kết gửi gắm vào ca dao tục ngữ với biết bao ý đẹp lời hay.”Ăn quả nhớ kẻ trồng câylà một trong những nét đẹp trong tâm hồn người Việt Nam, đó cũng là lời răn dạy chí lý chí tình mà cổ nhân gửi gắm cho con cháu đời sau.
Một nhà nghiên cứu văn học đã nói :”Tục ngữ có biết bao hiện tượng phong phú và tất cả bao nhiêu thứ đó dk trồng trên một diện tích ngôn ngữ mới nhỏ hẹp làm sao(Sự tiết kiệm trong nghề thơ)Thật cậy chỉ với 6 chữ đơn giản câu tục ngữ đã gửi đến cho người đọc người nghe 1 đạo lý vô cùng sâu sắc.Quả là một bộ phận của cây đk cây nuôi dưỡng.Quả dược nuôi sống bằng cái lành của đất nhựa của cây sự thanh sạch ấm áp của khí trời và ánh nắng. thế nhưng muốn có quả có cây thì fải có công sức trồng cấy sự chăm bẵm của người nông dân.Vì vậy khi ăn 1 trái chín thơm ngon ngọt lành ta kg khi nào dk quên công sức cùa người trồng nó. Hiểu sâu sa quả là những thành quả,công lao mà ta đk hưởng, là những thứ mà những “kẻ trồng cây”- những chiến sĩ nông dân đỏ mồ hôi để tạo ra cho ta. Nói khác đi, người ăn quả là kẻ nhận, kẻ trồng cây là người cho. Hai hình tượng đó được nối vớid nhau bởi 1 đong từ trung tâm là “nhớ”, tức là khi ta đk hưởng 1 thành quả công lao ta phải biết nhớ ơn người đã tao nên thành quả công lao đó.
Vậy tại sao ta phải biết ơn? Bởi vì nhưng thứ ta sử dụng hưởng thụ ngày nay kg phải tự nhiên mà có. Lúa gạo rau củ thịt cá ta ăn hàng ngày đều đk tao ra bởi những giot mồ hôi công sức của người nông dân chan lấm tay bùn hàng ngày chăm chỉ cuốc bẫm cày sâu bán mặt cho đất bán lưng cho trời để cho ta bát cơm dẻo dính ngon lành:

Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
Quần áo chúng ta mặc trên người dày dép chúng ta đi cũng là những sản phẩm thấm đẫm công sức của người công nhânhàng ngày đã và vẫn đang miệt mài làm việc trong nhà máy. Thuốc thang chúng ta dùng cũng là công sức của bao nhiêu bác sĩ nhà nghiên cứu. Chúng ta học giỏi thành công ấy cũng là nhờ công sức của nhưng thầy cô _ những người đưa đò thầm lặng. chúng ta lớn lên trưởng thành đk cũng là nhờ công sức dưỡng duc của cha mẹ.Để ta đk sống trong hoà bình biết bao nhiêu máu thịt đã nhuốm đỏ màu cờ tổ quốc, đã rơi xuống mảnh đát quê hương để nó đk vẹn toàn, đã bao mẹ mất con vợ mất chồng. Nhưng họ _những con người bất khuất kiên cường ấy vẫn 1 lòng bảo vệ đát nước đẻ dời sau có cs đẹp tươi yên bình!Lòng biết ơn gắn liền với dự yêu thương mang lạ tình cảm tốt đẹp cho ca? người cho đi lẫn kẻ nhận lại, lòng biết ơn giúp con người sống sâu sắc iu mình iu ngừời, hiểu mình hiểu người, biết chia sẻ cảm thông. Không những vậy lòng biết ơn còn gắn liền vs bản chất tính cách con người. Vì vậy thật đáng buồn khi chúng ta nhưng chủ nhân tưong lai của đất nc’ lại bị phê phán la` kẻ bội nghĩa vong ân, ăn cháo đá bát.
Thánh I nha- 1 chàng hiệp sĩ được giáo dục đàng hoàng trong môi trương thượng lưu ssóng rất quân tử đã cho rằng: Cội rễ của tồi tệ đều bắt nguônf từ sự vô ơn(..)Nếu người ta suy nghĩ về nhưng tốt lành của Thiên chúa, thì trong những điều tồi tệ nhất phải kể đến sự vô ơn với những điểu tốt lành đáng trân trọng.”Lòng vô ơn chính là sự lạnh lùng với nhưng món quà và hồng ân được người khác ban tặngTrong xã hội ngày nay con người thưong mải mê chạy theo danh vọng và tiền bạc bằng mọi giá mà quên đi nhưng người có công lao đã từng giúp đỡ mình, điều đó thật sự đã trở thành vấn nạn. Có vô vàn nguyên nhân gây ra dự vô ơn, môt trong số đó là sự tự cao. Những kẻ tự cao thường cho mình đã tự làm nên tất cả vì vây họ chả phải biết ơn ai. Nguyên nhân t2 luôn cho mọi thứ đều là tình cờ tự nhiên, tức là luôn cho mọi thứ tự nhiên mà có chẳng ai tạo nên nó cả , vậy thì đâu cần cảm ơn??Họ đâu biết rằng trên đời chẳng có j` là tình cờ hay tự nhiên mà có, đơn giản là họ vô cảm, kg chịu tìm hiểu xem ai là người cần biết ơn. Môt nguyên nhân nữa, đó là sự dĩ nhiên. Hầu hết mọi người đều coi công lao ta đk hưởng là quyền lợi chính đáng mà ta phải có, ví dụ như ca\ha mẹ sinh ra ta, họ phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng, các bác lao công có nhiêm vụ giữ sạch đường phố, đó là việc của họ, họ buộc phải hoàn thành, vì thế nên, khi đi trên đường phố sạch sẽ ta thản nhiên vứt rác bừa ra lạnh lùng vô cảm vs công sức người lao công chăm chỉ dọn dẹp. tất cả nhưng ngưyên nhân trên chỉ là cái cớ vô lý bao biện cho 1 sự xấu xa trong tâm hồn nhưng kẻ vô ơn. Người vô ơn sống lãnh cảm và họ ít khi đk mọi người yêu quỷ , vô hình trung họ đã tự xây cho mình một vỏ bọc một dảo hoang sống tách biệt vs moi người xung quanh.
Học cách biết ơn_đó là cả một quá trình gian nan và đày vấtvả. Muốn học cách biết ơn, ta phải biết trân trọng nâng niu giư gìn thành quả mà người khác tạo ra cho ta. Rồi chúng ta phải biíet phát huy thành quả đó, bản thân ta phải tự tao thêm những thành quả khác, biết khắc phục những nguyên nhân gây nên sự vô ơn, chúng ta phải thê hiện lòng biết ơn 1 cách thiết thưc chứ kg chỉ nói suông.Nhà nc’ và nhân dân ta đang có những hành đọng thiết thực thể hiện lòng biết ơn: hàng năm cứ mỗi dịp xuân về, kg khinào lai thiếu bàn thờ tổ tieen nghi ngút khói nhang, con cháu quây quần vs ôg bà, 27/7 là ngày chúng ta biết ơn những thương binh liệt sĩ 20/11q1 làlúc cta nhớ tới thầy cô cha mẹ
Có thể khẳng định rằng, tinh thần đền ơn đáp nghĩa là môt nét đẹp đáng tự hào trong tâm hồn người viêt đk hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử. Nhiêm vụ của chúngtqa là phải boo tồn phát huy nét đẹp đó
ngày trước lúc mới tập tọe e cũng chém bài nà rồi các pác lop7 giờ này giỏi chết đk..làm dài thòng..giờ nghĩ lại pài mình ngày trước cứ quê quê chối chối
_________________
 
Last edited by a moderator:
N

ngoisaohieulongtoi92

"Thương người như thể thương thân".

Cho dàn bài này làm ví dụ :
I. Mở bài
- Truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam lấy chữ nhân làm gốc.
- Một trong những nét đẹp của phẩm giá là tình thương yêu con người và đức vị tha.
- Ông bà, cha mẹ thường khuyên nhủ con cháu : Thương người như thể thương thân.
II. Thân bài
a) giải thích ý nghĩa câu tục ngữ.
-Thân là bản thân. Thương thân là thương mình, khi cảm nhận nỗi khổ của mình khi đói không cơm, lạnh không áo, ốm không thuốc.
- Thương người : người là người xung quanh. Thương người là thương xót, cảm thông, chia sẻ nỗi vất vả, cơ cực của người khác, nếu có điều kiện thì sẵn sàng giúp đỡ.
Thương người như thể thương thân : ta yêu quý bản thân mình như thế nào thì mình phải thương người khác như thế. Nếu đã từng trải qua đau khổ, bệnh tật, túng thiếu,... thì khi thấy người khác lâm vào cảnh ấy, ta hãy cảm thông, giúp đỡ, quan tâm tới họ như đối với chính bản thân ta.
b) Tác dụng của câu tục ngữ :
Là lời nhắc nhở phải biết Yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình.
Phải biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
Cội nguồn của tình yêu thương là lòng nhân ái
c) chứng minh nội dung câu tục ngữ.
Một cá nhân không thể sống tác rời cộng đồng gia đình, xã hội, nhất là lúc cơ nhỡ, khó khăn ( từ đoạn này bắt đầu lấy dẫn chứng cụ thể qua sách báo, phim ảnh,.... mà bạn biết)
Mối quan hệ giữa bản thân với mọi người xung quanh là mối quan hệ hữu cơ, khăng khít. Mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy ( Tiếp tục đưa ra dẫn chứng )
Hiện nay, phong trào từ thiện được nhân rộng khắp đất nước. Đó là biểu hiện cụ thể của truyền thống nhân ái và đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
III. Kết bài
Tình giai cấp, nghĩa đồng bào là yếu tố quan trọng hành đầu tạo nên sức mạnh trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Tinh thần tương thân tương ái là nét đẹp nổi bật trong bản sắc của dân tộc ta.
Trong thời đại mới, tinh thần ấy nâng cao, mở rộng thành tình yêu nhân loại.
 
Last edited by a moderator:
T

tvxqfighting

Phạm Duy Tốn(1883-1924), nguyên quán thôn Đông Thọ, là 1 trong những tác giả viết truyện ngắn hiện đại hay nhất Việt Nam đầu thế kỉ 20. Bằng ngòi bút tương phản đối lập gay gắt, nhà văn PHạm Duy Tốn đã khắc họa hình ảnh viên quan phủ đại diện cho bộ máy quan lại cai trị thời Pháp thuộc. Là điển hình của 1 kẻ: lòng lang dạ thú->thờ ơ vô trách nhiệm tới mức vô nhân đạo trước tình cảnh khốn khổ of muôn dân. Trong lúc dân tình đang khốn khổ nguy nan, hàng nghìn dân phu dầm mình trong bùn trong nước suốt từ chiều cho tới tận 1h sáng, đem hết sức tàn chống trọi vs sức nước ở sông đang dâng lên cuồn cuộn- nguy cơ đe vỡ đã diễn ra đến nơi rồi. Trong lúc đo- quan phụ mẫu- kẻ có trách nhiệm phải trông coi việc giữ đê sao mà vẫn ung dung nhàn hạ, sung sướng. Cách quãng đê ko xa, trong ngôi đình cao ráo vững chắc, quan đang ngự trên chiếc sập gụ, xung quanh la liệt.....(trong sách bạn ạ. Nào là gãi chân, bát yến hấp đường phèn, phe phẩy quạt...) Ngài phải chăm lo việc giữ đê mà tâm trí ngài đang để vào 120 lá bài đen đỏ....Dù đê vỡ dân trôi, dù trời long đâts lở, xong ngài cx mặc kệ. Ngay khi âm thanh bào hiệu đê đã vỡ, tất cả những ng xung qunah ngài đều hoảng hốt lo sợ, riêng ngài vẫn bình thảncắm cúi chơi bài. Kể cả lúc thằng dân phu chạy vào báo tin đê đã vỡ, ngài đã sai lính tống cổ nó ra ngoai vì đã làm hỏng.....(blah blah, bạn tự kể vào nhé ;) ) Qua hình ảnh- phản ánh nét hiện thực VN đầu thế kỉ 20 đầy bất côgn ngang trái, qua đó, bày tỏ 1 nỗi thương cảm sâu sắc đến nỗi khổ đau of nhân dân ta thời kì bấy h.
 
T

thanhhien_pretty

mấy bạn giải giùm đề 2 cho mình đi. Chứ đề 2 là dề quan trọng nhất?Làm
gium mình đi?
 
T

thanhhien_pretty

Làm giùm bài văn này đi? ngày mai là kiểm tra Hk2 rồi

Đề: hãy giải thích câu tục ngữ " thương người như thể thương thân":(:(:(:(:(
Mình là người học giốt văn nên minh cần mấy bạn làm giùm mình nha.
Mấy bạn đừng Copy những bài trước nha mà tự làm giùm cho mình?
 
N

nhattien113

"Thương người như thể thương thân".

Làm bài văn cũng dễ dàng thôi Chỉ cần đầy đủ lý lẽ, dẫn chứng,... là được
Cho dàn bài này làm ví dụ :
I. Mở bài
- Truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam lấy chữ nhân làm gốc.
- Một trong những nét đẹp của phẩm giá là tình thương yêu con người và đức vị tha.
- Ông bà, cha mẹ thường khuyên nhủ con cháu : Thương người như thể thương thân.
II. Thân bài
a) giải thích ý nghĩa câu tục ngữ.
-Thân là bản thân. Thương thân là thương mình, khi cảm nhận nỗi khổ của mình khi đói không cơm, lạnh không áo, ốm không thuốc.
- Thương người : người là người xung quanh. Thương người là thương xót, cảm thông, chia sẻ nỗi vất vả, cơ cực của người khác, nếu có điều kiện thì sẵn sàng giúp đỡ.
Thương người như thể thương thân : ta yêu quý bản thân mình như thế nào thì mình phải thương người khác như thế. Nếu đã từng trải qua đau khổ, bệnh tật, túng thiếu,... thì khi thấy người khác lâm vào cảnh ấy, ta hãy cảm thông, giúp đỡ, quan tâm tới họ như đối với chính bản thân ta.
b) Tác dụng của câu tục ngữ :
Là lời nhắc nhở phải biết Yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình.
Phải biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
Cội nguồn của tình yêu thương là lòng nhân ái
c) chứng minh nội dung câu tục ngữ.
Một cá nhân không thể sống tác rời cộng đồng gia đình, xã hội, nhất là lúc cơ nhỡ, khó khăn ( từ đoạn này bắt đầu lấy dẫn chứng cụ thể qua sách báo, phim ảnh,.... mà bạn biết)
Mối quan hệ giữa bản thân với mọi người xung quanh là mối quan hệ hữu cơ, khăng khít. Mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy ( Tiếp tục đưa ra dẫn chứng )
Hiện nay, phong trào từ thiện được nhân rộng khắp đất nước. Đó là biểu hiện cụ thể của truyền thống nhân ái và đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
III. Kết bài
Tình giai cấp, nghĩa đồng bào là yếu tố quan trọng hành đầu tạo nên sức mạnh trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Tinh thần tương thân tương ái là nét đẹp nổi bật trong bản sắc của dân tộc ta.
Trong thời đại mới, tinh thần ấy nâng cao, mở rộng thành tình yêu nhân loại.
 
Last edited by a moderator:
T

tuanvy0808

"Thương người như thể thương thân".

1. Mở bài : Giới thiệu về tục ngữ; giới thiệu câu tục ngữ

2. Thân bài

a. Giải thích câu tục ngữ

- Thương người, thương thân ?

- Ý nghĩa câu tục ngữ : Với kết cấu so sánh, câu tục ngữ khuyên con người cách sống, cách ứng xử vì mọi người – đây chính là đạo lí truyền thống cao đẹp của dân tộc.

b. Bình luận

-Đánh giá:

Câu tục ngữ hoàn toàn đúng : mỗi người cần biết cảm thông chia sẻ, thương yêu người khác.

Nỗi đau khổ của người – nỗi đau của mình

Đây không phải là mối quan hệ một chiều : Ai cũng thương người như thể thương thân thì trong xã hội sẽ phổ biến những mối quan hệ tốt đẹp “mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Đây chính là bài học quan trọng nhất được rút ra.

-Liên hệ, bình luận mở rộng:

Trong cuộc sống còn không ít những kẻ sống ích kỉ, chỉ chăm lo cho lợi ích của riêng mình: Hại người khác vì quyền lợi của mình (giẫm đạp lên quyền lợi, làm hại tính mạng người khác…)

Thờ ơ, bình thản trước đau khổ của người khác.

Nêu gương sáng về những người có lối sống cao đẹp:

Những người bình dị nhường cơm sẻ áo, cứu giúp người hoạn nạn; cứu người trong những giờ phút cấp bách không nghĩ đến tính mạng của mình; những người xả thân vì nghĩa lớn, vì sự nghiệp cứu nước; việc HS tham gia góp quỹ từ thiện, ủng hộ đồng bào lũ lụt, tham gia đóng bảo hiểm y tế….

c. Bài học có thể rút ra: không gây điều ác; quan tâm đến người khác đặc biệt là những người hoạn nạn.

3. Kết bài -Khẳng định lại truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc

- Mỗi người cố gắng thực hiện cao nhất lời khuyên của câu tục ngữ để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.
 
Last edited by a moderator:
P

per.xig_9x

[văn 7] đề thi học kì, ai giúp mình với, va- ren và phan bội châu

Dựa vào văn bản những trò lố hay là va-ren và phan bôi châu giải thích tại sao những tân trò mà va- ren bày ra lại được gọi là những trò lố???
 
S

superlucky7

mai tớ thi oy` :
1. Lời khuyên chúng minh tôn trọng kỉ luật sẽ trở thành hs tốt.
2.Lời khuyên chứng minh tính trung thực rất cần thiết cô 1 hs.
3. lời khuyến cáo xả rác bừa bãi sẽ là hành động tác hại vô cùng xấu tới cuộc sống của con người.
...
 
R

runoxuan831998

Tục ngữ là kho báu trí tuệ dân gian. Có biết bao bài học sâu sắc ta tìm thấy trong tục ngữ. Câu "Thất bại là mẹ thành công" luôn được nhiều người nhắc đi nhắc lại trong cuôc sống để tự đông viên mình vươn lên.
Hai ch¬ữ "thất bại" và "thành công" trong câu tục ngữ tương phản nhau. "thất bại" được nhân hóa thành "mẹ". Người con ấy là "thành công" do người mẹ "thất bại" sinh ra. Ông cha ta đã có 1 cách nói quá thật sâu sắc mà thật gọn, thật hay để nêu lên 1 bài học quý báu khi khuyên mọi người đừng ngã lòng mà phải bền gan, bền chí, quyết tâm vươn lên, vượt lên sau mỗi lần thất bại. Thành công là hệ quả được tìm thấy trong bài học thất bại: "Thất bại là mẹ thành công". Trong cuôc sống, ta luôn luôn đứng trước bao khó khăn thử thách. Bắt tay vào làm một việc mới, ai cũng thấy "vạn sự khởi đầu nan". Trong học tập, lao đông, chiến đấu ,... ta phải đối diện với bao cái khó, ngay những người thông minh tài trí cũng thế. Có cái khó, ta tìm được cách để vượt qua, nhưng cũng có cái khó làm ta thất bại.
Có những người thất bại thì nản chí, hoang mang, thậm chí trở nên bi quan tiêu cực. Nhưng cũng có người sau mỗi lần thất bại, sau mỗi lần ngã đau, họ đã dũng cảm đứng lên, dám nhìn thẳng vào sự thật, tỉnh táo tìm ra nguyên nhân thất bại. Nhờ thế, ý chí và quyết tâm được nâng cao lên và cao hơn bao giờ hết. Trước mọi thất bại không nên cay cú, nóng vôi, ko đc chủ quan mà càng phải thân trọng, tỉnh táo. Bài học thất bại là bài học cay đắng ở đời, ta cần phải biết bình tĩnh, sáng suốt tìm ra người nhân thất bại. Đó mới chỉ là bước đầu. Tiếp theo ta phải tìm đc phương pháp, lấy trí tuệ và nghị lực để khắc phục trở ngại, khó khăn, vượt lên giành thành công mới, thắng lợi mới. Sự lớn lên ấy là chân lý mà ta đã tìm đc qua câu tục ngữ "Thất bại là mẹ thành công"
Có những thất bại trong chiến đấu phải trả giá bằng xương máu. Có những thất bại trong làm ăn phải mất rất nhiều tiền của. Có thất bại làm hao mòn trí lực, danh dự, thời gian,....... Môi~ thất bại là 1 quả đắng! Có thành công nào mà ko hề gặp khó khăn, không hề trải qua ít nhiều thất bại? Hoa thơm trái ngọt trên đường đời đâu phải dễ kiếm, dễ tìm! Phải đổ mồ hôi, công sức, thời gian,.... ta mới làm nên trái hạnh phúc ngon ngọt. Câu tục ngữ này đã dạy ta bài học làm người, là con người chân chính, có niềm tin, có nghị lực, có bản lĩnh....
Đọc tiểu sử các vĩ nhân, ta càng thấy rõ những cống hiến của họ cho nhân loại là sự kết tinh của tài năng và ý chí chiến thắng bao khó khăn thử thách. Sau hơn 1 thế kỷ chiến đấu anh dũng và hi sinh to lớn, nhân dân ta mới làm nên Cách Mạng Tháng 8, chiến thăng Điện Biên Phủ, chiến thắng 30.4.1975 giải phóng miên nam, thống nhất đất nước. Trong đời học sinh mỗi chúng ta cũng vậy, sau mỗi bài tập, mỗi bài kiểm tra, mỗi kì thi ai cũng thấy mình lớn lên, tự tin hơn, càng thấm thía lời dạy của ông cha "Thất bại là mẹ thành công"
Cụ Phan Bôi Châu nhà cách mạng vĩ đại, nhà thơ lớn của đất nước ta đã viết:
Càng nhiều thất bại
Càng chắc thành công
Xin chớ ngã lòng
Xin càng bền chí
Ngã rồi liền dậy
Trong cuôc sống ta phải thận trọng va tỉnh táo để giảm bớt mọi thất bại. Nhưng cũng phải dũng cảm trước mọi rủi ro ấy. Phải học tập để nâng cao trí tuệ, phải tự rèn luyện ý chí và bản lĩnh để khắc phục khó khăn, thử thách, vươn lên giành nhiều thắng lợi. Câu tục ngữ này không chỉ cổ vũ chú¬ng ta dũng cảm đúng vững trước những thử thách mà còn nhắc nhở mỗi người gần xa "Thắng không kiêu, bại ko nản". Trên con đường học tập đi tới ngày mai của tuổi trẻ, bài học ấy là vô giá.
 
S

subon

Ai giup em lam bai van giai thich "That bai la me thanh cong"em sap kiem tra roi.Cuu em voi huhu

________________________________________
Bài làm

Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ. Thành công là khi bố và con trai có dũng khí bước vào bếp, nấu những món ăn mẹ thích nhân ngày tám tháng ba. Món canh có thể hơi mặn, món cá sốt đáng lẽ phải có màu đỏ sậm thì lại ngả sang màu… đen cháy.
Nhưng nhìn mâm cơm, mẹ vẫn cười. Bởi vì hai bố con không thể thành công trên “chiến trường” bếp núc, nhưng lại thành công khi tặng mẹ “đoá hồng” của tình yêu. Một món quà ý nghĩa hơn cả những món quà quý giá, hạnh phúc ấy long lanh in trong mắt mẹ.

Thành công còn là hình ảnh một cậu bé bị dị tật ở chân, không bao giờ đi lại bình thường được. Từ nhỏ cậu đã nuôi ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá. Sau bao nỗ lực khổ luyện, cậu bé trở thành cầu thủ dự bị trong một đội bóng nhỏ, và chưa bao giờ được chính thức ra sân. Nhưng đó không phải là thất bại. Trái lại, thành công đã nở hoa khi cậu bé năm xưa, với bao nghị lực và quyết tâm, đã chiến thắng hoàn cảnh để theo đuổi ước mơ từ ngày thơ bé. Thành công ấy, liệu có mấy người đạt được?

Sau mỗi mùa thi đại học, có bao “sĩ tử” buồn rầu khi biết mình trở thành “tử sĩ”. Hai bảy điểm, cao thật đấy. Nhưng cao mà làm gì khi nhiệm vụ một lấy tới hai bảy phẩy năm? Đó thật ra không phải là thất bại, chỉ là khi thành công - bị - trì - hoãn mà thôi. Cuộc sống vẫn chào đón họ với nhiệm vụ hai, nhiệm vụ ba. Quan trọng là họ đã nỗ lực hết sức để khẳng định mình. Đó là ý nghĩa vẹn nguyên của các kỳ thi, và cũng là bản chất của thành công.
Ngày còn nhỏ, tôi đã được đọc một câu chuyện rất xúc động. Chuyện kể về một cậu bé nghèo với bài văn tả lại mẹ - người phụ nữ đã che chở cuộc đời em. Cậu bé viết về một người mẹ với mái tóc pha sương, với đôi bàn tay ram ráp nhăn nheo nhưng dịu hiền và ấm áp. Cậu kết luận rằng: bà ngoại là người mẹ - người phụ nữ đã nâng đỡ em trong suốt hành trình của cuộc đời. Bài văn lạc đề, phải về nhà viết lại. Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi ở đó chất chứa tình yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. Liệu có thành công nào, tình cảm nào thiêng liêng hơn thế?

Nhiều năm trước, báo chí từng vinh danh một cậu học trò nghèo thi đậu đại học với vị trí thủ khoa. Đối với cậu, đó là một thành công lớn. Nhưng có một thành công khác, lặng thầm mà lớn lao, đó là chiến thắng của một người cha gần hai mươi năm trời đạp xích lô nuôi con ăn học. Bao niềm tin và hi vọng hiện lên trên gương mặt vốn đã chịu nhiều khắc khổ. Và ngày con trai đậu đại học cũng là ngày tốt nghiệp khoá học của một người cha.
Tôi biết có một nữ sinh tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu gần hai mươi năm trước. Với tài năng của mình, cô có thể gặt hái thành công trên con đường sự nghiệp và danh vọng. Nhưng cô sinh viên năm ấy đã chấp nhận hi sinh những cơ hội của đời mình để trở thành một người vợ đảm đang, một người mẹ dịu hiền của hai cô công chúa nhỏ. Cho tới bây giờ, khi đã là một phụ nữ trung niên, Người vẫn nói với tôi rằng: “Chăm sóc bố và hai con chu đáo, đối với mẹ đã là một thành công lớn”. Mỗi khi nghe câu nói ấy, tôi lại rơi nước mắt. Gia đình là hạnh phúc, là thành quả đẹp đẽ của đời mẹ, và chúng tôi phải cảm ơn mẹ vì điều đó.
Con người luôn khát khao thành công, nhưng mù quáng theo đuổi thành công thì thật là vô nghĩa. Bạn muốn mình giàu có, muốn trở thành tỷ phú như Bill Gates? Vậy thì hãy gấp đồng tiền một cách cẩn thận rồi trao nó cho bà cụ ăn xin bên đường. Với việc làm đẹp đẽ ấy, bạn sẽ cho mọi người hiểu được bạn không chỉ giàu có về vật chất mà còn giàu có tâm hồn. Khi đó, bạn đã thực sự thành công.

Cũng có khi bạn ước mơ thành công sẽ đến với mình như đến với Abramovich - ông chủ của đội bóng toàn những ngôi sao? Thành công chẳng ở đâu xa, chỉ cần bạn dành thời gian chăm sóc cho “đội bóng” của gia đình bạn. Ở đó, bạn nhận được tình yêu thương vô bờ bến, thứ mà Abramovich không nhận lại được từ những cầu thủ của ông ta. Thành công đến với mọi người một cách giản dị và ngọt ngào như thế!
Bạn được sinh ra, đó là một thành công vĩ đại của cha và mẹ. Trách nhiệm của bạn là phải gìn giữ cho vẻ đẹp hoàn thiện của thành công ấy. Đừng bao giờ ủ ê nghĩ rằng cuộc sống là một chuỗi của thất bại, bởi như một giáo sư người Anh từng nói: “Cuộc sống này không có thất bại, có chăng là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi”.

:) :)) ;)
 
S

subon

Ai giup em lam bai van giai thich "That bai la me thanh cong"em sap kiem tra roi.Cuu em voi huhu

________________________________________
Bài làm
Thật bại là một trạng thái khi không hoàn thành một việc nào đó, hoặc chuyện đó hoàn thành nhưng không theo một tiêu chí đã đề ra trước đó. Thành công thì có ý nghĩa hoàn toàn ngược lại, nghĩa là mọi vật điều kết thúc tốt đẹp và hiệu quả theo mục tiêu đã đề ra.

Thất bại là mẹ thành công là một câu khuyên nhũ người khác không nên bỏ cuộc khi chuyện chưa thật sự hoàn toàn đã an bày không theo ý mình. Đây cũng là nghĩa bóng của câu thành ngư. Mặc khác trong thực tế khi sau khi người ta thất bại trong chuyện gì đó người ta sẽ có kinh nghiệm và quyết tâm không bị thất bại tương tự nữa.

Ý nghĩa của câu thành ngữ này chắc còn nhiều hơn nữa, nhưng trước mắt mình nghĩ là vậy. Hy vọng nó cũng làm cho bạn hài lòng phần nào.

:p ;) :)>-:D
 
Last edited by a moderator:
C

candykool_209

Ăk.thứ 6 thi văn òi mà chưa có học thuộc đk cấu trúc,ai đã từng học qua lớp 7 mà còn giữ đề mình đã làm rồi thì đăng lên đây cho mình coi vs
 
M

minhvuhotbox@yahoo.com

Chứng minh sống chết mặc bay đã phản ánh nỗi khổ của nhân dân đồng thời lên án thói vô trách nhiệm của quan

Phạm Duy Tốn là một cây bút viết truyện ngắn xuất sắc nhất của những năm đầu thế kỷ XX. Một trong số những tác phẩm ông để lại, Sống chết mặc bay là truyện ngắn tiêu biểu hơn cả, nó được coi như một trong những tác phẩm mở đầu cho khuynh hướng văn học hiện thực phê phán sau này. Trong Sống chết mặc bay, tác giả đã tái hiện khá sinh động bức tranh đối lập giữa đời sống khổ cực của nhân dân với cuộc sống phè phỡn xa hoa của lũ quan lại. Viết Sống chết mặc bay, Phạm Duy Tốn đã mạnh mẽ tố cáo thói vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời.

Mở đầu tác phẩm, tác giả đã xây dựng một tình huống độc đáo được đặt trong sự đối lập gay gắt. Một bên là tình cảnh vô cùng nguy khốn của dân chúng: "Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đê thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất". Tính mạng "con dân" cả vùng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Quang cảnh hàng trăm ngàn con người đang ra sức chống chọi lại với cơn lũ thật khẩn trương, vất vả. "Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, người đội đất, kẻ vác tre", "người nào người nấy lướt thướt như chuột lột". Một bên là cảnh quan huyện "kẻ cha mẹ của dân" có trách nhiệm đốc thúc dân chúng bảo vệ đê thì lại đang chễm chệ trong đình "cách đó chừng bốn năm trăm thước. Đình ấy cũng ở trong mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng chẳng việc gì". Ngoài kia con dân đang chân lấm tay bùn, đem thân hèn yếu để chống chọi lại với sức nước thì trong đình "đèn thắp sáng trưng", "nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn rịp". Dường như ngoài kia và trong này là cả hai thế giới khác biệt hoàn toàn. Nếu ngoài kia là thảm cảnh thì trong này là thú vui. Ngoài kia gấp gáp khẩn trương, trong này thong dong nhàn nhã. Cái náo loạn đặt bên cạnh cái yên ả. Trái với "con dân" đang "trăm lo ngàn sợ", quan phụ mẫu "uy nghi chễm chện ngồi" như không hề hay biết đến tình trạng thảm thương của dân chúng. Dựng lên hai cảnh đối lập gay gắt đó, tác giả vạch trần thói vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời. Trong tình cảnh ấy, vô trách nhiệm chính là một tội ác.

Người đọc không thể tưởng tượng được trong tình thế nan nguy của tính mạng hàng ngàn người dân mà quan phụ mẫu vẫn điềm nhiên đánh bạc và hưởng lạc. Trong khi "sức người khó lòng địch nổi sức trời" thì bọn nha lại tay chân chỉ mải lo hầu bài quan.

Bản chất vô nhân đạo, lối sống "sống chết mặc bay" của tên quan huyện đã lộ rõ. Mưa gió và sinh mạng hàng ngàn con người không được quan chú ý bằng một trăm hai mươi lá bài. Không khí trong đình vẫn tĩnh mịch y trang, chỉ đôi khi nghe tiếng quan gọi "điếu mày", tiếng "dạ", tiếng "bốc", "Bát sách! Ăn", "Thất văn... phỗng"... Thú vui bài bạc, ma lực đỏ đen đã làm bọn quan lại đánh mất lương tri, nhân tính. "Nước sông dầu nguy không bằng nước bài cao thấp", hình ảnh so sánh thể hiện sự táng tận lương tâm của lũ vô lại. Cuối cùng, đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai "đê vỡ rồi thời ông cách cổ *********". Đoạn, lại bình thản quay mặt hỏi thầy đề: "Thầy bốc quân gì thế?". Ván bài "ù to". Quan sung sướng, cười hả hê, đắc chí và cũng chính lúc ấy "nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết"...

Với việc sử dụng triệt để thủ pháp tương phản đối lập và nghệ thuật xây dựng tình huống truyện gay gắt; với giọng văn khi thiết tha xúc động, khi cay độc, mỉa mai,... Phạm Duy Tốn đã trực tiếp bày tỏ thái độ cảm thông sâu sắc của mình trước thảm cảnh của dân chúng và lòng căm uất phẫn nộ bọn quan lại phong kiến.



Phạm Duy Tốn (1883 – 1924), nguyên quán làngPhượng Vũ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây; sinh quán thôn Đông Thọ (nay là phố Hàng Dầu, Hà Nội),ông là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại. Và một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông là Sống chết mặc bay.
Với hai bức tranh đời tương phản, tác giả đã phản ánh rõ nét toàn cảnh xã hội phong kiến thời xưa. Hai hình ảnh trái lập nhau đã làm càng tăng thêm ý nghĩa, lên án, tố cáo những kẻ cầm đầu độc ác, không biết quan tâm đến đời sống nhân dân hay nói đúng hơn là tên quan phủ – một viên quan vô trách nhiệm lòng lang dạ sói trong tác phẩm. Văn bản này vào đề bằng một hình ảnh hết sức căng thẳng, gay cấn, khó khăn. Đó là vào một giờ đêm, trời mưa tầm tã. Nước sông dâng cao đe doạ vỡ đê. Với công cụ thô sơ, những người dân chân lấm tay bùn với hàng nghìn tư thế khác nhau: người vác cuốc, người vác tre, kẻ bì bõm ướt như chuột lột cùng nhau gắng sức chống lại thiên tai, bão lụt. Hình ảnh muôn sầu nghìn thảm ấy làm bất cứ ai được đọc, được nghe đều không khỏi xót thương. Sự vất vả của người dân kéo dài tới mãi đêm khuya vẫn chưa chấm dứt. Tiếng hò, tiếng gọi, í ới, gấp gấp, sự căng thẳng ấy được bộc lộ qua nét mặt của từng người. Trước tình cảnh như vậy thì bất kì ai cũng đặt ra câu hỏi: Vậy trước thế cùng sức kiệt như vậy thì quan phụ mẫu, những người có chức quyền ở đâu. Thì ra những vị quan phụ mẫu đang hộ đê trong đình, một khung cảnh hoàn toàn trái ngược. Bầu không khí ấm áp không chút lo âu. Sự bình thản của mỗi người trên từng quân bài. Quan phụ mẫu đang hộ đê trong tư thế ung dung, nhàn hạ, tay cầm bát yến, ngồi khểnh vuốt râu. Sự oai phong của quan được thể hiện ở lời nói. Những tên xu nịnh vây quanh nịnh hót, quan thắng bài đó là niềm hạnh phúc. Từng khung cảnh cũng được đề cập đến trong văn bản càng bộc lộ rõ nét hơn. Than ôi! Xã hội phong kiến bất công biết bao. Bằng những ngôn từ, biện pháp tự sự, kết hợp với miêu tả, bình luận cùng với những cảm xúc chân thực, tác giả đã đưa người đọc vào trong cuộc sống bấy giờ, tái hiện lại những nghịch cảnh trớ trêu, lay động lòng người, đánh thức lên một nỗi niềm xót cảm. Không mảy may một chút vương lòng, những hình ảnh nhàn hạ, nào quan phủ, nào thầy lí, thầy đề, những tên cương hào, ác bá được lột tả dưới ngòi bút của tác giả. Với những ngôn từ bình dị, cổ xưa, tác giả đã gợi lên một khung cảnh chân thực. Hơn thế nữa, một loạt những nghệ thuật độc đáo được được sử dụng. Khi thời điểm tưởng chừng ngàn cân treo sợi tóc, văng vẳng từ xa tiếng người vào bẩm báo: Dễ có khi đê vỡ”. Cảnh bình chân như vại của viên quan bằng lời nói: Mặc kệ” khi đợi bài ù. Không chỉ vậy sự thách thức của hắn còn được bộc lộ bởi câu nói: Đê có vỡ, nước có dâng lên cao thì cũng không lo đình sập, đình vỡ” Thật là nghịch chướng. Đó là phép tăng cấp rất độc đáo. Hay nghệ thuật tương phản cũng khá ấn tượng. Hai khung cảnh một trời một vực, một bên ung dung nhàn nhã, một bên gấp gáp lo âu. Sự tương phản này là mâu thuẫn quan điểm của hai lớp người trong xã hội xưa.
Có thể nói với sự khéo léo trong việc vận dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn hai biện pháp nghệ thuật cùng với ngôn từ chặt chẽ điêu luyện, phù hợp tương tác với nhau, bài văn đã rất thành công trong việc lột tả hai hình tượng đối lập. Đồng thời cũng lên án những tên quan phụ mẫu đại diện chính quyền lại vô trách nhiệm hay nói đúng hơn là lòng lang dạ sói cứ ung dung, thoải mái trong nhung lụa, hạnh phúc, bỏ mặc người dân trong cảnh lầm than, cơ cực. Hai bức tranh đời này mang đậm đà chất hiện thực và thắm đượm những cảm xúc nhân văn và gợi lên lòng đồng cảm nơi người đọc.
 
Top Bottom