[Văn 7 - Tổng hợp] Đề kiểm tra học kì 2.

P

per.xig_9x

[văn 7] phần thi học kì, bài ca huế trên sông hương

Dựa vào văn bản "Ca Huế trên sông Hương" hãy viết đoạn văn chứng minh ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa tao nhã và đầy sức quyến rũ. ;)
 
T

tvxqfighting

Truyện ngắn "Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu đã vạch bộ mặt giả dối, bì ổi của tên toàn quyền Va-ren. Em hãy làm rõ cho điều này.


Bn ko có đề cương ôn tập à???
 
C

cobekhoahoc

bạn nào giúp mình lập dàn bài cho bài này với,mình đang cần gấp:
Trình bày cảm nhận về những cái hay của đoạn văn sau:
"Ấy đấy,cái mùa xuân thần thánh của tôi nó làm cho người ta muốn phát điên lên như thế đấy.Ngồi yên không chịu được.Nhựa sống trong người cứ căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai,như mầm non của cây cối,nằm im mãi không chịu được,phải trồi ra thành những cái lá nhỏ ti ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh."
(giúp mình nhá! tớ sẽ cảm ơn)
 
R

runoxuan831998

thi học kì II

1. giải thích "đi một ngày đàng học một sàng khôn"
2. giải thích "sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người:
3. c/m ý kiến sau đây của nhà văn Hoài Thanh "văn chương gây cho ta những tình cảm ta ko có, luyện những tình cảm sẵn có"
4. hãy giải thích ý nghĩa của cụm từ " những trò lố"trong nhan đề văn bản những trò lố hay là va-ren và phan bội châu.
 
C

cuonghocnhieu

$$$ 4 Đề thi học kì cần giúp đỡ $$$

Đề 1: Tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Câu tục ngữ trên khuyên chúng ta điều gì? Vì sao người xưa lại khuyên như vậy? Hãy chứng tỏ rằng lời khuyên đó ngày nay vẫn được nhân dân ta thực hiện trong cuộc sống.

Đề 2: Hãy giải thích và chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: "Thất bại là mẹ thành công".

Đề 3:
"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con."
Hãy giải thích nội dung của bài ca dao trên. Dựa vào một số tác phẩm văn học - và gương những người con hiếu thảo, hãy chứng minh rằng người Việt Nam từ xưa đến nay đều thực hiện theo lời nhắn nhủ trong bài ca dao đó.

Đề 4: Câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách" khuyên chúng ta điều gì? Vì sao người xưa lại khuyên như vậy? Hãy chứng tỏ rằng lời khuyên đó ngày nay vẫn được nhân dân ta thực hiện trong cuộc sống.

HELP ME! Tớ sắp thi học kì rùi! HUHU
 
P

phamthiquynh_1998

ca dao là một thể loai van học phản ánh cuộc sông trực tiếp của người sáng tác
có vần điệu, nhịp điệu, ngôn ngũ cô đọng
còn phần kia minh trả lời sau nha
 
T

thinh2612

Đề 1: Chứng minh Bác Hồ luôn yêu thương thiếu nhi

- Trong cuộc sống hằng ngày:
+ Bác dành trọn tình cảm của mình cho thiếu nhi.
+ ân cần, chăm sóc, hỏi han.
+ Với Bác và sau này trở thành tư tưởng, mục tiêu của cả đất nước là: thiếu nhi là những mầm non tương lai của đất nước.
+ Em cũng có thể đưa vào những mẩu chuyện của Bác với thiếu nhi (nhưng chú ý là chỉ đưa nội dung chính thôi nhé).

- Trong thơ của Bác: trong thơ Bác, ta ko khó để tìm đc những câu thơ viết cho thiếu nhi.
+ Bác đặt trong thơ là toàn bộ tình cảm đối với thiếu niên nhi đồng, thông qua những câu thơ thân mật, nhẹ nhàng.
+ Trong những dịp tết thiếu nhi, Bác luôn gửi đến những tâm tình của mình thông qua những câu thơ chúc tết các em thiếu nhi:
"Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng".
...
- Trong những lừoi căn dặn của Bác:
+ trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi, đó là những lừoi Bác dành riêng để khuyên các cháu.
+ Trong những bài học Bác gửi đến các cháu, là nhũng lời tâm tình nhje nhàng mà chan chứa tình cảm.
+ Bác để lại cho thiếu nhi di chúc đầy sự gửi gắm.

Đề 3:Ca dao có bài:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung 1 giàn
Chưng minh từ xưa đến nay nhân dân ta luôn sống theo truyền thống tốt đẹp đó

- Giải thích câu ca dao
=> câu ca dao nói lên tình yêu thương, tình đoàn kết của những con người trong cùng một đất nước, cùng mang trong mình dòng máu Việt Nam.

- Chứng minh:
+ Trong những cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, tinh thần ấy luôn được nêu cao.
Có những con người hi sinh bản thân mình để cứu sống đồng đội, đồng bào thoát khỏi tay giặc, thoát khỏi cái chết.
Và chính nhờ tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái đó mà bao nhiêu lũ gặic cỏ cũng đều bị đánh bại bởi nhân dân ta.
+ Ngày nay: những tinh thần ủng hộ nhân dân lúc khó khăn hoạn nạn (lũ lụt, thiên tai chẳng han...), những tấm lòng ủng hộ cho nhân dân còn khó khăn trong các chương trình từ thiện.
Cũng có những con người hi sinh lợi ích cá nhân để đi đến những nơi khó khăn, giúp đỡ cho đồng bào dân tộc.
=> Họ không phải là anh em ruột thịt chung một nhà, nhưng họ là những con người cùng chung một thuyết thống, huyết thống lướn trong những huyết thống nhỏ, đó là tình dân tộc, tình đất nước, tình đồng bào.

- Liên hệ bản thân.
__________________
Quy định diendan.hocmai.vn.
Hướng dẫn sử dụng diendan.hocmai.vn.
 
T

thuyhoa17

Chị sẽ gạch ý cho đề "Trung thực", còn nhưunxg đề tiếp theo, em dựa vào dàn ý đó và viết theo ý nghĩa nhé. :)

Trung thực:

- Giải thích trung thực là gì? Là luôn tôn trọng sự thật , tôn trọng chân lí , lẽ phải ; sống ngay thẳng , thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm .

- Khi trung thực, ta được gì?

+ Trong học tập: kiến thức vững chẳc, tạo nền móng cho việc góp sức vào xây dựng đất nước sau này. Rèn cho ta một đức tính tốt.

+ Trong cuọc sống: được mọi người tin cậy.

- Và khi trung thực, ta mất gì?

+ Trong học tập: thành tích sẽ ko được cao như các bạn khác trong trường hợp khách quan...

+ Trong cuộc sống: có thể sẽ phải bị gạt ra ngoài xã hội xô bồ và phức tạp này.

=> trung thực là một đức tính cần thiết đối với mỗi người. Nhưng trong cuộc sống này, hay bất cứ việc gì, không phải lúc nào trung thực cũng là tốt cho bản thân.

Chính bởi những mưu lợi cho cuộc sống, cái sự xô bồ tranh chấp lẫn nhau mà ta phải biết học cách ứng xử sao cho phù hợp, sao cho đúng, không phải trung thực là luôn luôn, là hoàn toàn.

- Liên hệ bản thân. Em đã trung thực hay chưa? Suy nghĩ của bản thân em ntn?

- Kết luận lại vấn đề.

:|
 
T

thuyhoa17

1. giải thích "đi một ngày đàng học một sàng khôn"

~~> http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=91566

2. giải thích "sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người:

~~> http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=139954

3. c/m ý kiến sau đây của nhà văn Hoài Thanh "văn chương gây cho ta những tình cảm ta ko có, luyện những tình cảm sẵn có"

~~> http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=90228

4. hãy giải thích ý nghĩa của cụm từ " những trò lố"trong nhan đề văn bản những trò lố hay là va-ren và phan bội châu.

~~> http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=94451


p/s: sử dụng công cụ tìm kiếm trong HM trước khi post bài em nhé :)

 
R

runoxuan831998

câu 3 en đọc ko hiểu. em cần một bài văn. nhờ mọi người giúp đỡ.
 
T

thuyhoa17

câu 3 en đọc ko hiểu. em cần một bài văn. nhờ mọi người giúp đỡ.
"văn chương gây cho ta những tình cảm ta ko có, luyện những tình cảm sẵn có"

- Văn chương gây cho ta những tình cảm ta ko có: có khi nào em đọc được 1 tác phẩm hay, một quyển truyện hay làm em phải suy ngẫm. Có khi nào em có suy nghĩ rằng sẽ đối xử tốt hơn với những con người khó khăn ko nơi nương tựa sau khi đọc xong "Cô bé bán diêm". Có khi nào em thấy rằng mình cần phải chín chắn, kĩ lưỡng hơn trong từng hành động, lời nói sau khi đọc xong những mẩu truyện ngụ ngôn, có khi nào em tự ngẫm mình lại xem bản thân đã có những suy nghĩ đúng đắn về con người sau khi đọc được một đoạn trong "Lão Hạc" : "Chao ôi! Đối với những người xung quanh ta, nếu không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dỡ, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa bỉ ổi ... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương".
=> đó chính là những tình cảm ko có mà văn chương GÂY cho ta.

- luyện những tình cảm sẵn có: Có những tấm lòng sẵn sàng sẻ chia, nhưng vì một lý do nào đó mà họ vô tình cất kĩ trái tim của mình. Nhưng sau khi đọc được 1 tác phầm nào đó, họ thấy rằng mình đã và đang làm gì, cố che dấu tình cảm của bản thân, họ thấy rằng mình cần phải đem tình cảm đó đến với mọi người, sẻ chia như những nhân vật trong một tác phẩm nào đó.
...
 
S

senaly

Đề 1: "ăn quả nhứo kẻ trồng cây".
Ông cha chúng rta từ xưa đến nay vẫn thường căn dặn con cháu phải biết nhớ đến những người đã không tiếc máu xương để giành lại quyền độc lập, tự do cho đất nước Việt Nam ta như hôm nay. Nhưng đó không chỉ là các anh bộ đội, các chị thanh niên xung phong mà còn là biết bao thế hệ người Việt Nam ta đã cùng chung sức, chung lòng mới có được đất nước Việt Nam tươi đẹp, phồn vinh nnhư hôm nay. Chúng ta, những thế hệ cháu con phải biết khắc cốt, ghi tâm công lao trời biển đó của ông cha ta và không ngừng phát huy những thành quả mà những người đi trước đã nhọc nhằn mang lại. Đây chính là lời khuyên mà câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” muốn gửi đến mọi người chúng ta và muôn dời con cháu mai sau.
Được hưởng một nền độc lập, tự do như hôm nay nhiều bạn HS đã quên mất một điều rằng cuộc sống hôm nay được đổi bằng máu xương, mồ hôi và nước mắt của bao lớp người đi trước. Câu tục ngữ là một lời khuyên với chúng ta: khi ăn một quả thơm ngon ta phải nhớ đến người đã trồng ra cây đó. Trồng được một quả ngọt phải đổ bao nhiêu mồ hôi và phải dãi dầu mưa nắng. Như ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ lại muốn khuyên chúng ta khi được hưởng m,ột thành quả nào đó thì phải nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả đó. “ăn quả” ở đây là hình ảnh nói về những người hưởng thành quả, còn “trồng cây” là hình ảnh nói về những người làm ra thành quả cho người khác hưởng thụ. Nếu ta hiểu cuộc sống ấm no tốt đẹp này hôm nay là thành quả mà ta hưởng thụ vậy ai là người đã làm ra thành quả của ngày hôm nay? Trước hết đó là cha, mẹ người đã có công sinh thành và nuôi dưỡng từ khi ta còn bé cho đến ngày lớn khôn. Họ là người luôn dõi theo từng bước đi của chúng ta, an ủi, động viên, dìu dắt chúng ta trở thành những người có ích cho xã hội. Đó là thầy, cô giáo - người đã cho chúng ta ánh sáng tri thức - một hành trang qúi giá nhất để chúng ta vững bước vào đời. Đó là những anh bộ dội, những chị thanh niên xung phong đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cùng một phần xương máu của mình để góp phần tạo nên cuộc sống tươi đẹp hôm nay. Đó là những nhà khoa học đã dốc sức lao động trí óc để tạo nên những của cải, vật chất làm giàu cho xã hội, cho chúng ta được hưởng thụ và còn biết bao nhiêu người khác nữa đang âm thầm cống hiến mà không cần được tôn vinh. Những con người đó dù ở vị trí nào vẫn luôn luôn cố gắng hết mình, phấn đấu hết mình để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đất nước...
Vậy vì sao “ăn quả” phải nhớ “kẻ trồng cây”? vì tất cả những người trồng cây đã không tiếc mồ hôi, công sức, trí tuệ thậm chí cả xương máu, cả cuộc đời để đem lại “quả ngọt” cho đời. Đã bao giờ ta tự hỏi: Tại sao ta lại có mặt trên cuộc đời này? Đó bởi công ơn của cha mẹ đã mang nặng, đẻ đau đã sinh ra ta từ một hòn máu đỏ. Giây phút chúng ta cất tiếng khóc chào đời cũng chính là giây phút hạnh phúc ngập tràn trong lòng cha mẹ. Rồi Người chăm bẵm, dạy dỗ chúng ta khôn lớn thành người. Tiếng gọi Mẹ, Ba và những bước đi chập chững đầu tiên của con trẻ chính là những nấc thang tột cùng hạnh phúc của mẹ cha. Họ luôn ở bên cạnh chúng ta có được cuộc sống bình yên, hạnh phúc như ngày hôm nay. Rồi những người công nhân, kĩ sư, bác sĩ đã không tiếc công sức, mồ hôi, trí tuệ lao động xây dựng cuộc sống. Họ là những người dám hi sinh tất cả cuộc đời mình để cống hiến cho đất nước.điều đó cũng rất phù hợp với tình người. Bởi vậy, chúng ta phải nhớ ơn họ vì đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đã được truyền dạy từ bao thế hệ nay: “Uống nước nhớ nguồn”, “Chim có tổ, người có tông”.
Các câu ca dao, tục ngữ trên chính là những lời khuyên mà ông bà chúng ta muốn truyền dạy lại cho con cháu. Đó là những nét đẹp về văn hoá của dân tộc chúng ta mà thế hệ con cháu chúng ta dù sống trong hoàn cảnh nào cũng phải luôn nhớ tới.
Hiểu vấn đề như thế, vậy chúng ta phải hành động thế nào? Cuộc sống của chúng ta phải đền ơn, đáp nghĩa rất nhiều. Trong kháng chiến, chúng ta có phong trào Trần Quốc Toản giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ. Phong trào này được nhanh chóng lan rộng ra trên khắp mọi nơi. Các bạn nhỏ sau giờ học đều toả ra các xóm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ, , các gia đình có công với Cách mạng bằng những việc làm tuy nhỏ nhưng mang nặng nghĩa tình, góp phần động viên, an ủi rất lớn đối với họ. Xã hội luôn nhớ đến công ơn mà những người chồng, người cha, người con của họ đã hi sinh để bảo vệ Tổ quốc. Trong xã hội bây giờ, cuộc sống tuy có đổi khác nhưng Đảng, Nhà nước đã có những chế đọ, chính sách đói với những gia đình thương binh, liệt sĩ. Phong trào nhanh chóng được lan rộng ra khắp mọi nơi, các bạn nhỏhằng ngày, sau giờ học, đều toả ra những lối xóm để giúp đở những gia đình thương binh liêt sĩ neo đơn bằng những đóng góp và những việc làm cụ thể mang nặng tình nghĩa. Nhưũng việc làm tuy nhỏ bé nhưng góp phần an ủi động viên rất lớn đối với những gia đình thương binh, liệt sĩ. Xã hội vẫn luôn nhớ đến công ơn mà người con, người cha, người chồng của họ đã hi sinh để bảo vệ Tổ quốc. Trong xã hội bây giờ, cuộc sống tuy đổi khác, nhưng Đảng và nhà nước ta vẫn luôn nhớ đến công ơn của họ bằng cách xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa, có chế độ chính sách riêng đối với những gia đình thương binh, liệt sĩ. Đối với cha mẹ, cũng có những người con hết mực thương yêu, kính trọng cha mẹ vì họ hiểu chính cha mẹ đã cho họ cuộc sống tươi đẹp như hôm nay:”Công cha nặng lắm cha ơi! Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”.
Bên cạng đó trong xã hội của chúng ta vẫn còn tồn tại những kẻ vô ơn. Ngoài xã hội, cũng có những kẻ quên quá khứ tình nghĩa, “Vong ân bội nghĩa”, “Ăn cháo đá bát” chỉ biêt coi trọng đồng tiền, giàu sang, phú quý, chạy theo dang vọng mà quên rằng: ai là người sinh ra họ, đã nuôi dưỡng và dạy dỗ họ nên người. Đối với cha mẹ, họ ỷ lại vào công việc, mà không quan tâm chăm sóc mẹ mình. Ỷ lai đồng tiền, họ bỏ mắc ba mẹ ở trại dưỡng lão, không thèm hỏi han quan tâm đến cha mẹ của mình. Đối với loại người đó, xã hội chúng ta cần lên án và phê phán. Qua đó, nâng tầm nhận thức để chúng ta luôn luôn nhớ ơn những người đi trước, những người đã hi sinh xương máu cho đất nước.
Câu tục ngữ trên mộc mạc, đơn giản nhưng đã dạy cho chúng ta những bài học quý giá: không có thành quả nào tự nhiên mà có được mà tất cả đều được tạo ra từ thành quả lao động, bằng mô hôi, xương máu của những người đi trước để có được thành quả như ngày hôm nay. Chúng ta thế hệ mầm non của tương lai của đất nước nguyện sẽ chăm chỉ học tập để có thể xây dựng bảo vệ và giữ gìn những thành quả mà ông cha ta đã tạo ra và luôn luôn nhác nhở nhau :”Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.@};-

:Mhi:
 
Last edited by a moderator:
S

senaly

Đề 2: Thất bại là mẹ thành công
Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ. Thành công là khi bố và con trai có dũng khí bước vào bếp, nấu những món ăn mẹ thích nhân ngày tám tháng ba. Món canh có thể hơi mặn, món cá sốt đáng lẽ phải có màu đỏ sậm thì lại ngả sang màu… đen cháy.

Nhưng nhìn mâm cơm, mẹ vẫn cười. Bởi vì hai bố con không thể thành công trên “chiến trường” bếp núc, nhưng lại thành công khi tặng mẹ “đoá hồng” của tình yêu. Một món quà ý nghĩa hơn cả những món quà quý giá, hạnh phúc ấy long lanh in trong mắt mẹ.

Thành công còn là hình ảnh một cậu bé bị dị tật ở chân, không bao giờ đi lại bình thường được. Từ nhỏ cậu đã nuôi ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá. Sau bao nỗ lực khổ luyện, cậu bé trở thành cầu thủ dự bị trong một đội bóng nhỏ, và chưa bao giờ được chính thức ra sân. Nhưng đó không phải là thất bại. Trái lại, thành công đã nở hoa khi cậu bé năm xưa, với bao nghị lực và quyết tâm, đã chiến thắng hoàn cảnh để theo đuổi ước mơ từ ngày thơ bé. Thành công ấy, liệu có mấy người đạt được?

Sau mỗi mùa thi đại học, có bao “sĩ tử” buồn rầu khi biết mình trở thành “tử sĩ”. Hai bảy điểm, cao thật đấy. Nhưng cao mà làm gì khi nhiệm vụ một lấy tới hai bảy phẩy năm? Đó thật ra không phải là thất bại, chỉ là khi thành công - bị - trì - hoãn mà thôi. Cuộc sống vẫn chào đón họ với nhiệm vụ hai, nhiệm vụ ba. Quan trọng là họ đã nỗ lực hết sức để khẳng định mình. Đó là ý nghĩa vẹn nguyên của các kỳ thi, và cũng là bản chất của thành công.

Ngày còn nhỏ, tôi đã được đọc một câu chuyện rất xúc động. Chuyện kể về một cậu bé nghèo với bài văn tả lại mẹ - người phụ nữ đã che chở cuộc đời em. Cậu bé viết về một người mẹ với mái tóc pha sương, với đôi bàn tay ram ráp nhăn nheo nhưng dịu hiền và ấm áp. Cậu kết luận rằng: bà ngoại là người mẹ - người phụ nữ đã nâng đỡ em trong suốt hành trình của cuộc đời. Bài văn lạc đề, phải về nhà viết lại. Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi ở đó chất chứa tình yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. Liệu có thành công nào, tình cảm nào thiêng liêng hơn thế?

Nhiều năm trước, báo chí từng vinh danh một cậu học trò nghèo thi đậu đại học với vị trí thủ khoa. Đối với cậu, đó là một thành công lớn. Nhưng có một thành công khác, lặng thầm mà lớn lao, đó là chiến thắng của một người cha gần hai mươi năm trời đạp xích lô nuôi con ăn học. Bao niềm tin và hi vọng hiện lên trên gương mặt vốn đã chịu nhiều khắc khổ. Và ngày con trai đậu đại học cũng là ngày tốt nghiệp khoá học của một người cha.

Tôi biết có một nữ sinh tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu gần hai mươi năm trước. Với tài năng của mình, cô có thể gặt hái thành công trên con đường sự nghiệp và danh vọng. Nhưng cô sinh viên năm ấy đã chấp nhận hi sinh những cơ hội của đời mình để trở thành một người vợ đảm đang, một người mẹ dịu hiền của hai cô công chúa nhỏ. Cho tới bây giờ, khi đã là một phụ nữ trung niên, Người vẫn nói với tôi rằng: “Chăm sóc bố và hai con chu đáo, đối với mẹ đã là một thành công lớn”. Mỗi khi nghe câu nói ấy, tôi lại rơi nước mắt. Gia đình là hạnh phúc, là thành quả đẹp đẽ của đời mẹ, và chúng tôi phải cảm ơn mẹ vì điều đó.

Con người luôn khát khao thành công, nhưng mù quáng theo đuổi thành công thì thật là vô nghĩa. Bạn muốn mình giàu có, muốn trở thành tỷ phú như Bill Gates? Vậy thì hãy gấp đồng tiền một cách cẩn thận rồi trao nó cho bà cụ ăn xin bên đường. Với việc làm đẹp đẽ ấy, bạn sẽ cho mọi người hiểu được bạn không chỉ giàu có về vật chất mà còn giàu có tâm hồn. Khi đó, bạn đã thực sự thành công.

Cũng có khi bạn ước mơ thành công sẽ đến với mình như đến với Abramovich - ông chủ của đội bóng toàn những ngôi sao? Thành công chẳng ở đâu xa, chỉ cần bạn dành thời gian chăm sóc cho “đội bóng” của gia đình bạn. Ở đó, bạn nhận được tình yêu thương vô bờ bến, thứ mà Abramovich không nhận lại được từ những cầu thủ của ông ta. Thành công đến với mọi người một cách giản dị và ngọt ngào như thế!

Bạn được sinh ra, đó là một thành công vĩ đại của cha và mẹ. Trách nhiệm của bạn là phải gìn giữ cho vẻ đẹp hoàn thiện của thành công ấy. Đừng bao giờ ủ ê nghĩ rằng cuộc sống là một chuỗi của thất bại, bởi như một giáo sư người Anh từng nói: “Cuộc sống này không có thất bại, có chăng là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi”.@};-
:Mhi:
 
Last edited by a moderator:
S

senaly

Đề 4: Lá lành đùm lá rách
Thực tế lịch sử đã cho thấy trong bốn ngàn năm sống còn trên dải đất bên bờ biển Đông đầy sóng gió này,dân tộc Việt Nam chúng ta đã từng gánh chịu biết bao là thiên tai,dịch họa vô cùng ác liệt.Phép lạ nào đã giúp tổ tiên chúng ta vượt qua được mọi khó khăn,điêu đứng ấy để đứng vững cùng bè bạn năm châu ? Phải chăng là ở sức mạnh của tinh thần đoàn kết,tương trợ lẫn nhau ? Phải chăng là nhờ nhân dân ta đã thực hiện đúng như câu tục ngữ mà từ bao đời nay cha ông ta đã truyền đời : “Lá lành đùm lá rách” ?

Nội dung chứa đựng trong câu ấy có thể xem như một bài học về đạo lí làm người,đồng thời phản ánh mối quan hệ tình cảm đậm đà trong xã hội ta ngày trước.

Đọc câu tục ngữ ấy lên,chúng ta hình dung được ngay một hiện tượng rất bình thường trong sinh hoạt hàng ngày của nhân dân ta.Đó là dùng lá cây-lá chuối chẳng hạn-để gói hàng.Nếu lá bị rách,người ta sẽ lấy một tấm lá khác lành lặn bọc lại bên ngoài cho thêm chắc chắn.

Đó là nghĩa đen,nghĩa thực của câu tục ngữ.Thế nhưng về mặt nghĩa bóng thì sao ? Hình ảnh “lá lành”,”lá rách” ở đây tượng trưng cho con người trong những hoàn cảnh riêng khác nhau.”Lá lành” chỉ con người lúc yên ổn,thuận lợi,cuộc sống xuôi chèo mát mái.Trái lại “lá rách” chỉ con người lúc khó khăn,sa cơ lỡ vận.Bằng lối nói tượng trưng,dùng hình ảnh cụ thể và giản dị ấy,câu tục ngữ ngụ ý khuyên chúng ta nên biết chia sẻ,giúp đỡ,thông cảm,xót thương những người bị rơi vào cảnh ngộ cùng quấn,gieo neo.

Với nội dung vừa nói,câu tục ngữ trên đã biểu hiện mối quan hệ tình cảm tốt đẹp,đậm đà của nhân dân ta từ xưa trong xã hội.Thật vậy,đoàn kết tương thân tương ái vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.Ngoài câu tục ngữ trên,người xưa còn truyền đời các câu :

“Chị ngã em nâng”.

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

“Bầu ơi ! thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”…

Các câu trên đều khuyên nhủ ta hễ là đồng bào thì nên đoàn kết,hợp tác,chặt chẽ với nhau trong tinh thần tương thân tương ái,không nên thờ ơ,ngoảnh mặt,quay lưng trước nỗi bất hạnh của người khác mà trái lại phải luôn luôn quan tâm giúp đỡ,đùm bọc,chở che người khó khăn,thất thế.Những người giàu có nên thương yêu giúp đỡ cho những người nghèo khổ nhất là trong những khi họ gặp hoạn nạn tai ương như lụt lội,cháy nhà,bệnh tật…Những người có địa vị cao,trách nhiệm lớn nên tạo điều kiện,giúp đỡ quần chúng được sống một đời no ấm hạnh phúc.Đúng như tinh thần của người xưa đã từng khuyên dạy :

“Thấy ai đói rách thì thương
Rét thường cho mặc,đói thường cho ăn”.

Trong đời sống xã hội,hoàn cảnh con người dễ thay đổi bất thường khi thành công,khi thất bại.Có cái tính thương người như thể thương thân ấy,thì cuộc sống xã hội mới tránh được mầm mống chia rẽ,xung đột,xây dựng được tình đoàn kết,tương thân,tương ái.Điều đó đủ cho thấy lòng nhân ái hay tình cảm nhân đạo chính là một phẩm chất tốt đẹp mà mỗi cá nhân cần phải có để lấy đó làm nền tảng xây dựng nên một xã hội bình đẳng,thân ái.Cũng phải thấy rằng thờ ơ trước nỗi đau bất hạnh của kẻ khác là một thói xấu,một thái độ ích kỉ,vô lương tâm.

Trong đời sống còn nhiều khó khăn của buổi đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay,hơn lúc nào hết,lòng nhân ái,tình cảm thương yêu,đùm bọc lẫn nhau ấy phải được nâng lên thành ý thức tự giác ở mỗi con người chúng ta.

Câu tục ngữ được truyền tiếp bao đời nay đủ khẳng định truyền thống cao quý trong đạo lí làm người của dân tộc ta.Chính nhờ sự đoàn kết keo sơn,tinh thần tương thân tương ái đậm đà nên trải qua bao đời Bắc thuộc,Pháp thuộc,và Mĩ thuộc,nhân dân ta vẫn bảo vệ được nền độc lập,bảo vệ được sự sống còn vững mạnh cho đến ngày nay.

Tuy nhiên chúng ta cần phải nhận định,đánh giá đúng tinh thần của câu tục ngữ này.Lá lành đùm lá rách nghĩa là người khỏe mạnh,bình yên phải giúp đỡ người yếu đuối,khó khăn là một bổn phận cần thiết nhưng phải không được xuất phát từ động cơ cá nhân thấp hèn và cũng không phải là hành động ban ơn trịch thượng kiểu bố thí mà nhất thiết phải bắt nguồn từ lòng nhân ái hay tình cảm nhân đạo mà chúng ta vừa phân tích ở trên.Cả người được giúp đỡ cũng vậy,không nên ỷ lại,hoàn toàn sống nhờ vào tình thương xót của người khác để trở nên thụ động,biếng lười.Họ phải vươn lên xứng đáng để làm nên mối quan hệ bình đẳng thân ái với người khác.

Tóm lại,tình yêu thương đùm bọc nhau là một truyền thống đẹp đẽ về đạo lí làm người đã được dân tộc ta giữ vững và phát triển qua nhiều thế hệ,trải qua các giai đoạn lịch sử của đất nước,nhất là trong khó khăn,hoạn nạn,dịch họa,thiên tai.

Ngày nay,truyền thống ấy cần được kế thừa và phát huy mạnh mẽ hơn nữa.Mỗi người chúng ta phải có ý thức đoàn kết tương ái,tương thân,tương trợ nhau trong sinh hoạt,học tập và sẵn sàng tích cực tham gia các công tác cứu trợ xã hội.Tuy nhiên,hơn ai hết,thanh niên chúng ta cần chống tư tưởng ỷ lại,đề cao tinh thần tự lực cánh sinh.@};-
:Mhi:
 
Last edited by a moderator:
L

linhphoebe

@ thiénubinhminh123 : lập cho mình hoặc cho minh mấy cái link dàn ý về mấy đề nghị luận xh sau

1 : nghị luận về vấn đề bảo vệ môi trường
2 : "tôn sư trọng đạo"
3 : " trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng "
4 : cách sống buông thả của 1 số bộ phận thế hệ 9x ngày nay
5 : " nước chảy đá mòn " ........................................ cảm ơn !!!
5 :
 
T

thuyhoa17

1 : nghị luận về vấn đề bảo vệ môi trường

- Giải thích: Bảo vệ môi trường là gì? Đó là tập hợp những hành động có ý thức của mỗi con người nhằm giữ cho môi trường luôn được tươi đẹp.
- Phân tích:
+ Vấn đề bảo vệ môi trường đang được cả thế giới kêu gọi.
+ Mỗi người có ý thức luôn luôn tạo cho mình một thói quen bảo vệ môi trường.
- Tại sao lại phải bảo vệ môi trường?
+ Môi trường gắn liên với nơi chúng ta sống, đó là những điều liên quan đến bản thân chúng ta, liên quan đến cuộc sống, nó ko phải là vấn đề của riêng một ai. Bảo vệ môi trường, tức là bảo vệ cuộc sống của chính mỗi người.
+ Nếu như rừng là ngôi nhà của các loài sinh vât, thì môi trường chính là ngôi nahf chung cho tất cả nhân loại. Chúng ta sống được thì phải có một ngôi nhà để che chở, vì vậy ta cần phải bảo vệ nơi mà đang che chở ta sống qua từng ngày ấy.
- Thực trạng hiện nay:
+ Môi trường đang bị ô nhiễm một cách nặng nề? Từ đó nói lên nguyên nhân.
+ Bên cạnh những ngừoi có ý thức trg vấn đề bảo vệ môi trường thì vẫn có những kẻ vô tâm , xem đó ko phải là việc của mình. Vấn đề bảo vệ môi trường dường như bị xem nhẹ bởi một bộ phận ngừoi.
- Liên hệ thực tiễn.
- Rút ra bài học cho bản thân.
- Nêu định hướng tương lai.


2 : "tôn sư trọng đạo"
~~> http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=95820

3 : " trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng "

- Giải thích câu nói trên: thành công luôn đến với những con người biết cố gắng để đi đến cái đích cuối cùng ấy.
- Làm rõ:
+ Thành công là gì? Đó là vinh quang (cũng có thể) và quan trọng hơn, nó chính là nhưungx điều mà ta nhận được sau mỗi lẫn vượt quan bất kì khó khăn nào. Đó là lúc ta đặt được điều mà mình luôn mong muốn.
+ Khi có được thành công, cảm giác của mỗi ngừoi?
- Trên con đường đi đến thành công, ko phải luôn trải đầy hoa thơm, ko phải luôn là trơn tru, nhẹ nhàng, có thể nói, con đường đi đến thành công là 1 trong những con đường gian nan nhất, nó đòi hỏi con người ta phải biết cố gắng, biết vươn lên, hội tụ được những điều cần có để có thể trụ vững trên con đường ấy để đi đến cái đích cuối cùng. Vì vậy, những con ngừoi lừoi biếng sẽ ko thể nào có thể tồn tại hay đi được trên con đường chông gai ấy.
- Dẫn chứng từ cuộc sống.
- Nêu suy nghĩ bản thân.
- Định hướng tương lai.


4 : cách sống buông thả của 1 số bộ phận thế hệ 9x ngày nay
~~> http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=57114

5 : " nước chảy đá mòn " ........................................ cảm ơn !!!

- Giải thích: "Nước chảy đá mòn"
+ Theo nghĩa đen: nước chảy qua một hòn đá to, qua ngày tháng nhưu thế, thì sẽ đến một ngày hòn đá đó cũng sẽ mòn đi.
+ Nghĩa bóng: có những việc tưởng chừng như ko thể làm được, nhưng chỉ cần thời gian, cần sự kiến trì cố gắng của bản thân thì ko gì là ko thể làm được.
- Ý nghĩa của câu nói đó trong cuộc sống: sẽ luôn có nhữnng khó khăn thử thách đòi hỏi con người phải vượt qua, sẽ luôn có những điều mà ta cần pahỉ đối mặt, chỉ cần có niềm tin, sự cố gắng thì nó sẽ giúp ta có thể làm tốt được.
Câu nói như kim chỉ nam cho những con ngừoi muốn đạt được mục đích mà mình đã đề ra.
- biểu hiện từ bên ngoài cuộc sống liên quan đến câu nói.
- Suy nghĩ của bản thân.
- Rút ra bài học cho mình.


mỏi tay :(
 
K

keopong3pi

Một số đề kiểm tra học kì II - Môn ngữ văn lớp 7

Văn bản: " Sống chết măc bay" của Phạm Duy tốn đã lên án gay gắt tên quan phủ " lòng lang dạ thú và bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh " Nghìn sầu muôn thảm" của nhân dân do thiên tai và cũng do kẻ cầm quyền vô trách nhiệm dựa vào văn bản:" Sống chết măc bay" của Phạm Duy tốn , hãy chứng minh nhận định trên là đúng

... giúp mình với mình chuẩn bị thi rùi:):):):)
 
T

thuyhoa17

Sẽ tổng hợp những đề kiểm tra hk2 của các em ở đây nhé :)

Mục đích: tránh tùng lặp, tiện theo dõi và dễ dàng giải quyết ;))
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom