[Văn 7 - Tổng hợp] Đề kiểm tra học kì 2.

D

dne4t

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

mình bị mất quyển sgk ngữ văn tập i mà trong phần ôn tập văn (sbt/t97) bài 2 cần dùng đến nó để tìm lại mấy kiến thức đã mất
tớ chỉ nhớ mang máng mấy ý thôi, giúp tớ với.
Bài tập:
1.ca dao dân ca là gì? (tớ không nhớ lắm hình như là những câu ca dao thêm nhạc vào ấy )
2.định nghĩa thơ trữ tình. đặc điểm cơ bản & vd?
3.định nghĩa thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật. đặc điểm cơ bản & vd?
4. đn thơ ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật. đđ cơ bản & vd?
5.đn thơ thất ngôn bát cú. đđ cơ bản & vd?
6. đn thơ lục bát. đđ cơ bản?
8. đn thơ song thất lục bát.đđ cơ bản & vd?
9. đn phép tương phản, phép tăng cấp. đđ bản & vd?


Mong mọi người giúp được mình
. .
 
Last edited by a moderator:
C

chuotnhatthuydungburatino

1. Ca dao dân ca là những khái niệm tương đương, chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người .
2. Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình; bao gồm các thể loại văn học như thơ trữ tình,...
Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt cảm xúc, tình cảm, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quang và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
8. Song thất lục bát là thể thơ do người VN sáng tạo, gồm 2 câu 7 chữ, tiếp đến 2 câu 6 - 8. Bốn câu thành 1 khổ, số lượng khổ thơ ko hạn định. Chữ cuối câu 7 trên vần với chữ thứ năm câu 7 dưới, đều vần trắc. Chữ cuối câu 7 dưới vần dưới vần với chữ cuối câu 6, đều vần bằng. Chữ cuối câu 8 lại vần với chữ thứ năm câu 7 trên của khổ sau, cũng vần bằng.
6. Thơ lục bát là thể thơ trên 6 dưới 8, số dòng và câu ko hạn định. (Mình tự nhớ đó).

Còn 3,4,5, 9 dể mình tìm rùi sẽ post lên cho. Cũng muộn rùi mà
Hy vọng lượng kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn!
 
C

cuncon2395

9. Tương phản là nghê thuật dùng 2 hình ảnh, 2 chi tiết, 2 nhân vật,... đối lập nhau để khắc họa đậm nét hơn một vấn đề nào đó.
- Ví dụ Thạch Lam dùng hình ảnh đoàn tàu sáng rực ánh đèn đi qua phố huyện nghèo để làm rõ thêm hình ảnh phố huyện nghèo nàn và tăm tối trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ".

Tăng cấp là một phép tu từ về câu trong đó các hình ảnh văn thơ cứ tăng dần để nhấn mạnh ý cần diễn đạt.
- truyện "Ông lão đánh cá và con cá vàng" , trong đó ông lão ra biển năm lần thì lần sau luôn luôn hơn lần trước (lòng tham của mụ vợ tăng lên, ông lão bị đánh đập nhiều hơn, sóng dữ dội hơn, ...)

mà Đ Đ là j vậy em ???
 
C

cuncon2395

8. Về luật vần ở câu lục và bát thì hoàn toàn là giống thơ lục bát, không đề cập đến. Tôi chỉ đề cập đến hai câu thất. Luât thanh không phải ở các từ 2-4-6 như các thể thơ khác mà lại chú ý vào các tiếng 3-5-7.
Câu thất 1: các tiếng 3-5-7 theo thứ tự là t-b-t
Câu thất 2: các tiếng 3-5-7 theo thứ tự là b-t-b
Các tiếng 1-2-4-6 tự do về thanh.
Ví dụ:
Lòng này gửi gió đông có tiện t-b-t

5, thất ngôn bát cú là thể thơ có 7 câu 8 chữ :D cí dụ : bài qua đèo ngang
Nghìn vàng xin gửi đến non yên b-t-b

4, Thực chất là bài thất ngôn tứ tuyệt đem bỏ đi hai chữ đầu ở mỗi câu; các chữ còn lại vẫn giữ nguyên luật bằng trắc, niêm và vần.

Ví dụ: từ bài trên mà thành

Thuyền đưa khách thuận dằm
Bến cũ biệt mù tăm
Chiếc lá bay theo gió
Tình xưa ghé đến thăm

3, Thực chất là một bài "thất ngôn bát cú" đem bỏ đi bốn câu đầu hoặc bốn câu cuối. Luật bằng trắc và niêm, vần... vẫn giữ nguyên, có thể bỏ luật đối ở hai câu 3, 4 hoặc 5, 6. Lúc này nó sẽ thành một bài thơ "bốn câu ba vần" mà Nguyễn Du đã nhắc trong truyện Kiều.

Ví dụ: bài thơ sau của Quách Tấn

Từ buổi thuyền đưa khách thuận dằm
Trông chừng bến cũ biệt mù tăm
Cảm thương chiếc lá bay theo gió
Riêng nhớ tình xưa ghé đến thăm
 
C

chuotnhatthuydungburatino

1. Ca dao dân ca là những khái niệm tương đương, chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người .
2. Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình; bao gồm các thể loại văn học như thơ trữ tình,...
Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt cảm xúc, tình cảm, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quang và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
8. Song thất lục bát là thể thơ do người VN sáng tạo, gồm 2 câu 7 chữ, tiếp đến 2 câu 6 - 8. Bốn câu thành 1 khổ, số lượng khổ thơ ko hạn định. Chữ cuối câu 7 trên vần với chữ thứ năm câu 7 dưới, đều vần trắc. Chữ cuối câu 7 dưới vần dưới vần với chữ cuối câu 6, đều vần bằng. Chữ cuối câu 8 lại vần với chữ thứ năm câu 7 trên của khổ sau, cũng vần bằng.
6. Thơ lục bát là thể thơ trên 6 dưới 8, số dòng và câu ko hạn định. (Mình tự nhớ đó).

Còn 3,4,5, 9 dể mình tìm rùi sẽ post lên cho. Cũng muộn rùi mà
Hy vọng lượng kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn!




Mình làm típ để hoàn thiện phần đang giúp bạn nha!
3. Thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Có gieo vần (chỉ 1 vần) ở các chữ cuối của các câu 1,2,4,6,8. Có phép đối giữa câu 3 với câu 4, câu 5 với câu 6 (tức 4 câu giữa). Có luật bằng trắc. Ko đúng những điều trên bị coi là thất luật (ko đúng luật).
9. Ủa! Hình như phép tương phản và tăng cấp là từ học kỳ II mà. Cậu xem lại nghe!
Câu 4, 5 có người giúp cậu rùi. Để lần sau mình giúp cậu tiếp nha!
:p
 
Last edited by a moderator:
D

dovat1977000

do là SGK trang 186 bạn hãy vào ngay để xem nhé mong bạn sớm có câu trả lời
 
T

tvxqfighting

Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Văn

Đề 1: Chứng minh Bác Hồ luôn yêu thương thiếu nhi
Đề 2: Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
Em hiểu lời dạy của Bác Hồ ntn?
Đề 3:Ca dao có bài:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung 1 giàn
Chưng minh từ xưa đến nay nhân dân ta luôn sống theo truyền thống tốt đẹp đó



Giúp mình vs nhất là đề 1. Nhưng chỉ cần đưa dàn bài thôi, mình muốn tự viết :D:D
 
T

thuyhoa17

Đề 1: Chứng minh Bác Hồ luôn yêu thương thiếu nhi

~~> http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=139019

Đề 2: Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
Em hiểu lời dạy của Bác Hồ ntn?

~~> http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=41639

Đề 3:Ca dao có bài:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung 1 giàn
Chưng minh từ xưa đến nay nhân dân ta luôn sống theo truyền thống tốt đẹp đó

~~> http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=91800


p/s: sử dụng công cụ tìm kiếm trước đã em nhé. :)
 
D

deptraiketui1998

[văn 7] 4 bài văn nghị luận giải thích thi HKII.

Ai cho em cái dàn bài nghị luận giải thích về:
1, Trung thực
2, Khiêm tốn.
3, Dũng cảm
4, Hi sinh.

Em chú ý đặt tên tiêu đề + viết bài có dấu nhé.
 
Last edited by a moderator:
T

tvxqfighting

Đề 1: Chứng minh Bác Hồ luôn yêu thương thiếu nhi

~~> http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=139019

Đề 2: Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
Em hiểu lời dạy của Bác Hồ ntn?

~~> http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=41639

Đề 3:Ca dao có bài:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung 1 giàn
Chưng minh từ xưa đến nay nhân dân ta luôn sống theo truyền thống tốt đẹp đó

~~> http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=91800


p/s: sử dụng công cụ tìm kiếm trước đã em nhé. :)


Chị ơi chị gợi ý giúp em cái dàn bài được ko ạ?
Em ko thix kiểu viết văn của các bn
 
R

runoxuan831998

thi học kì II

đề 1: đi một ngày đàng học một sàng khôn.
đề 2: sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ.
 
L

lan_anh_9x

dễ hok có gì mà khó mở học tốt mà xem. đó là
văn chương làm cho trái tim rung động của con người <yêu>
văn chương có một sức mạnh to lớn<tình yêu sét đánh>
 
Last edited by a moderator:
T

thuyhoa17

Những ý chính em nhé :D

Đề 1: Chứng minh Bác Hồ luôn yêu thương thiếu nhi

- Trong cuộc sống hằng ngày:
+ Bác dành trọn tình cảm của mình cho thiếu nhi.
+ ân cần, chăm sóc, hỏi han.
+ Với Bác và sau này trở thành tư tưởng, mục tiêu của cả đất nước là: thiếu nhi là những mầm non tương lai của đất nước.
+ Em cũng có thể đưa vào những mẩu chuyện của Bác với thiếu nhi (nhưng chú ý là chỉ đưa nội dung chính thôi nhé).

- Trong thơ của Bác: trong thơ Bác, ta ko khó để tìm đc những câu thơ viết cho thiếu nhi.
+ Bác đặt trong thơ là toàn bộ tình cảm đối với thiếu niên nhi đồng, thông qua những câu thơ thân mật, nhẹ nhàng.
+ Trong những dịp tết thiếu nhi, Bác luôn gửi đến những tâm tình của mình thông qua những câu thơ chúc tết các em thiếu nhi:
"Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng".
...
- Trong những lừoi căn dặn của Bác:
+ trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi, đó là những lừoi Bác dành riêng để khuyên các cháu.
+ Trong những bài học Bác gửi đến các cháu, là nhũng lời tâm tình nhje nhàng mà chan chứa tình cảm.
+ Bác để lại cho thiếu nhi di chúc đầy sự gửi gắm.


Đề 3:Ca dao có bài:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung 1 giàn
Chưng minh từ xưa đến nay nhân dân ta luôn sống theo truyền thống tốt đẹp đó


- Giải thích câu ca dao
=> câu ca dao nói lên tình yêu thương, tình đoàn kết của những con người trong cùng một đất nước, cùng mang trong mình dòng máu Việt Nam.

- Chứng minh:
+ Trong những cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, tinh thần ấy luôn được nêu cao.
Có những con người hi sinh bản thân mình để cứu sống đồng đội, đồng bào thoát khỏi tay giặc, thoát khỏi cái chết.
Và chính nhờ tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái đó mà bao nhiêu lũ gặic cỏ cũng đều bị đánh bại bởi nhân dân ta.
+ Ngày nay: những tinh thần ủng hộ nhân dân lúc khó khăn hoạn nạn (lũ lụt, thiên tai chẳng han...), những tấm lòng ủng hộ cho nhân dân còn khó khăn trong các chương trình từ thiện.
Cũng có những con người hi sinh lợi ích cá nhân để đi đến những nơi khó khăn, giúp đỡ cho đồng bào dân tộc.
=> Họ không phải là anh em ruột thịt chung một nhà, nhưng họ là những con người cùng chung một thuyết thống, huyết thống lướn trong những huyết thống nhỏ, đó là tình dân tộc, tình đất nước, tình đồng bào.

- Liên hệ bản thân.
 
Last edited by a moderator:
D

dotkich9x

Đề thi HK2 Văn.

Mình sắp thi học kì 2 rồi, bạn nào có đề văn gì cho mình tham khảo với. Thanks trước.:D:D:D:D:D

Em chú ý viết bài có dấu.
 
Last edited by a moderator:
S

subon

Đề 2: Mùa xuân là Tết trồng cây - Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
1. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm và gần gũi với thiên nhiên. Khi đất nước hoà bình, Người kêu gọi: “Người người trồng cây, nhà nhà trồng cây” để bảo vệ môi trường sinh thái cho chính cuộc sống của con người. Người đã xây dựng phong trào Tết trồng cây và phong trào ấy ngày càng được nhân rộng.

Đầu năm 1960, Người đã phát động Tết trồng cây trong toàn dân với lời dạy: “Việc này ít tốn kém mà lợi ích nhiều”. Bác nói: “Trong 10 năm nữa phong cảnh nước ta sẽ ngày càng tươi đẹp, khí hậu sẽ hiền hoà hơn, cây gỗ sẽ đầy đủ hơn. Điều đó sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống của nhân dân ta”. Ngày 5/01/1961 (ngày 9 tháng Chạp năm Canh Tý), Bác Hồ về thăm Hợp tác xã Lạc Trung của tỉnh Vĩnh Phúc – nơi có phong trào trồng cây hai bên đường và trên các bãi đất trống, Bác ôm ghì 2 đồng chí lãnh đạo của xã thật chặt và hỏi: “Các chú có thấy khó chịu không?”. Rồi Bác ôn tồn bảo: “Cây cũng như người, nó phải có khoảng cách để sống và phát triển, các chú cần hướng dẫn nhân dân trồng cây theo kỹ thuật, trồng cây nào tốt cây đó”.

Trong những năm chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ ở miền Bắc, Bác Hồ vẫn kêu gọi nhân dân trồng cây, giữ lấy màu xanh của đất nước. Bác viết: “Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Bác thường xuyên theo dõi, động viên, cổ vũ phong trào Tết trồng cây. Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về, Bác vừa viết báo nhắc nhở nhân dân thực hiện Tết trồng cây, vừa đi thăm và tham gia trồng cây cùng với nhân dân. Trong bài viết cuối cùng của mình về Tết trồng cây ngày 5/2/1969, Bác nhắc tới “ích lợi to lớn cho kinh tế quốc phòng” của việc trồng cây gây rừng, “đồng bào các địa phương phải biến đồi trọc thành vườn cây”. Tự tay Bác đã trồng nhiều cây đa mà nhân dân ta thường gọi bằng cái tên trìu mến “Cây đa Bác Hồ”. Trong khu nhà đơn sơ của mình, Bác đã tạo ra một môi trường thiên nhiên tuyệt đẹp, Bác trồng cây trong vườn, chăm cây như chăm người. Bác thả cá dưới hồ và không cho phép ai được câu, xua đuổi và săn bắt chim trong vườn. Bác nói: “Chim là của quý của thiên nhiên ta phải bảo vệ chúng”.
Trong những lần thăm nước bạn hoặc tiếp đón các vị nguyên thủ quốc gia đến thăm Việt Nam, Bác đều tổ chức trồng cây lưu niệm. Người đã trồng cây đại ở ấn Độ, trồng cây sồi ở Nga và còn gọi đó là “những cây hữu nghị”. Cây lớn lên theo thời gian, không chỉ thể hiện của tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và bạn bè thế giới mà còn thể hiện ý thức bảo vệ môi trường.

Ngay cả đến giờ phút Bác sắp đi xa, trong Di chúc Bác cũng không quên nhắc nhở nhân dân ta ta phải tiếp tục trồng cây gây rừng: “Nếu có kế hoạch trồng cây trên đồi, ai đến thăm thì trồng 1 cây làm kỷ niệm. Trồng cây nào phải tốt cây ấy. Lâu ngày cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho công nghiệp”.

Từ lời dạy, việc làm của Bác Hồ, chúng ta nhận thấy rằng, con người sống không thể tách rời khỏi thiên nhiên, không thể thiếu trời mây, cây cỏ, phải biết giá trị to lớn mà thiên nhiên ban tặng. Người kêu gọi nhân dân ta phải bảo vệ rừng như bảo vệ ngôi nhà của chính mình vậy.
Ngày nay, khi “ngôi nhà chung” của chúng ta vang lên tiếng kêu cứu, khi con người nhận thức được đầy đủ ý nghĩa của việc trồng và bảo vệ rừng có thể chống nguy cơ thay đổi khí hậu thì lời dạy của Người càng có ý nghĩa biết bao.
Ngoài ra:
Một vấn đề được Bác Hồ quan tâm đặc biệt lŕ sự nghiệp trồng cây, trồng người: "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người". Rięng về việc trồng cây, vào khoảng giữa năm 1959, Bác viết bài thơ kêu gọi nông dân trồng cây.

"Muốn làm nhà cửa tốt
Phải ra sức trồng cây
Chúng ta chuẩn bị từ nay
Dăm năm sau sẽ bắt tay dựng nhà"
Sau đó, nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng và đón Tết âm lịch, Bác Hồ chính thức phát động phong trŕo Tết trồng cây trong cả nước. Phong trào diễn ra trong vòng 1 tháng từ 6/1 đến 6/2/1960.

"Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân"
Kể từ khi phát động phong trào cho đến khi Bác qua đời, mỗi năm cứ khi tết đến, xuân về Bác đều tự měnh trồng cây trong Phủ chủ tịch để làm gương. Trực tiếp kêu gọi, theo dõi, nhắc nhở, động viên, vận động phong trào. Và không biết tự khi nào, Tết trồng cây đã trở thành một nếp sống đẹp, một truyền thống gắn bó không thể thiếu trong mỗi người dân khi xuân về.
Xã hội hiện đại lŕ xã hội điện tử, tin học và công nghệ. Nhưng phía sau nó, xã hội hiện đại lại thải ra một lượng chất thải khổng lồ dẫn đến ô nhiễm môi trường, nguồn nước, thức ăn... ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe con người, thě việc trồng cây là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Mỗi nhà, mỗi khu phố, mỗi ban ngành... đều phải có trách nhiệm trồng cây xanh ở khu vực mình hay ở, những nơi công cộng để bảo vệ môi trường. Đúng như những điều Bác đă dạy trong lời phát động Tết trồng cây khi xưa: "Miền Bắc có độ 14 triệu người, trong số đó độ 3 triệu trẻ em thơ ấu, 1 triệu người từ 8 tuổi trở lęn đều có thể trồng cây... Như vậy, mỗi tết trồng được độ 15 triệu cây" thě chẳng mấy chốc đất nước ta sẽ phủ xanh.
 
Last edited by a moderator:
D

dotkich9x

[Văn 7] Đề thi hk2.


IV.Đề:
A Trắc nghiệm:3đ (12 câu, mỗi câu 0.25đ )
Đọc kĩ đoạn văn sau, rồi trả lời câu hỏi 1,2, 3, 4 bằng cách khoanh tròn chữ cái có câu trả lời đúng nhất
“... Người Việt Nam ngày nay có lý do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.
Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tư tưởng, tình cảm của người Việt nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử ...”
Câu 1 - Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào ?
A. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta B.Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
C. Đức tính giản dị của Bác Hồ D. Ý nghĩa văn chương
Câu 2 -Tác giả đoạn văn trên là ai ?
A. Hồ Chí Minh B.Phạm Văn Đồng
C. Đặng Thai Mai D.Hoài Thanh
Câu 3 -Câu: “Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.” Là câu:
A. Câu rút gọn B. Câu đặc biệt
C. Câu bình thường D. Câu bị động
Câu 4: Đoạn văn trên viết theo phương thức biểu đạt nào ?
A.Tự sự B.Nghị luận
C.Biểu cảm D Miêu tả
Đọc kĩ các câu sau, rồi trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái của câu trả lời đúng nhất:
Câu 5: Em hiểu thế nào là tục ngữ ?
A.Là những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh.
B.Là những câu nói thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt.
C.Là một thể loại văn học dân gian.
D.Là những câu nói dân gian ngắn gọn, có hình ảnh, nhịp điệu, thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt.
Câu 6: Câu nào sau đây không phải là tục ngữ?
A.Khoai đất lạ, mạ đất quen.
B.Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.
C.Một nắng hai sương.
D.Thứ nhất cày ải, thứ nhì vãi phân.
Câu 7: Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"dùng cách diễn đạt nào ?
A.Biện pháp so sánh.
B.Biện pháp ẩn dụ.
C.Biện pháp điệp ngữ.
D.Biện pháp nhân hóa.
Câu 8: Trong câu : “ Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống” là câu :
A.Chủ động. B.Bị động.
C.Đặc biệt. D.Rút gọn.
Câu 9: Trong các câu sau câu nào là câu đặc biệt?
A.Trời ơi !
B.Cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa.
C.Lũ nhỏ cũng khóc một lúc một to hơn.
D.Thuỷ khóc thút thít.
Câu 10: Tác giả đã chứng minh sự giàu đẹp của tiếng việt qua những phương diện nào ?
A.Ngữ âm, từ vựng B.Từ vựng, ngữ pháp
C.Ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng D.Ngữ âm, ngữ pháp.
Câu 11: Trong câu “nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài”, Hoài Thanh dùng “cốt yếu” với ý nghĩa gì khi nói về nguồn gốc văn chương?
A.Tất cả. B.Cái chính, cái quan trọng.
C.Một phần. D.Đa số.
Câu12: Trong Tiếng Việt, từ một câu chủ động có thể chuyển thành mấy câu bị động ?
A.Ba câu bị động trở lên
B.Một câu bị động tương ứng
C.Hai câu bị động tương ứng
D.Một hoặc hai câu bị động tương ứng
B Tự luận:7 đ
Câu 1: Qua văn bản “ Ý nghĩa văn chương”, em hãy viết đoạn văn ngắn từ năm câu trở lên để giải thích văn chương gây cho ta tình cảm chưa có, luyện cho ta tình cảm sẵn có.
Câu 2: Bằng kiến thức đã học em hãy chứng minh lối sống giản dị thanh bạch của Bác Hồ.

HẾT​
V.Đáp án:
A.Trắc nghiệm:3đ


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
A


x




x
x



B
X


x


b



x

C

x



x



x


D




x






x

B.Tự luận:7đ
Câu 13: HS viết được đoạn văn 5 câu thuộc thể loại nghị luận giải thích, tập trung vào nội dung sau:
-Giải thích văn chương gây cho ta tình cảm chưa có ( 1 đ )
-Giải thích văn chương luyện cho ta tình cảm sẵn có ( 1 đ )
Câu 14: Bài làm HS cần chứng minh được các ý sau
-Mở bài: ( 0,5 đ )

nêu được sự nhất hoán giữa đời thường và đời cách mạng của Bác vô cùn giản dị
-Thận bài ( 3.5)
+Chứng minh được sự giản dị của Bác trên 4 phương diện
.Trong đời sống hàng ngày ( 1 đ )
.Trong công việc ( 1 đ )
.Trong quan hệ ( 1 đ )
.Trong lời nói và viết ( 0.5)
-Kết bài: Khẳng định lại cuộc sống vô cùng giản dị và thanh bạch của Bác, liên hệ bản thân ( 0,5 đ )
-Hình thức trình bày (0.5 đ)
+ Từ ngữ trong sáng, diễn đạt rõ ràng, lập luận, chặt chẽ.
Nho thanks nhe;)
 
Top Bottom