[Văn 7] Tài liệu về các văn bản truyện.

T

thuyhoa17

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các em có thể vào đây để biết thêm nhiều tài liệu cho các văn bản truyện cho chương trình Ngữ Văn lớp 7. ^^

1, Văn bản "cuộc chia tay của những con búp bê".

Vấn đề 1: Tóm tắt văn bản .

Tóm tắt ngắn gọn ND ( khoảng 5, 7 câu)
Thành và Thủy là hai anh em hết mực yêu thương nhau nhưng lại phải chia tay nhau vì bố mẹ họ ly dị. Trước khi chia tay, hai anh em chia đồ chơi cho nhau. Thành nhường hết đồ chơi cho em. Thủy sợ anh lại gặp ác mộng, chia cho anh con búp bê Vệ Sĩ để nó canh giấc ngủ cho anh, còn em nhận lấy con Em nhỏ. Hai anh em còn đến trường để Thủy chia tay với cô giáo và bạn bè. Cô giáo tặng Thủy một quyển sổ và một chiếc bút máy nắp vàng nhưng em không dám nhận vì mẹ đã sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán. Trước khi chia tay, Thủy suy nghĩ lại, đã đưa luôn cho anh con búp bê Em Nhỏ, đề hai con búp bê không bao giờ phải xa nhau như Thành và Thủy.

Vấn đề 2: Cảm nghĩ về nhân vật Thủy trong vb.

Bài 1:


-Trong câu truyện "Cuộc chia tay của những con búp bê" Thủy là một cô bé có tâm lòng nhân hậu, hết mực yêu anh và vô cùng bất hạnh.
-Thủy thương yêu anh hết lòng và không muốn rời xa anh.
-Chi tiết 2 anh em chia búp bê và hình ảnh cuối cùng khi Thủy để lại con Em Nhỏ bên cạnh con Vệ Sĩ để hai con búp bê mãi mãi không xa rời nhau. Thủy thà để mình và anh phải chia tay còn hơn là chia rẽ 2 con búp bê. Điều đó cho thấy ước mơ của Thủy với một sự đoàn tụ không bao giờ lìa xa.
-Thủy thương yêu bố, và nghẹn ngào nói khpong đc chào bố lần cuối trước khi đi. ==> Một cô bé ngoan ngoãn, tốt bụng.
-Hoàn cảnh của Thủy vô cùng éo le. Đã phải chia xa với gia đình rồi về quê lại không đc đi học, phải ra chợ ngồi bán hoa quả...
-Văn bản cho cho thấy rằng Tổ ầm gia đình là vô cùng quan trọng với cuộc đời của con người đặc biệt là trẻ em. Trẻ em luôn cần đc sống trong một mái ấm gia đình, được yêu thương, đc chăm sóc,... Vì vậy đừng vì bất cứ một lí do gì mà chia sẽ, dập vùi những thứ đó
.

Bài 2:

Thuỷ là 1 cô bé còn vô tư hồn nhiên, trong sáng. Do lỗi của người lớn mà em buộc phải ko được đi học nữa.
- hồi áo anh bị rách, Thuỷ đã mang kim chỉ ra tận sân vận động vá áo cho anh, chứng tỏ Thuỷ là 1 cô bé biết lo cho anh, sợ anh bị mẹ mắng.
- Thuỷ ko muốn chia rẽ 2 con búp bê nhưng sợ ko có ai gác đêm cho anh ngủ nên đã để con vệ sĩ cho anh, chứng tỏ cô bé rất thương anh, đành chia rẽ con búp bê còn hơn là anh ko có người gác.
- Lúc sắp chia tay, Thuỷ căn dặn anh bao giờ áo bị rách thì mang đến cho mình vá chứng tỏ Thuỷ rất giàu tình cảm, Câu nói của em đã cháy lên một hi vọng ngày nào đó bố mẹ Thuỷ sẽ đoàn tụ để được vá áo cho anh mãi mãi.
- Trước khi đi, thuỷ còn muốn gặp bố một lần cuối, chứng tỏ em là một đứa con bao giờ cũng chu đáo và hiếu thảo.
- Kết thúc truyện, Thuỷ quyết định để lại con Em Nhỏ để nó được để bên cạnh con Vệ Sĩ, để chúng ko bao giờ chia cách. Chi tiết này đã nói lên Thuỷ có 1 tấm lòng đầy vị tha, nhân hậu, trong sáng. Em biết thương anh, thương luôn cả những con búp bê, thà mình bị chia lìa chứ ko để búp bê phải rơi vào cảnh ngộ như vậy. Ước gì cuộc chia tay này ko thể xảy ra
.

Vấn đề 3:
Trong truyện Cuộc chia tay của những con búp bê, tác giả đã không thuật lại tỉ mỉ nguyên nhân dẫn đến sự chia tay cả hai người lớn. Theo em như vậy có làm cho tác phẩm thiếu mạch lạc không?


Ko. Vì sự việc chính của câu chuyện là cuộc chia tay của Thành, Thuỷ và 2 con búp bê. Các sự việc khác đều phải xoay quanh và tập trung vào sự việc này. Kể tỉ mỉ về nguyên nhân dẫn đến sự chia tay của bố mẹ Thành và Thuỷ sẽ làm mất đu sự tập trung ấy, vì thế mà làm giảm đi sự thống nhất chủ đề khiến Văn bản thiếu tính Mạch lạc. (Bạn học bài bố cục của BV rồi mà, sự việc chia tay của Thành và Thuỷ là sự việc chính đc phát triển trong bài)

còn tiếp ^^

 
T

thuyhoa17

2, Văn bản "Cổng trường mở ra".

Vấn đề 1: Những câu hỏi liên quan:

1. Sau khi đọc, hãy tóm tắt nội dung của văn bản Cổng trường mở ra = 1 vài câu ngắn gọn (trả lời câu hỏi: tác giả viết về cái gì, việc gì)

Câu 1:
Bài viết ghi lại tâm trạng của một người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con trước ngày khai trường vào học lớp một. Người mẹ hồi hộp, phập phồng cho con và cả tuổi thơ đến trường của chính mình sống dậy.

1:Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ không ngủ được vào đêm trước ngày khai trường cả con trai mình sắp vào lớp 1

2. Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ& đứa con có gì khác nhau? Điều đó thể hiện ở những chi tiết nào trong bài?

Tâm trạng mẹ:
_ không ngủ được
_ Mẹ không được tập chung được việc gì cả, mẹ xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con
_ Mẹ lên giường trằn trọc bởi nhớ lại thuở học trò của mình
\RightarrowNhư vậy mẹ thao thức không ngủ triền miên suy nghĩ
Tâm trạng của đứa con:
_ Giấc ngủ đến với con thật dễ dàng
_ Không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện mai thức dậy cho kịp giờ
\RightarrowCòn con thì thanh thản, nhẹ nhàng, vô tư.

2:Tâm trạng của người mẹ thao thức, triền miên, suy nghĩ,còn con thì thật thanh thản, nhẹ nhàng vô tư.
-Mẹ: Không ngủ được , mẹ không tập trung vào việc gì cả, mẹ xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con, mẹ lên giường trằn trọc bởi nhớ lại tuổi thơ của mình.
_Con: Giấc ngủ đến với con dễ dàng, không có mối bận tâm nào ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ.

3. Theo em, tại sao người mẹ lại ko ngủ đc?Chi tiết nào đã chứng tỏ ngày khai trường đã để lại dấu ấn thật sâu đậm trong tâm hồm người mẹ?
Người mẹ không ngủ được vì:
_ Mặc dù đây không phải là lần đầu tiên của con. Nhưng đây là buổi lễ long trọng vào lớp một của con. Dù mẹ nói không lo, mẹ tin con không bỡ ngỡ nhưng chắc chắn mẹ có những điều đó.
_ Mẹ nhớ lại những rạo rực, những cảm xúc bâng khuâng ngày nào mình đi học. Muốn con mình cũng có được nhuwngx ấn tượng sâu đậm đó.
_ Chi tiết chứng tỏ ngày khai trường để nlaij dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn của người mẹ đó là "tiếng đọc bài trầm bổng ". "Hằng năm cứ vào cuối thu ... Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi, dẫn đi trên con đường dài và hẹp...."
3: Người mẹ không ngủ được là:
_Mẹ nhớ lại những rạo rực, những cảm xúc bâng khuâng của ngày nào mình đi học. Muốn con mình cũng có những ấn tượng sâu đậm đó.
_Chi tiết chứng tỏ ngày khai trường đã để lại dấu ấn thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ là: Tiếng đọc trầm bổng: Hằng năm cứ vào cuối thu mẹ tôi lại dắt tôi đi trên con đường dài và hẹp...

4. Có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con ko? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
_ Người mẹ không trục tiếp nói chuyện với con hoặc với ai cả. Nhưng mẹ nhìn con ngủ như muốn tâm sự với con. Nhưng thực ra đang nói với chính mình, đang ôn lại kỉ niệm của riêng mình.
_ Cách viết này có tác dụng làm nổi bật được tâm trạng, khắc hoạ được tâm tư tình cảm yêu thương sâu nặng của người mẹ khó nói bằng lời \Rightarrow bà là một người mẹ giầu cảm xúc giầu tình yêu thương con.
4:Rõ ràng bà mẹ không trực tiếp nói chuyện với con hoặc với một ai. Mẹ nhìn con ngủ, như tâm sự với con nhưng thực ra đang độc thoài với chính mình. Mẹ đang ôn lại kỷ niệm của mình.
Cách viết này làm nổi bật được tâm trạng, khắc hạ được những diễn biến tình cảm thật khó nói nếu như đối thoại trực tiếp với ai đó.
5. Câu văn nào trong bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
Câu nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ đó là câu cuôi: "thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là 1 thế giới kì diệu sẽ mở ra".
5:Đó là câu văn kết thúc tác phẩm:
" Thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra".

6. người mẹ nói: "... bước qua cánh cổng trường là 1 thế giới kì diệu sẽ mở ra". Đã 7 năm bước qua cánh cổng trường, bây h em hiểu "thế giới kì diệu" đó là gì?

* Đã 7 năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ em hiểu "thế giới kì diệu" đó là thế giới đó có rất nhiều màu sắc lung linh
_ Em biết được rất nhiều vốn tri thức phong phú
_ Em gặp được nhiều bạn bè thân thiết và gặp được các thầy cô, họ như người cha người mẹ của em vậy. Không chỉ thầy cô cho em kiến thức mà họ còn làm cho trái tim tâm hồn của em phong phú và trong sáng
_ Em hoà nhập trong xã hội, hiểu biết và yêu thương hơn thế giới, con người xung quanh mình.
Câu 6: Đó là thế giới điều hay lẽ phải tri thức, ước mơ, tình bạn tình thầy trò.


Vấn đề 2: Người mẹ tâm sự với chính mình, tác dụng của nó:
cách nói đó có tác dụng là: làm nổi bật tâm trạng, khắc hoạ được tâm tư tình cảm, những điều sâu thẳm khó nói bằng những lời trực tiếp.
Cách viết này có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hay hơn bởi cách kể theo ngôi thứ nhất, người đọc có cảm giác như câu chuyện đã từng trải đối với người mẹ và nói lên tâm trạng của bà khi chuẩn bị cho đứa con sắp vàp lớp 1.(nói rõ cảm xúc nhân vật hơn là cách kể theo ngôi thứ 3)
việc đó đã cho câu văn thêm sâu lắng
cho người đọc thấy được tấm lòng thương yêu con của người me
và tầm quan trong của đối với con
TD: Làm nổi bật được tâm trạng, khắc hoạ được tâm tư tình cảm yêu thương sâu nặng của người mẹ khó nói bằng lời\Rightarrow bà là một người mẹ giàu cảm xúc, giàu tình yêu thương con.
Thể hiện được tình cảm mãnh liệt của người mẹ đối với đứa con,làm nổi bật tâm trạng,khắc họa được tâm tư tình cảm,diễn đạt được những điều khó nói ra được bằng những lời trực tiếp

Vấn đề 3: Tại sao lại đặt tên là "Cổng trường mở ra".
Tại sao văn bản có tên "cổng trường mở ra". Đó là ngày tựu trường, một năm học mới bắt đầu cũng đồng nghĩa với việc đứa con (k nhớ là chú bé hay cô bé nữa, hình như là chú bé thì phải :|) sắp bước vào một hành trình mới, có khó khă, có niềm vui, nỗi buồn, nhiều điều bí ẩn và thú vị. Điều đó cũng có nghĩa chú đang đi đến con đường của những khao khát, những ước mơ. "Cổng trường" theo mình nghĩ ở đây k chỉ là trường học mà còn là trường đời, cậu ấy sẽ đc học nhiều điều mới mẻ trong cuộc sống. "Mở ra" nghĩa là 1 tương lai tươi sáng và tràn đầy niềm vui. Tác giả đặt nhan đề là "cổng trường mở ra" vừa nói lên vai trò của học tập, của nhà trường, vừa mang một niềm vui và tự hào về những thế hệ trẻ, đánh dấu đc 1 bước ngoặt trong cuộc đời của cậu ấy. Mình nghĩ vậy thôi ^^
.....
 
Last edited by a moderator:
T

thuyhoa17

Vấn đề 4: người mẹ nói: "... bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Các bạn hiều sao về cụm từ "thế giới kì diệu" này.

Thế giời kì diệu đó chính là một thế giời khác với các thế giới bên ngoài. Thế giời đó luôn tràn đầy tình yêu thương của những thầy cô, tình bạn bè trong sáng. Thế giới đó đầy ánh sáng, giúp những mầm non tương lai của đất nuớc vững đi trên con đường đời...



"Thế giới kì diệu" trong câu này có nghĩa là đằng sau nó sẽ chứa đầy tình yêu thương và nhiều ước mơ,hoài bão đang chờ đón cậu bé.


thế giới kì diệu này là thế giới của tri thức, thế giới của tâm hồn, tình cảm, thế giới của tình thầy trò nồng ấm, của tình bạn thân thiết và một tình cảm gia đình đầm ấm.:D

Vấn đề 5: Hãy phân tích ngắn gọn tâm trạng và ý nghĩ của người mẹ trong văn bản "Cổng trường mở ra" của Lý Lan.

Trong quãng đời đi học, hầu như ai cũng đã trải qua ngày khai trường đầu tiên. Nhưng, ít ai để ý xem trong đêm trước ngày khai trường ấy mẹ mình đã làm gì và nghĩ những gì.

Tùy bút “Cổng trường mở ra” đã ghi lại những cảm xúc ấy: “Vào đêm trước ngày khai trường của con. Mẹ đã chuẩn bị nhiều tâm trạng và tưởng tượng một số tình huống sẽ xảy ra, nhưng mẹ đã không hề nghĩ rằng đêm nay mẹ không ngủ được”.

Nhà văn Lý Lan tâm sự: “Đó là một bài văn tôi viết khoảng mười năm trước, lúc cháu tôi sắp vào lớp một. Tôi chứng kiến tất cả sự chuẩn bị và cảm thông nỗi lòng của em tôi. Chị em tôi mồ cô mẹ khi còn quá nhỏ, các em tôi không hề có niềm hạnh phúc được mẹ cầm tay dẫn đến trường. Hình ảnh đó là nỗi khao khát mà khi làm mẹ em tôi mới thực hiện được. Mãi mãi hình ảnh mẹ đưa con đến trường là biểu tượng đẹp nhất trong xã hội loài người.”

Có lẽ chính bởi được viết lên bằng yêu thương và khát khao yêu thương được mẹ cầm tay đến trường mà “Cổng trường mở ra” chất chứa biết bao xúc cảm. Những câu văn chân thành xúc động như để tâm sự với đứa con bé bỏng, lại như đang nói với chính mình. Nhưng cao hơn nữa, nhà văn muốn khẳng định giá trị của giáo giục đối với một con người và với cả xã hội như bà nói: “Một con người được sinh ra, nuôi dưỡng, thương yêu, và được học hành, là nền tảng của văn minh con người. Cổng trường mở ra trên nền tảng đó, bảo đảm quyền căn bản của mọi đứa trẻ, khẳng định trách nhiệm của mọi người lớn”: “Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này. Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.



Tâm trạng người mẹ hiền....

Đêm trước ngày khai trường của đứa con sắp vào lớp 1, mẹ ko ngủ đc, mẹ ngắm nhìn đứa con đang ngủ ngon lành “gương mắt thanh thoát.....và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo”.
Quần áo mới, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới..... đã sẵn sàng, con “háo hức”, con cảm nhận đc sự quan trọng của ngày khai trường,...vì thế khi con đã lên giường mà “ko sao nằm yên được”. Sau khi ru con ngủ, mẹ “ko biết làm gì nữa”. Mọi thứ đồ chơi con bày ra, con đã giúp mẹ thu dọn từ chiều, làm rất “hăng hái” sau khi nghe mẹ nói: “Ngày mai đi học, con là cậu hs lớp 1 rồi”.
Lên giường, mẹ vẫn “trằn trọc”. Mẹ “ko lo lắng” vì sự ngỡ ngàng của con. Lên 3, con đã đi học rồi. Trước ngày khai giảng, con đã làn quen với bạn mới, thầy cô giáo mới.....Mẹ ko ngủ đc vì mẹ nhớ lại kỷ niệm tuổi thơ của mẹ khi bà ngoại đưa mẹ đi học. Mẹ “nôn nao, hồi hộp” khi đến gần trường; mẹ “hốt hoảng” khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ở ngoài cánh cổng....
Lý Lan đã diễn tả 1 cách chân thực và cảm động về nỗi thao thức của người mẹ trẻ trong đếm trước ngày đứa con thơ vào lớp Một. Mẹ thương con; tuổi thơ cắp sách đến trường của mẹ rất đẹp và sâu sắc, nên người mẹ trẻ mới có tâm trạng thao thức và nỗi xúc động như thế.


 
T

thuyhoa17

Văn bản: Một thứ quà của lúa non: Cốm

Vấn đề 1: Bài tùy bút này nói về cái gì? Để nói về đối tượng ấy, tác giả đã sửa dụng những phương thức biểu đạt nào( miêu tả, thuyết minh, biểu cảm, bình luận)? Phương thức nào là chủ yếu? Bài văn cố mấy đoạn. Cho biết nội dung từg đoạn?

_Bài tuỳ bút nói về sản phẩm cooms làng Vòng ở Hà Nội. Trong bài văn có những đoạn miêu tả, kể, nhận xét, bình luận. Nhưng nổi bạt nhất là yếu tố Trữ tình, bộc lộ cảm xúc của tác giả.
_Có thể chia làm 3 đoạn :
+)Đoạn 1 : Từ đầu đến "Chiếc thuyền rồng". Từ hương cốm của lúa non, tác giả nghĩ đếncốm và sự hình thành hạt cốm từ sự tinh túy của thiên nhiên và khéo léo của con người.
+)Đoạn 2 : Từ "Cốm là thứ quà" đến "nhũn nhặn". Ca ngợi giá trị của cốm, thức dâng đặc biệt của đất trời và trở thành một sản phẩm chứa đựng giá trị văn hóa gắn với phong tục sêu tết của dân tộc VN.
+)Đoạn 3 : Phần còn lại. Tác giả nói về việc thưởng thức cốm, cho thấy ý nghĩa sâu xa trong việc hưởng thụ một sản phẩm kết tinh nhiều giá trị thiên nhiên đất trời. Tác giả cũng đề nghị người mua và người thưởng thức món quà này phải biết quí trọng cái lộc của trời ....

Vấn đề 2:
Đọc đoạn văn từ đầu đến "trong sạch của Trời" và cho biết:
- Tác giả đã mở đầu bài viết về cốm = những hình ảnh và chi tiết nào?
- Những cảm giác, ấn tượng nào của tác giả đã tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn?



_Tác giả mở bài bằng những hình ảnh và chi tiết :
+)Đó là hương thơm của lá sen trong làn gió mùa hạ lướt qua vừng sen của mặt hồ.
+)Hương thơm ấy nhắc tới hương vị của cốm, một thứ quà đặc biệt của lúa non ...

Vấn đề 3: Đoạn nói về cội nguồn của cốm

Đây là đoạn văn nêu cảm nghĩ về cội nguồn của cốm
- Thức quà thanh nhã tinh khiết
- Hạt lúa non : Trong cái vỏ xanh kia có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời .
-> Miêu tả từ khái quát đến cụ thể: Từ cánh đồng lúa bát ngát xanh. Hương vị thơm mát của bông lúa, hạt lúa

Vấn đề 4: Cảm nghĩ về văn bản.

A. Xác định yêu cầu của đề bài:
1. Thể loại: Pbcn về 1 bài tuỳ bút.
2. Nội dung: Hương vị, cách làm ra cốm, cách thưởng thức cốm.
3. Phương pháp: Lí lẽ+ dẫn chứng+ cảm xúc.
4. Tư liệu: Văn bản SGK.
B. Dàn bài:
1. Mở bài:
Viết về quê hương, đất nước, ngợi ca các sản vật của các làng quê, mỗi nhà thơ, nhà văn có cách nhìn, cách cảm nhận khác nhau. Thạch Lam- 1 cây bút có tên tuổi đã có bài tuỳ bút xuất sắc "Hà Nội băm sáu phố phường" . Trong số các trang viết đó, phải kể đến đoạn trích " Một... cốm" dc coi là 1 văn bản thơ trữ tình viết bằng văn xuôi. Bài viết đã đem đến cho người đọc chúng ta sự hiểu biết về văn hoá ẩm thực của HN, của dân tộc VN ta.
2.Thân bài:
*Cảm xúc 1: Cảm nghĩ về hương vị và cách làm ra cốm làng Vòng
_ Viết về cốm làng Vòng, mở đầu bài tuỳ bút, nhà văn đã nói về nguyên liệu làm ra cốm-1 món quà thanh nhã và tinh khiết. Để làm ra dc cốm làng Vòng phải trải qua 1 quá trình. Hương vị của cốm làng Vòng là sự hoà hợp, kết tinh từ "sự nhuần thấm...bát ngát xanh".
+ Nguyên liệu làm ra cốm dc hình thành 1 cách kì diệu, lúc đầu là "1 giọt sữa trắng...hoa cỏ".
+ Nhà văn TL đã quan sát tinh tế, đã có sự cảm nhận tài hoa đầy chất thơ nên những dòng tuỳ bút của ông khiến người đọc cũng như đang dc thưởng thức hương vị ngọt ngào của bông lúa nếp trên cánh đồng quê.
+ Nói đến cốm làng Vòng, tác giả ko quên kể đến việc chế biến để tạo ra những hạt cốm thơm ngon. Cách chế biến cốm cũng rất độc đáo, là 1 sự "trân trọng, bí mật...đời khác". Chỉ có cốm làng Vòng mới là đặc sản của HN do bàn tay những cô gái làng Vòng tạo ra:"cốm Vòng ngon nổi tiếng...rất riêng biệt". Cốm Vòng nổi tiếng cũng bởi người làm ra cốm và người gánh cốm đi bán rất duyên dáng và đáng yêu (Trích dẫn ra)
_ Nhà văn TL đã cảm nhận hương vị của cốm làng Vòng= tất cả sự trân trọng. Bởi thế, ông đã thấy dc cốm Vòng là"thức dâng của những...nội cỏ An Nam".
*Cảm xúc 2: Cảm nghĩ về giá trị của cốm làng Vòng
_ Cốm Vòng ngon nổi tiếng đã trở thành 1 chứng nhân, 1 sứ giả của tình yêu. Cốm Vòng trở thành 1 thứ quà sêu Tết làm cho tình yêu đôi lứa dc bền đẹp. Cốm còn là thứ lễ phẩm cao quý của thuần phong mĩ tục, tình duyên bền đẹp lứa đôi cũng giống như "hồng cốm tốt đôi" vậy.
_ Đọc đoạn văn ta thấy nhà văn đã sử dụng phép so sánh rất độc đáo"Màu xanh non của cốm...ngọc lựu già". Cách nói đặc sắc của tác giả đã thể hiện phong cách ẩm thực rất sinh động của người VN ta. Cốm làng Vòng thơm ngon nổi tiếng cũng bởi người làng Vòng biết cách thưởng thức cốm: "ăn cốm ko thể ăn vội vàng...ngẫm nghĩ". Có như thế mới thưởng thức hết dc hương vị của lúa non, của hoa cỏ dại ven bờ. Nhà văn đã quan sát, đã có sự am hiểu sâu sắc về cốm làng Vòng nên mới cảm nhận dc "Trời sinh ra lá sen...lá sen.
_ Tác giả đã nhắc nhở mọi người biết cách thưởng thức cốm với tất cả tấm lòng trân trọng và biết ơn những người làm ra chúng. Đó cũng chính là nét đẹp văn hoá ẩm thực của người dân kinh kì xưa nay.
* Thâu tóm cảm xúc: Bằng ngòi bút tài hoa với vốn từ phong phú, cách so sánh rất tài tình của tác giả khiến cho bài tuỳ bút mang đậm chất thơ, có lúc như lời tâm sự, có lúc như lời nhắn nhủ ân tình và đầy thân thiết. Tác giả đã ca ngợi, đã khẳng định sự ngon lành, thanh quý của cốm làng Vòng. Qua trang tuỳ bút này, mỗi chúng ta như dc mở rộng thêm sự hiểu biết của mình về đất nước, quê hương.
3. Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân
Cảm ơn nhà văn TL qua bài viết của mình, ông đã giúp người đọc chúng ta thêm trân trọng đặc sản quý giá của HN, giúp ta hiểu dc nét đẹp trong văn hoá ẩm thực của VN. Trang tuỳ bút của nhà văn đã làm giàu có thêm sự hiểu biết cho mỗi chúng ta.
 
T

thuyhoa17

4, Văn bản "Mùa xuân của tôi" - Vũ Bằng.

Vấn đề 1:
tình cảm quê hương đất nước của tác giả qua việc hồi tưởng hình ảnh mùa xuân trên đất Bắc.

theo mình nghĩ thì là:
- tác giả tuy ở xa nhưng vẫn còn nhớ về những phong tục, thời tiết... của mùa xuân nơi đất bắc
=> yêu quê hương tha thiết và muốn trở lại quê hương
- miêu tả chi tiết cảnh vật quê hương
=> hình ảnh quê khắc sâu trong tâm trí
- nhớ rõ phong tục tốt đẹp
=> quan sát tỉ mỉ, chi tiết

Sự cảm nhận tinh tế trong từng chi tiết miêu tả ngoại cảnh cho thấy tác giả ko chỉ là ngươi am hiểu thiên nhiên mà còn rất yêu thiên nhiên, biết trân trọng cuộc sống và tận hưởng những vẻ đẹp cuộc sống đơi thường rất đỗi than thương của miền Bắc.
Khơi dậy tình yêu quê hương đất nước, lòng yêu cuộc sống tinh hồn tinh tế nhạy cảm của một cây bút tài hoa truyềng cho chúng ta.

Vấn đề 2: Những câu hỏi liên quan.

Câu 1:Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đâu? Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả khi viết bài này?


1. Bài văn viết về cảnh sắc và ko khí mùa xuân ở đất Bắc trong những ngày tháng giêng.
Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả: khi mùa xuân đế, tác giả bồi hồi nhớ lại mùa xuân ở miền Bắc, mùa xuân của Hà Nội trong 1 tâm trạng náo nức, tha thiết, nồng nàn và cũng rất trân trọng vẻ đẹp của đời sống, của thiên nhiên, đất nước
.

Câu 2: Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung chính ủa mỗi đoạn và sự liên kêt giữa các đoạn

2. Bài văn chia làm 3 đoạn:
đoạn 1: "đầu...mê luyến mùa xuân": tình cảm của con ng` đối với mùa xuân.
đoạn 2:"tiếp theo...mở hội liên hoan": cảnh sắc và ko khí mùa xuân của đất trời và lòng ng`
đoạn 3:"phần còn lại": cảnh sắc riêng của đất trời mùa xuân khoảng sau ngày rằm tháng giêng ở miền Bắc.


Câu 3: Đọc lại đoạn văn từ "Tôi yêu sông xanh, núi tím" đến "mở hội liên hoan" và cho biết :
a, Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miển Bắc đã được gợi tả như thế nào, qua những chi tiết nào?
b, Mùa xuân đã khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người như thế nào? Những tình cảm gì trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng tác giả khi mùa xuân đến ?


3. a) cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được miêu tả: tác giả gợi được thời tiết, khí hậu đặc biệt của mùa xuân, vừa có cái lạnh của mưa riêu riêu, gió lành lạnh của mùa đông còn vươn lại, có cái ấm nồng nàn của khí trời mùa xuân. đó còn là âm thanh của tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, câu hát huê tình của cô gái đẹp. không khí mùa xuân còn được thể hiện trong đời sống gia đình, trong ko khí đoàn tụ êm đềm.
b) mùa xuân đã khơi dậy ở thiên nhiên và con ng` sức sống tiềm tàng và làm cho nó trở nên mạnh mẽ, làm bừng dậy lòng yêu đời, khao khát sống và yêu thương.
qua cách miêu tả này tác giả muốn thể hiện cảnh sắc mùa xuân ở Hà nội và miền Bắc có 1 vẻ đẹp riêng biệt, thơ mộng nhưng cũng dào dạt tình ng`.
 
T

thuyhoa17

5, Văn bản "Sự giàu đẹp của Tiếng Việt".

Vấn đề 1: Hãy phát biểu những ý kiến về sự giàu đẹp của Tiếng Việt ( có dẫn chứng kèm theo )

sự giàu có ,phong phú của tiếng việt được thể hiện:
+ Tiếng việt có khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ cũng như hình thức diễn đạt
+ từ vựng ngày càng phong phú
+ngữ pháp cũng dần dần uyển chuyển,chính xác hơn
+có khả năng thoả mãn mọi yêu cầu của đời sống văn hoá ngày một phức tạp về mọi mặt

một số dẫn chứng:
+Từ vựng:tiếng việt đã việt hoá nhiều từ gốc hán :độc lập,tự do ,hạnh phúc...
+Tiếng việt dồi dào về cấu tạo từ ngữ ;các từ ghép ,láy; nhiều từ ghép có thể thay đổi trật tự các tiếng để cấu tạo nhạc tính khi cần thiết .VD:đắng cay-cay đắng .Có khi từ láy được tách thành 2 từ đơn để nhấn mạnh:sóng dập gió dồi
+ Phong phú về hình thức diễn đạt:cấu tạo thông thường chủ ngữ-vị ngữ,song cũng có khi trật tự thay đổi để nhấn mạnh
VD:từ những năm đau thương chiến đấu -đã ngời lên nét mặt quê hương

Vấn đề 2: Tiếng Việt giàu và đẹp bởi:

- Hệ thống nguyên âm, phụ âm khá phong phú;
- Giàu thanh điệu;
- Cú pháp câu TV rất tự nhiên, cân đối, nhịp nhàng;
- Từ vựng dồi dào cả về 3 mặt thơ, nhạc, hoạ: gợi âm thanh , hình dáng, màu sắc.

Vấn đề 3: Viết 1 đoạn nghị luận ngắn về sự giàu đẹp của Tiếng Việt.

Tiếng Việt rất giàu và đẹp. Tiếng Việt giàu như thế nào, đẹp như thế nào, đó là điều rất khó nói.
Chỉ nói về vốn từ vựng, Tiếng Việt đã rất phong phú. Ngoài hệ thống các từ láy, từ ghép thì còn có các từ tượng hình, các từ tượng thanh. Các từ ngữ này diễn tả rất tỉ mỉ, tinh tế về mức độ, đặc điểm, tính chất của một sự vật, sự việc.... Ngoài ra, chúng ta không thể bỏ qua đại từ xưng hô. Người Việt Nam ta rất hay, ngoài những đại từ sẵn có thì còn lấy những danh từ chỉ quan hệ họ hàng để xưng hô. Điều đó bộc lộ được cảm xúc của người nói và làm cho quan hệ giữa mọi người khăng khít và gần gũi hơn. Đó cũng là một điều hay, một điều đẹp đẽ của Tiếng Việt. Tiếng Việt có thể diễn tả đời sống nội tâm và tình cảm của mỗi người dân Việt một cách sâu sắc đến kì lạ. Từ đó mà hình thành nên những bài thơ, bài văn trữ tình đằm thắm, làm cho tâm hồn của mỗi người ngày một trong sáng hơn....
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.

Thân em như chẽn lúa đòng đòng,

Phất phơ trong ngọn nắng hồng ban mai.
Tiếng Việt, với phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó, là một biểu hiện của sức sống dân tộc.

Vấn đề 4: Tiếng Việt giàu đẹp.

Tiếng Việt có sự giàu và cái đẹp của nó, cũng như tiếng nước nào cũng vậy.
Ca dao xưa có câu:
" Nửa đêm giờ tý canh ba
Vợ tôi con gái đàn bà nữ nhi"
. Vui đùa thôi, nhưng là cái vui của sự giàu có tiếng nói. Câu lục sáu tiếng đều là chỉ một khoảnh khắc thời gian. Câu bát tám tiếng đều là chỉ một phái tính.

Dạy tiếng Việt cho người nước ngoài hiện nay, thầy nói vui: tiếng Việt có thể còn hạn chế về các từ chỉ những khái niệm trừu tượng, khái quát, nhưng lại rất giàu các sắc thái biểu hiện từ. Riêng một từ đen thôi, mắt đen gọi là mắt huyền, răng đen là răng hạt na, quần đen của phụ nữ là quần thâm, ngựa đen là ngựa ô, chó đen là chó mực, đũa đen là đũa mun. Đấy là chưa kể các sắc độ của màu sắc nữa, ví như cũng là “đen” nhưng có biết bao loại: đen nhánh, đen tuyền, đen kịt, đen thẫm, đen thui... Học trò nước ngoài nghe thế kêu trời, bảo học tiếng Việt khó, khó quá.

Mà khó là phải. Một dịch giả nước ngoài dịch hai câu thơ của Nguyễn Khuyến Rượu ngon không có bạn hiền/ Không mua không phải không tiền không mua thành ra Fine wine, but no good friends/ So I buy none though I have the money thì chỉ còn là xác chữ, bởi tất cả tinh thần cảm xúc của câu thơ và của tác giả nằm ở năm chữ “không” của tiếng Việt đã không tải được qua tiếng Anh.

Bạn tôi kể con bạn học câu của Lenin “học, học nữa, học mãi”, buột miệng nói “học, học nữa, học miết”, đổi “mãi” thành “miết” ý nghĩa khác ngay, ý vị khác ngay, nghe rất thời sự. Mà câu đó người dịch nào đã khéo chuyển động từ учumься (học tập) được lặp lại ba lần trong bài viết của Lenin thành ba cấp độ khác nhau trong tiếng Việt.

Nhà văn Tô Hoài có một đoạn văn ngắn tả cảnh làng quê mùa đông với các sắc vàng khác nhau đọc lên thấy khoái mắt, khoái tai, khoái vị. Một đoạn văn đáng làm mẫu mực về tiếng Việt đẹp và giàu:

“Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng - những màu vàng rất khác nhau. Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra trông thấy trời có vàng hơn thường khi. Lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm, không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng xẫm. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối đốm quả chín vàng. Những tàu lá chuối vàng ối xõa như những đuôi áo, vạt áo.

Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng, như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng, vãy vãy. Bụi mía vàng xọng, đốt ngần phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng dòn. Quanh đó, con gà con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới. Lác đác, cây lựu có mấy chiếc lá đỏ. Qua khe dậu, lộ ra mấy quả ớt đỏ chói. Tất cả, đượm một màu trù phú, đầm ấm lạ lùng”.

Nhà thơ Phạm Huy Thông (1916-1988) có dịch hai câu thơ của thi sĩ Anh Lord Byron thật tài tình trong tiếng Việt: Fare thee well! and if for ever/ Still for ever, fare thee well! - Xin chia tay! Và nếu là mãi mãi/ Thêm một lần, xin mãi mãi chia tay!

Tiếng Việt cùng với thời gian và sự phát triển của xã hội vẫn theo kịp thời đại, vẫn tự biết làm giàu mình bằng những phương cách tạo từ, vay mượn, nhưng không đánh mất cái vốn có của mình. Sự giàu và cái đẹp của tiếng Việt có thể nói được nhiều. Chúng ta không đóng cửa tiếng Việt giao lưu với bên ngoài, với các thứ tiếng khác. Nhưng là người Việt, chủ sở hữu tiếng Việt, mỗi chúng ta hãy biết yêu quý, trân trọng, giữ gìn và phát triển thứ của cải vô cùng quý báu này của dân tộc.

“Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn” - câu nói của học giả Phạm Quỳnh đầu thế kỷ 20 đáng được trân trọng vì lòng yêu tiếng Việt, nước Việt.
 
H

hocnua_hocmai98

đúng thứ mình cần, hay quá hay quá >>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>:)
_______________________________________
 
T

thuyhoa17

6, Văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ".

Vấn đề 1: Bác giản dị trong đời sống và thơ văn.
1. Hãy tìm 1 số ví dụ về sự giản dị trong đời sống và trong thơ văn của Bác.

1) Một số ví dụ biểu hiện đức tính giản dị của Bác Hồ trong thơ văn là:
Là người rất am hiểu văn hoá và ngôn ngữ các nước phương Tây và phương Đông nhưng Bác không ưa dùng các câu chữ cầu kì, khó hiểu khi viết những tác phẩm tyuên truyền động viên quần chúng nhân dân hiểu và tham gia tích cực và kháng chiến cách mạng. Chẳng hạn Bác khuyên thanh niên:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
Bác chúc Tết nhân dân năm 1968
Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to
Vì độc lập,vì tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào
Tiến lên! Chiến sĩ đồng bào
Bắc Nam xum họp xuân nào vui hơn
Trong "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" ( 1946 ) Bác mở đầu bằng những lời rất giản dị:
"Chúng ta đã nhân nhượng, nhưng càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới. Vì chúng quyết tâm xâm chiếm nước ta một lần nữa."
Bác có rất nhiều tác phẩm kiệt xuất nhưng khi hướng tới nhân dân đa số còn ít chữ nghĩa thì Bác viết rất dễ hiểu, rất giản dị
một câu chuyện nhỏ về đức tính giản dị của bác hồ
Chiếc thắt lưng của Bác
Thời kỳ đó là tháng 6-1954. Sau chiến thắng Điện Biên chấn động địa cầu, Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tới Genève để đàm phán. Hội nghị kéo dài được gần một tháng thì các bên tạm nghỉ để về nước báo cáo lập trường các bên cho chính phủ mình. Trên đường về Việt Nam các bạn Trung Quốc đã mời phái đoàn Việt Nam nghỉ lại Trung Quốc. Phái đoàn Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp dẫn đầu.
Hôm đó, Bác nghỉ tạm tại nhà nghỉ Đảng bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Quảng Tây. Sáng, Bác Hồ đi họp, ở nhà, một cán bộ của bạn đi kiểm tra phòng Bác xem các nhân viên phục vụ phòng có chu đáo không. Sau khi xem xét một lượt, anh ta thấy trên sàn nhà một mảnh vải đã cũ, dài khoảng 80cm, rộng khoảng 10cm, màu vàng đã bạc. Đoán rằng đây là dây gói tài liệu rớt ra sau khi cầm tài liệu đi, anh ta bỏ mảnh vải vào thùng đựng giấy rác.
Bác đi họp về, hỏi: “Thắt lưng của tôi đâu? Tôi thường để sau ghế tựa nên bị rơi xuống đất”. Lúc này mọi người mới vỡ lẽ vội đi tìm và đưa lại cho Bác.
Một chiếc thắt lưng bằng da, bằng dây dù... cũng không đắt hơn một miếng vải là bao. Nhưng vấn đề ở đây: Cái quí báu trong nhân cách của Bác là tính cách luôn hy sinh, cái riêng bao giờ cũng là tối thiểu, cái dành cho sự nghiệp chung bao giờ cũng được ưu tiên tối đa. Phẩm chất trong sáng thể hiện thường trực trong những cử chỉ của Bác, dù nhỏ nhất. Thời điểm đó, sau chiến dịch Điện Biên Phủ, thắt lưng chiến lợi phẩm thu được rất nhiều, nhưng Bác vẫn chỉ tiếp tục dùng chiếc thắt lưng quen thuộc cũ kỹ của mình.
2. Qua bài văn này, em hiểu như thế nào là đức tính giản dị và ý nghĩa của nó trong cuộc sống?
2) Đức tính giản dị là đơn giản một cách tự nhiên trong cách sống, trong việc diễn đạt câu từ dễ hiểu, không rắc rối
Giản dị là nét đẹp của một nhân cách lớn. Nó biểu hiện đức tính khiêm tốn mà vĩ đại. Chúng ta phải luôn rèn luyện cho mình lối sống và cách viết giản dị. Đó là sự rèn luyện về nhân cách
Phải bền bỉ và phải có ý thức cao chúng ta mới đạt được sự giản dị. Chỉ có giản dị chúng ta mới hoà đồng và khiến mọi ngượi nể phục
Vấn đề 2: Chứng minh đức tính giản dị của Bác trong lời nói và bài viết.
- Dẫn chững cụ thể và toàn diện nhất là
+ Bác đi thăm các cháu thiếu nhi, chia kẹo cho các cháu, hỏi han,....
+ Bác đi thăm nơi ở của các công nhân, động viên và chăm lo cho doìư sống của công nhân
+ Câu chuyện về đêm 30 Tết, Bác đi thăm những gia đình khó khăn, tặng quà, ân cần hỏi han và động viên...
+ Bác ôm hôn các cháu thiếu niên nhi đồng
+ Khi đọc Bản tuyên ngôn độc lập, Bác hỏi ân cần : " Mọi ng có nge rõ k0? "
... --> giản dị trong lời nói và hành động
+ Trích dẫn 1 số câu từ trong các lá thư Bác viết cho thiếu nhi nhân dịp Trung Thu, khai trường...
+ Trong Bìa viết kêu gọi mọi người "Góp cơm cứu đói", Bản tuyên ngôn độc lập....
--> giản dị trong bài viết. ( tớ nghĩ cậu nên chú trọng về phần các bức thư viết cho thiếu nhi và công nhân, ở đó tình cảm và sự giản dị bộc lộ rõ nhất )
Chắc hẳn ai cũng biết Bác Hồ phải không? Bác là một vị cha già của dân tộc, bác là người lãnh tụ tài ba, Bác là một vị danh nhân của thế giới. Đấy, Bác Hồ của chúng ta vĩ đại như vậy đấy, nhưng Bác không kiêu ngạo, như PHẠM VĂN ĐỒNG đã nói Bác giản dị trong lối sống, Bác giản dị trong quan hệ với mọi người và trong lời nói và bài viết.
Rất đúng! Tuy Bác là một người luôn bận rộn nhưng Bác vẫn đi thăm các em thiếu nhi. Bác luôn động viên các em thiếu nhi là"tuổi nhỏ làm việc nhỏ tuỳ theo sức của mình"Bác còn ra 5 điều, để dạy thiếu nhi. Bác hay thăm các em ở trại trẻ mồ côi,Bác còn phát kẹo cho các cháu. Không những Bác quan tâm đến các em thiếu nhi, mà Bác còn quan tâm đến các cô chú công nhân, Bác lo cho cuộc sống của họ. Đêm 30 Bác lại đi thăm các hộ gia đình nghèo Bác còn tặng quà, ân cần hỏi han sức khoẻ. Khi Bác đọc bảng tuyên ngôn độc lập Bác hỏi"Mọi người có nghe rõ không ?Vầo ngày trung thu Bác thuờng làm thơ cho các em thiếu nhi "Trung thu trăng sáng như gương Bác hồ ngắm cảnh nhớ thuơng nhi đồng"
Thế đấy cuộc sống của Bác rất giản dị, nhưng tình cảm của Bác thì không hề giản dị. Tình cảm của Bác dành cho chúng ta bằng một đại dương, đại dương ấy sẽ không bao giờ cạn được. Chúng ta tuy còn nhỏ nhưng chúng ta vẫn có thể làm cho Bác vui lòng được đó là cố gắng học thật giởi để mai sau chúng ta có thể giúp ích cho đất nước Việt Nam này. "Bác ơi ! Bác à! Bác cứ ngủ thật ngon, chúng con sẽ luôn cố gắng thực hành điều Bác mong muốn! " Đó là điều em muốn nói trước khi Bác ra đi
Trong suốt cuộc đời hy sinh vì dân vì nước, Bác đã gần như quên đi những gì thuộc về bản thân mình. Chúng ta và cả những bạn bè nước ngoài không còn lạ gì những chiếc áo nâu, đôi dép cao su, chiếc quạt, viên gạch sưởi lưng... vô cùng giản dị của Người.
Thời kỳ đó là tháng 6-1954. Sau chiến thắng Điện Biên chấn động địa cầu, Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tới Genève để đàm phán. Hội nghị kéo dài được gần một tháng thì các bên tạm nghỉ để về nước báo cáo lập trường các bên cho chính phủ mình. Trên đường về Việt Nam các bạn Trung Quốc đã mời phái đoàn Việt Nam nghỉ lại Trung Quốc. Phái đoàn Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp dẫn đầu.
Hôm đó, Bác nghỉ tạm tại nhà nghỉ Đảng bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Quảng Tây. Sáng, Bác Hồ đi họp, ở nhà, một cán bộ của bạn đi kiểm tra phòng Bác xem các nhân viên phục vụ phòng có chu đáo không. Sau khi xem xét một lượt, anh ta thấy trên sàn nhà một mảnh vải đã cũ, dài khoảng 80cm, rộng khoảng 10cm, màu vàng đã bạc. Đoán rằng đây là dây gói tài liệu rớt ra sau khi cầm tài liệu đi, anh ta bỏ mảnh vải vào thùng đựng giấy rác.
Bác đi họp về, hỏi: “Thắt lưng của tôi đâu? Tôi thường để sau ghế tựa nên bị rơi xuống đất”. Lúc này mọi người mới vỡ lẽ vội đi tìm và đưa lại cho Bác.
Một chiếc thắt lưng bằng da, bằng dây dù... cũng không đắt hơn một miếng vải là bao. Nhưng vấn đề ở đây: Cái quí báu trong nhân cách của Bác là tính cách luôn hy sinh, cái riêng bao giờ cũng là tối thiểu, cái dành cho sự nghiệp chung bao giờ cũng được ưu tiên tối đa. Phẩm chất trong sáng thể hiện thường trực trong những cử chỉ của Bác, dù nhỏ nhất. Thời điểm đó, sau chiến dịch Điện Biên Phủ, thắt lưng chiến lợi phẩm thu được rất nhiều, nhưng Bác vẫn chỉ tiếp tục dùng chiếc thắt lưng quen thuộc cũ kỹ của mình.
Bà Nguyễn Thị Liên, nguyên cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch, kể lại rằng: Khi làm việc ở Văn phòng, đôi khi bà còn đảm nhận việc khâu, vá quần áo, chăn, màn, áo gối cho Bác. Công việc này giúp bà có điều kiện được gần Bác và học tập được rất nhiều, nhất là đức tính giản dị, tiết kiệm. Áo Bác rách, có khi vá đi vá lại, Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Người thường được chú Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt. Bà nói với chú Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá.
Những năm tháng giúp việc ở Văn phòng của Bác, tôi (Nguyễn Thị Liên- TNTP) có những kỷ niệm không bao giờ quên.
Bà kể rằng: Ở Việt Bắc, có một buổi Bác đi công tác về muộn, về qua Văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt. Anh Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với bà:
- Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo.
Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền nhỏm dậy bảo:
- Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa.
Câu chuyện bà kể khiến mọi người đều xúc động và thương Bác quá chừng. Bác thật giản dị và tiết kiệm, chắt chiu như người cha lo cho một gia đình lớn, như cảnh nhà đông con mà còn túng thiếu.
Chiếc áo gối vá, bát cháo nấu bằng cơm nguội của vị Chủ tịch Nước có tác động lớn đến suy nghĩ của mỗi con người. Nhất là hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang mở cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Những câu chuyện nhỏ trên đây chính là một trong những nét đẹp về đạo đức Bác Hồ để chúng mình cùng học tập.
-> Nhận xét về nếp sống giản dị của Bác, một tờ báo nước Pháp đã viết: “Sự ăn ở giản dị đến cực độ, như một nhà ẩn sĩ, đó là một đức tính rõ rệt nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một tuần lễ ông nhịn ăn một bữa, không phải là để hạ mình cho khổ sở, mà là để nêu một tấm gương dè xẻn gạo cho đồng bào đặng làm giảm bớt nạn đói trong nước. Hết thảy mọi người xung quanh đều bắt chước hành động đó của ông...”.
 
T

thuyhoa17

<tiếp>



Bác để tình thươg cho chúng con
Một đời thanh bạch chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phai những lối mòn.
_Nhà Bác đơn sơ một góc vườn
Gỗ thông mộc mạc chẳng mùi sơn
Giường mây chiếu cói đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn
_ Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bỉ đậm đà
Đôi dép cao su, đôi dép Bác Hồ
Bác đi từ ở chiến khu Bác về
“Tôi nói đồg bào nghe rõ k” Bác làm rung động bao trái tim vì k có sự phân biệt giữa chủ tịch và ng dân.
_Trong bao nhiêu con đường hình thành nhân cách con ng, tự rèn luyện cho mình 1 lối sống là cả 1 quá trình tìm hiểu xã hội và chính bản thân. Bởi vì xã hội là môi trường còn bản thân là hạt giống. Cũng k khó để bắt gặp trong cs này 1 lối sống gọi là "lối sống giản dị". Sống giản dị là biết chấp nhận cuộc sống hiện tại nhưng vẫn có những ước mơ. Ước mơ đó chỉ là những điều mà khả năng của ta có thể làm đc. Ở nông thôn họ quanh năm với tấm áo nâu sồng, chân đất, họ bán mặt cho đất, bán lưng cho trời nhưng vẫn vui vẻ bên điếu cày, bát nước chè xanh khi nghĩ ngơi. Hay đêm về, với mảnh chiếu thô sơ, bạn bè ng thân quay quần bên ấm trà bàn chuyện thời tiết, cầu mong mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu. Trong cs, họ k cầu kỳ xa hoa, k kiêu căng hợm hỉnh mà họ lấy chân chất, hiền hòa, trung thực để đối nhân xử thế, họ giúp đỡ lẫn nhau. Trái lại ở TP, nơi đô thị đông đúc, cs bon chen, vội vã, tgian rượt cv, công việc đuổi theo con ng. Họ sống vội sống vàng, đôi khi k kịp thở. Chỉ có ng già về nghỉ hưu, cs của họ tuy giản dị nhg k thoải mái như k khí trong lành ở miền quê. Họ bị bao bọc bởi những bức tường cao ngất hay ồn ào bụi bặm, hoặc bị đinh tai nhức óc bởi những âm thanh hỗn tạp nơi đô thị. Đa số họ ao ước có 1 cs đơn sơ giản dị nơi miền thôn dã tĩnh lặng với bầu k khí trong lành.



Vấn đề 3: Văn nghị luận - Luận điểm: "Đức tính giản dị của Bác Hồ"

Đức tính giản dị của bác
Trong suốt cuộc đời hy sinh vì dân vì nước, Bác đã gần như quên đi những gì thuộc về bản thân mình. Chúng ta và cả những bạn bè nước ngoài không còn lạ gì những chiếc áo nâu, đôi dép cao su, chiếc quạt, viên gạch sưởi lưng... vô cùng giản dị của Người.

Chiếc thắt lưng của Bác Thời kỳ đó là tháng 6-1954. Sau chiến thắng Điện Biên chấn động địa cầu, Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tới Genève để đàm phán. Hội nghị kéo dài được gần một tháng thì các bên tạm nghỉ để về nước báo cáo lập trường các bên cho chính phủ mình. Trên đường về Việt Nam các bạn Trung Quốc đã mời phái đoàn Việt Nam nghỉ lại Trung Quốc. Phái đoàn Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp dẫn đầu. Hôm đó, Bác nghỉ tạm tại nhà nghỉ Đảng bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Quảng Tây. Sáng, Bác Hồ đi họp, ở nhà, một cán bộ của bạn đi kiểm tra phòng Bác xem các nhân viên phục vụ phòng có chu đáo không. Sau khi xem xét một lượt, anh ta thấy trên sàn nhà một mảnh vải đã cũ, dài khoảng 80cm, rộng khoảng 10cm, màu vàng đã bạc. Đoán rằng đây là dây gói tài liệu rớt ra sau khi cầm tài liệu đi, anh ta bỏ mảnh vải vào thùng đựng giấy rác. Bác đi họp về, hỏi: “Thắt lưng của tôi đâu? Tôi thường để sau ghế tựa nên bị rơi xuống đất”. Lúc này mọi người mới vỡ lẽ vội đi tìm và đưa lại cho Bác. Một chiếc thắt lưng bằng da, bằng dây dù... cũng không đắt hơn một miếng vải là bao. Nhưng vấn đề ở đây: Cái quí báu trong nhân cách của Bác là tính cách luôn hy sinh, cái riêng bao giờ cũng là tối thiểu, cái dành cho sự nghiệp chung bao giờ cũng được ưu tiên tối đa. Phẩm chất trong sáng thể hiện thường trực trong những cử chỉ của Bác, dù nhỏ nhất. Thời điểm đó, sau chiến dịch Điện Biên Phủ, thắt lưng chiến lợi phẩm thu được rất nhiều, nhưng Bác vẫn chỉ tiếp tục dùng chiếc thắt lưng quen thuộc cũ kỹ của mình. Giản dị và tiết kiệm Bà Nguyễn Thị Liên, nguyên cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch, kể lại rằng: Khi làm việc ở Văn phòng, đôi khi bà còn đảm nhận việc khâu, vá quần áo, chăn, màn, áo gối cho Bác. Công việc này giúp bà có điều kiện được gần Bác và học tập được rất nhiều, nhất là đức tính giản dị, tiết kiệm. Áo Bác rách, có khi vá đi vá lại, Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Người thường được chú Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt. Bà nói với chú Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá. Những năm tháng giúp việc ở Văn phòng của Bác, tôi (Nguyễn Thị Liên- TNTP) có những kỷ niệm không bao giờ quên. Bà kể rằng: Ở Việt Bắc, có một buổi Bác đi công tác về muộn, về qua Văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt. Anh Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với bà: - Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo. Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền nhỏm dậy bảo: - Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa. Câu chuyện bà kể khiến mọi người đều xúc động và thương Bác quá chừng. Bác thật giản dị và tiết kiệm, chắt chiu như người cha lo cho một gia đình lớn, như cảnh nhà đông con mà còn túng thiếu. Chiếc áo gối vá, bát cháo nấu bằng cơm nguội của vị Chủ tịch Nước có tác động lớn đến suy nghĩ của mỗi con người. Nhất là hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang mở cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Những câu chuyện nhỏ trên đây chính là một trong những nét đẹp về đạo đức Bác Hồ để chúng mình cùng học tập
[FONT=&quot][/FONT]
 
T

thuyhoa17

6, Văn bản "Sống chết mặc bay".

Vấn đề 1: nghệ thuất tương phản đối lập trong văn bản.
truyện này mình học cũng đã lâu nên mình ko còn nhớ mấy, bạn thông cảm.
Ta hãy để ý, Phạm Duy Tốn dùng thủ pháp đối lập, bên ngoài, lũ sắp tràn lên, đe dọa bách tính muôn dân, bên trong, quan phụ mẫu - đại diện cho hạnh phúc, vận mệnh của dân... vẫn đang ngồi trong nhàn nhã, đánh bài, mặc kệ những gì ngoài kia xảy ra. Đúng lúc nước tràn bờ, hàng trăm ngàn con người lâm vào cảnh khốn cùng, thì quan ù ván bài to. Tác giả đã lên tiếng, phê phán những tên quan vô trách nhiệm, ích kỷ và "sống chết mặc bay". Ở đó tác giả thể hiện nỗi đau, niềm chua xót khi dân ko có 1 vị quan anh minh, thương dân...
Truyện này mình học cũng lâu rồi nhưng cũng xin góp vài ý kiến (cái nào dùng được thì dùng nhé).
Đề yêu cầu so sánh con người trên đê và con người trong đình, chúng ta có thể tìm ra những đặc điểm đề tiến hành so sánh làm nổi bật những nét khác biệt của hai đối tượng.
Thứ nhất: Về Không gian, thời gian:
+ Trên đê: Trời mưa gió, đêm tối mù mịt ("đã 1 giờ đêm"), nước sông cuồn cuộn lên to uy hiếp con đê------------> Nguy hiểm, hãi hùng.
+ Trong đình: Cao, vững chãi, đèn đuốc sáng trưng...--------------> An toàn, tiện nghi đầy đủ.
Thứ hai:Những âm thanh
+ Trên đê: tiếng trống, tiếng tù và, tiếng ốc giục liên hồi, tiếng gà, trâu, bò kêu lẫn tiếng người thét------------->khẩn trương, thảm thiết.
+ Trong đình: Chỉ có tiếng sai bảo, đòi hầu hạ của quan lớn và tiếng xướng danh những quân bài trong ván tổ tôm-----------> Tĩnh lặng, nghiêm trang, thờ ơ, lãnh đạm.
Thứ ba: Hành động
+ Trên đê: Hàng trăm nghìn dân hộ đê bì bõm dưới bùn lầy, vất vả, cơ cực , mệt lử, bất lực chống lại cơn lũ dữ-------------->Cố gắng, nỗ lực trong tuyệt vọng
+ Trong đình: Quan ngồi chễm chệ trên phản, đánh tổ tôm và ăn yến.cười nói khi thắng ván bài---------->Bình thản, điềm nhiên, vô trách nhiệm.
Thứ tư: Tâm trạng
+ Trên đê: Lo âu, sợ hãi, hoảng loạn
+ Trong đình: Căng thẳng (nhưng không phải vì việc hộ đê mà vì kết quả ván bài), vô trách nhiệm.

Từ đó, bạn có thể rút ra những kết luận về sự đối lập, trái nghịch trong cảnh ngộ, số phận và hành động của những người "trên đê" và những người "trong đình", qua đó, tác giả kịch liệt phê phán thói vô trách nhiệm, quan liêu đến táng tận lương tâm của quan huyện. Và để thể hiện được nội dung đó, thủ pháp đối lập, tương phản được tác giả vận dụng thật đắc địa.
Đó chỉ là một vài suy nghĩ của mình nhân đọc lại tác phẩm này. Chúc bạn có một bài viết ưng ý.

Vấn đề 2: Nghị luận về quan phụ mẫu trong văn bản:
a)MB:--Giới thiệu tác giả Phạm Duy Tốn-Tác phẩm sống chết mặc bay
--Giới: thiệu vấn đề cần chứng minh
b)TB:Cần chứng minh 3 ý
*Quan vô trách nhiệm
--Không đốc thúc hộ đê
--Ngồi trong đình chơi bài
*Quan hống hách
--bắt bọn người nhà,lính hầu quan,đứa thì gãi đứa thì quạt
--Băt bọn tay chân hầu bài không ai dám to tiếng
--Quát mắng,dọa cắt cổ,bỏ tù
*Quan mãi mê bài bạc bỏ mặc đê vỡ khiến dân chúng khổ
--Ngài còn dở ván bài,dù đê vỡ dân trôi,ngài vẫn thây kệ
--Mọi người đều giật nảy mình,chỉ quan là vẫn điềm nhiên
--Có người bẩm đê vỡ,ngài cau mặt gắt mặc kệ
--Khi ngài ù vãn bài to thì đê vỡ dân trôi tình cảm thảm sầu không kể xiết
c)KB:Khẳng định tên quan là người lòng lang dạ thú đáng lên án

Vấn đề 3: Tóm tắt văn bản:
Gần 1 giờ đêm, ở làng X thuộc phủ X nước song dâng lên cao. Nhân dân trong làng từ sáng tới giờ ai nấy đêu lo đắp đê chông lũ.Nhưng ở trong đình quan phụ mẫu cùng những kẻ có chức quyền đều lo đánh tổ tôm. Một luc sau, khi có người tới báo là đê vỡ thì quan đỏ mặt tía tai quát và đuổi dân đi. Sau đó quan ù to nhưng ở ngoài ấy nước tràn lênh láng người song không có chỗ ở, người chết không có chỗ chôn, tình cảnh thật thảm thương.

Vấn đề 4: Tiêu đề "Sống chết mặc bay".
- giới thiệu tác giả: sống ở thế kỉ 19, có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại
- Xây dựng tình huống tương phản, tăng cấp đặc sắc, đặc biệt bức tranh thái độ của tên quan đi hộ đê bỏ mặc nhân dân trong hoàn cảnh khốn cùng" Sống chết mặc bay"

II. Thân bài
- Giải thích "Sống chết mặc bay" là vế đầu câu thục ngữ "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi": Thái độ của bạn thày lang , thày cúng trong xã hội cũ
- Sống chết mặc bay, nhan đề của truyện ngắn mà PHT đặt nhằm để nói bọn quan lại làm tay sai cho Pháp là những kẻ vô lương tâm, vô trách nhiệm, vơ vét của dân rồi lao vào các cuộc chơi đàng điếm, bài bạc.
- Phép tương phản, tăng cấp được tác giả sử dụng qua hai hình ảnh:
+ Cảnh dân chúng cứu đê...
+ Cảnh tên quan đi hộ đê nhưng vô trách nhiệm, xung quanh hắn: " bên canhj ngài, bên tay trái bát yến hấp phèn, để trong khay khảm , khói bay nghi ngút...hai bên nào là ống thuốc bạc, trông mà thích mắt"
- Kẻ hầu người hạ...
- Ham mê ván bài tổ tôm
- Hắn cười hả hê vì thắng một canh bạc lớn đúng lúc cảnh vỡ đê xảy ra, nhà cửa trôi băng, nước tràn lênh láng, người sống không có chỗ ở, kẻ chết không có chỗ chôn...

III. Kết bài
- Nhà văn quả thực chọn cho tác phẩm của mìn nhan đề thật hay, thật sâu sắc, ý nghĩa
- Đọc truyện, ta càng thêm căm phẫm bọn quan lại xã hội cũ vô trạch nhiệm, táng tận lương tâm
- Thấy được nhà nước ta hiện nay rất quan tâm đến đê điều, dời sống của nhân dân

Đề yêu cầu so sánh con người trên đê và con người trong đình, chúng ta có thể tìm ra những đặc điểm đề tiến hành so sánh làm nổi bật những nét khác biệt của hai đối tượng.
Thứ nhất: Về Không gian, thời gian:
+ Trên đê: Trời mưa gió, đêm tối mù mịt ("đã 1 giờ đêm"), nước sông cuồn cuộn lên to uy hiếp con đê ---> Nguy hiểm, hãi hùng.
+ Trong đình: Cao, vững chãi, đèn đuốc sáng trưng... ---> An toàn, tiện nghi đầy đủ.
Thứ hai:Những âm thanh
+ Trên đê: tiếng trống, tiếng tù và, tiếng ốc giục liên hồi, tiếng gà, trâu, bò kêu lẫn tiếng người thét ---> khẩn trương, thảm thiết.
+ Trong đình: Chỉ có tiếng sai bảo, đòi hầu hạ của quan lớn và tiếng xướng danh những quân bài trong ván tổ tôm ---> Tĩnh lặng, nghiêm trang, thờ ơ, lãnh đạm.
Thứ ba: Hành động
+ Trên đê: Hàng trăm nghìn dân hộ đê bì bõm dưới bùn lầy, vất vả, cơ cực , mệt lử, bất lực chống lại cơn lũ dữ ---> Cố gắng, nỗ lực trong tuyệt vọng
+ Trong đình: Quan ngồi chễm chệ trên phản, đánh tổ tôm và ăn yến.cười nói khi thắng ván bài ---> Bình thản, điềm nhiên, vô trách nhiệm.
Thứ tư: Tâm trạng
+ Trên đê: Lo âu, sợ hãi, hoảng loạn
+ Trong đình: Căng thẳng (nhưng không phải vì việc hộ đê mà vì kết quả ván bài), vô trách nhiệm.

Từ đó, bạn có thể rút ra những kết luận về sự đối lập, trái nghịch trong cảnh ngộ, số phận và hành động của những người "trên đê" và những người "trong đình", qua đó, tác giả kịch liệt phê phán thói vô trách nhiệm, quan liêu đến táng tận lương tâm của quan huyện. Và để thể hiện được nội dung đó, thủ pháp đối lập, tương phản được tác giả vận dụng thật đắc địa.

Tên " Sống chết mặc bay " là trích từ câu nói " Sống chết mặc bay, Tiền thầy bỏ túi " thể hiện thái độ phê phán tên thầy cúng chỉ lo lừa bịp lấy tiền cho mình , bỏ mặc con bệnh vẫn còn đang cận kề cái chết , tử thần có thể mang đi bất cứ lúc nào, vô trách nhiệm và coi mạng người như cỏ rác!
=> Đúng với nội dung câu chuyện, tên quan phụ mẫu tham lam, đam mê những trò đánh bạc đen đỏ, thây kệ con dân đang đem hết sức mình ra mà chống đỡ với sức mạnh thiên nhiên. Phạm Duy Tốn đã qua đây lên tiếng, phê phán những tên quan vô trách nhiệm, ích kỷ và "sống chết mặc bay". Ở đó tác giả thể hiện nỗi đau, niềm chua xót khi dân ko có 1 vị quan anh minh, thương dân...
 
T

thuyhoa17

7, Văn bản "Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu".

Vấn đề 1:
-Thái độ của tác giả đối với Va-ren và Phan Bội Châu: thể hiện qua cách giới thiệu khái quát về hai nhân vật và đặc biết là miêu tả cuộc gặp gỡ trong tưởng tượng của tác giả giữa hai nhân vật này, lời củ hai nhân chứng dấu tên dẫn ra ở cuối tác phẩm càng khắc sâu hơn ấn tượng của người đọc về mỗi nhân vật cũng như cho thấy cách đánh giá của tác giả về các nhân vật chính.
+về Va-ren:
Được nhắc đến bằng giọng văn châm biếm, mỉa mai ngay từ đầu tác phẩm đọan viết về lời hứa "chăm sóc vụ Phan Bội Châu")
Trong lời giới thiệu: Sử dụng một loạt những từ ngữ đặc tả bản chất của một tên thực dân gian xảo, cơ hội (bị duổi ra khỏi tập đoàn....)
Cuộc gặp gỡ: Va-ren một mình độc thoại. Để thuyết phục Phan Bội Châu hành động giống mình Va-ren đã nêu một loạt lí lẽ, dẫn chứng thực tế -> bản chất xấu xa của hắn được tự bộc lộ.
=>thái độ của coi thường, đả kích của tác giả
+Về Phan Bộ Châu:
Được giới thiệu bằng một loạt từ ngữ ngợi ca, trân trọng
Trong cuộc trò truyện: thái độ im lặng của Phan Bội Châu chính là cách đáp trả phù hợp nhất cho nhwungx lời lẽ huênh hoang rỗng tuếch của Va-ren.
Qua lời các nhân chứng dấu tên: PBC tỏ rõ thái độ khinh bỉ, coi thường với Va-ren và những luận điệu điêu trá của hắn.
=> thái độ của tác giả đối với PBC: ngưỡng mộ, ngợi ca.

Vấn đề 2: Tóm tắt văn bản:
Va-ren là đảng viên Đảng xã hội Pháp nhưng đã phản bội lý tưởng lại sắp sang nhận chức toàn quyền Đông Dương . Lúc bấy giờ ở nước ta đang dấy lên phong trào đòi trả tự do cho Phan Bội Châu. Trước sức ép của công luận , Va-ren hứa sẽ chăm sóc vụ việc ấy nhưng thực chất đó chỉ là lời hứa để xoa diệu công luận . Ra Hà Nội , hắn vào xà lim dụ dỗ Phan Bội Châu từ bỏ lý tưởng để hợp tác với Pháp . Suốt buổi gặp gỡ , Phan Bội Châu chỉ im lăng dửng dưng khinh bỉ sự đê hèn của Va-ren.

Vấn đề 3: Cặp nhân vật tương phản trong văn bản:
Sau khi học xong văn bản "Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu" của Nguyễn Ái Quốc đã khắc học hai nhân vật, đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau. Va-ren đại diện cho thực dân Pháp phản dộng ở Đông Dương, gian trá, lố bịch, tàn ác, bất nhân…(còn những từ ngữ nào thì cứ đưa hết vô nha, tui liệt kê chưa đủ đâu). Phan Bội Châu là bậc anh hùng đại diện cho khí phách dân tộc Việt Nam, cương trực, dũng cảm, không bị mua chuộc trước những lời ngon ngọt của Va-ren,…(còn những từ ngữ nào thì cứ đưa hết vô nha, tui liệt kê chưa đủ đâu). Cho ta thấy hai nhân vật tương phản trong văn bản và từ đó ca ngợi những vị anh hùng cách mạng và lên án tố cáo những kẻ phản động.


Vấn đề 4: Đặc sắc nghệ thuật trong văn bản:
Sau khi học xong văn bản "Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu" của Nguyễn Ái Quốc dung những lời văn sắc sảo, hóm hỉnh và khả năng tưởng tượng hư cấu đã phác họa về cặp nhân vật tương phản, đại diện cho hai lực lượng xã hội đối lập nhau. Va-ren được nhắc đến bằng giọng châm biếm, mỉa mai ngay từ đầu hứa chăm sóc vụ Phan Bội Châu, sử dụng hàng loạt từ miêu tả bản chất gian xảo, tàn ác, bất nhân, cuộc gặp gỡ thì tự mình độc thoại để thuyết phục Phan Bội Châu theo mình lộ ra bản chất xấu xa của hắn, thái độ coi thường, đar kích đối với Va-ren. Phan Bội Châu là bậc anh hùng đại diện cho khí phách dân tộc dân tộc Việt Nam, cuộc gặp gỡ với thái độ im lặng là cách đáp trả tốt nhất cho những lời lẽ huênh hoang, rỗng tuếch của Va-ren, thái độ ngưỡng mộ đối với Phan Bội Châu.
 
C

cuoilendonghae

các bác ơi phân tích giùm em nhân vật Va-ren với!!Chiều nay cô giáo kiểm tra rồi...nhanh lên nha
 
Top Bottom