[Văn 7] Tả loài cây em yêu

H

hocmai.minternet.vn

Cây tre đã đi vào văn hoá VN như một hình ảnh bình dị mà đầy sức ống, dẻo dai chống chịu thiên tai, gió bão và giặc ngoại xâm. Thế nhưng những năm gần đây, có một thực tế đáng buồn là loại cây đa dạng, thiết thực trong mọi mặt đời sống này đã bị coi nhẹ, bị chặt phá, bị thoái hoá... bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

Có mặt ở nhiều nước Châu á như ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Philippines, Indonesia từ xa xưa, cây tre cũng gắn bó với người nông dân VN từ nghìn năm rồi. Hình ảnh làng quê VN từ xưa gắn liền với luỹ tre làng - những bụi tre gai ken dày chắn gió bão thiên tai và che chắn cho mỗi làng Việt trước trộm đạo, giặc cướp và kẻ xâm lược - nhân tai. Không thể kể hết tính đắc dụng của tre đối với người nông dân VN: làm nhà cửa (vì kèo, lanh tô, phên liếp, vách tường...), làm vô số vật dụng: cái cần câu, cái vó cất tôm cất tép, cái đó, bè mảng, cái cầu ao và cả những cái cầu bắc qua những con mương, con kênh nhỏ. Tre từng được sử dụng phổ biến để làm đồ gia dụng: bàn ghế, giường chõng, các loại vật dụng sinh hoạt từ cái đòn gánh và đôi quang (thứ vật liệu đa dụng để gánh mọi thứ ra đồng và gánh lúa từ đồng về nhà, chưa kể còn được dùng như một thứ “tủ lạnh” thông thoáng để bảo quản thức ăn và chống chó, mèo, chuột hữu hiệu) đến cái khung cửi, cái xa quay sợi, cái rổ, cái rá, cái dần, cái sàng gạo, cái rế đựng nồi, cái gáo múc nước, cái bừa, cái cào, cái ách khoác lên cổ con trâu cày đến con dao cật nứa cắt rốn lúc chào đời, cái quạt nan, đôi đũa, cái tăm... nhiều thứ vật dụng làm bằng tre còn được dùng đến ngày nay. Đấy là còn chưa nói tới các loại vật dụng của nhà nông, cũng như nhiều loại vũ khí thời xưa của cha ông ta đều có phần cán, phần tay cầm làm bằng một loại cây nào đó thuộc họ tre. Cây gậy tầm vông thời đánh Pháp xâm lược là một chứng tích đã đi vào lịch sử. Cây nêu dựng lên trước cửa nhà vào dịp năm mới thời xưa để trừ ma quỷ, cái ống đựng bút và quản bút lông của các nhà nho mà những năm gần đây về nơi thôn dã ta còn thấy, đến những cánh diều mà hôm nay con trẻ còn chơi... tất cả đều làm từ tre. Vật dụng ngày càng có vẻ thuận tiện hơn, có vẻ đẹp đẽ hơn đã đẩy chúng ta xa rời thứ cây nhiều lợi ích như thế. Thậm chí có một thời ấu trĩ, người ta đã chặt đi những bụi tre gai quanh làng với lý do là chúng làm đất bạc màu. Những rặng tre rợp bóng ở đường làng, nghiêng xuống nơi bờ ao không còn mấy nữa. Nhiều người quên mất rằng bao đời tổ tiên người Việt khai phá đồng bằng Bắc Bộ được như ngày hôm nay là do đắp đê chống lụt, trị thuỷ. Những triền đê được giữ vững trước nước lụt, bão tố, ngoài phần công sức của người Việt xưa bao đời bồi đắp, thì còn có phần công sức của những bụi tre có tác dụng giữ đất, chống xói lở. Nhưng xem ra chỉ có ở VN là cây tre và các loại tre vẫn bị bỏ quên. Hiện nay, khoảng hơn 1.000 loài thuộc họ tre đã được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là ở các nơi có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Các nước phát triển ngày càng coi trọng cây tre và ưa thích các loại sản phẩm chế biến từ tre. ở các nước Đông á, nơi được coi là quê hương của cây tre, đang có xu hướng quay trở lại sử dụng loại vật liệu có nhiều đặc tính quý báu này trong mọi mặt của đời sống. Một ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm từ tre đã ra đời và đang phát triển mạnh ở một số nước Châu Á.

Đi đầu trong những nước này là Trung Quốc. Tre và các loại cây thuộc họ tre phát triển chủ yếu ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc, những năm gần đây xuất khẩu hơn nửa triệu mét vuông mỗi năm. VN, đất nước mà cây tre, cây trúc mọc từ ngàn đời, những năm gần đây cũng tiêu thụ không ít chiếu trúc, chiếu tre nhập từ Trung Quốc, và xu hướng này vẫn đang tiếp diễn!!! Mỗi hécta trồng tre chất lượng cao đem lại thu nhập 15.000 USD mỗi năm cho người nông dân Trung Quốc. Các tác phẩm mỹ thuật tinh xảo được dệt thủ công từ sợi tre (được chẻ nhỏ và chế biến bằng công nghệ hiện đại) xuất sang thị trường Singapore gần đây thật đáng chú ý. Trái với quan niệm trước đây là cây tre làm đất bạc màu, kết quả nghiên cứu do Viện Nghiên cứu và phát triển sinh thái (trụ sở ở Lugana, Philippines) cho thấy cây tre đã cải tạo thành công ở những vùng đất bị tro núi lửa Pinatubô huỷ hoại. Cây tre có sức sống tuyệt vời ở cả những vùng đất bạc màu, cằn cỗi hay đất bị ô nhiễm. Viên nghiên cứu này cũng khẳng định bộ rễ của cây tre có tác dụng ổn định nhất, chống xói mòn đất, chống xói lở bờ sông, tre mọc ken dày có thể làm giảm cường độ của gió, giảm sự tàn phá của những cơn bão và gió lốc. Người Nhật đã từng trồng thí nghiệm tre trên một vùng đất ở gần Hiroshima -thành phố bị tàn phá bởi bom nguyên tử năm 1945. Cây tre đã đâm chồi trên đất nhiễm phóng xạ ở đây sau khi được trồng vài tháng! Một phương pháp sử dụng chất bảo quản có nguồn gốc thiên nhiên mới cũng được các nhà khoa học Nhật phát minh gần đây, khi mà trong quá trình nghiên cứu xử lý tre dùng làm đồ nội thất và làm thùng chứa, họ vô tình phát hiện một chất có khả năng chống ôxy hoá mạnh có trong vỏ cây tre. Nếu như cây cà kheo bằng tre được người dân miền biển VN sử dụng từ
 
A

aigiatk1xx

Biểu cảm về cây mà em thích nhất

Cô mình bắt mình làm 4 trang mới dc cơ .Có ai giúp mình với để mai dc đủ bài :confused::confused::confused::confused:
Cô mình mà tức chỉ có chúa mới bít dc ra sao

<EmThankTrước Nha>

* Chú ý cách đặt tên tiêu đề và ko sử dụng nhiều icons. Đã sửa.
 
Last edited by a moderator:
S

supergirlr

DÀN Ý
I). Mở bài:
- Từ bao đời nay, cây lúa đã gắn bó và là một phần không thể thiếc của con người Việt Nam
- Cây lúa đồng thời cũng trở thành tên gọi của một nền văn minh – nền văn minh lúa nước.

II). Thân bài:
1. Khái quát:
- Cây lúa là cây trồng quan trọng nhất thuộc nhóm ngũ cốc.
- Là cây lương thực chính của người dân Việt Nam nói chung và của Châu Á nói riêng.

2. Chi tiết:
a. Đặc điểm, hình dạng, kích thước:
- Lúa là cây có một lá mầm, rễ chùm.
- Lá bao quanh thân, có phiến dài và mỏng.
- Có 2 vụ lúa: chiêm, mùa.

b. Cách trồng lúa: phải trải qua nhiều giai đoạn:
- Từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ.
- Rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng
- Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân.
- Ruộng phải sâm sấp nước.
- Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi phải làm có, bón phân, diệt sâu bọ.
- Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo…

c. Vai trò của cây lúa và hạt gạo:
- Vấn đề chính của trồng cây lúa là cho hạt lúa, hạt gạo.
- Có nhiều loại gạo: gạo tẻ, gạo nếp (dùng làm bánh chưng, bánh dày)…
* Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh dày hay đồ các loại xôi.
* Lúa nếp non dùng để làm cốm.

- Lúa gạo làm được rất nhiều các loại bành như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh phở, cháo,…
 Nếu không có cây lúa thì rất khó khăn trong việc tạo nên nền văn hóa ẩm thực độc đáo của Việt Nam.

d. Thành tựu:
- Ngày nay, nước ta đã lai tạo được hơn 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia.
- Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về sản xuất gạo.

III). Kết bài:
- Cây lúa vô cùng quan trọng đối với đời sống người Việt
- Cây lúa không chỉ mang lại đời sống no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt.
----
 
C

congtq1123

Cây tre đã đi vào văn hoá VN như một hình ảnh bình dị mà đầy sức ống, dẻo dai chống chịu thiên tai, gió bão và giặc ngoại xâm. Thế nhưng những năm gần đây, có một thực tế đáng buồn là loại cây đa dạng, thiết thực trong mọi mặt đời sống này đã bị coi nhẹ, bị chặt phá, bị thoái hoá... bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

Có mặt ở nhiều nước Châu á như ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Philippines, Indonesia từ xa xưa, cây tre cũng gắn bó với người nông dân VN từ nghìn năm rồi. Hình ảnh làng quê VN từ xưa gắn liền với luỹ tre làng - những bụi tre gai ken dày chắn gió bão thiên tai và che chắn cho mỗi làng Việt trước trộm đạo, giặc cướp và kẻ xâm lược - nhân tai. Không thể kể hết tính đắc dụng của tre đối với người nông dân VN: làm nhà cửa (vì kèo, lanh tô, phên liếp, vách tường...), làm vô số vật dụng: cái cần câu, cái vó cất tôm cất tép, cái đó, bè mảng, cái cầu ao và cả những cái cầu bắc qua những con mương, con kênh nhỏ. Tre từng được sử dụng phổ biến để làm đồ gia dụng: bàn ghế, giường chõng, các loại vật dụng sinh hoạt từ cái đòn gánh và đôi quang (thứ vật liệu đa dụng để gánh mọi thứ ra đồng và gánh lúa từ đồng về nhà, chưa kể còn được dùng như một thứ “tủ lạnh” thông thoáng để bảo quản thức ăn và chống chó, mèo, chuột hữu hiệu) đến cái khung cửi, cái xa quay sợi, cái rổ, cái rá, cái dần, cái sàng gạo, cái rế đựng nồi, cái gáo múc nước, cái bừa, cái cào, cái ách khoác lên cổ con trâu cày đến con dao cật nứa cắt rốn lúc chào đời, cái quạt nan, đôi đũa, cái tăm... nhiều thứ vật dụng làm bằng tre còn được dùng đến ngày nay. Đấy là còn chưa nói tới các loại vật dụng của nhà nông, cũng như nhiều loại vũ khí thời xưa của cha ông ta đều có phần cán, phần tay cầm làm bằng một loại cây nào đó thuộc họ tre. Cây gậy tầm vông thời đánh Pháp xâm lược là một chứng tích đã đi vào lịch sử. Cây nêu dựng lên trước cửa nhà vào dịp năm mới thời xưa để trừ ma quỷ, cái ống đựng bút và quản bút lông của các nhà nho mà những năm gần đây về nơi thôn dã ta còn thấy, đến những cánh diều mà hôm nay con trẻ còn chơi... tất cả đều làm từ tre. Vật dụng ngày càng có vẻ thuận tiện hơn, có vẻ đẹp đẽ hơn đã đẩy chúng ta xa rời thứ cây nhiều lợi ích như thế. Thậm chí có một thời ấu trĩ, người ta đã chặt đi những bụi tre gai quanh làng với lý do là chúng làm đất bạc màu. Những rặng tre rợp bóng ở đường làng, nghiêng xuống nơi bờ ao không còn mấy nữa. Nhiều người quên mất rằng bao đời tổ tiên người Việt khai phá đồng bằng Bắc Bộ được như ngày hôm nay là do đắp đê chống lụt, trị thuỷ. Những triền đê được giữ vững trước nước lụt, bão tố, ngoài phần công sức của người Việt xưa bao đời bồi đắp, thì còn có phần công sức của những bụi tre có tác dụng giữ đất, chống xói lở. Nhưng xem ra chỉ có ở VN là cây tre và các loại tre vẫn bị bỏ quên. Hiện nay, khoảng hơn 1.000 loài thuộc họ tre đã được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là ở các nơi có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Các nước phát triển ngày càng coi trọng cây tre và ưa thích các loại sản phẩm chế biến từ tre. ở các nước Đông á, nơi được coi là quê hương của cây tre, đang có xu hướng quay trở lại sử dụng loại vật liệu có nhiều đặc tính quý báu này trong mọi mặt của đời sống. Một ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm từ tre đã ra đời và đang phát triển mạnh ở một số nước Châu Á.

Đi đầu trong những nước này là Trung Quốc. Tre và các loại cây thuộc họ tre phát triển chủ yếu ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc, những năm gần đây xuất khẩu hơn nửa triệu mét vuông mỗi năm. VN, đất nước mà cây tre, cây trúc mọc từ ngàn đời, những năm gần đây cũng tiêu thụ không ít chiếu trúc, chiếu tre nhập từ Trung Quốc, và xu hướng này vẫn đang tiếp diễn!!! Mỗi hécta trồng tre chất lượng cao đem lại thu nhập 15.000 USD mỗi năm cho người nông dân Trung Quốc. Các tác phẩm mỹ thuật tinh xảo được dệt thủ công từ sợi tre (được chẻ nhỏ và chế biến bằng công nghệ hiện đại) xuất sang thị trường Singapore gần đây thật đáng chú ý. Trái với quan niệm trước đây là cây tre làm đất bạc màu, kết quả nghiên cứu do Viện Nghiên cứu và phát triển sinh thái (trụ sở ở Lugana, Philippines) cho thấy cây tre đã cải tạo thành công ở những vùng đất bị tro núi lửa Pinatubô huỷ hoại. Cây tre có sức sống tuyệt vời ở cả những vùng đất bạc màu, cằn cỗi hay đất bị ô nhiễm. Viên nghiên cứu này cũng khẳng định bộ rễ của cây tre có tác dụng ổn định nhất, chống xói mòn đất, chống xói lở bờ sông, tre mọc ken dày có thể làm giảm cường độ của gió, giảm sự tàn phá của những cơn bão và gió lốc. Người Nhật đã từng trồng thí nghiệm tre trên một vùng đất ở gần Hiroshima -thành phố bị tàn phá bởi bom nguyên tử năm 1945. Cây tre đã đâm chồi trên đất nhiễm phóng xạ ở đây sau khi được trồng vài tháng! Một phương pháp sử dụng chất bảo quản có nguồn gốc thiên nhiên mới cũng được các nhà khoa học Nhật phát minh gần đây, khi mà trong quá trình nghiên cứu xử lý tre dùng làm đồ nội thất và làm thùng chứa, họ vô tình phát hiện một chất có khả năng chống ôxy hoá mạnh có trong vỏ cây tre. Nếu như cây cà kheo bằng tre được người dân miền biển VN sử dụng từ
 
J

javagame

Trong các loài cây,môi cay đều co vẻ đẹp riêng cua nó.Cây phương đẹp tuôi hoc trò,cây tre gắn bó với ngươi nông dân,......Con tôi,tôi thich nhất cây nhãn trước công nhà tôi vì nó ra trái rất ngọt ,cho bóng mát ,hơn nữa nó còn gắn bó với tuổi thơ tôi.
 
J

javagame

“Phượng không thơm, phượng chưa hẳn đã là đẹp, nhưng phượng đỏ và phượng nhiều, phượng có một linh hồn sắc sảo mênh mang. Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực.... Màu hoa phượng chói lói như sắc máu người.... Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui, mới thực là nỗi niềm bông phượng. Một làn gió hẩy tới; từng đợt sóng rào rào trên biển hoa.... Người ta trồng phượng ngoài thành và trong thành; và người ta hay trồng phượng trong các sân trường... Nhưng dù trồng ở đâu, cũng chỉ có bọn học sinh hiểu hoa phượng nhất. Hoa phượng là hoa-học-trò. Còn ai quen với phượng cho bằng bọn cắp sách đến trường một ngày hai buổi ! Còn ai có linh hồn tươi thắm để quan hoài cùng với phượng thắm tươi ?”
Mấy câu của Xuân Diệu không hiểu vì sao cứ ám ảnh tôi mỗi lần tôi thấy bóng hình hoa phượng. Tôi còn nhớ trong tủ sách cũ của anh chị tôi, tôi thường ghiền gẫm cuốn Trường ca, xuất bản vào khoảng năm 1945. Đoạn trích dẫn nằm trong chương “Hoa học trò”, phần cuối của sách. Trong chương này, trừ một đôi chữ đã cũ với năm tháng ; những nhận xét của nhà thơ thường gần gũi và đượm chất thơ, có sức quyến rũ người đọc. Khó kiếm một tác phẩm viết về phượng với những ý tưởng cô đọng như thế.
Kể từ khi sách ra đời đã hơn 60 năm, hôm nay người viết có cảm tưởng gì khi đọc lại mấy dòng trên ?
*
1. Nói tới “hoa phượng” tưởng cần biết sơ về hoa phượng ta. Phượng ta, cây không lớn, có ở Việt Nam hình như từ lâu, ít ra so với “hoa phượng” tức “hoa phượng tây”.
Từ điển tiếng Việt (chủ biên Hoàng Phê) ghi rằng cây phượng ta, dùng như chữ “kim phượng”, là loại “cây nhỡ cùng họ với vang, muồng, hoa màu đỏ hay vàng, có nhị mọc thò ra ngoài như đuôi phượng, thường trồng làm cảnh”.
“Phượng vĩ” trước đây dùng để chỉ cây phượng ta, nhưng vì từ mấy chục năm nay cố đô Huế đã biến thành ‘thủ đô của phượng’ (danh từ tác giả đặt), “phượng vĩ” đã trở thành “hoa phượng”. Dĩ nhiên một khi đã có “hoa phượng” rồi thì chẳng ai truy nguyên gốc gác của nó là “hoa phượng tây” làm gì !
2. Phượng, cũng theo từ điển trên, là “loài cây to cùng họ với cây vang, lá kép lông chim, hoa mọc thành chùm, màu đỏ, nở vào đầu hè, thường trồng lấy bóng mát. Mùa hoa phượng (mùa hè)”. Tiếng Anh gọi phượng là Royal Poinciana, hay Flamboyant có gốc của tiếng Pháp cổ. Tên khoa học là Delonix Regia. Thân cây cao chừng trên 10 m và chỉ mất vài năm để ra hoa. Phượng có xuất xứ từ Madagascar, trước đây thuộc Pháp. Ngay trong từ điển người ta cũng không để, hay là không ý thức, đến gốc gác cây phượng nguyên ở đâu – huống hồ là người thường !
Từ Madagascar đến Việt Nam có bao xa, dẫu thuở ấy là thời Pháp thuộc ...
*
3. Khi viết ngang mấy dòng trên, tôi chợt nghĩ thi sĩ Xuân Diệu có lẽ cũng vô tình cảm thấy cây phượng có một lịch sử dài như vô tận. Với nhà thơ, cây phượng tuồng như không có điểm khởi đầu. Nhưng Xuân Diệu và chúng ta nào đâu có dè rằng cây phượng ở Việt Nam chỉ có 40, 50 năm lịch sử là nhiều nhất ! Đó là tính từ ngày cuốn Trường ca ra đời.
Phượng làm quen với đất thuộc địa mới ở Đông Nam Á của người Pháp vào cuối thế kỷ 19 -- đầu thế kỷ 20 qua mảnh đất Việt Nam. Tôi lật những sách như từ điển Huỳnh Tịnh Của ra năm 1896 hoặc Khai Trí Tiến Đức xuất bản năm 1931 để kiếm một đôi điều nói về cây phượng vốn là “cây phượng tây” này, nhưng các cuốn đó tuyệt nhiên không đề cập gì cả.
Ví dụ từ điển Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của chỉ có từ “phụng” với nghĩa là “Chúa các loài cầm, lông năm sắc, ở trong số tứ linh”. Từ “Hoa phụng” có trong từ điển là cây có lá “dùng làm thuốc tẩy trường”, nhưng thuộc “thứ cây nhỏ” – như vậy chắc chắn là khác với cây phượng mà ta đang kiếm rồi. Chúng ta có thể phỏng đoán cuối thế kỷ 19, cây phượng chưa có tại Việt Nam, hay nếu có chăng nữa thì cũng rất ít. Điều đó cũng dễ hiểu, vì Việt Nam là nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa Pháp trước tiên thì Pháp phải mất thì giờ để tìm hiểu con người cũng như cây cỏ !
Cuốn Việt Nam từ điển (Khai Trí Tiến Đức) thì sao ? Theo sách này, “phụng” có khi đọc là “phượng”, nhưng nghĩa thì chẳng khác gì Đại Nam quốc âm tự vị.
Tóm lại, cho đến đầu năm 1930 những cuốn từ điển ở Việt Nam vẫn chưa có từ “phượng” theo nghĩa “cây phượng” mà chúng ta đang tìm.
4. Nhưng từ nửa sau thập niên 1930 hoa phượng “đột nhiên” xuất hiện rầm rộ trong thơ văn. Vì sao vậy ? Phải chăng có đợt trồng phượng rộng rãi ở Việt Nam trước năm 1935 ? Hay có nhân vật nào của chính quyền thuộc địa thấy cây phượng thích hợp với khí hậu Việt Nam và đã trồng thử trong khoảng thời gian đó ? Vân vân và vân vân.
Chúng ta thấy rằng những câu hỏi như trên vẫn còn thiếu sót, nếu không nói thêm rằng đó cũng là khoảng thời gian mà vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ, sự vùng dậy của tiếng Việt, cùng với các vận động quần chúng đã ảnh hưởng, trực tiếp hoặc gián tiếp, đến sự bành trướng trên nhiều mặt trong xã hội, kể cả sự lan rộng của bóng hình cây phượng trong tuổi trẻ Việt Nam.
“Học trò” từ đây làm quen với những gốc phượng trong sân trường. Một khi đã quen rồi thì sự gắn bó với hoa phượng cũng đi nhanh gấp bội : từ cây “phượng tây” hoặc cây “phượng lai” phút chốc đến “hoa phượng” rồi đến hoa-học-trò đâu có bao xa ! Trái “phượng tây” to mấy lần trái bồ kết cũng trở thành trái phượng hiền lành như muôn ngàn cây trái khác, khi viên đá hay mảnh gạch của mấy anh học trò tìm cách khẻ mãi mới ra hột phượng xanh rờn !
*
5 . Một trong những thi sĩ có thơ nói về phượng sớm nhất chính là Hàn Mặc Tử. Năm 1937, thi sĩ đã nói lên “màu máu” của hoa phượng trong bài “Những giọt lệ” của tập Đau thương. Ở đây ta sẽ không bàn đến sự thiên phú của nhà thơ hoặc tính cách siêu nhiên (“bỏ dưới trời sâu”) để chỉ xin nói về màu huyết của “bông phượng” :
Tôi vẫn ngồi đây hay ở đâu ?
Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu ?
Sao bông phượng nở trong màu huyết,
Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu ?
“Màu hoa phượng chói lói như sắc máu người” (Xuân Diệu) đã được nhắc lại trong một số bài thơ của các tác giả qua sự gắn bó của hoa phượng với dải đất Việt Nam. Các chữ “sắc hây hây” và “màu lửa” trong trường hợp này, không hiểu sao cũng làm gợi nhớ đến sắc máu người :
Từ cỏi lòng trai nở dẫy đầy
Một trời phượng đỏ sắc hây hây,
Nắng ơi, xin rực thêm màu lửa
Và gió chao nhè nhẹ nhánh sây.
V.B., 1990
Màu hồng của hoa phượng là màu của tương lai rực rỡ. Có bạn chắc còn nhớ bài hát khoảng 1954 của nhạc sĩ Hùng Lân :
Trời hồng hồng, sáng trong trong,
Ngàn phượng rung nắng ngoài song ...
Song màu đỏ của hoa phượng cũng mang lại không khí đượm buồn, một nỗi buồn man mác, của cảnh xa trường qua mấy tháng Hè :
Phượng đem duyên thắm cho hiu hạ,
Nhuộm đỏ lòng tôi sắc biệt ly,
Khi trường đóng cửa xa chân bước,
Không hiểu rồi tôi sẽ nhớ gì ?
Bài thơ trên tôi thuộc từ hồi còn bé, nhưng tôi không có dịp hỏi tên tác giả trước khi anh tôi vội thành người thiên cổ. Bạn nào vui lòng chỉ giáo tôi sẽ xin đội ơn vô cùng.
Ở Huế, cạnh chùa Thiên Mụ có mấy gốc phượng. Ngay từ cuối những năm 1930, những gốc phượng đâu đây đã làm chứng nhân cho những buổi “gặp nhau” rất vô tư, nhưng đẹp và lãng mạn. Thi sĩ Nam Trân, trong “Cô gái Kim Luông” (Đẹp và Thơ, 1939), đã ghi lại mẩu chuyện đó như sau :
Thuyền nan đủng đỉnh sau hàng phượng,
Cô gái Kim Luông yểu điệu chèo.
Tôi xuống thuyền cô, cô chẳng biết
Rằng Thơ thấy Đẹp phải tìm theo.
6. Đoạn văn trích ở đầu bài đã được nhà thơ Xuân Diệu viết để tả vùng nào ? Huế.
Tại sao ?
Bởi trên khắp lãnh thổ Việt Nam, hay nói cho sát nghĩa thì từ Nam chí Bắc, ch
 
N

namham97

“Phượng không thơm, phượng chưa hẳn đã là đẹp, nhưng phượng đỏ và phượng nhiều, phượng có một linh hồn sắc sảo mênh mang. Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực.... Màu hoa phượng chói lói như sắc máu người.... Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui, mới thực là nỗi niềm bông phượng. Một làn gió hẩy tới; từng đợt sóng rào rào trên biển hoa.... Người ta trồng phượng ngoài thành và trong thành; và người ta hay trồng phượng trong các sân trường... Nhưng dù trồng ở đâu, cũng chỉ có bọn học sinh hiểu hoa phượng nhất. Hoa phượng là hoa-học-trò. Còn ai quen với phượng cho bằng bọn cắp sách đến trường một ngày hai buổi ! Còn ai có linh hồn tươi thắm để quan hoài cùng với phượng thắm tươi ?”
Mấy câu của Xuân Diệu không hiểu vì sao cứ ám ảnh tôi mỗi lần tôi thấy bóng hình hoa phượng. Tôi còn nhớ trong tủ sách cũ của anh chị tôi, tôi thường ghiền gẫm cuốn Trường ca, xuất bản vào khoảng năm 1945. Đoạn trích dẫn nằm trong chương “Hoa học trò”, phần cuối của sách. Trong chương này, trừ một đôi chữ đã cũ với năm tháng ; những nhận xét của nhà thơ thường gần gũi và đượm chất thơ, có sức quyến rũ người đọc. Khó kiếm một tác phẩm viết về phượng với những ý tưởng cô đọng như thế.

.........................
6. Đoạn văn trích ở đầu bài đã được nhà thơ Xuân Diệu viết để tả vùng nào ? Huế.
Tại sao ?
Bởi trên khắp lãnh thổ Việt Nam, hay nói cho sát nghĩa thì từ Nam chí Bắc, ch

Nếu tả văn về Phượng thì nó có nhiều điều lắm. Mà mình là chúa liệt kê làm thế nào bây giờ
 
Last edited by a moderator:
W

whitemoon

MÌNH CÓ BÀI NÀY, BẠN XEM ĐC K
Không biết loài cây ấy có từ bao giờ, chỉ biết rằng nó k kiêu sa như những bông hoa buổi sớm, cũng k rực rõ như những chiếc lá bóng bẩy trên cành. Thế mà trong tim tôi luôn lung linh hình ảnh của loài cây ấy -cỏ dại.
Mùa xuân, khi các loài cây đâm trồi nảy lộc, cỏ cũng vươn mình 1 màu tươi tốt trong ánh ánh thiều quang. Và chúng cũng trải trong lòng tôi những thảm cỏ xanh mơn mởn. Xin mọi người hãy nhón chân nhẹ nhàng trên những đòng cỏ ấy, thảm cỏ ấy đẻ hương cỏ thơm mùi sữa ngọt ngào chảy trong cơ thể, tràn trề như mùa xuan đầy sức sống. Để cho tình yêu của tôi như cơn gió mãi nâng niu những ngọn cỏ xang rờn mềm mại ấy.
Mùa hè, khi cái nắng chói chang mặt đất,cỏ lại xanh ngắt 1 màu xanh tâm hồn tôi,1 màu tình yêu bất tận.Và cỏ đưa tâm hồn tôi đi đến những phương trời nào trong nắng, gió và hương cỏ ngan ngát, nồng nàn...
Mùa thu, ngọn gió heo may âu yếm hôn lên thảm cỏ dịu dàng.Cỏ đổi màu cho mùa thu vàng tươi.Cho lòng tôi bâng khuâng xao xuyến.Và cho ngọn gió nào mơn man nhớ nhung...
Mùa đông trở mình cho ngọn cỏ phôi phai.Cỏ vẫn bám chặt vào màu nâu của đất. Để sáng bừng 1 bầu trời mùa đông. Để sáng bừng cho lòng ai bâng khuâng. Để thắp sáng cho mùa xuân hy vọng.
Cứ thế 4 mùa k khi nào vắng cỏ. Cỏ sữa, cỏ mật bao phủ khắp nơi. Con nghé ọ, con bê vàng, và đàn cừu hiền lành nhởn nhơ trên đồng cỏ.K có đồng cỏ, thảm cỏ thì tiếng sáo diều của trẻ mục đồng bay về đâu? Sẽ ra sao khi trên trái đất k còn 1 loài cây tên là cỏ? Mặt đất sẽ bồn chồn 1 nỗi nhớ nhung, để lại trong tôi nỗi buồn k thể giải thick. Và nhà thơ nào đã viết:
" Cỏ là tóc rối bời của đất
Đất gửi tình yêu cho hương cỏ ngọt ngào"
 
C

congchua.bongbong46

Ở sân trường em trồng nhiều cây để lấy bóng mát và làm cảnh như: bàng, đa, bằng lăng,...Nhưng gần gũi và thân thuộc nhất với em là cây phượng già ở giữa sân trường.

Cây được trồng từ lâu nên nó cao và to lắm. Nhìn từ xa, cây phượng như một chiếc ô xanh khổng lồ bung nở.Ngọn của nó sà vào đến tận tầng ba trường em. Tán nó xòe rộng cả một khoảng sân. Thân cây to, vỏ màu nâu xỉn, có đốm bạc, xù xì lồi lõm, có nhiều vết nứt ngang. Từ thân chẽ thành ba nhánh giống cái chạc. Cành vươn ra tứ phía, uyển chuyển la đà. Rễ phượng nổi lên mặt đất như mấy chú trăn nâu nhoài đi kiếm ăn. Lá phượng giống lá me, mỏng, màu xanh thẫm mọc song song hai bên cuống trông xa như đuôi con chim phượng, chắc vì thế mà cây có tên là Phượng. Phượng không trút lá như cây bàng nhưng đến mùa xuân nó lại ra nhiều lá mới thay cho những chiếc lá già. Lá mới xanh non, mát rượi, ngon lành như lá me. Dáng phượng nghiêng nghiêng duyên dáng. Xuân qua, hè tới, phượng bắt dầu nở hoa. Phượng nở đồng loạt, kết thành từng chùm đỏ rực trông như một mâm xôi gấc. Hoa phượng có năm cánh, bốn cánh đỏ tươi và một cánh có đốm trắng. Nhuỵ hoa có một túi phấn hình bầu dục, giống râu con bướm. Chúng em thường lấy nhuỵ đó chơi chọi gà. Thế là dưới gốc phượng, tiếng reo hò ầm ĩ. Khi tiếng ve kêu ra rả trên cây phượng là lúc phượng nở nhiều nhất. Một màu đỏ nồng nàn trên cây. Lúc ấy, phượng già trẻ lại, bừng bừng sức sống. Phượng nở thúc giục em một mùa thi cuối cùng của năm học, chuẩn bị nghỉ hè với bao dự định đầy ắp niềm vui.

Qua hè, hoa phượng tàn dần. Mỗi làn gió thổi, cánh phượng rơi lả tả trên sân giống như xác pháo. Sân trường đẹp lắm, giống cái thảm hoa. Chúng em quét sân nhưng luyến tiếc muốn giữ lại cánh phượng thân yêu. Hết hoa, phượng lại để trái non dài, mỏng, xanh, đung đưa nhè nhẹ trên cành. Quả phượng thuộc họ đậu.Hạt phượng mà rang lên, ăn bùi và ngon tuyệt. Cây phượng già lại, trở lại cái dáng vẻ mộc mạc thân quen.

Em yêu cây phượng, cây phượng như người ban lớn thân thiết. Dưới gốc phượng, chúng em tụ họp bạn bè. Mỗi lần phượng nở với tiếng ve kêu đánh dấu một năm học kết thúc, một sự trưởng thành để rồi chúng em lại náo nức bước vào năm học mới với bao điều thú vị.
 
K

killer_on_13

Ai có bài văn biểu cảm về cây phượng ko? Em dang cần 1 bài khá hay mà dài một ít để làm bài kiểm tra. em thank`s các anh chị nào giup em trước nhé
 
A

angel97

Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng
Em chở mùa hè của tôi đi đâu..."
Những lời thơ ngọt ngào này bất chợt làm con tim tôi trở nên xao xuyến. Nhớ thầy, nhớ bạn, nhớ cây phượng của tuổi học trò ngây thơ dưới mái trường hằng yêu dấu.Cây hoa học trò của tôi ơi! Yêu lắm, phượng biết không?
Mãi mấy tháng nay, khi đã rời xa mái trường sau chín tháng học tập dài dằng dặc, trong tim tôi luôn da diết, bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm buồn vui của một thời học trò áo trắng dưới tán cây phượng mát rười rượi. Phượng chính là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn của một đứa trẻ còn non nớt như tôi trở nên trưởng thành hơn bao giờ hết. Hè đến, ngồi trông từng chiếc lá phượng nhẹ nhàng rơi xuống đất, tôi hiểu phượng đang rất buồn, cô đơn vì học trò sắp đi cả rồi, sắp nghỉ hè cả rồi! Sân trường giờ đây không còn bất cứ gì lắng đọng lại ngoài một không gian êm đềm, ủ rũ. Phượng buồn, phượng nhớ. Nhớ tiếng học trò cười rũ rượi, nhớ tiếng đọc bài trầm bổng vang vang, tất cả chính là nhịp đập, nhịp sống của dòng nhựa sống trong thân phượng. Không gian giờ đây chỉ còn lẻ loi mình phượng, buồn tẻ, đơn độc giữa ngút ngàn lầu cao. Từng cơn gió thoảng qua làm lao xao vòm lá, nhưng rồi phượng vẫn rũ từng chiếc lá xuống, đượm buồn. Bởi vì ai có nào ngờ phượng đang chờ gió mang thông điệp yêu thương của lũ trẻ đến tai phượng thôi, chỉ có thế thôi, rằng : " Chúng tôi yêu phượng lắm, đừng buồn, phượng nhé! Chúng tôi sẽ trở lại ngay mà!" Xa trường, nhớ phượng lắm! Nhớ thân cây vững chãi, xù xì, rám mốc; nhớ gốc phượng, rễ cây ngoằn ngoèo bò lổn ngổn trên mặt đất; nhớ thuở nào còn ngồi dưới gốc phượng ngâm thơ, chuyện trò, vui đùa cùng lũ bạn; nhớ từng cánh hoa phượng rơi rồi đột nhiên như bừng chói đỏ dưới ánh mặt trời; nhớ, tôi nhớ tất cả thuộc về phượng, mà giờ đây... tôi lại phải xa phượng rồi! Tôi như rơi vào vòng xoáy của nỗi nhớ tột độ vậy!
Chợt nhớ lại những kỉ niệm ngây ngô dưới bóng phượng, tôi cảm thấy hình như...hình như Thượng đế đã ban cho tôi và phượng một tình cảm vô hình nhưng thật kì diệu, nó đã kết nối lòng tôi với phượng bằng một sợi dây ko có điểm dừng, lạ thật! Cũng chính về điều đó mà tôi đã có những hồi ức toàn màu bông phượng mở ra. Nhớ ngày nào còn chập chững bước chân tới trường, điều mà tôi phải chú trọng đầu tiên chính là cây hoa học trò này. Tôi còn nhớ, vào những ngày cận thi, bạn tôi đã nhặt từng cánh hoa đỏ thắm mà làm thành các con bướm xinh xinh để chúc tôi thành công. Cảm động thật! Cánh hoa mềm mại, mỏng manh luôn đem cho tôi cảm giác thích thú lạ thường. Những con bướm ấy, luôn được tôi cất giữ trong quyển sổ tay lưu bút bạn bè, chúng như là kỉ vật thiêng liêng cho tình bạn tri kỉ của chúng tôi.
Mùa hè thắm thoát rồi cũng trôi qua, mùa tựu trường đến rồi. Từng tốp học sinh oà vui dưới sân trường mà quên mất có một bác phượng già đang hạnh phúc trông lũ trẻ lớn lên từng ngày. Bác thấy mình già mất rồi vì thời gian trôi dần đi cứ như trong một khoảnh khắc tích tắc. Đã bao lâu rồi, phượng vẫn còn đứng đây để đem cho bao thế hệ học trò niềm vui mới, đã bao lâu rồi, bác buồn vui cùng lũ trẻ dưới mái trường này.
Vâng, các bạn à! Niềm vui duy nhất trong suốt cuộc đời của phượng chỉ có thế thôi! Đã tự khi nào tôi và phượng trở thành những người bạn tri âm tri kỉ không thể nào lìa xa.
 
A

angel97

Mình mong góp chút ít tài mọn cho các bạn tham khảo. Nếu có gì sai sót mong hãy thông cảm vì mình viết văn cũng ko dc xuất sắc cho lắm.
 
L

lamvt123

Đề bài: Cảm nghĩ về loài cây em yêu.

Dàn ý chính
- Miêu tả cây ấy: (Theo trình tự không gian: Từ xa đến gần,...) Từ xa cây trông giống như... Cành lá, thân cây, rễ cây. Cảnh vật xung quang cây ảnh hưởng thế naof( VD: Cây cho chúng em bóng mát...)
- Em yêu cây ấy ntn? Vì sao yêu...

P/s: Hay là em vô đây đi: http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=66932

Sao bạn này lặp lại 2 lần câu trả lời làm gì. 1 lần được rồi không cần phải lặp lại đâu. Mọi người trong topic sẽ biết mà :). Chú ý lần sau đừng lặp lại nữa nház.

Bài của ngocthinhdan hơi ngắn nhưng thế tạm là được rùi :D
 
Last edited by a moderator:
L

lamvt123

“Phượng không thơm, phượng chưa hẳn đã là đẹp, nhưng phượng đỏ và phượng nhiều, phượng có một linh hồn sắc sảo mênh mang. Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực.... Màu hoa phượng chói lói như sắc máu người.... Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui, mới thực là nỗi niềm bông phượng. Một làn gió hẩy tới; từng đợt sóng rào rào trên biển hoa.... Người ta trồng phượng ngoài thành và trong thành; và người ta hay trồng phượng trong các sân trường... Nhưng dù trồng ở đâu, cũng chỉ có bọn học sinh hiểu hoa phượng nhất. Hoa phượng là hoa-học-trò. Còn ai quen với phượng cho bằng bọn cắp sách đến trường một ngày hai buổi ! Còn ai có linh hồn tươi thắm để quan hoài cùng với phượng thắm tươi ?”
Mấy câu của Xuân Diệu không hiểu vì sao cứ ám ảnh tôi mỗi lần tôi thấy bóng hình hoa phượng. Tôi còn nhớ trong tủ sách cũ của anh chị tôi, tôi thường ghiền gẫm cuốn Trường ca, xuất bản vào khoảng năm 1945. Đoạn trích dẫn nằm trong chương “Hoa học trò”, phần cuối của sách. Trong chương này, trừ một đôi chữ đã cũ với năm tháng ; những nhận xét của nhà thơ thường gần gũi và đượm chất thơ, có sức quyến rũ người đọc. Khó kiếm một tác phẩm viết về phượng với những ý tưởng cô đọng như thế.
Kể từ khi sách ra đời đã hơn 60 năm, hôm nay người viết có cảm tưởng gì khi đọc lại mấy dòng trên ?
*
1. Nói tới “hoa phượng” tưởng cần biết sơ về hoa phượng ta. Phượng ta, cây không lớn, có ở Việt Nam hình như từ lâu, ít ra so với “hoa phượng” tức “hoa phượng tây”.
Từ điển tiếng Việt (chủ biên Hoàng Phê) ghi rằng cây phượng ta, dùng như chữ “kim phượng”, là loại “cây nhỡ cùng họ với vang, muồng, hoa màu đỏ hay vàng, có nhị mọc thò ra ngoài như đuôi phượng, thường trồng làm cảnh”.
“Phượng vĩ” trước đây dùng để chỉ cây phượng ta, nhưng vì từ mấy chục năm nay cố đô Huế đã biến thành ‘thủ đô của phượng’ (danh từ tác giả đặt), “phượng vĩ” đã trở thành “hoa phượng”. Dĩ nhiên một khi đã có “hoa phượng” rồi thì chẳng ai truy nguyên gốc gác của nó là “hoa phượng tây” làm gì !
2. Phượng, cũng theo từ điển trên, là “loài cây to cùng họ với cây vang, lá kép lông chim, hoa mọc thành chùm, màu đỏ, nở vào đầu hè, thường trồng lấy bóng mát. Mùa hoa phượng (mùa hè)”. Tiếng Anh gọi phượng là Royal Poinciana, hay Flamboyant có gốc của tiếng Pháp cổ. Tên khoa học là Delonix Regia. Thân cây cao chừng trên 10 m và chỉ mất vài năm để ra hoa. Phượng có xuất xứ từ Madagascar, trước đây thuộc Pháp. Ngay trong từ điển người ta cũng không để, hay là không ý thức, đến gốc gác cây phượng nguyên ở đâu – huống hồ là người thường !
Từ Madagascar đến Việt Nam có bao xa, dẫu thuở ấy là thời Pháp thuộc ...
*
3. Khi viết ngang mấy dòng trên, tôi chợt nghĩ thi sĩ Xuân Diệu có lẽ cũng vô tình cảm thấy cây phượng có một lịch sử dài như vô tận. Với nhà thơ, cây phượng tuồng như không có điểm khởi đầu. Nhưng Xuân Diệu và chúng ta nào đâu có dè rằng cây phượng ở Việt Nam chỉ có 40, 50 năm lịch sử là nhiều nhất ! Đó là tính từ ngày cuốn Trường ca ra đời.
Phượng làm quen với đất thuộc địa mới ở Đông Nam Á của người Pháp vào cuối thế kỷ 19 -- đầu thế kỷ 20 qua mảnh đất Việt Nam. Tôi lật những sách như từ điển Huỳnh Tịnh Của ra năm 1896 hoặc Khai Trí Tiến Đức xuất bản năm 1931 để kiếm một đôi điều nói về cây phượng vốn là “cây phượng tây” này, nhưng các cuốn đó tuyệt nhiên không đề cập gì cả.
Ví dụ từ điển Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của chỉ có từ “phụng” với nghĩa là “Chúa các loài cầm, lông năm sắc, ở trong số tứ linh”. Từ “Hoa phụng” có trong từ điển là cây có lá “dùng làm thuốc tẩy trường”, nhưng thuộc “thứ cây nhỏ” – như vậy chắc chắn là khác với cây phượng mà ta đang kiếm rồi. Chúng ta có thể phỏng đoán cuối thế kỷ 19, cây phượng chưa có tại Việt Nam, hay nếu có chăng nữa thì cũng rất ít. Điều đó cũng dễ hiểu, vì Việt Nam là nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa Pháp trước tiên thì Pháp phải mất thì giờ để tìm hiểu con người cũng như cây cỏ !
Cuốn Việt Nam từ điển (Khai Trí Tiến Đức) thì sao ? Theo sách này, “phụng” có khi đọc là “phượng”, nhưng nghĩa thì chẳng khác gì Đại Nam quốc âm tự vị.
Tóm lại, cho đến đầu năm 1930 những cuốn từ điển ở Việt Nam vẫn chưa có từ “phượng” theo nghĩa “cây phượng” mà chúng ta đang tìm.
4. Nhưng từ nửa sau thập niên 1930 hoa phượng “đột nhiên” xuất hiện rầm rộ trong thơ văn. Vì sao vậy ? Phải chăng có đợt trồng phượng rộng rãi ở Việt Nam trước năm 1935 ? Hay có nhân vật nào của chính quyền thuộc địa thấy cây phượng thích hợp với khí hậu Việt Nam và đã trồng thử trong khoảng thời gian đó ? Vân vân và vân vân.
Chúng ta thấy rằng những câu hỏi như trên vẫn còn thiếu sót, nếu không nói thêm rằng đó cũng là khoảng thời gian mà vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ, sự vùng dậy của tiếng Việt, cùng với các vận động quần chúng đã ảnh hưởng, trực tiếp hoặc gián tiếp, đến sự bành trướng trên nhiều mặt trong xã hội, kể cả sự lan rộng của bóng hình cây phượng trong tuổi trẻ Việt Nam.
“Học trò” từ đây làm quen với những gốc phượng trong sân trường. Một khi đã quen rồi thì sự gắn bó với hoa phượng cũng đi nhanh gấp bội : từ cây “phượng tây” hoặc cây “phượng lai” phút chốc đến “hoa phượng” rồi đến hoa-học-trò đâu có bao xa ! Trái “phượng tây” to mấy lần trái bồ kết cũng trở thành trái phượng hiền lành như muôn ngàn cây trái khác, khi viên đá hay mảnh gạch của mấy anh học trò tìm cách khẻ mãi mới ra hột phượng xanh rờn !
*
5 . Một trong những thi sĩ có thơ nói về phượng sớm nhất chính là Hàn Mặc Tử. Năm 1937, thi sĩ đã nói lên “màu máu” của hoa phượng trong bài “Những giọt lệ” của tập Đau thương. Ở đây ta sẽ không bàn đến sự thiên phú của nhà thơ hoặc tính cách siêu nhiên (“bỏ dưới trời sâu”) để chỉ xin nói về màu huyết của “bông phượng” :
Tôi vẫn ngồi đây hay ở đâu ?
Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu ?
Sao bông phượng nở trong màu huyết,
Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu ?
“Màu hoa phượng chói lói như sắc máu người” (Xuân Diệu) đã được nhắc lại trong một số bài thơ của các tác giả qua sự gắn bó của hoa phượng với dải đất Việt Nam. Các chữ “sắc hây hây” và “màu lửa” trong trường hợp này, không hiểu sao cũng làm gợi nhớ đến sắc máu người :
Từ cỏi lòng trai nở dẫy đầy
Một trời phượng đỏ sắc hây hây,
Nắng ơi, xin rực thêm màu lửa
Và gió chao nhè nhẹ nhánh sây.
V.B., 1990
Màu hồng của hoa phượng là màu của tương lai rực rỡ. Có bạn chắc còn nhớ bài hát khoảng 1954 của nhạc sĩ Hùng Lân :
Trời hồng hồng, sáng trong trong,
Ngàn phượng rung nắng ngoài song ...
Song màu đỏ của hoa phượng cũng mang lại không khí đượm buồn, một nỗi buồn man mác, của cảnh xa trường qua mấy tháng Hè :
Phượng đem duyên thắm cho hiu hạ,
Nhuộm đỏ lòng tôi sắc biệt ly,
Khi trường đóng cửa xa chân bước,
Không hiểu rồi tôi sẽ nhớ gì ?
Bài thơ trên tôi thuộc từ hồi còn bé, nhưng tôi không có dịp hỏi tên tác giả trước khi anh tôi vội thành người thiên cổ. Bạn nào vui lòng chỉ giáo tôi sẽ xin đội ơn vô cùng.
Ở Huế, cạnh chùa Thiên Mụ có mấy gốc phượng. Ngay từ cuối những năm 1930, những gốc phượng đâu đây đã làm chứng nhân cho những buổi “gặp nhau” rất vô tư, nhưng đẹp và lãng mạn. Thi sĩ Nam Trân, trong “Cô gái Kim Luông” (Đẹp và Thơ, 1939), đã ghi lại mẩu chuyện đó như sau :
Thuyền nan đủng đỉnh sau hàng phượng,
Cô gái Kim Luông yểu điệu chèo.
Tôi xuống thuyền cô, cô chẳng biết
Rằng Thơ thấy Đẹp phải tìm theo.
6. Đoạn văn trích ở đầu bài đã được nhà thơ Xuân Diệu viết để tả vùng nào ? Huế.
Tại sao ?
Bởi trên khắp lãnh thổ Việt Nam, hay nói cho sát nghĩa thì từ Nam chí Bắc, ch

Tớ đọc mà hôg hiểu gì hết! Cậu tự nghĩ hay là cậu copy ở đâu ra mà dài thế . Giải thích lại đi nha
:rolleyes:
 
T

tadayne44

Đè này thì có nhiều bài lắm.. sau đây em thử tham khảo một bài nha!!
Ở trường em có rất nhiều loài cây cho bóng mát. Trong đó em thích nhất cây phượng vĩ trồng ở góc sân.

Không biết cây được trồng từ lúc nào mà giờ đây cây đã cao đến gác hai của trường em. Gốc phượng sù sì, chỉ vừa vòng tay của em mà sao cành và lá nhiều đến thế. Cứ đến đầu tháng 2 phượng bắt đầu nảy lộc, lúc đầu lá chỉ là những chồi non bé tí tẹo, ba, bốn hôm sau đã xanh ngắt một màu. Khoảng tháng ba, tháng tư khi ánh nắng chan hòa rực rỡ, báo hiệu mùa hè đã đến. Hoa phượng lác đác, rồi bỗng đỏ rực từng chùm, như những chùm pháo Tết. Những bông phượng đỏ thắm có năm cánh, mỏng manh như những cánh bướm xếp khít vào nhau, ôm lấy như tơ nhị vàng trông thật lộng lẫy, hương phượng dìu dịu, phảng phất khắp trường.những cánh phương rơi xuống mặt đất trải điều ra thấp sân trường, làm cho sân trường như được trải trên một tấm lụa dày màu đỏ. những bạn nữ nhặt những cánh hoa phượng gấp thành nhưng chú bướm sau đó để giữa trang giấy của mình để tương nhớ đến những ngày còn học tập cùng bạn bè va thầy cô giáo.

Em thích cây phượng lắm, phượng chẳng những cho chúng em bóng mát vui chơi mà còn làm quang cảnh trường em thêm đẹp. Những giờ ra chơi mà được ngồi dưới gốc phượng hóng mát, ngắm hoa và chơi chọi gà thì thật là thú vị. nơi day6 cũng chính là nơi ngày đầu tiên chúng em làm bạn dưới gốc cây phương này, mà giờ đây, cũng chính nơi này chúng em phải xa nhau tại đây,em tự hỏi rằng tại sao thời gian lại đến nhanh như thế. Phải đợi đến một thời gian lâu mới găp mặt trở lại.
 
T

tadayne44

có ai làm giùm mình một bài văn nói lên cảm nghĩ của em về cây phương không?

nick mình là :nhoc_sieu_quay0137, có gì thì liên hệ với mình qua nick này!

cảm ơn các bạn nhiều
 
Top Bottom