[ văn 7] Nhóm học ngữ văn 7

Status
Không mở trả lời sau này.
M

mihiro

các bạn ơi giúp mình với
cô mình cho 6 đề mình mới làm được 4 đề thôi
còn 2 đề nữa các bạn giúp nha
Đề 1: CMR Bác Hồ là người rất yêu cây cối
Đề 2: Em hãy giải tích nội dung lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi

Đề 2:

Học hỏi là một việc rất quan trọng đối với nhân dân ta, đối với cả nhân loại từ ngàn xưa cho đến nay. Nó giúp con người mở mang kiến thức, giúp cho đất nước văn minh, tiến bộ. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tuy phải bận trăm công nghìn việc, nhưng lê-nin vẫn thường khuyên cán bộ và tự đặt cho mình nhiệm vụ: “Học! Học nữa! Học mãi!”.

Học là gì?. Học là việc ta tiếp thu kiến thức của nhân loại dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo.
Tại sao chúng ta phải học? Kiến thức của nhân loại bao la mênh mông như biển cả còn sự hiểu biết của mỗi người trong chúng ta chỉ như giọt nước. Hơn thế nữa, mỗi một giây phút trôi qua thì hành tinh của chúng ta lại có một phát minh mới ra đời, vì thế không bao giờ chúng ta học được hết những kiến thức đó và cũng vì thế mà chúng ta phải luôn luôn học tập ko ngừng, học hỏi suốt đời: “Học! Học nữa! Học mãi!”.
Làm sao chúng ta có thể quên được tấm gương của nhà bác học Lê Quý Đôn của đất nước Việt Nam hay các bác học Newtơn, Ampere… trên thế giới đã suốt đời học hỏi và cống hiến nhiều kiến thức quý báu cho nhân loại. Cho nên chúng ta ko lạ gì khi thấy các danh nhân trên thế giới cũng từng có những suy nghĩ tương tự, như câu nói nổi tiếng của Darwin:
“Nhà bác học ko có nghĩa là ngừng học” hay
đường đời là chiếc thang ko nấc chót, việc học là quyển sách ko trang cuối cùng.” (Kalinin). Và câu của bác hồ :
“Học hỏi là một việc fải tiếp tục suốt đời”.
Chính câu nói của các nhà bác học càng làm tăng them giá trị chân lí lời nhận định của lê-nin.

Do đó, học hỏi suốt đời là một việc phải làm và cần làm. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, để việc học hỏi đạt kết quả thật tốt, chúng ta phải xác định rõ động cơ học tập là vì tổ quốc, vì nhân dân, học để trở thành người lao động mới có khả năng trình độ để phục vụ đất nước, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bên cạnh mục đích học tập, chúng ta còn phải có tinh thần thái độ học tập đúng đắn, học đi đôi với hành, học ở trường, ở ngoài cuộc sống, từ con người và cả cảnh vật xung quanh. Khi học, chúng ta cần phải tìm tòi, mò mẫm, thực hành thử nghiệm, suy nghĩ thêm để hiểu rõ và mở rộng các kiến thức đã thu thập được để từ đó rút ra được kinh nghiệm và đạt được kết quả tốt…

Thấm hiểu ý nghĩa và giá trị sâu sắc trong câu nói của Lê-nin cũng chính là đã nhận ra được chân lí của học tập. Chúng ta cần phải cố gắng học tập để nâng cao hiểu biết, hoàn thiện bản thân. Học không ngừng, mai sau, ta có thể giúp ích cho xã hội, xây dựng đất nước ngày giàu mạnh.
 
C

christiney

Mình thấy nhóm ngày càng ít bài đi thì phải.....:|.... Nhóm trưởng (cũ) topic này offline 1 tháng nên ko quan tâm đến nhóm dc nhiều..... :(
Hay kể từ ngày để topic lên phần chú ý nhỉ?!
 
N

nammoinammoinammoi

đề 1: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
đề 2: Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo về cuộc sống của con người.
đề 3: Nhân dân ta thường nói: "Có chí thì nên". Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.

đề 4: Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Hãy tìm hiểu người Xưa muốn nhắn nhũ điều gì qua câu ca dao.
đê 5: Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi.
 
C

christiney

đề 4!

đề 4: Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Hãy tìm hiểu người Xưa muốn nhắn nhũ điều gì qua câu ca dao.

mihiro said:
Từ nghìn xưa, dân tộc Việt Nam cùng sinh ra từ bọc trứng của mẹ Âu Cơ, là anh em ruột thịt nên luôn thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.Truyền thống cao cả và tốt đẹp ấy luôn được thể hiện qua các tác phẩm văn học mà nhất là các câu tục ngữ, ca dao mượt mà gợi cảm:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
Ta hãy cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa và giá trị của câu ca dao này.
“ Nhiễu điều” là gì?. " Nhiễu điều " là thứ vải tơ mềm màu đỏ thường được dùng phủ lên trên những vật quý giá. “ Giá gương ” là gì?. Đây là một chiếc khung bằng gỗ, trong có lồng gương.
Vậy, thế nào là “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”? Nhiễu điều bao phủ ngoài chiếc giá gương trải qua ngày này tháng kia, hứng chịu biết bao bụi bặm để chiếc gương bên trong mãi hoài sáng trong, ngời chiếu. Câu ca dao đã mượn hình ảnh đẹp đẽ, gợi cảm ấy để ngầm so sánh với tấm lòng rộng mở, sẵn sàng chở che, đùm bọc lẫn nhau của nhân dân cả nước: “ Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Câu ca dao phản ánh một nguyện vọng, tình cảm của mỗi con người Việt nam trong mọi hoàn cảnh đều phải đoàn kết, “Lá lành đùm lá rách” một lòng giúp đỡ lẫn nhau vươn lên trong cuộc sống.
Người Việt Nam dẫu ở miền xuôi miền ngược, đồng bằng hay cao nguyên, rừng núi cũng đều sẻ chia, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh khó khăn. Trong thôn ấp, mối quan hệ tình làng nghĩa xóm thắt chặt mọi người lại với nhau thể hiện bằng lòng yêu thương, sự tương trợ lẫn nhau mỗi khi tắt đèn tối lửa. Tinh thần đoàn kết của nhân dân ta đâu chỉ gói gọn trong lũy tre thôn ấp mà còn được biểu hiện rộng rãi ra cả nước qua mối quan hệ trao đổi về vật chất lẫn tinh thần... Một hạt gạo, một tấm áo đầy tình nghĩa của địa phương này gửi đến địa phương khác khi biết đồng bào mình nơi đó bị thiên tai, hoạn nạn. Đặc biệt, mỗi khi đất nước có giặc ngoại xâm, mọi tầng lớp nhân dân ta ở mọi miền đều tận lực góp cả sức người, sức của để giữ gìn từng ngọn rau tấc đất của cha ông. Các cuộc kháng chiến chống giặc xâm lược từ nghìn xưa đến nay đã cho thấy tinh thần đoàn kết một lòng của nhân dân ta. Tình nghĩa đồng bào khi nước nhà gặp cơn nguy biến, được phát huy thấm hơn lúc nào hết. Có thương yêu nhau người ta mới cảm thấy đau đớn, xót xa trước cảnh đồng bào mình trong xiềng xích, gông cùm của bọn chúng. Chính trong hoàn cảnh ấy, lòng yêu nước, yêu đồng bào được khơi lên phát huy mạnh mẽ, góp lòng góp sức chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.Tinh thần đoàn kết của nhân dân ta là một vật báu được gìn giữ truyền đời, cùng sinh ra từ mẹ Âu Cơ nên luôn “Tương thân tương ái”, “Chị ngã em nâng”...
Đất nước Việt Nam có ba miền nhưng vẫn là một, luôn đoàn kết gắn bó, giúp đỡ nhau với tinh thần “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” sẽ cảm thấy xót xa trong “máu chảy ruột mềm”. Hiểu được ý nghĩa và giá trị của câu ca dao trên, chúng ta cần kế thừa và phát huy truyền thống đại đoàn kết cùa dân tộc, kề vai sát cánh bên nhau để xây dựng đất nước ngày giàu mạnh.

*** Bạn có thể tham khảo bài làm của chủ topic mihiro...Tự bạn ấy làm đấy :|
 
C

christiney

đề 5!

đê 5: Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi.

mihiro said:
Học hỏi là một việc rất quan trọng đối với nhân dân ta, đối với cả nhân loại từ ngàn xưa cho đến nay. Nó giúp con người mở mang kiến thức, giúp cho đất nước văn minh, tiến bộ. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tuy phải bận trăm công nghìn việc, nhưng lê-nin vẫn thường khuyên cán bộ và tự đặt cho mình nhiệm vụ: “Học! Học nữa! Học mãi!”.


Học là gì?. Học là việc ta tiếp thu kiến thức của nhân loại dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo.
Tại sao chúng ta phải học? Kiến thức của nhân loại bao la mênh mông như biển cả còn sự hiểu biết của mỗi người trong chúng ta chỉ như giọt nước. Hơn thế nữa, mỗi một giây phút trôi qua thì hành tinh của chúng ta lại có một phát minh mới ra đời, vì thế không bao giờ chúng ta học được hết những kiến thức đó và cũng vì thế mà chúng ta phải luôn luôn học tập ko ngừng, học hỏi suốt đời: “Học! Học nữa! Học mãi!”.
Làm sao chúng ta có thể quên được tấm gương của nhà bác học Lê Quý Đôn của đất nước Việt Nam hay các bác học Newtơn, Ampere… trên thế giới đã suốt đời học hỏi và cống hiến nhiều kiến thức quý báu cho nhân loại. Cho nên chúng ta ko lạ gì khi thấy các danh nhân trên thế giới cũng từng có những suy nghĩ tương tự, như câu nói nổi tiếng của Darwin:
“Nhà bác học ko có nghĩa là ngừng học” hay

đường đời là chiếc thang ko nấc chót, việc học là quyển sách ko trang cuối cùng.” (Kalinin). Và câu của bác hồ :
“Học hỏi là một việc fải tiếp tục suốt đời”.
Chính câu nói của các nhà bác học càng làm tăng them giá trị chân lí lời nhận định của lê-nin.

Do đó, học hỏi suốt đời là một việc phải làm và cần làm. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, để việc học hỏi đạt kết quả thật tốt, chúng ta phải xác định rõ động cơ học tập là vì tổ quốc, vì nhân dân, học để trở thành người lao động mới có khả năng trình độ để phục vụ đất nước, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bên cạnh mục đích học tập, chúng ta còn phải có tinh thần thái độ học tập đúng đắn, học đi đôi với hành, học ở trường, ở ngoài cuộc sống, từ con người và cả cảnh vật xung quanh. Khi học, chúng ta cần phải tìm tòi, mò mẫm, thực hành thử nghiệm, suy nghĩ thêm để hiểu rõ và mở rộng các kiến thức đã thu thập được để từ đó rút ra được kinh nghiệm và đạt được kết quả tốt…

Thấm hiểu ý nghĩa và giá trị sâu sắc trong câu nói của Lê-nin cũng chính là đã nhận ra được chân lí của học tập. Chúng ta cần phải cố gắng học tập để nâng cao hiểu biết, hoàn thiện bản thân. Học không ngừng, mai sau, ta có thể giúp ích cho xã hội, xây dựng đất nước ngày giàu mạnh.


*** Đây cũng là bài làm của nhóm trưởng mihiro :)!!! Chúc bạn làm bài tốt
 
L

lehuynhthaomy

đề 2 : Có người sau khi đọc những trò lố hay là va-ren và phan bội châu cứ băn khoăn : Vì sao nguyễn ái quốc ko để nhân vật phan bội châu vạch tội hay thét mặt vào mặt va-ren mà chỉ im lặng , với nụ cười rìu thoáng qua , " kín đáo , vô hình " trên gương mặt . Người đó cũng ko hỉu vì sao " cái im lặng dửng dưng " của phan bội châu lại có thể " làm cho va-ren sửng sốt cả người "
đề 3 : Hãy chứng minh rằng : Trong đoạn trích nỗi oan hại chồng , nhân vật thị kính ko chỉ chịu khổvi2 bị oan mà còn mang nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu có , tàn ác khinh rẻ
3 đề này có trong sgk lớp 7 tập 2 trang 140 , 141
đề 2 , 3 tớ ko bik mà nhóm đâu có bao giờ làm 2 đề này đâu ?
nên các cậu cố gắng làm giúp tớ đề 2 hoặc 3 nha !
 
K

kieuoanh2009

ĐỀ 1 CỦA BẠN LEHUYNHTHAOMY
Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thức trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “Uống nước nhớ nguồn” .
Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta.
Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng chỉ là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có.
Đến câu tục ngữ thứ hai “Uống nước nhớ nguồn”. Cũng giống câu tục ngữ thứ nhất. Câu tục ngữ này đều mang ý ẩn dụ dưới hình thức cụ thể, sinh động. Nước chính là thứ chúng ta hưởng thụ còn nguồn chính là người tạo ra cái để chúng ta hưởng thụ đó. Câu tục ngữ này chỉ vẻn vẹn có bốn chữ mà ý tứ sâu xa ẩn dưới cấu trúc mô hình điều kiện, hệ quả. Nói đến nước trong nguồn là nói đến sự mát mẻ, thanh tao. Và nguồn nước sẽ mãi không bao giờ vơi cạn. Chữ “nhớ” trong câu là một từ quan trọng, tâm điểm của câu tục ngữ. Ý nghĩa câu tục ngữ này thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toan do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu cảm xúc.
Tóm lại hai câu tục ngữ trên giúp ta hiểu được về đạo lí làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn không thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau dồi những phẩm chất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì nó không tự có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã có công dẫn dắt ta trong cuộc sống nhất là đối với những người trực tiếp giúp đỡ chỉ bảo ta như cha mẹ, thầy cô. Bài học đó sẽ mãi là một kinh nghiệm sống ẩn chứa trong hai câu tục ngữ trên và nó có vai trò, tác dụng rất lớn đối với cuộc sống trên hành tinh này.
 
V

vinh001

Cho mình đóng góp Đề 2 của bạn lehuynhthaomy

Theo mình toàn câu chuyện đang nói về 2 nhân vật đại diện cho 2 thế lực trái ngược nhau . Một bên là đại diện cho thế lực của thực dân Pháp phản động ở Đông Dương còn 1 bên là tâm gương tiêu biểu cho khí phách của dân tộc VN . Nguyễn Ái Quốc ( NAQ ) ko để nhân vật Phan Bội Châu ( PBC ) vạch tội hay thét vào mặt Va-ren vì lúc này PBC đang là tù nhân của Va-ren và Va-ren đang hết lời dụ dỗ PBC hãy đầu hàng và cộng tác với người Pháp nhưng ý chí anh dũng bất khuất của người chiến sĩ vẫn ko thay đổi , vẫn điềm tĩnh ko thô lỗ . Mặc cho tên phản quốc kia hết lời dụ ngọt nhưng với nét mặt im lặng dửng dưng của PBC đã muốn nói lên rằng :" Ông hãy nói đi , nói hết những điều mà ông muốn nói đi nhưng dù ông nói bao nhiêu thì tôi vẫn như vậy , vẫn ko từ bỏ những mưu đồ xưa cũ để chông lại bọn Thực dân Pháp " Và cũng chính vì thế mà Va-ren đã sửng sốt , ko hiểu vì sao PBC lại có ý chí kiên cường như thế , dù hắn đã hết lời dụ dỗ đưa ra biết bao nhiêu là cái lợi cho PBC nếu ông chịu đầu hàng . Nhưng ông vẫn im lặng như buổi đầu gặp mặt ko nói một lời . Làm Va-ren phải khâm phục 1 người lại từ bỏ đi của cải phú quý vì độc lập dân tộc
 
C

christiney

Có ai giúp mình
1. Chứng minh về tình cảm gia đình
2. Chứng minh tình yêu yêu quê hương đất nước
( sửa dụng dẫn chứng, lí lẽ,... bằng các câu tục ngữ ca dao)


*** Mình sắp thi học kỳ rồi!!! Giúp mình... :(
 
L

lehuynhthaomy

đề 3 : Hãy chứng minh rằng : Trong đoạn trích nỗi oan hại chồng , nhân vật thị kính ko chỉ chịu khổvi2 bị oan mà còn mang nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu có , tàn ác khinh rẻ
đề 3 này có trong sgk lớp 7 tập 2 trang 141
các bạn giúp mình alm2 đề 3 nha !
 
O

o0koroppi0o

Dề 2:( Đề này mình đã được cô giáo và các bạn trong lớp xem qua và cho là được)
Qua lí do sau đây:
-Phan Bội Châu khinh bỉ Va-ren vì hắn là một kẻ phản bôi, hắn đang dụ dỗ những
người khác phản bội giống mình.Trong khi đó, PBC là một người yêu nên ông đã im
lặng.
-Thể hiện thái độ cương quyết, không hợp tác với kẻ thù
-Ông còn hiểu rằng những lời hứa của Va-ren chỉ là lời hứa xuông
_________The end________
*Có gì thì các bạn góp ý nha
 
O

o0koroppi0o

Đây là một bài văn mà mình thấy hay từ trên yahoo answer:
đọc đề của bạn mình thấy đề đó có hướng gợi suy nghĩ và triết lí rất hay
sao bạn ko viết 1 đoạn rùi tụi này cùng viết và bình nhỉ
nhưng dù sao tui đây cũng thử viết vài dòng xem sao
"tại sao PHAN BỘI CHÂU ko vạch tội thét mắng?chẳng lẽ người chí sĩ cách mạng ấy sợ ?ko phải vậy việc tiên sinh họ PHAN kia ko vạch tội và chỉ cười nửa miệng đã đủ nói lên cái bản chất xấu xa và bộ mặt đáng khinh bỉ của bọn đế quốc.chúng ko xứng đáng dù chỉ làm trò hề và cũng không cần nói ra thì sự giảo hoạt ,bỉ ổi của chúng cũng đã lộ ra .một bản chất đáng khinh bỉ và ghê tởm.giả tạo trước mặt để tìm mọi cách dụ dỗ ư?ko!nhà người không đủ sức làm việc đó mà chỉ làm nổi bật lên sự đáng ghét và giả tạo kia mà thôi.vậy nên nói ra làm gì khi chúng tự bộ lộ bản chất ra ?và thét để làm gì khi ai ai cũng khinh ghét chúng và chúng ko đáng để ta phí thời gian ,lời nói?vậy thì quay mặt đi hoặc nhìn thẳng đối diện mới làm cho chúng thấy được sự khinh rẻ và căm ghét chúng của nhà chí sĩ cách mạng !và hắn nói như chưa bao giờ được nói để làm gì khi người đó không thèm nghe?sự giả tạo ấy cũng có điểm kết khi mà hắn nói suốt 1 hồi mà ko hề nhận được bất cứ 1 cử chỉ nào của người cách mạng ấy.không sợ sao được trước 1 tinh thần kiên trung?không sợ sao được trước những hành động kiên quyết ko tư lợi cá nhân mà bán tổ quốc.phải chăng cái sợ ấy là sợ chính những điều mà hắn nói ra.và khi chỉ có 1 mình nói thì chính hắn đã tự biến mình thành trò hè và "cái loa giảng đạo đức giả".chỉ với 1cái lặng thinh tác giả cũng đã làm nổi bật lên những gì đáng nói và làm cho kẻ giả tạo tự lật tẩy mình"
 
3

321zaq

Có ai giúp mình ko??!!! :-SS :-SS.....................
Ca dao là một thuật ngữ thường được dùng để gọi những câu, những bài thơ dân gian. Ca dao thường nằm tron một kết hợp chặt chẽ của hai hình thức sáng tạo nghệ thuật là văn học và âm nhạc. Do vậy, người ta hay gọi ca dao là văn học hát. Đây là những sáng tác trữ tình miêu tả tâm trạng, tư tưởng, tình cảm (đời sống nội tâm) của người bình dân. Đời sống nội tâm ấy của người bình dân có mối liên quan chặt chẽ với hoàn cảnh sống của họ.

Vĩnh Long vốn là một tỉnh nổi tiếng có nhiều di tích lịch sử với nhiều giai thoại, huyền thoại… Đây là vùng đất trù phú, cây trái oằn sai, sông dài nước ngọt quanh năm, người dân hiền hòa chất phác và có tình yêu sâu đậm với nơi 'chôn nhau cắt rốn' của mình. Tình yêu quê hương đất nước sâu đậm và thiết tha được người bình dân xưa gửi gắm qua từng địa danh, di tích, sản vật,.v.v… của quê hương mình. Hình ảnh dòng sông, bến nước, con đò, đình miếu… của miền quê sông nước Nam bộ nói chung, của Vĩnh Long nói riêng được thể hiện khá đậm nét trong ca dao xứ Vĩnh:



' An Bình đất mẹ cù lao,
Thơm hương hoa bưởi, ngọt ngào nhãn long.

Khách về nhớ mãi trong lòng,
Cù lao nho nhỏ bên dòng Tiền Giang'

Người dân ở cù lao An Bình bao đời nay vẫn luôn luôn tự hào với những sản vật của quê hương: bưởi, nhãn long… Mảnh đất cù lao như người mẹ hiền cung cấp biết bao màu mỡ cho cây trái xum xuê, tươi tốt. Ai đã một lần đến với nơi đây lòng không khỏi vấn vương bởi hương hoa của bưởi hay hương vị ngọt ngào thanh tao của trái nhãn long. Hương thơm, vị ngọt ấy như muốn giữ chân du khách hãy nán lại đất cù lao này.

Để đến được với cù lao, du khách phải lụy đò. Vì vậy, hình ảnh chiếc đò lại rất phổ biến và như là người bạn đồng hành trên sông nước của người xứ Vĩnh:

' Bình Lương gió lộng về chiều,
Bến đò Tân Tạo có nhiều khách sang.
Đò dọc rồi lại đò ngang,
Đò qua chợ Vĩnh, đò sang An Bình'

Cũng như nhiều địa phương khác ở Nam bộ, Vĩnh Long là tỉnh có hệ thống kênh rạch chằn chịt, lưu thông chủ yếu bằng đường thủy. Do đó, hình ảnh chiếc đò đưa khách sang sông đã trở nên thân thuộc với người dân vùng đất này. Có thể nói, chiếc đò chính là cầu nối quan trọng để giúp mọi người sang bên kia bờ. Song, có một điều khá lý thú ở phương tiện vượt sông này, đó chính là sự xuất hiện cùng một lúc hai loại hình đưa đò: 'đò dọc' và 'đò ngang'. Được biết, 'đò dọc' là loại phương tiện đưa khách từ nơi này đến nơi khác dọc theo chiều dài của con sông; 'đò ngang' là loại phương tiện đưa khách từ bờ bên này sang bờ bên kia của con sông.

Khi đề cập đến địa danh, ca dao Vĩnh Long có câu:

'Lịch thay địa phận Trà Ôn,
Miếu ông Điều Bát lưu tồn đến nay'

Hiện nay, Trà Ôn là một huyện của tỉnh Vĩnh Long. Trà Ôn được biết đến là một vùng đất khá nổi tiếng với nhiều địa danh và nhân vật như: chợ nổi Trà Ôn, chùa Phước Hậu, miếu ông Điều Bát, đệ nhất danh ca Út Trà Ôn, v.v…

Nói về nhân vật lịch sử, ca dao Vĩnh Long cũng có câu:

' Vĩnh Long có cặp rồng vàng,
Nhất Bùi Hữu Nghĩa, nhì Phan Công Thần'

Quả thật, đất Vĩnh Long xưa thường được mệnh danh là nơi văn hiến, là vùng đất hiếu học của Nam kỳ lục tỉnh. Trong đó, cụ Phan Thanh Giản (Phan Công Thần) là người miền Nam đầu tiên đỗ Tiến sĩ, từng giữ chức Kinh lược phó sứ Vĩnh Long (phụ tá Nguyễn Tri Phương), về sau là Kinh lược đại sứ. Còn cụ Bùi Hữu Nghĩa (Thủ khoa Nghĩa) hiện đang được nhân dân quận Bình Thủy (Tp. Cần Thơ) thờ kính rất tôn nghiêm và long trọng.

Bên cạnh đó, tình yêu nam nữ được hòa nhập vào từng địa danh của xứ sở quê hương mình là một trong những cách mà người Vĩnh Long bộc bạch tâm sự:

' Bình Lương là chốn náo nương,
An Bình là chỗ tình thương đậm đà'

Thế đó, yêu quê hương chính là gắn bó, tự hào về quê hương mình. Ôi! Thương quá quê hương, với mảnh đất khô cằn sỏi đá, với những con người chân lấm tay bùn. Ta lớn lên, nhưng với quê hương – người mẹ hiền yêu dấu, ta mãi mãi là một đứa trẻ thơ. Chính tình cảm tha thiết và mãnh liệt về quê hương sẽ là nhân tố thúc đẩy và hình thành nhân cách mỗi người trong chúng ta.

Đến với ca dao ta như đến với thế giới tâm hồn. Ca dao Vĩnh Long đã thể hiện rõ nét tâm tư tình cảm của người Việt Nam nói chung, người Vĩnh Long nói riêng, bởi lẽ các tác giả dân gian cũng chính là người Vĩnh Long – những con người lao động hiền lành. Tâm tình của họ tưới lên mảnh đất khô cằn và những lời ca tuyệt đẹp ấy như những hoa trái mà chúng ta đã thu được từ mồ hôi, nước mắt, giúp chúng ta khôn lớn, trưởng thành hơn trong suy nghĩ, hiểu biết và cảm xúc. Từ đó, giúp ta thêm yêu mến và tự hào về quê hương, đất nước của chính mình
Trích từ: Sưu tầm ca dao tục ngữ văn hoá Việt
 
N

nammoinammoinammoi

các bạn oi có bạn nào tự làm giúp mình 1 bài văn chưng minh "Có chí thì nên". Mình sẽ cảm ơn 5 lần
làm nhanh lên nhé
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom