Đề thi tự luận học kì II nè: :d

  • Thread starter p3_k0n_hay_bu0n_hay_kh0c
  • Ngày gửi
  • Replies 4
  • Views 2,309

P

p3_k0n_hay_bu0n_hay_kh0c

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Nêu nhận xet, suy nghĩ của em về cặp nhân vật tuơng phản trong văn bản "Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu"
2. Viết đoạn văn nêu cảm nhận, nội dung, nghệ thuật của văn bản "Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu".
3. Viết đoạn văn nêu cảm nhận sau khi học xong văn bản "Ca Huế trên sông Hương"
4. Nêu nhận xét, suy nghĩ của em về ten quan phụ mẫu avf tình cảm thảm sầu của nhân dân"
5. Giải thích câu nói của Lê-nin: "Học! học nữa! học mãi"
Nhớ thanks nha!!!!!!!có gì lần sau mình post bài lên để tham khảo nha.
Cứ ôn mấy đề trên. Thảo nào cũng trúng cho coi.
 
Last edited by a moderator:
P

p3_k0n_hay_bu0n_hay_kh0c

tra? lo*`j ca'c paj van

Đề 1: Sau khi học xong văn bản "Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu" của Nguyễn Ái Quốc đã khắc học hai nhân vật, đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau. Va-ren đại diện cho thực dân Pháp phản dộng ở Đông Dương, gian trá, lố bịch, tàn ác, bất nhân…(còn những từ ngữ nào thì cứ đưa hết vô nha, tui liệt kê chưa đủ đâu). Phan Bội Châu là bậc anh hùng đại diện cho khí phách dân tộc Việt Nam, cương trực, dũng cảm, không bị mua chuộc trước những lời ngon ngọt của Va-ren,…(còn những từ ngữ nào thì cứ đưa hết vô nha, tui liệt kê chưa đủ đâu). Cho ta thấy hai nhân vật tương phản trong văn bản và từ đó ca ngợi những vị anh hùng cách mạng và lên án tố cáo những kẻ phản động.

Đề 2: Sau khi học xong văn bản "Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu" của Nguyễn Ái Quốc dung những lời văn sắc sảo, hóm hỉnh và khả năng tưởng tượng hư cấu đã phác họa về cặp nhân vật tương phản, đại diện cho hai lực lượng xã hội đối lập nhau. Va-ren được nhắc đến bằng giọng châm biếm, mỉa mai ngay từ đầu hứa chăm sóc vụ Phan Bội Châu, sử dụng hàng loạt từ miêu tả bản chất gian xảo, tàn ác, bất nhân, cuộc gặp gỡ thì tự mình độc thoại để thuyết phục Phan Bội Châu theo mình lộ ra bản chất xấu xa của hắn, thái độ coi thường, đar kích đối với Va-ren. Phan Bội Châu là bậc anh hùng đại diện cho khí phách dân tộc dân tộc Việt Nam, cuộc gặp gỡ với thái độ im lặng là cách đáp trả tốt nhất cho những lời lẽ huênh hoang, rỗng tuếch của Va-ren, thái độ ngưỡng mộ đối với Phan Bội Châu.

Đề 3: Sau khi học xong văn Bản “Ca Huế trên sông Hương” em thấy Cố đô Huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thám cảnh đẹp và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu đan ca và âm nhạc cung đình như: hò, lí…Mỗi câu hò dù ngắn hay dài nhưng cũng gửi gắm được một ít ý tình trọn vẹn. Nó được hình thành từ nhạc dân ca và nhạc cung đình, nhã nhạc, trang trọng uy nghi nên có thần thái của nhạc thính phòng. Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. Âm thanh của dân hòa tấu bởi bốn bản nhạc: khúc lưu thủy, kim tuyền, xuân phong, long hổ nghe du dương, trần bổng, réo rắt, các nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như: nhấn, mổ, vồ, vả, bấm, day, chớp, búng, phi, vãi. Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần gìn giữu và phát huy.

Đề 4: Sau khi học xong văn bản “Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn đã dùng lời văn cụ thể, sinh động, khéo léo trong việc sử dụng hai phép tương phản và tăng cấp để khắc họa hai lực lượng xã hội. Bên ngoài đình, lũ sắp tràn đến, đe dọa tính mạng muôn dân; Bên trong, “quan phụ mẫu” đại diện cho hạnh phúc, vận mệnh của dân mà vẫn ngồi trong đình nhàn nhã đánh bài, mặc kệ những gì ngoài kia sảy ra, đám nha lại cũng không ở khúc đê cùng nhân dân vượt qua mà lại hùa theo quan để vui chơi, mịnh hót, bỏ mặc nhân đan chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thần hèn yếu để đối với sức trời, để bảo vệ tính mạng, tài sản của mình. Đúng lúc nước tràn bờ, đê vỡ, hàng trăm con người lâm vào cảnh khốn cùng, thì quan lại ù ván bài to. Bài văn đã lên tiếng phê phán những kẻ vô trách nhiệm, ích kỉ và ở đó thể hiện niềm cảm thương, chua xót khi dân sắp chịu cảnh đê vỡ mà không có người quan phụ mẫu anh minh, thương dân, lo cho dân.

Đề 5: Trong cuộc sống này, tất cả mọi thứ đều phải thông qua sự ham mê, tìm hiểu, nhận thức thì nó mới trở thành một định lí, một khái niệm hay nói một cách khác là kiến thức. Từ xưa đến nay, con người qua lao động sản xuất đã tiếp nhận được bao nhiêu điều thú vị trên thế giới. Đó cũng là một cách tích luỹ kiến thức. Những kiến thức được lưu truyền từ đời này sang đời khác bằng rất nhiều hình thức. Vai trò của việc học tập đã được khẳng định từ xa xưa. Chính vì vậy, Lê-nin, một vị lãnh tụ vĩ đại đã có một câu nói rất nổi tiếng. Đó chính là :”Học, học nữa, học mãi”.
Câu nói chính là một lời khuyên, một định hướng đúng đắn trong cuộc sống. Có học mới có được kiến thức, có được kiến thức mới có thể có hành trang để bước vào đời. Cái “học” ở đây không đơn thuần là tiếp nhận kiến thức khoa học mà nó còn là tiếp nhận kiến thức đạo đức, lí lẽ, biết phân biệt tốt xấu. Nó còn thể hiện cần học ở mọi lúc, mọi nơi, mọi phương diện, từ thầy cô đến bạn bè, từ người lớn tới trẻ nhỏ. Chúng ta hãy biết tiếp nhận nó hoàn thiện nó để trở thành ưu điểm của riêng ta.
Trong cuộc sống, kiến thức giúp ta có thể giao tiếp chan hoà với mọi người, biết sử dụng ngôn từ nhuần nhuyễn, thành thạo, đầy sức gợi cảm để chiếm được tình cảm mọi người xung quanh. Để đạt được điều đó chúng ta cũng cần sự hỗ trợ về kiến thức khoa học, xã hội. Nó giúp chúng ta vận dụng trong cuộc sống. Mỗi loại kiến thức đều giúp ta mở rộng hiểu biết về một lĩnh vực riêng. Dường như các kiến thức đều bổ trợ tương xứng cho nhau. Chính vì vậy chúng ta cần tiếp nhận kiến thức trong mọi lúc. Trong mỗi một câu chuyện hay mỗi một lời nói đều ẩn chứa một phần của kiến thức, chúng ta chỉ cần biết kết hợp những điều mà mắt thấy tai nghe, sự hiểu biết của chúng ta lại thì sẽ có được một khái niệm, một chân lí, một định lí nào đó rồi hãy khắc ghi lại, sẽ có lúc chúng ta cần vận dụng đến. Chính những vốn kiến thức từ bé, tu luyện bồi dưỡng dần cùng thời gian, nó sẽ kết lại thành một khối kiến thức giúp ích cho ta về hiện tại và cả về sau, nó giúp chúng có thể thành đạt trong cuộc sống. Một người nổi tiếng có câu rằng: “Kẻ *** nát không có nghĩa là kẻ kém trí thông minh mà là kẻ không biết học hỏi, tìm tòi, khám phá, và sẽ mãi là kẻ không có tự do vì trước mặt anh ta mãi luôn là một thế giới xa lạ”.Chính vì vậy, chúng ta cần phải hiểu rõ được thế nào là học, học nữa, và học mãi. Đó là những dẫn chứng khá rõ nét phần nào đã thấy được ích lợi, mục đích, giá trị của việc học. Trong thời đại khoa học bây giờ thì nhu cầu về học tập là rất cấp thiết. Và để theo kịp xã hội và cách thích nghi với đời sống văn minh thì lại càng cấp thiết hơn. Cứ mỗi giờ trôi qua, mỗi ngày trôi qua thì lượng kiến thức lại càng nhiều, do đó chúng ta cần phải luôn luôn học. Đó chính là ý nghĩa của ý thứ hai “học nữa”
Còn “học mãi” vì thế giới kiến thức là rất rộng lớn, để tiếp thu, tìm hiểu được hết mọi kiến thức thì chắc hẳn là không thể, thậm chí cả đời người cũng không xong. “Mãi” ở đây là mãi mãi, là liên tục, không dứt. Câu nói trên của Lê-nin sử dụng cả biện pháp tăng cấp để thể hiện được giá trị việc học tập. Hơn thế nữa, con người đang sống trong một nền văn minh hiện đại, bên cạnh những quyền lợi khác thì “học tập” cũng là một quyền lợi, đồng thời cũng là nghĩa vụ của mỗi người dân, là mục tiêu, yêu cầu mà bất cứ đất nước nào cũng đặt ra đầu tiên và quan tâm hàng đầu. Nhiệm vụ của chúng ta là học tập để phục vụ đất nước, vì tương lai của mình gắn liền với tương lai toàn dân tộc nói chung.
Một người bác sĩ muốn chữa bệnh cũng phải học kể cả kinh nghiệm lẫn kiến thức. Một người nông dân muốn cày cấy cũng phải học hỏi cách thức từ những người đi trước, có thể là không qua sách vở. Trình độ văn hoá của mỗi con người là rất quan trọng trong cuộc sống và học tập – một lí tưởng cao đẹp là nền tảng cho mục tiêu quan trọng ấy. Cuộc sống sẽ luôn thay đổi theo những chiều hướng tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn nếu mỗi con người biết học tập một cách đúng đắn. Bác Hồ, một con người gắn liền với nền độc lập nước ta và cũng là con người gần gũi với chúng ta nhất cũng khẳng định rằng học tập là nền tảng cho một đất nước hùng mạnh. Tuy vậy, hiện nay vẫn có một số người vẫn chưa thấm thía được ích lợi từ học tập, họ vẫn cho rằng học chỉ là phương tiện của nhiều mục đích khác nhau. Có người cho là vì tiền, có người lại cho là vì chức quyền. Nhưng không, mục đích của việc học tập là đổi mới con người, xã hội bởi kiến thức, khoác lên cho dân tộc, thế giới một bộ áo văn minh, hiện đại mà mỗi chúng ta chính là người được hưởng thành quả ấy.
Thấm hiểu những ý nghĩa sâu sắc trong câu nói nổi tiếng của Lê-nin thì cũng chính là đã nhận ra được chân lí của học tập. Chúng ta cần biết học hỏi cho đúng, cho phải, biết chọn lựa mà học, hãy biết chắt lọc những tinh hoa nhất mà cảm nhận để những tiêu cực sẽ bị thay thế, tinh cầu này sẽ sống trong văn minh, và mỗi chúng ta sẽ là con người lịch sự, là con người có ích cho xã hội hay chính là tâm điểm sáng suốt trong mọi thời đại.
Các bác xem xong nhớ phải thanks nha!!!!!!!!:D
 
Last edited by a moderator:
S

severussnape

[Re:Đề thi tự luận học kì II nè: :d]

"Sau khi học xong văn bản "Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu" của Nguyễn Ái Quốc đã khắc họa hai nhân vật....".
Vấn đề là câu này nói ai học xong chứ, lối nói cụt ngủn quá. Theo mình nên sửa lại: "Văn bản "Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu" của Nguyễn Ái Quốc thể hiện rất thành công nét nghệ thuật tương phản. Nét nghệ thuật được tác giả thể hiện bằng cách khắc họa hai nhân vật...." Như vậy hay hơn chứ? :)
 
S

sieusao_baby

Đề thy tự luận của trường mỳnh nè :D :
Hãy giải thích,chứng minh của câu tục ngữ:
Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao
 
Q

quangtrongnt

ĐỀ 5:
MB: nhắc đến lê nin ai cũng biết đó là vị lãnh tụ vĩ đại của nước Nga người đã từng có nhiều câu nói nỗi tiếng,trong đó có câu:học,học nữa,học mãi. Câu nói trên nhằm khuyên mọi người phải cố gắng phấn đấu không ngừn trau dồi tri thức về cuộc sống, con người và thế giới xung quanh, Vây câu nói trên có ý nghĩa như thế nào chúng ta hãy cùng nhau làm sáng tỏ.
TB: học là gì?học là quá trình tiếp thu tri thức từ thầy cô, sách vở, bạn bè hay thực tế cuộc sống.HỌc hỏi là phải tìm tòi, hỏi han để hiểu rõ và mở rộng nhưng tri thức đã thu nhập được.Câu nói trên nhằm khuyên chúng ta không chỉ tiếp thu tri thức mà còn phải tiếp cận và vận dụng tri thức cho cuộc sống.
Tại sao chúng ta cần phải học? vì: học làm cho chúng ta hiểu biết về cuộc sống, về mọi vật xung quanh, về vũ trụ, về các nước xa xôi trên thế giới,.. Học sẽ giúp chúng ta hiểu biết về con người về những tâm tư khát vọng của họ,.. học giúp cho chúng ta vươn tới chiếm lĩnh những tri thức trong mọi lĩnh vực, khám phá nhưng chân trời mới.Do đó, việc học rất cần thiết đối với mỗi con người.
Tại sao ta phải học, học nữa, học mãi"? Vì:kiến thức của nhân loại bao la, mênh mông như biển cả còn sự hiểu biết của mỗi con người chỉ nhỏ như 1 giọt nước. Hơn thế nữa, khoa học kĩ thuật ngày càng tiến bộ nhưng phát minh ra đời ngày càng nhiều phục vụ cho đời sống con người tốt hơn. Ko học hỏi ta sẽ ko bắt kịp nhịp độ của xã hội ta sẽ bị lạc hậu. Chẳng hạn như: người công nhân ko ngừng học tập , rèn luyện để nâng cao tay nghề cũng như năng suất, người giáo viên k0 ngừng học tập để truyền đạt cho học sinh nhưng kiến thức mới về mọi lĩnh vực. Nhà bác học đác-uyên cũng đã từng nói:” bác học k0 có nghĩa là ngừng học”, hay Kalini đã từng phát biểu:”…việc học là cuốn sách k0 trang cuối cùng”.Hay gần gũi hơn là bác Hồ của chúng ta với câu nói:” học hỏi là 1 việc phải tiếp tục suốt đời.Ngoài ra, nếu k0 học tập, chúng ta sẽ k0 đủ khả năng đảm nhiệm công tác ngày một khó , phức tạp hơn ta sẽ bị đào thải.
Ta phải làm gì để thực hiện lời khuyên trên? Để học tập thật tốt, chúng ta cần phải xác định mục đích học tập đúng đắn có như vậy thì việc học mới có ý nghĩa, ngườ học mới cảm thấy thích thú. Từ đó có sức mạnh và nghị lực vượt qua thử thách. Học toàn diện, mọi lĩnh vực: văn hóa, khoa học, tự nhiên, xã hội và còn phải rèn luyện đạo đức để trờ thành người có ích cho xã hội và gia đình. BÊn cạnh đó, học phải có phương pháp :học liên tục,không tự bằng lòng với kiến thức đã có, học ở mọi lúc, mọi nơi ở mọi đối tượng. Ngoài ra, cần phải biết sắp xếp thời gian hợp lí, học tập với giải trí, rèn luyện thân thể.
KB: tóm lại câu nói của lê nin”học,học nữa, học mãi” là hoàn toàn đúng đắn, là một chân lí của thời đại nhắc nhở chúng ta không ngừng học tập ,rèn luyện tri thức, đạo đức để xứng đáng là người con của tổ quốc, người chủ của nước nhà. Trong tình hình nước ta hiện nay còn chậm tiến, nghèo nàn, lạc hậu so với thế giới cho nên việc học tập là vô cùng cần thiết. đó là trách nhiệm, bổn phận của người học sinh chúng ta để góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, phồn vinh.
 
Top Bottom